2 | Cử tri Hồ Đăng Phát, khu phố Suối Tre, thị trấn Tân Bình: Hiện nay mức phụ cấp của lực lượng bảo vệ dân phố còn rất thấp, công cụ hỗ trợ chưa đảm bảo, Kiến nghị ngành chức năng xem xét nâng mức phụ cấp và bố trí thêm công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ dân phố. | Tân Bình | Công an tỉnh | - Lực lượng bảo vệ dân phố hoạt động theo các quy định tại Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố; Thông tư liên tịch số 02/TTLT-BCA-BLĐTB&XH-BTC ngày 01/3/2007 của liên Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2006/NĐ-CP. Trước năm 2018, lực lượng bảo vệ dân phố được thụ hưởng các chế độ chính sách theo Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 12/6/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về quy định cơ cấu tổ chức, chế độ trang phục, phương tiện hoạt động của lực lượng bảo vệ dân phố trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 67/QĐ-UBND về việc sửa đổi Khoản 1, 2 Điều 20 Quyết định số 41/QĐ-UBND quy định về cơ cấu tổ chức, chế độ chính sách, trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ công tác. Theo đó, các chế độ, chính sách của lực lượng bảo vệ dân phố còn thấp, chưa phù hợp với khối lượng công việc và tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Năm 2018, Công an tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 20/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về mức phụ cấp, chính sách hỗ trợ và kinh phí hoạt động đối với lực lượng bảo vệ dân phố ở phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương và được triển khai thực hiện trên toàn địa bàn tỉnh. Theo đó, các chế độ chính sách của lực lượng bảo vệ dân phố đã được quan tâm, tăng thêm so với trước đây, cụ thể: + Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định; khi có lệnh triệu tập đột xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn tham gia tuần tra canh gác; giữ gìn an ninh trật tự; cứu hộ, cứu nạn; phòng cháy, chữa cháy từ 21 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau thì được hỗ trợ ngày công lao động là 0,12 x mức lương cơ sở/người/đêm, mỗi tháng triệu tập đột xuất không quá 10 đêm; kinh phí hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố là 20.000.000 đồng/Ban/năm. + Đồng thời theo quy định tại Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1,8 triệu đồng. Do vậy mức phụ cấp hàng tháng đối với Bảo vệ dân phố đã được thay đổi và tăng lên so với trước đây, cụ thể như sau: Trưởng Ban hưởng phụ cấp hệ số 1.00 tương ứng số tiền 1.800.000đ/ tháng (theo mức lương cơ sở hiện hành), Phó Trưởng Ban hưởng phụ cấp hệ số 0.85 tương ứng số tiền 1.530.000đ/tháng, Tổ trưởng hưởng phụ cấp hệ số 0.75 tương ứng số tiền 1.350.000đ/tháng, Tổ phó hưởng phụ cấp hệ số 0.65 tương ứng số tiền 1.170.000đ/tháng, Tổ viên hưởng phụ cấp hệ số 0.5 tương ứng số tiền 900.000đ/ tháng. - Mức phụ cấp, chính sách hỗ trợ và kinh phí hoạt động đối với lực lượng bảo vệ dân phố ở phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương (theo Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 20/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh) là chính sách đặc thù của địa phương, thể hiện sự quan tâm của tỉnh Bình Dương đối với các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở và hiện nay cao hơn so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, tương xứng với việc thực hiện nhiệm vụ của bảo vệ dân phố được quy định tại Điều 5, Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố (chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ nắm tình hình an ninh, trật tự; tuyên truyền, vận động Nhân dân trên địa bàn chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; vận động nhân dân tham gia cảm hoá, giáo dục, giúp đỡ và quản lý đối tượng ở địa bàn cơ sở; tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, bài trừ các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác). - Về công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ dân phố: Theo quy định tại khoản 4, Điều 9 Thông tư số 17/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ Công an quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ thì Ban Bảo vệ dân phố được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, áo giáp, găng tay bắt dao. Đồng thời tại khoản 1, Điều 12, Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 12/6/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về quy định cơ cấu tổ chức, chế độ trang phục, phương tiện hoạt động của lực lượng bảo vệ dân phố trên địa bàn tỉnh thì bảo vệ dân phố được trang bị và sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Một tổ bảo vệ dân phố được trang bị ban đầu là: 02 gậy cao su, 02 gậy điện, 02 đèn pin/1 năm. Đối với trang cấp công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ dân phố do Ủy ban nhân dân phường, thị trấn tổng hợp nhu cầu sử dụng, dự trù nguồn kinh phí để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh duyệt cấp kinh phí và tổ chức trang cấp (theo quy định tại Điều 18, Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 12/6/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh). Đối với kiến nghị tăng phụ cấp và bố trí thêm công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ dân phố, đây là chính sách đặc thù của địa phương cần có lộ trình và sự cân đối các nguồn ngân sách của Tỉnh, Công an tỉnh xin ghi nhận, tiếp thu ý kiến và sẽ nghiên cứu tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong thời gian tới đảm bảo đúng quy định Luật Ngân sách và đảm bảo với nhiệm vụ được phân công giao nhiệm vụ cho lực lượng bảo vệ dân phố. Đồng thời, tùy tình hình thực tế địa phương, vận động các nguồn kinh phí xã hội để hỗ trợ thêm cho hoạt động của lực lượng bảo vệ dân phố, từ đó khuyến khích tinh thần tham gia của lực lượng bảo vệ dân phố đối với công tác giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. |
5 | Cử tri Đào Đức Nhã, ấp 06, xã Thường Tân: Hiện nay tình trạng dạy thêm, học thêm diễn ra ở nhiều nơi nhưng chương trình, giáo án và mức thu học phí học thêm thì chưa được quản lý. Kiến nghị ngành giáo dục tăng cường công tác kiểm tra, quản lý việc dạy thêm, học thêm. | Thường Tân | Sở Giáo dục và đào tạo | - Sở GDĐT đã triển khai, quán triệt, tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định về dạy thêm học thêm (DTHT); hướng dẫn các cơ sở giáo dục, đội ngũ các quy trình, thủ tục tổ chức DTHT. - Sở GDĐT đã chỉ đạo các Phòng GDĐT, các cơ sở giáo dục thường xuyên kiểm tra công tác DTHT; tăng cường kiểm tra các hoạt động tổ chức dạy học ngoài nhà trường; không để xảy ra tình trạng DTHT trái quy định. - Ngày 14/12/2022, Sở GDĐT đã ban hành Công văn số 2796/SGDĐT-GDTrHTX hướng dẫn, chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức dạy thêm - học thêm trong và ngoài nhà trường. Trong đó nhấn mạnh các nội dung: + Ngưng tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép tổ chức DTHT ngoài nhà trường có nội dung thuộc chương trình THPT hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình THPT trước tháng 11/2019. + Yêu cầu các phòng GDĐT không cấp giấy phép cho các tổ chức, cá nhân hoạt động DTHT ngoài nhà trường có nội dung thuộc chương trình THCS hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình THCS; tổ chức, sắp xếp thu hồi các quyết định cấp phép cho các tổ chức, cá nhân hoạt động DTHT ngoài nhà trường trái quy định. + Các đơn vị xây dựng kế hoạch DTHT trong nhà trường (nếu có) và tự chủ trong việc tổ chức thực hiện; đảm bảo không ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục của nhà trường; góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý; không gây quá tải về thời gian học tập và khả năng tiếp thu của người học; không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá. + Chỉ dạy thêm cho học sinh có nhu cầu, tự nguyện và được sự đồng ý của gia đình; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh, học sinh học thêm. + Khi sắp xếp học sinh vào các lớp dạy thêm trong nhà trường phải căn cứ vào năng lực học tập của học sinh. + Công khai kế hoạch DTHT trong nhà trường; quản lý việc thu, chi kinh phí DTHT theo quy định. - Sở GDĐT đã thường xuyên thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh hoạt động tổ chức DTHT, kể cả DTHT trong nhà trường và tổ chức dạy học ngoài nhà trường. - Sở GDĐT đã phối hợp với các ban, ngành có liên quan như Công an, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thường xuyên kiểm tra các hoạt động tổ chức dạy học ngoài nhà trường trên địa bàn tỉnh. Như vậy, trong thời gian qua, Sở GDĐT đã triển khai đầy đủ các quy định về DTHT đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh; triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc tổ chức các hoạt động của các cơ sở giáo dục (trong đó có hoạt động DTHT) nhằm chấn chỉnh kịp thời các sai phạm (nếu có). |