Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện
có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp huy động tối đa mọi nguồn lực, thu hút đầu
tư, khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch của tỉnh để hình thành các sản phẩm,
dịch vụ du lịch đa dạng, hấp dẫn, mang bản sắc Bình Dương. Đưa ngành du lịch
phát triển trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, từng bước xây dựng phát triển thương hiệu Du lịch Bình
Dương trở thành điểm đến du lịch sáng tạo, sự kiện, thông minh, hiện đại của
vùng Đông Nam bộ gắn với thương hiệu
“Trải nghiệm và cảm nhận”.
Kế hoạch đã đề ra mục tiêu cụ thể: Năm 2025 tổng lượng khách du lịch đạt 3.500.000 lượt khách, trong đó: khách quốc tế 370.000 lượt, khách nội địa 3.130.000 lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 2.500 tỷ đồng. Lao động ngành du lịch thu hút khoảng 17.800 lao động trực tiếp. Trong đó, 60% lao động đã qua đào tạo. Cơ sở lưu trú đạt khoảng 14.800 buồng.
Đến năm 2030, tổng lượng khách du lịch đạt 6.000.000 lượt khách, trong đó: khách quốc tế 500.000 lượt, khách nội địa 5.500.000 lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 4.900 tỷ đồng. Lao động ngành du lịch thu hút khoảng 30.500 lao động trực tiếp. Trong đó, 65% lao động đã qua đào tạo. Cơ sở lưu trú đạt khoảng 25.400 buồng.
Đến năm 2050, tổng lượng khách du lịch đạt 19.385.000 lượt khách, trong đó: khách quốc tế đạt 1.762.000 lượt, khách nội địa đạt 17.623.000 lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 77.200 tỷ đồng. Lao động ngành du lịch thu hút khoảng 106.900 lao động trực tiếp. Trong đó, trên 70% lao động đã qua đào tạo. Cơ sở lưu trú khoảng 89.100 buồng.
Để đạt mục tiêu đề ra, tập trung những giải pháp cụ thể như: tổ chức quản lý hoạt động du lịch; liên kết, hợp tác phát triển du lịch; đầu tư thu hút nguồn lực; phát triển sản phẩm; phát triển thị trường, quảng bá, xúc tiến du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; ứng dụng khoa học, công nghệ; bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.
Tập trung quy hoạch, thu hút đầu tư các khu, điểm du lịch có thương hiệu, tạo sức cạnh tranh cho du lịch tỉnh Bình Dương: các khu du lịch tại khu vực Hồ Dầu Tiếng; khu du lịch sinh thái ven sông Sài Gòn; điểm du lịch trải nghiệm đô thị văn hóa – lịch sử Thủ Dầu Một; điểm du lịch sáng tạo thành phố mới Bình Dương - Creative City; điểm du lịch Cù lao Bạch Đằng; điểm du lịch đổi mới, sáng tạo, vui chơi giải trí cao cấp Bàu Bàng; điểm du lịch sinh thái rừng cao su Dầu Tiếng.
Kế hoạch