Theo đó, các đơn vị và các địa phương căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được giao tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tại địa phương theo Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 04/7/20219 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt "Đề án Tăng cường quản lý Nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ" và Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 31/12/2019 của Chính phủ về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa để các doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nắm được chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước để chấp hành đúng quy định.
Thường xuyên theo dõi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có mặt hàng thuộc nhóm có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
Cục Quản lý Thị trường (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389/BD) phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh và Cục Hải quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, phát hiện và xử lý các hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn và chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa; đặc biệt đối với những mặt hàng thuộc nhóm có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
Chủ động xây dựng kế hoạch đấu tranh, phòng chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn và chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa trong từng thời kỳ.
Song song đó, các Hiệp hội ngành hàng thông báo thường xuyên để các doanh nghiệp hội viên không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; phối hợp theo dõi sát thị trường để có thể kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý khi thấy có dấu hiệu bất thường.
Văn bản