Tin chỉ đạo điều hành
Thứ 7, Ngày 24/08/2013, 08:13
Chương trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
24/08/2013
     TTĐT - Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 24 - NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng Chương trình hành động chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. 
  
Thực trạng và quản lý

Vị trí địa lý Bình Dương nằm ở hạ lưu của những con sông lớn và ở thượng nguồn, nên rất dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu.

Bình Dương có 6 hồ chứa thủy lợi, thủy điện cấp quốc gia đang hoạt động (Hồ thủy lợi Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn, hồ chứa thủy điện Thác Mơ, cần Đom, Srok Phu Miêng và hồ Phước Hòa trên sông Bé, hồ thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai). Diện tích đất đai nhỏ, phần lớn bạc màu (diện tích đất tự nhiên 2.694,4 km2, chiếm 0,83% so với cả nước. Bao gồm 6 nhóm đất chính : phèn, phù sa, xám, đỏ vàng, dốc tụ, xói mòn và sỏi đá).
  
Khoáng sản có trữ lượng không nhiều, chủ yếu là phi kim loại, dùng để làm vật liệu xây dựng thông thường (sét gạch ngói là 492 triệu m3, đá xây dựng là 3,9 tỷ m3, kaolin là 6,5 triệu m3, cát xây dựng là 4,6 triệu m3). Tài nguyên và môi trường chịu áp lực lớn từ phát triển kinh tế - xã hội (năm 2012, GDP tăng 12,5%, cơ cấu kinh tế về công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp có tỷ trọng tương ứng là 62% - 34,2% - 3,8%. Toàn tỉnh có 13.386 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký là 102.771 tỷ đồng, 2.117 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn là 17,327 tỷ USD. Dân số 1,7 triệu người).
 
Thời gian qua, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được quan tâm, Vì vậy, đã có chuyển biến tích cực, đạt kết quả bước đầu quan trọng, nhằm phục vụ cho phát trển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách địa phương (thu ngân sách về tài nguyên và môi trường năm 2009 là 1.889 tỷ, 2010 là 1.472 tỷ, 2011 là 1.495 tỷ, 2012 là 1.489 tỷ. Chiếm tỷ trọng so với tổng thu nội địa tương ứng qua các năm là 19%, 11%, 14%, 10%).
 
 
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung chủ trì Phiên họp UBND tỉnh lần thứ 50 thông qua dự thảo xây dựng Chương trình hành động về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương (Ảnh: Hoàng Phạm)
 
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân và doanh nghiệp đã quan tâm chú trọng đến nhiệm vụ này. Vì vậy, hệ thống các Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch, Đề án, Cơ chế, chính sách pháp luật được cụ thể hóa ban hành đầy đủ và kịp thời theo phân cấp. Tổ chức bộ máy sớm được kiện toàn theo quy định của Trung ương, nguồn lực thực hiện nhiệm vụ phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được tăng cường. Vệc kiểm tra, thanh tra, giám sát được tiến hành thường xuyên, mang lại hiệu quả thiết thực.
 
Về ứng phó với biến đổi khí hậu, đã xây dựng kịch bản và kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, tiếp tục củng cố hoàn thiện các trạm quan trắc nước mặt, nước dưới đất. Xây dựng mới Trung tâm khí tượng thủy văn với trang thiết bị tự động, hiện đại để nâng cao một bước năng lực dự báo, cảnh báo.
 
Đồng thời, ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Xây dựng phương án phòng tránh, ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp vào tỉnh. Triển khai công tác phòng, chống thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ”) thống nhất từ tỉnh đến cơ sở. Xây dựng các tuyến đê, kè ven sông để chống sạt lở, ngập úng, ngăn mặn và triều cường. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng, hạn chế phát thải khí nhà kính bước đầu đã được nghiên cứu và ứng dụng.
 
Về quản lý tài nguyên, vốn đầu tư cho điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên được chú ý nhiều hơn. Việc lập và cập nhật Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất, khoáng sản được thực hiện kịp thời và nâng dần chất lượng.
 
Hoạt động khoáng sản, khai thác nước ngầm, mục đích sử dụng đất đã được chấn chỉnh theo đúng quy hoạch và quy định của pháp luật. Khoáng sản khai thác được cung ứng chủ yếu cho tỉnh. Nhu cầu về nước tăng nhanh nhưng vẫn bảo đảm phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, tưới tiêu và nhiều mục đích khác. Quỹ đất cho phát triển công nghiệp, đô thị, hạ tầng và các mục đích phi nông nghiệp khác được đảm bảo. Duy trì diện tích đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao, bảo vệ đất lúa và giữ lại diện tích rừng hợp lý, tạo mảng xanh cho môi trường. Đến nay, diện tích đất chưa đưa vào sử dụng ở Bình Dương còn 34ha. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt trên 95%.
 
Về bảo vệ môi trường, nhiều Chương trình, Kế hoạch, Đề án, Cơ chế và chính sách về bảo vệ môi trường đã được ban hành. Hoạt động đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường đã đi vào nề nếp. Công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường được đa dạng về hình thức, đổi mới về nội dung.
  
Đội ngũ cán bộ môi trường từ cấp tỉnh cho đến cấp xã được tăng cường, lực lượng cảnh sát môi trường và Quỹ bảo vệ môi trường đã được thành lập. Đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường được chú trọng. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát về bảo vệ môi trường được tiến hành thường xuyên (trong năm 2011 và 2012, đã kiểm tra 2.460 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính 953 trường hợp với số tiền gần 19 tỷ đồng).
 
Đến nay, hệ thống quan trắc tự động đã giám sát được 40% lượng nước thải công nghiệp, 96,2% các khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị giai đoạn I của thành phố Thủ Dầu Một đã đi vào hoạt động, khắc phục triệt để 133/146 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chấm dứt hoạt động hoặc di dời ra khỏi khu dân cư, đô thị theo kế hoạch 16/33 cơ sở gây ô nhiễm môi trường. 60% cơ sở sản xuất - kinh doanh mới thành lập đạt khá về tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Chất thải rắn được thu gom và xử lý đạt 87%, chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt trên 97%. Mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường đã được kiềm chế, các điểm nóng về môi trường đã được kiểm soát, chất lượng nước các kênh, rạch từng bước được cải thiện. Trên 97% dân cư đô thị và 96,2% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh. Quy hoạch một số các khu bảo tồn đa dạng sinh học đang được triển khai thực hiện. Độ che phủ của rừng và cây lâu năm đạt 56,7%.
 
 
Hệ thống nước thải Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II (Ảnh: Mai Xuân)
 
 
Chương trình hành động chủ động ứng phó biến đổi khí hậu
 
Về ứng phó với biến đổi khí hậụ, đến năm 2020, Bình Dương sẽ chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững.
 
Cụ thể, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu của các cơ quan chuyên môn. Hình thành trong mỗi thành viên của xã hội ý thức chủ động phòng, tránh thiên tai, thích ứng với biến đối khí hậu. Giảm dần thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra.
 
Chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, xả lũ, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng đối với vùng ven sông, nhất là các xã, phường ven sông Sài Gòn và sông Đồng Nai của thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, Dĩ An và huyện Tân Uyên.
 
Giảm mức phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP từ 8 - 10% so với năm 2010 theo quy định của Trung ương.
  
     
     
Nhà máy xử  lý nước thải thành phố Thủ Dầu Một (phường Phú Thọ, TP.Thủ Dầu Một) được xây dựng, góp phần bảo vệ môi trường của tỉnh Bình Dương và còn góp phần thực hiện “Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020” (Ảnh: Hoàng Phạm)
   
Về quản lý tài nguyên, cần quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên. Ngăn chặn xu hướng suy giảm tài nguyên nước ngọt. Đến năm 2014, chấm dứt việc khai thác nước dưới đất ở những nơi đã có nước cấp tập trung. Tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, giám sát chặt chẽ việc xả nước thải. Đảm bảo tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là trên 95% ở thành thị và trên 90% ở nông thôn. Nâng cao hiệu quả sử dụng nước tính trên một đơn vị GDP. Bảo đảm cân đối quỹ đất cho phát triển kinh tế - xã hội.
 
Bên cạnh đó, cần giữ và sử dụng linh hoạt 3.150 ha đất chuyên trồng lúa, 153.286 ha đất trồng cây lâu năm và diện tích đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đến năm 2015, hoàn thành 100% việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hạn chế tối đa việc mở rộng thêm diện tích và số lượng đơn vị khai thác khoáng sản. Khai thác hiệu quả và bền vững sinh thái, cảnh quan, tài nguyên sinh vật và tài nguyên rừng, bảo đảm mảng xanh đô thị, tỷ lệ che phủ rừng và cây lâu năm trên địa bàn tỉnh đạt 57%.
 
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới lên trên 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp, giảm tiêu hao năng lượng tính trên một đơn vị GDP.
 
Để quản lý, bảo vệ môi trường, 100% các khu công nghiệp đi vào hoạt động phải có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường. 70% các khu đô thị, khu nhà ở phải xây dựng hệ thống thoát và xử lý nước thải tập trung. Kiểm soát và xử lý được ít nhất 70% tổng lượng nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
 
Không để phát sinh mới và xử lý triệt để 100% các cơ sở cũ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nâng cao chất lượng môi trường không khí và giảm tiếng ồn ở các đô thị, khu vực đông dân cư. 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường buộc phải tự chấm dứt hoạt động hoặc di dời ra khỏi các khu dân cư, đô thị theo quy định. Thu gom, xử lý chất thải rắn đạt 95%, tái chế đạt 65%, chất thải nguy hại, chất thải rắn y tế đạt 100%.
 
Bảo tồn tại chỗ các loài cây ăn trái thuần chủng và đặc thù của tỉnh Bình Dương như: măng cụt, bòn bon, sầu riêng, bưởi... Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển các khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh.
    
Đến năm 2050, Bình Dương sẽ chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên, bảo đảm chất lượng môi trường sống và cân bằng sinh thái. Phấn đấu hoàn thành sớm các chỉ tiêu về môi trường do Trung ương quy định.
  
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của tỉnh.
 
Hoài Hương
Lượt người xem:  Views:   295
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Phân loại

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Loại bài viết

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Tác giả

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Từ khóa

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin chỉ đạo điều hành