Chủ tịch kết luận, việc tổ chức sơ kết 02 năm thực hiện Chương trình số 21/CT-TU ngày 20/7/2011 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 281/KH-UBND ngày 10/02/2012 của UBND tỉnh về Chương trình phát triển dịch vụ chất lượng cao giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 nhằm đánh giá các mặt làm được, những hạn chế cần khắc phục để bổ sung các giải pháp, nhiệm vụ trong thời gian tới để thực hiện đạt hiệu quả Chương trình số 21/CT-TU của Tỉnh ủy, trong đó, trọng tâm là đạt được các chỉ tiêu về dịch vụ để tỉnh Bình Dương trở thành đô thị loại I vào năm 2020.
Xây dựng cụm cảng, trung tâm logistics góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương (Trong ảnh: IDC Sóng Thần 2)
Giai đoạn 2011-2013, nhịp độ tăng khu vực dịch vụ giai đoạn 2011-2013 ước đạt 21,5% (kế hoạch là 22 - 23%), tỷ trọng GDP lĩnh vực dịch vụ đến năm 2013 ước đạt 33,5% (kế hoạch đến năm 2015 là 3 8%). Thương mại dịch vụ được phát triển theo hướng chất lượng cao. Công tác chỉ đạo điều hành và các chính sách thu hút đầu tư, xã hội hóa trong giai đoạn 2011-2013 là phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa - đô thị hóa của tỉnh. Chất lượng của các dịch vụ như bưu chính viễn thông, ngân hàng, xuất nhập khấu phát triển đồng bộ, phục vụ tốt cho các ngành dịch vụ khác; các trung tâm thương mại, siêu thị lớn, có thương hiệu đã đến đầu tư và hoạt động có hiệu quả tại tỉnh Bình Dương.
Dịch vụ hạ tầng, uy là mới khởi đầu nhưng dịch vụ Logistics (là một loại hình dịch vụ tổng hợp - giao - nhận - kho - vận) phát triển rất hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Thời gian tới, cần mở rộng theo hướng hiện đại. Lĩnh vực cấp nước, thoát nước, giao thông, cấp điện, nhà ở phát triển khá mạnh và đồng bộ. Lĩnh vực y tế, giáo dục tiếp tục phát triển. Dịch vụ tư vấn trên các lĩnh vực pháp lý, khoa học kỹ thuật bắt đầu phát triển, cần định hướng đế mở rộng và đi vào chiều sâu.
Y tế là một trong những định hướng trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (Mô hình bệnh viện đa khoa tỉnh 1500 giường bệnh- Ảnh: Hoàng Phạm)
Nhiệm vụ trong thời gian tới, cần khai thác hiệu quả kinh tế Vùng trọng điểm phía Nam và tỉnh Bình Dương để phát triển dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa - đô thị hóa và bền vững.
Phát triển đô thị của tỉnh theo hướng hiện đại, kết nối với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối Trung tâm Chính trị Hành chính của tỉnh với các trung tâm, đô thị hiện hữu và các đô thị mới thành lập. Phát triển thương mại ở nông thôn theo hướng xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa.
Doanh nghiệp Bình Dương và doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh đồng hành kết nối giao thương (Ảnh : Hoàng Phạm)
Đồng thời, phát triển dịch vụ hạ tầng, bao gồm, dịch vụ cảng thủy nội địa gắn với đường sông (sông Sài Gòn, sông Đồng Nai,...) để đẩy mạnh kinh doanh hàng hóa nội địa, kể cả mở rộng các cảng thủy nội địa hiện có; xúc tiến việc thành lập Chi cục hải quan cửa khẩu cảng tổng hợp Bình Dương để khắc phục những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý hải quan, góp phần thúc đẩy phát triến kinh tể xã hội của tỉnh Bình Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và trong vùng.
Dịch vụ vận tải đường bộ. Tiếp tục nghiên cứu để sớm xây dựng hệ thống metro theo quy hoạch từ nguồn vốn nước ngoài, vốn ODA. Nâng công suất, chất lượng phục vụ và mở rộng các cảng khô ICD hiện hữu, cải tiến thời gian, thủ tục thông qua Hải quan điện tử để hỗ trợ đắc lực cho việc xuất nhập khấu hàng hóa trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận. Đưa dịch vụ Logistics phát triển theo hướng chuỗi Logistics kết nối trong vùng, khu vực để dịch vụ này ngày càng phát triến rộng, đồng bộ và hiện đại.
Về dịch vụ du lịch ven sông (trọng tâm là sông Sài Gòn), phát triển gắn với dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, lịch sử,... Nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ tư vấn – kể cả tư vấn trong nước và nước ngoài như tư vấn pháp lý, tư vấn khoa học kỹ thuật,...
Hoài Hương