Tin chỉ đạo điều hành
Thứ 5, Ngày 23/05/2013, 04:37
Hành động phòng, chống dịch cúm A (H5N1), cúm A (H7N9) trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
23/05/2013
  TTĐT - Hiện nay, cúm A (H5N1) trên gia cầm đã xuất hiện tại nhiều địa phương và nguy cơ dịch cúm A (H7N9) có thể xâm nhập vào Việt Nam, ngày 13 tháng 5 năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 1181/QĐ-UBND về việc hành động phòng, chống dịch cúm A (H5N1), cúm A (H7N9) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
  
Trước nhận định và dự báo về dịch cúm A (H5N1) và cúm A (H7N9), Kế hoạch đã đề ra mục tiêu chung : phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do dịch cúm Ạ(H5Nl)hoặc cúm A(H7N9) với những giải pháp thực hiện toàn diện nhằm hành động phòng, chống dịch đạt hiệu quả.
 
Ủy ban nhân dân các cấp kin toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh truyền nhim người các cp để đảm bo thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình dịch và thng nht chỉ đạo; kịp thời ban hành các công văn chỉ đạo công tác giám sát và phòng chống dịch (ở người, ở gia cầm) các tuyến; chuẩn bị sẵn sàng phương án huy động mọi nguồn lực của địa phương cho công tác phòng chống dịch; tăng cường giám sát, phát hiện sớm; sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân; tăng cường tuyên truyền về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống cho người dân.
   
Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác giám sát ca bệnh có hội chứng cúm tại cộng đồng, giám sát các ca bệnh viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân trên địa bàn phụ trách, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm và báo cáo, gửi mẫu lên Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh.
  
Liên ngành nắm chắc tình hình dịch bệnh trên gia cầm, thủy cầm, chim trời trên địa bàn, báo cáo kịp thời cho Ban chỉ đạo và phối hợp xử lý ổ dịch.          
 
Đồng thời, tổ chức trực dịch 24/24h các đội cơ động phòng chống dịch của tỉnh và các huyện để tiếp nhận thông tin và chỉ đạo chống dịch, báo cáo tình hình dịch hàng ngay theo quy định tại Thông tư 48/2010/TT-BYT, cũng như sẵn sàng tham gia các đoàn chống dịch khẩn cấp, hỗ trợ các địa phương trong điều tra xử lý dịch. 
    
Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, hỗ trợ địa phương về công tác giám sát, đáp ứng phòng chống bệnh cúm A(H5N1), cúm A(H7N9). Thành lập đoàn công tác trực tiếp hỗ trợ, giám sát các địa phương có ca nhiễm bệnh, tử vong do cúm A (H5N1), cúm A (H7N9).
   
Tích cực tuvên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phòng chống cúm A(H5N1), cúm A(H7N9) theo từng tình huống của dịch, thông báo thường xuyên tình hình dịch để người dân không hoang mang, lo lắng.
 
NHẬN ĐỊNH, DỰ BÁO
 
1.     Cúm A(H5N1)   
                                                                          
- Hiện nay cúm A(H5N1) trên gia cầm đã xuất hiện tại nhiều địa^phương, sự lưu hanh virus cúm A(H5N1) tương đối phức tạp ờ các tinh Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là những địa phương có ca bệnh tử vong do cúm A(H5N1);
  
-   Tỉnh Ninh Thuận đã xét nghiệm 100% mẫu chim yến chết (60 con) đều dương tính với cúm A(H5N1); xét nghiệm 187 mẫu ở chim yến sống, kể cả chim tơ, chim trưởng thành thì chỉ phát hiện một mẫu dương tính với cúm A(H5N1). Ninh Thuận đã công bố dịch cúm A(H5N1) trên đàn chim yến và đã tiêu hủy 10 nghìn con chim yến;
  
-  Từ đầu năm 2013 đến nay, đã có 2 bệnh nhân nhiễm cúm A(H5N1), 01 trường hợp đã tử vong, cả 2 trường hợp này đều có tiền sử tiếp xúc với gia cầm.
  
Như vậy, sự tồn tại mầm bệnh cúm A(H5N 1) ở chim và gia cầm chẳng những đã gây bùng phát dịch ở chim và gia cầm mà còn có nguy cơ lây nhiễm sang người là rất lớn.
 
2.     Cúm A(H7N9)
 
Căn cứ vào tỉnh hình và đặc điểm dịch tễ của bệnh, nguy cơ dịch có thể xâm nhập vào Việt Nam và tỉnh Bình Dương rất cao, cũng như có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, bởi vì:
 
- Bệnh cúm A(H7N9) là do nhiễm chủng vi rút A(H7N9) có nguồn gốc từ gia cầm; 
 
- Nguồn lây bệnh chưa được xác định rõ ràng, chưa xác định được các yếu tố dịch tễ liên quan giữa các trường hợp mắc bệnh;
 
- Đặc tính của vi rút cúm A là thường xuyên biến đổi có thể thành chủng mới dễ dàng lây truyền sang người. Các chuyên gia y tế đang lo ngại virus cúm A(H7N9) có thể đột biến để trở thành một chủng virus dễ dàng lây truyền từ người sang người, và như vậy khả năng xảy ra đại dịch rất cao; 
- Lịch sử trên thế giới đã ghi nhận các dịch cúm A(H7) với nhiều trường hợp mắc và tử vong ở người;
 
 - Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng.
 
* Cúm A(H5N1) và cúm A(H7N9) đều là do virus từ gia cầm lây sang người, gây ra bệnh cảnh tương tự, biện pháp phòng, chống cũng giống nhau

Hoài Hương

Lượt người xem:  Views:   301
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Phân loại

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Loại bài viết

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Tác giả

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Từ khóa

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin chỉ đạo điều hành