Tin chỉ đạo điều hành
Thứ 2, Ngày 27/05/2013, 03:19
Đấu nối các tuyến địa phương vào quốc lộ trên địa bàn tình Bình Dương đến năm 2020
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
27/05/2013
  TTĐT - Ngày 20/5/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 1239/QĐ-UBND phê duyệt “Quy hoạch các điểm đấu nối các tuyến địa phương vào quốc lộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020". 
  
Mục tiêu quy hoạch đấu nối đường giao thông cộng cộng vào các tuyến quốc lộ nhằm tổ chức lại các điểm đấu nối theo đúng quy định hiện hành, tách dòng giao thông liên tỉnh với dòng giao thông địa phương trên quốc lộ, tăng tốc độ lưu thông và đảm bảo an toàn, hạn chế tai nạn giao thông.
  
Đồng thời, bổ sung hệ thống tín hiệu giao thông tại các nút giao đồng mức như: biển báo, biển chỉ dẫn, vạch sơn, hệ thống đèn tín hiệu,... nhằm hạn chế tối đa các xung đột giữa dòng giao thông trên các tuyến quốc lộ với dòng giao thông địa phương. Xây dựng hệ thống đường gom dọc các tuyến quốc lộ nhằm tách dòng giao thông liên tỉnh với dòng giao thông địa phương và đảm bảo an toàn giao thông.
  
Thực hiện điểm đấu nối từ các tuyến đường giao thông công cộng, từ các cửa hàng xăng dầu, từ đường gom, những đoạn đi qua khu vực có ít dân cư hoặc không có dân cư, đường gom nằm ngoài hành lang an toàn giao thông đường bộ các quốc lộ.
 
Kinh phí xây dựng hệ thống đường gom và điểm đấu nối ước tính khoảng 1.402,4 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn: giai đoạn I (2013 - 2015) với tổng kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống đường gom, điểm đấu nối là 565,6 tỷ đồng; giai đoạn II (2016 - 2020) với tổng kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống đường gom, điểm đấu nối là 836,8 tỷ đồng.
 
Kinh phí giải phóng mặt bằng trên cơ sở ước tính khối lượng kinh phí đền bù và giải phóng mặt bằng đối với các khu vực có tuyến đường gom đi qua với tổng kinh phí 2.504.636 triệu đồng.
   
 
Nội dung quy hoạch các điểm đấu nối đường giao thông công cộng địa phương vào quốc lộ
 
1.            Nguyên tắc quy hoạch vị trí đấu nối: Vị trí các điểm đấu nối được thực hiện trên nguyên tắc giữ nguyên các điểm được lựa chọn làm điểm đấu nối vào quốc lộ. Các điểm đấu nối này là điểm giao cắt của đường giao thông công cộng địa phương với quốc lộ, cụ thể: quốc lộ với quốc lộ; đường tỉnh hiện trạng và quy hoạch với quốc lộ; đường chuyên dùng hiện trạng và quy hoạch với quốc lộ; các tuyến đường huyện, đường xã, đường gom đấu nối.
 
2.            Lựa chọn đường đấu nối: ngoài các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, việc lựa chọn các điểm đấu nối theo thứ tự ưu tiên sau:
-    Ư’u tiên 1: đường ra vào Khu công nghiệp, đường huyện;
-    Ưu tiên 2: đường xã, đường vào khu dân cư nông thôn.
 
3.            Cấp đường đấu nối vào quốc lộ
-      Các tuyến đường tỉnh hiện trạng và quy hoạch được phép đấu nối vào quốc lộ theo cấp quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
 
-      Ngoài các tuyến đường tỉnh, các tuyến đường khác như đường huyện, đường xã, đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ có cấp kỹ thuật thấp hơn cấp kỹ thuật quy hoạch của quốc lộ đó một cấp để đáp ứng cấp đấu nối, bao gồm: đường huyện, liên xã, trục xã hiện có và quy hoạch với quốc lộ; đường vào các khu công nghiệp, bến xe, khu dân cư nông thôn hiện có và quy hoạch.
 
4.            Đối với những điểm đấu nối ở hai đầu cầu: phải nằm ngoài hành lang bảo vệ của cầu..
5.            Quy hoạch các điểm đấu nối đường giao thông cộng cộng vào quốc lộ
a.   Quốc lộ 13: quy hoạch đến năm 2020, các điểm đấu nối đường giao thông cộng cộng vào quốc lộ 13 được thực hiện như sau: quốc lộ 13 đoạn qua địa bàn thị xã Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một thực hiện theo các quy hoạch chung xây dựng đô thị đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và đoạn quốc lộ 13 còn lại được quy hoạch hệ thống đường gom, được đấu nối vào các điểm thích hợp; với tống số 26 điểm đấu nổi, bao gồm: đường vành đai có 2 điểm, đường tỉnh 6 điểm, đường huyện 4 điểm, đường xã 8 điểm, đường chuyên dùng 6 điểm.
 
b.   Quốc lộ 1K: quy hoạch đến năm 2020, các điểm đấu nối đường giao thông cộng cộng vào quốc lộ 1K thực hiện theo quy hoạch chung xây dựng đô thị Dĩ An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt với tổng số 5 điểm đấu nối, trong đó: đường tỉnh 01 điểm, đường huyện 03 điểm, đường xã 01 điểm.
 
6.            Quy hoạch đấu nối cửa hàng xăng dầu dọc các tuyến quốc lộ
-    Quốc lộ 13: Đối với các cửa hàng xăng dầu nằm trong khu vực nội thị không đề cập phương án quy hoạch đấu nối, quy hoạch các cửa hàng xăng dầu này sẽ nằm trong quy hoạch chung đô thị; đối với các cửa hàng xăng dầu nằm ngoài khu vực đô thị, quy hoạch đấu nối đến năm 2020 sẽ đẩy lùi tất cả ra ngoài hành lang an toàn đường bộ và tiến hành đấu nối tại vị trí mới;
-      Quốc lộ 1K: quy hoạch đến năm 2020, số lượng các điểm đấu nối cửa hàng xăng dầu vào quốc lộ 1K có 06 điểm, sau khi quy hoạch có 01 điểm đấu nối cửa hàng xăng dầu vào quốc lộ và 05 điểm đấu nối cửa hàng xăng dầu vào đường gom.
 
7.            Quy hoạch hệ thống đường gom dọc quốc lộ
a.                  Quốc lộ 13: đoạn qua thị xã Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một và huyện Bến Cát, thị xã Thuận An thực hiện theo quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; riêng đoạn từ ranh giới thị trấn Mỹ Phước đến cầu Tham Rớt: đường gom nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ của quốc lộ 13.
b.                 Quốc lộ 1K: Đoạn qua thị xã Dĩ An thực hiện theo Quy hoạch chung xây dựng đô thị Dĩ An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt.
 
  
Hoài Hương
Lượt người xem:  Views:   386
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Phân loại

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Loại bài viết

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Tác giả

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Từ khóa

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin chỉ đạo điều hành