Tin chỉ đạo điều hành
Thứ 5, Ngày 05/02/2009, 09:47
Sẽ tăng lệ phí tuyển sinh ĐH, CĐ
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
05/02/2009
TT - Điểm thi theo đề ĐH và đề CĐ có được xét tuyển như nhau? Điểm sàn và điểm tối thiểu khác nhau như thế nào? Lệ phí tuyển sinh năm 2009 có tăng hay không?...
Đó là những băn khoăn của đông đảo thí sinh trước kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009 - kỳ thi cuối cùng theo phương thức “ba chung”.
Về những vấn đề trên, Thứ trưởng thường trực Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long cho biết:
- Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009 cơ bản được giữ ổn định theo giải pháp ba chung như năm trước. Tuy nhiên, có một số điểm mới được điều chỉnh và sẽ được bổ sung, sửa đổi trong quy chế tuyển sinh.
Trong đó, thí sinh cần chú ý đến cấu trúc đề thi. Do năm nay là năm đầu tiên có khóa HS tốt nghiệp theo chương trình THPT phân ban đại trà, vì thế cấu trúc đề thi chung của Bộ GD-ĐT sẽ đáp ứng đúng theo nội dung chương trình THPT phân ban, có phần chung và phần riêng phù hợp với chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, trừ môn ngoại ngữ sẽ không có phần riêng. Đối với phần riêng ra theo từng chương trình: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, thí sinh chỉ được chọn một phần riêng để làm bài. Nếu thí sinh làm cả hai phần riêng thì bài làm bị coi là phạm quy, cả hai phần riêng đều không được chấm, chỉ được chấm điểm phần chung.
* Trong quy định về xét tuyển, Bộ GD-ĐT có quy định về điểm sàn và điểm tối thiểu. Hai điểm này có gì khác nhau?
- Điểm tối thiểu có thể hiểu chính là điểm sàn đối với kết quả thi theo đề CĐ chung của Bộ GD-ĐT (đối với các trường CĐ tổ chức thi trong đợt ba).
Do mức độ yêu cầu của đề thi ĐH và đề thi CĐ khác nhau nên bộ không quy định một điểm sàn chung cho hệ CĐ đối với cả hai đề ĐH và CĐ. Vì thế đối với kết quả thi theo đề ĐH, Bộ GD-ĐT sẽ xác định điểm sàn ĐH và điểm sàn CĐ (thấp hơn 3 điểm tương ứng với từng khối thi) làm điều kiện để thí sinh được tham gia xét tuyển. Còn đối với kết quả thi bằng đề thi CĐ, mức điểm để đủ điều kiện tham gia xét tuyển sẽ là một mốc điểm tối thiểu. Quy định là “điểm tối thiểu” để phân biệt với “điểm sàn CĐ”. Tùy theo kết quả thi cụ thể của thí sinh, mức điểm tối thiểu có thể bằng hoặc cao hơn hay thấp hơn điểm sàn CĐ.
* Thưa thứ trưởng, có sự thay đổi nào không về mức điểm ưu tiên khu vực và đối tượng?
- Có sự điều chỉnh khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh nhưng chỉ đối với các trường đóng tại các vùng dân tộc thiểu số và các trường được giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương chứ không phải áp dụng đại trà. Nội dung điều chỉnh này được sửa đổi trong điều 33 của quy chế tuyển sinh.
Theo quy định mới áp dụng từ kỳ thi tuyển sinh 2009, để đảm bảo chất lượng đầu vào đào tạo ĐH, hạn chế tình trạng điểm trúng tuyển của một số trường ở mức quá thấp, Bộ GD-ĐT quy định mức điểm chênh lệch giữa các đối tượng ưu tiên đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số được lớn hơn 1 điểm nhưng không quá 1,5 điểm, tức là giảm 0,5 điểm so với quy định trước đây. Tương tự, mức điểm chênh lệch giữa các khu vực ưu tiên đối với các trường được giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ sử dụng và các trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương được phép lớn hơn 0,5 điểm nhưng không quá 1 điểm.
* Hai đợt thi ĐH và đợt thi CĐ đều do Bộ GD-ĐT ra đề thi chung, vậy kết quả thi bằng đề thi ĐH và CĐ có được sử dụng để xét tuyển như nhau?
- Tuy cùng là đề thi chung do Bộ GD-ĐT biên soạn nhưng mức độ, yêu cầu trong nội dung đề thi ĐH và CĐ có sự khác nhau. Do đó kết quả thi bằng đề ĐH và đề CĐ không được sử dụng để đăng ký xét tuyển như nhau.
Đối với kết quả thi bằng đề thi ĐH chung có thể sử dụng để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH và CĐ khác. Nhưng kết quả thi bằng đề thi CĐ chung chỉ được sử dụng để đăng ký xét tuyển vào các trường CĐ và hệ CĐ trong các trường ĐH, không thể dùng để đăng ký xét tuyển vào ĐH. Ngay cả đối với hệ CĐ trong các trường ĐH, việc có chấp nhận cho thí sinh dự thi bằng đề CĐ đăng ký xét tuyển hay không sẽ do hội đồng tuyển sinh nhà trường quyết định, tùy theo điều kiện, nguồn tuyển cụ thể của từng trường.
* Thưa thứ trưởng, mức lệ phí đăng ký dự thi (ĐKDT), lệ phí thi năm nay có tăng và thay đổi cách thu (nộp chung một lần cùng với hồ sơ ĐKDT) hay không?
- Bộ GD-ĐT sẽ đề xuất với Bộ Tài chính tăng mức lệ phí tuyển sinh. Dự kiến lệ phí ĐKDT sẽ tăng từ 40.000 đồng hiện nay lên 50.000 đồng/hồ sơ. Lệ phí dự thi vẫn giữ nguyên. Nhưng cách thu lệ phí tuyển sinh cũng sẽ thay đổi, sẽ thu cả hai loại phí ĐKDT và phí dự thi cùng lúc khi thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT. Đối với lệ phí xét tuyển hiện quy định là 15.000 đồng/hồ sơ sẽ giữ nguyên. Lệ phí tuyển sinh đối với các môn năng khiếu cũng dự kiến đề xuất tăng lên 100.000 đồng/thí sinh so với mức 80.000 đồng theo quy định hiện nay.
* Xin cảm ơn thứ trưởng.
Thời gian và nơi nhận hồ sơ ĐKDT
Thời hạn thu nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT quy định thống nhất trên toàn quốc là từ ngày 10-3 đến hết ngày 10-4-2009 nếu thí sinh nộp theo hệ thống của các sở GD-ĐT. Từ ngày 11-4 đến hết ngày 17-4, thí sinh nộp trực tiếp hồ sơ và lệ phí ĐKDT tại các trường tổ chức thi.
Thí sinh đang học lớp 12 tại trường THPT nào thì nộp hồ sơ tại trường đó. Các đối tượng khác, trong đó có thí sinh tự do, vãng lai, nộp hồ sơ và lệ phí ĐKDT tại các địa điểm thu nhận do sở GD-ĐT quy định.
Khi nộp hồ sơ ĐKDT, thí sinh cần lưu ý: không được nhầm lẫn với phương thức nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2, NV3 sau này, hồ sơ ĐKDT phải nộp trực tiếp tại các điểm thu theo quy định như đã nói ở trên, tuyệt đối không gửi hồ sơ qua đường bưu điện vì hồ sơ sẽ không hợp lệ và không có giá trị để được dự thi. Khi nộp hồ sơ, thí sinh chú ý phải ký nhận và nhận lại tờ phiếu số 2 có chữ ký của người thu nhận và đóng dấu đầy đủ. Tờ phiếu số 2 là một căn cứ pháp lý quan trọng để thí sinh đối chiếu trong các trường hợp bị sai sót thông tin, thất lạc giấy báo thi, thẻ dự thi... sau này
Trường ra đề thi môn năng khiếu
Chiều 4-2, Thứ trưởng thường trực Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long đã ký ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, áp dụng từ năm 2009.
Cụ thể về đề thi, điều 2 của quy chế được sửa đổi, bổ sung như sau: Đối với các trường tuyển sinh ngành năng khiếu, tổ chức môn thi văn hóa và môn năng khiếu, các môn văn hóa thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT, các môn thi năng khiếu thi theo đề thi riêng của trường. Đặc biệt, điều 33 của quy chế tuyển sinh về khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số và các trường dành chỉ tiêu để đào tạo theo địa chỉ, các trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương được sửa đổi theo hướng giảm mức điểm ưu tiên chênh lệch giữa các đối tượng, khu vực ưu tiên so với quy định trước đây. Theo đó, mức điểm ưu tiên giữa các đối tượng chỉ được chênh lệch không quá 1,5 điểm, giữa các khu vực không quá 1 điểm.
Quy chế sửa đổi quy định cụ thể ở điều 10 về công tác chấm thi là “cán bộ thực hiện việc dồn túi, đánh số phách bài thi không được tham gia tổ thư ký chấm thi và ngược lại”. Về phía thí sinh, quy chế bổ sung hình thức xử lý kỷ luật ở mức tước quyền vào học ở các trường ngay trong năm đó và tước quyền tham dự kỳ thi tuyển sinh vào các trường trong hai năm tiếp theo hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp.
Thanh Hà thực hiện
(Theo Tuổi trẻ)
Lượt người xem:  Views:   303
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Phân loại

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Loại bài viết

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Tác giả

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Từ khóa

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin chỉ đạo điều hành