Thông tin tuyên truyền
Thứ 3, Ngày 14/05/2024, 14:00
Cảnh báo các phương thức, thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng (phần 2)
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
14/05/2024

TTĐT - ​​Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Bình Dương thông báo các phương thức, thủ đoạn tội phạm lừa đảo trên không gian mạng.  ​

​​Giả mạo cơ quan, tổ chức, cá nhân tuyển người mẫu, cầu thủ nhí, người đại diện thương hiệu sau đó lôi kéo làm nhiệm vụ online hoặc đầu tư tài chính

Lợi dụng các sự kiện lớn sắp diễn ra hoặc thời gian nghỉ lễ của trẻ nhỏ, các đối tượng tạo lập các trang mạng xã hội đăng thông tin tuyển người mẫu, ca sĩ, cầu thủ nhí hoặc tuyển đại diện cho các thương hiệu lớn để quảng bá sản phẩm. Sau khi người dân đăng ký tham gia, các đối tượng sẽ thu thập thông tin cá nhân của người dân và gia đình. Các đối tượng tiếp tục hướng dẫn người dân vào trang web của chương trình để làm nhiệm vụ tăng tương tác, tăng lượt bình chọn, sau đó yêu cầu chuyển tiền để hoàn thành nhiệm vụ.

Cụ thể, đối tượng chủ động tạo lập các trang web, trang Facebook..., lấy danh nghĩa các Công ty truyền thông, trung tâm đào tạo bóng đá... đăng tin quảng cáo trên mạng xã hội.

Khi người dân liên hệ sẽ được các đối tượng hướng dẫn cung cấp thông tin cá nhân của bản thân và gia đình. Sau đó, các đối tượng gửi đường dẫn để người dân truy cập vào đăng ký tài khoản, làm nhiệm vụ Online, chuyển tiền đặt cọc để hoàn thành nhiệm vụ, nhận lại tiền sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Được mời vào các nhóm kín trên mạng xã hội, trong đó có nhiều tài khoản "vào vai" các phụ huynh khác để thúc giục nạn nhân chuyển tiền hoàn thành nhiệm vụ.

Giả danh công ty tài chính, ngân hàng để hỗ trợ cho vay, nâng mức tín dụng… sau đó yêu cầu chuyển tiền để làm thủ tục

Những năm gần đây, nhu cầu vay tiền trực tuyến qua app hoặc nâng hạn mức tín dụng chi tiêu Online của người dân tăng cao, các đối tượng đã giả danh công ty tài chính, ngân hàng đăng tải thông tin quảng cáo dịch vụ cho vay Online lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng hoặc hỗ trợ nâng hạn mức cho các tài khoản tín dụng. Để được giải quyết thủ tục, người dân cần nộp trước một khoản phí để làm hồ sơ hoặc để bảo đảm tài sản... số tiền này được hứa hẹn sẽ trả lại sau khi hoàn thành thủ tục. Thực tế, sau khi người dân chuyển tiền, các đối tượng sẽ cắt liên lạc hoặc lấy lý do khác nhau để không trả lại tiền.

Cụ thể, đối tượng sử dụng số điện thoại, tin nhắn hoặc email giả mạo gần giống với thông tin của nhân viên ngân hàng, liên hệ với người dân có nhu cầu.

Các đối tượng lập nhiều trang mạng xã hội quảng cáo dịch vụ cho vay tiền Online qua app. Khi người dân liên hệ sẽ được các đối tượng hướng dẫn cài ứng dụng nhằm mục đích thu thập thông tin cá nhân hoặc ứng dụng chứa mã độc nhằm chiếm quyền điều khiển thiết bị. Đẻ được giải ngân khoản vay, người dân cần đóng khoản phí để đảm bảo tài sản, sau đó các đối tượng sẽ chiếm đoạt số tiền này.

Giả danh nhân viên ngân hàng quảng cáo dịch vụ mở thẻ tín dụng, nâng cấp hạn mức tín dụng tiêu dùng cho người dân. Để được đáp ứng dịch vụ, người dân cần cung cấp thông tin cá nhân, chuyển một khoản phí đảm bảo để được duyệt nâng hạn mức.

Giả mạo danh nghĩa cơ quan, tổ chức phát tán tin nhắn SMS Brandname chứa đường dẫn lừa đảo, nội dung yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc tải về ứng dụng độc hại

Tình trạng tin nhắn SMS Brandname giả mạo phần lớn xuất phát từ việc các đối tượng sử dụng trạm phát sóng BTS giả mạo để gửi hàng loạt tin nhắn lừa đảo tới người dùng với mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản. Các điện thoại với tính năng tự động kết nối vào các trạm BTS có cường độ sóng mạnh, do cơ chế này nên các máy điện thoại tự động kết nối vào trạm BTS giả đang phát sóng ở gần. Các đối tượng đem thiết bị lên ô tô hoặc xe máy để di chuyển đến những nơi đông người, phát tán tin nhắn tới những thuê bao kết nối vào trạm BTS giả. Ngoài ra, các đối tượng có thể sử dụng các phần mềm spam tin nhắn iMessage để phát tán tin nhắn giả mạo thương hiệu đến người dùng sử dụng thiết bị có hệ điều hành IOS. Bên cạnh đó, do tính năng tự động nhận diện thương hiệu trên điện thoại nên các tin nhắn giả mạo nhận được giống những tin nhắn chính thống đã nhận được trước đó.

Cụ thể, nhận được tin nhắn mang tên các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp chính thống (như: Bo Cong an, Bo Thong tin va Truyen thong, Vietcombank, Techcombank...), bên trong chứa nội dung như tin nhắn thông thường của các cơ quan, tổ chức, kèm theo đường dẫn giả mạo, đề nghị người dân truy cập, nhập thông tin tài khoản để chiếm đoạt hoặc cài đặt ứng dụng chứa mã độc để chiếm quyền điều khiển thiết bị.

Các trang web giả mạo thường chứa mã độc hoặc giả mạo trang web chính thống của cơ quan, tổ chức, yêu cầu đăng nhập tài khoản, nhập mã OTP nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

Lừa đảo đầu tư các sàn chứng khoán, tiền ảo, đa cấp… sau đó khóa, đánh cháy tài khoản hoặc đánh sập sàn​

Trước xu thế đầu tư vào các hoạt động trực tuyến như chứng khoán, tiền ảo... của người dân tăng cao trong những năm gần đây, tội phạm lừa đảo qua mạng đẩy mạnh hoạt động thông qua hình thức này. Các đối tượng đã tạo lập các sàn chứng khoán, đa cấp, tiền ảo... một cách dễ dàng, sử dụng mạng xã hội quảng cáo, tuyển người tham gia đầu tư với những lời hứa hẹn hấp dẫn như: cam kết có lãi, lợi nhuận cao, kiếm tiền dễ dàng... khiến cho không ít nạn nhân sập bẫy, mất số tiền lớn. Hầu hết nạn nhân khi tham gia đầu tư đều được tư vấn chi tiết cách thức mở tài khoản, đầu tư các khoản tiền nhỏ để thử và nhận lại khoản lãi suất tương ứng nhằm mục đích đánh vào lòng tham. Sau khi thấy có thể kiếm được tiền từ các sàn này, nạn nhân được mời gọi đầu tư số tiền lớn hom và lấy nhiều lý do để không thể rút được tiền ra mà phải đóng thêm nhiều khoản phí với cam kết sẽ được nhận lại toàn bộ cả tiền phí và tiền lãi ban đầu (hệ thống thanh toán lỗi, nhập sai nội dung giao dịch, sai tài khoản, cơ quan thuế nước ngoài điều tra...) hoặc khóa tài khoản, cho sập sàn giao dịch và cắt liên lạc với nạn nhân.

Cụ thể, các đối tượng thường chủ động tiếp cận với người dân để tìm cách giới thiệu, quảng cáo về trang web hoặc sàn giao dịch mà mình đang đầu tư và thu được lợi nhuận cao từ việc đầu tư này.

Phương thức tiếp cận nạn nhân của các đối tượng rất đa dạng, có thể từ quảng cáo trên mạng xã hội, hoặc vào vai doanh nhân thành đạt kết bạn làm quen, trò chuyện tình cảm trong thời gian dài, dần dần lôi kéo đầu tư.

Các đối tượng tìm nhiều cách để không gặp mặt nạn nhân, lấy lý do ở nước ngoài, đi công tác... giả mạo định vị để tạo lòng tin. Một số đối tượng khác sẽ đóng vai là người đầu tư cùng khiến nhiều nạn nhân dù đã nghi ngờ bị lừa đảo nhưng vẫn tin tưởng vào "người bạn" của mình nên tiếp tục chuyển tiền.

Nạn nhân thường được đưa vào các nhóm kín trên mạng xã hội (Zalo, Telegram...) có nhiều tài khoản ảo đóng vai "chuyên gia đọc lệnh", thành viên cùng tham gia đầu tư. Các tài khoản ảo thường xuyên đăng tin chuyển tiền thành công hoặc đã nhận được lãi suất từ sàn đầu tư sau khi làm theo hướng dẫn của các "chuyên gia". Khi nạn nhân có dấu hiệu nghi ngờ, cân nhắc chuyển tiền, các tài khoản ảo liên tục thúc giục việc chuyển tiền để nhóm tiếp tục hoạt động.​

Lượt người xem:  Views:   462
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền