Thông tin tuyên truyền
Thứ 5, Ngày 16/05/2024, 22:00
Bình Dương: Phát triển kinh tế số, xã hội số trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
16/05/2024 | Yến Nhi

TTĐT - Sáng 16-5, tại TP.Thủ Dầu Một, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Trường Chính trị tỉnh và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: "Phát triển kinh tế số và xã hội số trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Bình Dương".​

Tham dự có GS.TS Trần Thọ Đạt - Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; ông Nguyễn Mạnh Cường – Phó Chánh Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ, phụ trách công tác phía Nam; bà Nguyễn Minh Thủy – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Phát triển kinh tế số, xã hội số

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà nhấn mạnh, sau 27 năm phát triển, Bình Dương chuyển mình, vươn lên trở thành địa phương có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và thu nhập bình quân cao nhất cả nước, thu hút đầu tư nước ngoài nằm trong Top 3 cả nước, tạo được những dấu ấn trên trường quốc tế.

IMG_tang hoacm0348.jpg 

 Lãnh đạo tỉnh tặng lẵng hoa chúc mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18-5

Trong năm 2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 19/5/2022 về chuyển đổi số tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết đã xác định rõ chuyển đổi số là "chìa khóa" để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đẩy mạnh chuyển đổi số với các trụ cột chính quyền số, kinh tế số, công dân số và xã hội số để làm thay đổi tổng thể và toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính quyền hiệu lực, hiệu quả, minh bạch; thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, gia tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng; thay đổi cách sống, làm việc của người dân, thu hẹp khoảng cách phát triển; các ngành, lĩnh vực trọng điểm thực hiện chuyển đổi số theo hướng tối ưu hóa, thông minh hóa, góp phần thực hiện mục tiêu "Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại" theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

 IMG_ongNLH0335.jpg

Ông Nguyễn Lộc Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu khai mạc Hội thảo

Với những mục tiêu đó, Hội thảo khoa học lần này được tổ chức có ý nghĩa rất quan trọng, sẽ mở ra những chuỗi nghiên cứu, thảo luận khoa học, là tiền đề để Bình Dương triển khai các giải pháp cụ thể, hiệu quả phát triển kinh tế số, xã hội số thời gian tới.

Trình bày về thực trạng kinh tế số, xã hội số tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Hữu Yên – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương cho biết, toàn tỉnh có 68.000 doanh nghiệp, trong đó có 7.000 doanh nghiệp công nghệ thông tin; tỷ trọng thương mại điện tử (TMĐT) bình quân 8%; các lĩnh vực đột phá chuyển đổi số gồm: Công nghiệp chế biến, chế tạo; dệt may; logistics; nông nghiệp; du lịch. Bình Dương đứng thứ 14 của cả nước và đứng thứ 2 trong vùng Đông Nam bộ về phát triển kinh tế số.

Bình Dương cũng đã hình thành được chuỗi liên kết dịch vụ logistics cấp vùng với hệ thống hạ tầng gồm 15 trung tâm logistics quy mô lớn, trong đó có 3 cảng cạn và 1 ga đường sắt quốc tế phục vụ xuất - nhập khẩu hàng hóa; hình thành 10 cảng sông, 21 kho hàng, 19 kho ngoại quan, 2 kho CFS (điểm gom hàng lẻ) đang hoạt động phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp và thực hiện chức năng phân phối hàng hóa đến các tỉnh, thành trong khu vực và xuất khẩu.

Về xã hội số, đến nay, Bình Dương có 1,76 triệu dân đã kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 2, 92% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh; 83,6% hộ gia đình phủ mạng Internet băng rộng; có 4.500 thành viên tham gia các Tổ công nghệ số cộng đồng…

Định hướng thời gian tới, tỉnh sẽ tăng cường đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện trong các khu, cụm công nghiệp và nhà máy. Đồng thời ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp (chế biến gỗ; sản xuất, chế biến thực phẩm, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học); tự động hóa cảng biển, logistics, kho vận… để giảm ít nhất 50% chi phí các loại và nâng cao chất lượng hoạt động logistics; đẩy mạnh TMĐT bao gồm: TMĐT xuyên biên giới, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ trên sàn TMĐT, xây dựng nền tảng số cho hoạt động bán buôn. Tỉnh ưu tiên phát triển, thu hút đầu tư các lĩnh vực như: Điện tử, chip bán dẫn; trí tuệ nhân tạo; an toàn, an ninh mạng…

Tháo gỡ các "điểm nghẽn"

Bên cạnh những lợi thế, kết quả đạt được, tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã chỉ ra một số khó khăn, thách thức và "điểm nghẽn" mà Bình Dương cần giải quyết trong quá trình nỗ lực phấn đấu trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực miền Đông Nam bộ. Theo GS.TS Trần Thọ Đạt, Bình Dương chưa thu hút được các nhà đầu tư chiến lược – các "sếu đầu đàn", chưa có khu công nghiệp chuyên biệt nào, chưa có chuỗi liên kết sản phẩm, cụm liên kết ngành. Các công trình hạ tầng kết nối vùng vẫn còn đang trong giai đoạn chờ hoàn thiện. Dịch vụ phát triển không tương xứng với công nghiệp và đô thị. Khu vực kinh tế tư nhân phát triển chưa mạnh. Mục tiêu phát triển kinh tế số của tỉnh đang ở mức rất thách thức. Qua số liệu thống kê cho cho thấy, tỷ trọng phát triển kinh tế số của Bình Dương còn thấp, chỉ khoảng trên 8%.

IMG_ongTTĐ0351.jpg

GS.TS Trần Thọ Đạt - Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương trình bay tham luận tại Hội thảo

GS.TS Trần Thọ Đạt cho rằng: "Năm 2020 khi đạt được ngưỡng thu nhập bình quân đầu người 7.000 đô la Mỹ , đây chính là chiếc "bẫy" thu nhập trung bình và chỉ giải quyết được nếu Bình Dương thay đổi phương thức phát triển. Câu chuyện thành công của Bình Dương đến thời điểm này phải viết bằng cách khác, không chỉ đơn giản là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đòi hỏi cần có một tư duy khác và phải có động lực khác trong quá trình tăng trưởng, đó chính là tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo, dựa trên nền tảng tiến bộ khoa học - công nghệ, dựa vào kinh tế "số" và "xanh" để vượt bẫy thu nhập trung bình".

Từ góc nhìn khoa học an ninh, Đại tá, GS.TS Bùi Minh Thanh - Viện An ninh phi truyền thống nêu những vấn đề đã và đang tồn tại các nguy cơ đe dọa an ninh kinh tế số tại Bình Dương. Trong đó tập trung phân tích sâu các rào cản đe dọa phát triển nhân lực số của tỉnh như: Tình hình thiếu hụt nguồn nhân lực số ở Bình Dương trong khi nhu cầu về nhân lực số, nhất là nhân lực về năng lượng tái tạo, TMĐT, du lịch, công nghiệp số, nông nghiệp công nghệ cao... là rất lớn.

IMG_ongBMT0360.jpg

Đại tá, GS.TS Bùi Minh Thanh - Viện An ninh phi truyền thống phát biểu ý kiến tại Hội thảo

Theo GS.TS Bùi Minh Thanh, vấn đề gặp khó khăn trong tuyển dụng nhân lực số tại Bình Dương do nhiều nguyên nhân như: Tỉnh chưa chuẩn bị kịp nguồn nhân lực số, nhu cầu ở các tỉnh, thành phố lân cận hiện nay cũng cao, do đó, người lao động có nhiều lựa chọn trong tìm kiếm việc làm cũng như mức thu nhập. Chính sách ưu tiên của tỉnh về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế số cũng chưa thực sự hấp dẫn so với các lĩnh vực khác.

Để đảm bảo an ninh kinh tế số, thúc đẩy kinh tế số trên địa bàn tỉnh trong bối cảnh hiện nay, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung đảm bảo an ninh 3 trụ cột: Thể chế kinh tế số; hạ tầng số và nhân lực số.

Cũng theo các đại biểu, để phát triển hạ tầng số, Bình Dương cần đầu tư xây dựng các khu công nghiệp điện tử, lắp ráp điện tử, Trung tâm dữ liệu (DC); chuyển đổi số toàn diện các khu, cụm công nghiệp và nhà máy để đem lại doanh thu tăng trưởng từ 5-25%.

IMG_traokyc0362.jpg

Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ và lãnh đạo tỉnh trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp khoa học công nghệ cho các cá nhân

IMGSKHCNtraothuong_0365.jpg

Lãnh đạo tỉnh trao giải thưởng Hội thi sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh năm 2023 cho các tổ chức, cá nhân

Bên cạnh đó, chuyển đổi số doanh nghiệp cần tập trung vào các ngành: Chế biến gỗ; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; sản xuất hóa chất… Đồng thời, cần thành lập Trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số dành cho các doanh nghiệp; quan tâm đầu tư vào nền tảng số thay vì đầu tư vào các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) lẻ vì nền tảng số sẽ có tốc độ tăng trưởng khoảng 5,52% so với doanh nghiệp đầu tư vào ứng dụng CNTT (tăng trưởng chỉ 0,56%).

Về xã hội số, Bình Dương cần thí điểm 100% dịch vụ công trực tuyến; 100% học bạ điện tử, sổ sức khỏe điện tử sử dụng chữ ký số; phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thí điểm nền tảng Hợp đồng lao động điện tử để 100% hợp đồng lao động được ký số.

Dịp này Bộ Khoa học và Công nghệ đã tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp khoa học công nghệ cho các cá nhân, Sở Khoa học và Công nghệ trao giải thưởng Hội thi sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh năm 2023 cho các tổ chức, cá nhân.

​​

Lượt người xem:  Views:   919
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền