Tham dự phiên đối thoại có các diễn giả: Liu Hongchuan - Đối tác Broad & Bright, Trung Quốc; Martyn Anstey - Nhà sáng lập và Tổng Giám đốc, REIMAGINE; Nitin Tripathi - Giáo sư, Viện Công nghệ châu Á, Thái Lan chủ trì phiên đối thoại.
Toàn cảnh Phiên thảo luận về Cụm đổi mới sáng tạo châu Á
Phiên đối thoại nhằm tìm hiểu sự thay đổi về ý tưởng của cụm đổi mới sáng tạo (ĐMST) sau đại dịch Covid-19; cũng như các bối cảnh phù hợp cho các Starup hoạt động.
Theo diễn giả Martyn Anstey, thông điệp mà các nhà Starup cần phải có là tư tuy ĐMST, cải thiện và cải tiến thì mới có thể phát triển. Để hỗ trợ các cụm ĐMST, cần phải xây dựng hệ sinh thái đa dạng và đầu tư hạ tầng ĐMST là các vườn ươm về ĐMST. Đây là nơi để các ý tưởng có thể tập hợp lại và làm việc với nhau. Tuy nhiên, để phân bổ nguồn lực và tài trợ các cụm ĐMST, cần có sự hợp tác công tư, trong đó rất cần sự quan tâm của Chính phủ.
Vừa qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cách thức làm việc của các cụm ĐMST cũng đã có nhiều thay đổi. Từ làm việc, nghiên cứu trực tiếp, ba chủ thể chính của Trung tâm ĐMST (nghiên cứu phát triển, công nghệ và nhà sản xuất chế tạo) đã chuyển sang làm việc, nghiên cứu trực tuyến. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm mang tính vật lý, để phát triển thì đòi hỏi phải làm trực tiếp.
Các diễn giả thảo luận về Cụm đổi mới sáng tạo châu Á
Diễn giả Nitin Tripathi - Giáo sư, Viện Công nghệ châu Á, Thái Lan cho biết, Thái Lan có hơn 7.000 cụm ĐMST, do những người trên toàn thế giới tập hợp về làm việc. Tuy nhiên, do khó khăn của đại dịch Covid-19, đã hình thành nên nhiều hình thức làm việc mới, trong đó có làm việc trực tuyến.

Diễn giả Nitin Tripathi - Giáo
sư, Viện Công nghệ châu Á, Thái Lan chủ trì Phiên thảo luận
Xu hướng làm việc trực tuyến đã lan rộng ra nhiều quốc gia. Có những mô hình sẽ thuận lợi hơn khi làm việc trực tuyến, mang lại kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, đối với những mô hình đòi hỏi tính sáng tạo là then chốt thì bắt buộc con người vẫn phải làm việc trực tiếp với nhau. Bên cạnh đó, có những mô hình cũng có thể kết hợp cả hai hình thức.
Thảo luận về các thách thức trong lĩnh vực ĐMST, theo các diễn giả, đó là sự cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh. Cạnh tranh là phải vượt qua những khó khăn thách thức từ rất nhiều các đối tác. Hợp tác sẽ có sự cạnh tranh lành mạnh. Do đó, các quốc gia phải có tư duy ĐMST để vượt qua được những giai đoạn đình trệ, đẩy xa các ranh giới, giới hạn ở một số nền văn hóa, để có thể cùng nhau ĐMST.
Theo các diễn giả, rất khó để thực hiện việc sao chép mô hình ĐMST thành công từ quốc gia này sang quốc gia khác, hay từ vùng này sang vùng khác để cùng chung tay, hỗ trợ ĐMST. Vì một Trung tâm ĐMST cần có những điều kiện cần thiết để nó hình thành, không phải quốc gia nào, hay vùng nào cũng có đầy đủ những yếu tố cần thiết đó.
Cũng theo các diễn giả, ngày nay, mô hình ĐMST trên các lĩnh vực chăm sóc y tế đã và đang có những thuận lợi và thành công. Do tác động về yếu tố môi trường, chất lượng cuộc sống, không bệnh tật của con người đang giảm xuống. Sự hình thành mô hình ĐMST trên lĩnh vực y tế là nhu cầu tất yếu, nó thể hiện tính chất, để có được mô hình ĐMST nổi bật, đòi hỏi phải có tầm nhìn rõ ràng và chiến lược táo bạo về ĐMST.