Thông tin tuyên truyền
Thứ 4, Ngày 28/06/2023, 10:00
Quy chế quản lý và hoạt động của hòa giải viên lao động
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
28/06/2023 | Yến Nhi

TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 18/2023/QĐ-UBND về quy chế quản lý và hoạt động của hòa giải viên lao động trên địa bàn tỉnh. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/7/2023 và thay thế Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND ngày 08/7/2016 của UBND tỉnh.​

Đối tượng áp dụng: Hòa giải viên lao động trên địa bàn tỉnh; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã và thành phố (gọi tắt là Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện); các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan.

Hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ theo quy định, bao gồm:  Hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề;  Hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.

Tiêu chuẩn hòa giải viên lao động: Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt. Có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động. Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.

Quyền của hòa giải viên lao động: Quyền yêu cầu các bên tranh chấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ, trưng cầu giám định, mời người làm chứng và người có liên quan. Quyền hỗ trợ các bên thương lượng, thỏa thuận và đề xuất phương án giải quyết tranh chấp lao động để các bên thương lượng, thỏa thuận. Quyền tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực tranh chấp. Được hưởng các chế độ, điều kiện làm việc theo quy định.

Hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ hòa giải tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề, hỗ trợ pháp triển quan hệ lao động theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của cơ quan quản lý hòa giải viên lao động. Tuân thủ quy trình, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm hòa giải viên lao động theo quy định của pháp luật và Quy chế. Tuân thủ quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật, Quy chế này và quy trình tiếp nhận, yêu cầu xử lý giải quyết tranh chấp lao động của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Không được nhận tiền, lợi ích từ các bên tranh chấp, chủ thể có liên quan hoặc có hành vi vi phạm pháp luật làm phương hại đến lợi ích của các bên hoặc lợi ích của Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo quy định của pháp luật và Quy chế…

Sở Lao động,Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý hòa giải viên lao động chung của tỉnh cũng là đầu mối cấp tỉnh tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, có trách nhiệm phân loại, hướng dẫn, hỗ trợ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động.

Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện quản lý các hòa giải viên lao động do Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện đề nghị bổ nhiệm hoặc luân chuyển đến trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố. Đồng thời là đầu mối cấp huyện trong việc tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, có trách nhiệm phân loại, hướng dẫn, hỗ trợ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động tại địa phương.

Quyết định 

​ 

Lượt người xem:  Views:   383
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền