Thông tin tuyên truyền
Thứ 3, Ngày 13/12/2022, 10:00
Tăng cường xử lý buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
13/12/2022 | Yến Nhi

TTĐT - ​Qua công tác kiểm tra, các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý nghiêm nhiều vụ vi phạm nhưng tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh vẫn diễn ra phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau...

Vi phạm pháp luật về sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng gia tăng

Bình Dương có hệ thống giao thông đường bộ và cả đường sắt; đây là điều kiện thuận lợi để các đối tượng thực hiện các hành vi trung chuyển hàng lậu, hàng cấm từ Bắc vào Nam, từ các tỉnh biên giới như Long An, Tây Ninh, Tây Nguyên về các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ và TP. Hồ Chí Minh để tiêu thụ. Mặt khác Bình Dương có các khu, cụm công nghiệp, nhiều kho hàng cho thuê; hàng chục nghìn doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cùng với số lượng lớn hộ kinh doanh đang hoạt động sản xuất với đầy đủ các loại hình đã làm cho công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Bình Dương gặp rất nhiều khó khăn.

Tội phạm vi phạm pháp luật về sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng gia tăng với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Các mặt hàng như: Nệm giả, đường, bột ngọt, bột giặt, quần áo, giày dép, túi xách, mắt kính có dấu hiệu giả các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới... được sản xuất, bày bán công khai trên thị trường cùng nhiều hàng hóa khác gây khó khăn cho công tác xử lý, vì nhiều thương hiệu không có đại diện chủ sở hữu nhãn hiệu tại Việt Nam hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu không tích cực hợp tác...

Một sản phẩm làm giả có thể mang lại lợi nhuận gấp 3, gấp 5 lần nên các đối tượng bất chấp quy định và không tính toán đến tác hại đối với xã hội. Mặt khác, do tâm lý chung của người tiêu dùng là thích dùng hàng mang nhãn hiệu ngoại, nhưng giá rẻ; đó chính là yếu tố tiếp tay cho hàng nhái, hàng giả lưu hành thuận lợi. Các đối tượng đã lợi dụng nhu cầu tiêu dùng của người dân, nên mua những sản phẩm trôi nổi trên thị trường sau đó đóng gói thành những thương hiệu nổi tiếng rồi mang đi tiêu thụ, bày bán trên thị trường trong khi người tiêu dùng lại thiếu cảnh giác hoặc ít có thông tin về sản phẩm nên không phân biệt sản phẩm thật - giả...

Từ năm 2021 đến nay, lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh phối hợp với ngành chức năng phát hiện 21 vụ, 21 đối tượng có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Qua các vụ việc cho  thấy, việc sản xuất, buôn bán hàng giả được các đối tượng thực hiện khá bài bản, theo một quy trình khép kín và rất tinh vi. Điển hình như: Vụ án xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xảy ra tại phường Vĩnh Phú, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương do bị can Tống Văn Thứ thực hiện, Toà án nhân dân TP. Thuận An tuyên bị cáo Tống Văn Thứ mức án 01 năm tù cho hưởng án treo. Hay vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả xảy ra tại Công ty TNHH Vườn Xanh Bình Dương, ngày 17/01/2022 quyết định khởi tố bị can Phạm Văn Chức về tội sản xuất, buôn bán hàng giả chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Thủ Dầu Một thụ lý theo thẩm quyền. Tòa án nhân dân TP.Thủ Dầu Một tuyên án bị cáo Phạm Văn Chức, mức án 03 năm tù, cho hưởng án treo.

Có thể bị tử hình với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

Tình hình hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả ở nước ta nói chung và địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng là một vấn đề phức tạp, đã và đang gián tiếp gây ảnh hưởng và tác hại lớn đối với sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng, kìm hãm sự phát triển và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên thị trường.

Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng... thường đa dạng về mẫu mã, giá cả khác nhau và còn phong phú cả về chủng loại. Bên cạnh việc gây thiệt hại về kinh tế, hàng giả, hàng kém chất lượng nhất là thực phẩm, thuốc chữa bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Hầu hết các hãng có uy tín, có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng đều có nguy cơ bị làm giả, làm nhái hàng hóa. Xét về góc độ kinh tế, hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính. Tác động tiêu cực đầu tiên là làm mất uy tín của những doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả, khiến người tiêu dùng hiểu lầm, dẫn đến việc quay lưng lại với sản phẩm. Mặt khác, vì có lợi thế về giá cả so với hàng "thật" mà hàng giả, hàng nhái khiến hàng chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng khó tiêu thụ, doanh nghiệp suy giảm doanh thu...

Theo quy định của pháp luật hình sự, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả bị xử lý nghiêm khắc được quy định từ Điều 192 đến Điều 195 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, mức hình phạt cao nhất đối với cá nhân có thể bị tử hình nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản; pháp nhân có thể bị phạt tiền đến 20 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm hoặc đình chỉ vĩnh viễn...

Việc xử phạt vi phạm hành chính cho các hành vi trên được áp dụng theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó người vi phạm có thể bị phạt tiền đến 70 triệu đồng, tước giấy phép hành nghề có thời hạn và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật hiện hành.​

Lượt người xem:  Views:   816
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền