Thông tin tuyên truyền
Thứ 6, Ngày 25/11/2022, 23:00
Đề cao cảnh giác, tránh rơi vào "bẫy" lừa đảo của tội phạm công nghệ cao
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
25/11/2022 | Thảo Lam

TTĐT - ​Thời gian gần đây, tình hình tội phạm công nghệ cao diễn ra với nhiều hình thức ngày càng tinh vi hơn, số lượng vụ bị lừa đảo ngày càng tăng cao, gây hậu quả nghiêm trọng về tài sản và bức xúc trong nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Chỉ riêng 10 tháng đầu năm 2022, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Bình Dương đã tiếp nhận 44 tin báo, tố giác tội phạm (chưa kể các tố giác, tin báo do các đơn vị khác tiếp nhận), gây thiệt hại tài sản của người dân trị giá gần 100 tỷ đồng. Do đó người dân cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tránh rơi vào "bẫy" lừa đảo của tội phạm công nghệ cao.

Đầy rẫy các chiêu trò lừa đảo công nghệ cao

Tội phạm sử dụng công nghệ cao thực hiện bằng hình thức cố ý sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin ở trình độ cao tác động trái pháp luật đến thông tin số được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống máy tính, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Qua công tác theo dõi, đấu tranh, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Dương cảnh báo người dân một số thủ đoạn phổ biến thường xuyên mà bọn tội phạm lợi dụng sự thiếu cảnh giá, hiểu biết của mọi người để thực hiện hành vi lừa đảo.

Trong đó, thủ đoạn phổ biến nhất hiện nay là giả danh cán bộ Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án gọi điện cho người dân để thực hiện hành vi lừa đảo, gây sức ép, làm người dân hoang mang, từ đó phải chuyển số tiền lớn vào một tài khoản do các đối tượng cung cấp; chiếm quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội của bị hại. Sau đó tạo ra các kịch bản nhắn tin lừa đảo đến danh sách bạn bè của người bị hại; kết bạn qua mạng xã hội và hứa hẹn gửi quà có giá trị, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền nộp thuế hoặc lệ phí hải quan rồi chiếm đoạt.

Một hình thức  lừa đảo khác thông qua các ứng dụng vay tiền, nhân viên ngân hàng, công ty tài chính giả mạo, với các thủ đoạn hứa hẹn cho vay với lãi suất thấp, giải ngân nhanh. Khi bị hại đồng ý vay thì lấy nhiều lý do khác nhau như sai số tài khoản nhận tiền, bảo hiểm khoản vay,… để yêu cầu bị hại chuyển tiền. Hoặc hình thức tuyển cộng tác viên các sàn thương mại điện tử làm các nhiệm vụ chuyển tiền thanh toán các đơn hàng tăng tương tác, doanh số…  theo các đơn hàng bất kỳ mà chúng gửi sau đó chiếm đoạt; lừa đảo thông qua hình thức kinh doanh đa cấp hoặc qua các sàn giao dịch ảo giả mạo (sàn vàng, ngoại tệ, bất động sản).

Các kỹ năng phòng tránh

Do tình hình suy thoái nền kinh tế thế giới, nhiều doanh nghiệp phá sản, tạm dừng hoạt động. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến những người có thu nhập thấp, công nhân ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từ đó, người dân tham gia tiếp cận các nền tảng mạng xã hội với thời lượng truy cập tăng cao, đặc biệt là tham gia các hoạt động kinh doanh, tìm kiếm việc làm,.... Tuy nhiên, ý thức cảnh giác, kỹ năng tham gia môi trường mạng còn hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm công nghệ cao gia tăng.

Để không bị các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, Công an tỉnh Bình Dương khuyến cáo người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác khi sử dụng các dịch vụ trên không gian mạng, nhất là trong việc cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội.

Cơ quan Công an không làm việc với người dân qua điện thoại hoặc mạng xã hội, mà sẽ gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc thông qua Công an địa phương khi cần làm việc.

Cơ quan Công an, cơ quan Nhà nước không yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản để bảo lãnh, để xác minh hay gửi các lệnh, quyết định, giấy mời, giấy triệu tập qua mạng xã hội. Tuyệt đối không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP… cho bất kỳ ai, kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng, cơ quan chức năng qua điện thoại và mạng Internet. Không truy cập, đăng nhập, tải các web, đường link được gửi từ người lạ, không rõ nguồn gốc.

Cần cảnh giác đối với những lời mời đầu tư, cơ hội việc làm với lợi nhuận cao bất thường; trong mọi trường hợp, không cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân và không bán, cho mượn, cho thuê tài khoản ngân hàng, không nhận chuyển khoản ngân hàng hay nhận tiền chuyển khoản của ngân hàng cho người không quen biết.  

Khi gặp các vụ việc có dấu hiệu trục lợi, lừa đảo trên không gian mạng, người dân cần trình báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Bình Dương qua số điện thoại: 0274.3815505 để xử lý hoặc được hướng dẫn kịp thời. Đồng thời, thường xuyên chia sẻ, cảnh báo với người thân, bạn bè và mọi người xung quanh về những phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Đối với hành vi lợi dụng không gian mạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 với mức hình phạt lên đến 20 năm tù.​

Lượt người xem:  Views:   1345
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền