Thông tin tuyên truyền
Thứ 5, Ngày 27/05/2021, 16:00
Chủ động ngăn dịch Covid-19 xâm nhập các khu công nghiệp
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
27/05/2021 | Phương Chi

TTĐT - ​Sáng 27-5, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn phương án phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh (CSSXKD), khu công nghiệp (KCN). Ông Đỗ Xuân Tuyên​ – Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị.

Tham dự tại điểm cầu Bình Dương có lãnh đạo Sở Y tế và một số sở, ban, ngành liên quan.

Xây dựng phương án xử trí khi có ca mắc Covid-19

Từ ngày 27/4/2021, tại Việt Nam đã xuất hiện trở lại đợt dịch Covid-19 lây lan nguy hiểm hơn trong cộng đồng. Đặc biệt, dịch đã lây lan trong các khu công nghiệp ở Bắc Giang, Bắc Ninh, nơi tập trung hàng trăm ngàn công nhân, có nguy cơ gây đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất quy mô lớn. Cả nước hiện có khoảng 70.000 nhà máy và trên 300 KCN tập trung đang hoạt động, nguy cơ dịch bùng phát ở các KCN, nhà máy, xí nghiệp là rất lớn.

Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã triển khai Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 hướng dẫn phòng, chống dịch và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại CSSXKD và KTX; tham mưu ban hành 08 văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tại CSSXKD, KCN của Ban Chỉ đạo Quốc gia và Bộ Y tế. Ban hành tiêu chí đánh giá an toàn Covid-19 cho các CSSXKD và cập nhật trên bản đồ an toàn Covid-19.


Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Bình Dương

Qua 8 đợt kiểm tra của Bộ Y tế tại 25 tỉnh, thành phố trọng điểm công nghiệp cho thấy, một số địa phương đã ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc triển khai công tác phòng, chống dịch tại CSSXKD, KCN; tổ chức tập huấn, kiểm tra, giám sát và chỉ đạo các CSSXKD tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, một số địa phương chưa xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19, phương án đáp ứng khi có nhiều người lao động mắc tại CSSXKD, KCN và tổ chức diễn tập. Công tác phổ biến, tập huấn, đánh giá nguy cơ chỉ được triển khai ở 5-10% CSSXKD. Chưa kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về phòng, chống dịch Covid-19 tại CSSXKD. Điều này dẫn đến nhiều địa phương còn lúng túng khi có ca bệnh.

Do đó, Bộ Y tế đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 tại KCN bao gồm phương án xử trí khi có trường hợp mắc Covid-19 và tổ chức diễn tập. Tổ chức tập huấn, phổ biến các hướng dẫn, văn bản chỉ đạo về phòng, chống dịch Covid-19 cho các CSSXKD, KCN. Phối hợp liên ngành Sở Y tế, Liên đoàn Lao động, Ban Quản lý KCN, Sở Công Thương, Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội trong triển khai phòng, chống dịch Covid-19. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về phòng, chống dịch tại các CSSXKD, KCN. Căn cứ vào đánh giá nguy cơ để cho phép hoạt động hoặc dừng hoạt động các CSSXKD. Đồng thời tăng cường công tác phòng, chống dịch tại ký túc xá, nhà trọ.

Hướng dẫn đánh giá nguy cơ

Tại hội nghị, Bộ Y tế đã hướng dẫn đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 thông qua bộ chỉ số nhằm xác định các mức độ nguy cơ lây nhiễm tại các CSSXKD để có các biện pháp khắc phục, phòng, chống lây nhiễm, đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

Đối tượng áp dụng bao gồm các CSSXKD trên phạm vi toàn quốc, không bao gồm quy mô sản xuất, kinh doanh hộ gia đình.

Bộ tiêu chí gồm có 15 chỉ tiêu đánh giá, tổng điểm 300. Cụ thể, số lượng người lao động làm việc tập trung (10 điểm); mật độ người lao động (10 điểm); nguy cơ lây nhiễm Covid-19 (30 điểm); thông khí nhà xưởng (10 điểm); tổ chức thời gian làm việc (5 điểm); tỷ lệ người lao động được quan sát có kiểm tra thân nhiệt (10 điểm); điều kiện vệ sinh cá nhân cho người lao động (20 điểm); sử dụng khẩu trang tại nơi làm việc (30 điểm); hoạt động của các khu dịch vụ không thiết yếu (5 điểm); bố trí dung dịch sát khuẩn tay (10 điểm); tổ chức bữa ăn ca cho người lao động (45 điểm); tổ chức đưa đón người lao động (20 điểm); các trang thiết bị hỗ trợ phòng, chống dịch (15 điểm); phương án ứng phó phòng, chống dịch (50 điểm); vệ sinh, khử khuẩn tại nơi làm việc, ký túc xá (30 điểm).


Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 khi tổ chức bữa ăn cho người lao động

Trên cơ sở đó, xếp loại nhóm nguy cơ lây nhiễm. Dưới hoặc bằng 15%: Rất ít nguy cơ. Tuy nhiên vẫn thường xuyên duy trì và đánh giá nhằm đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch.

Từ 16- 30%: Nguy cơ lây nhiễm thấp. Được hoạt động, phải kiểm tra định kỳ để khắc phục các hạn chế ở chỉ số thành phần cao nhất.

Từ 31-50%: Nguy cơ lây nhiễm trung bình. Có thể được hoạt động với điều kiện phải thường xuyên đánh giá và khắc phục các chỉ số cao nhất.

Từ 51- 80%: Nguy cơ lây nhiễm cao. Phải có ngay giải pháp khắc phục các tồn tại để giảm thiểu nguy cơ. Nếu không, có thể phải tạm dừng hoạt động.

Từ 81 - 100%: Nguy cơ lây nhiễm rất cao. Nên dừng hoạt động và thực hiện ngay giải pháp khắc phục các tồn tại để giảm thiểu nguy cơ.


Phun khử khuẩn nơi làm việc

UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với sở, ban ngành liên quan thực hiện đánh giá nguy cơ tại các CSSXKD, KCN. Trên cơ sở kết quả đánh giá, giao Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cấp tỉnh đề xuất UBND tỉnh biện pháp xử lý đối với các cơ sở không đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác đánh giá nguy cơ lây nhiễm tại CSSXKD trên địa bàn.

Bình Dương chủ động phòng dịch

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại các KCN trên cả nước, Bình Dương đã chủ động phương án phòng, chống dịch tại các KCN trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh chỉ đạo Ban Quản lý các KCN, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố (đối với các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp) khẩn trương chỉ đạo các KCN, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi địa bàn quản lý xây dựng Kế hoạch, phương án phòng, chống dịch Covid-19 cho phù hợp, khả thi của đơn vị mình. Đồng thời phải xây dựng kịch bản ứng phó với từng tình huống cụ thể phát sinh các trường hợp F0, F1, F2, F3 theo từng cấp độ từ thấp đến cao để có giải pháp ngăn chặn, khoanh vùng và dập dịch hiệu quả. Đặc biệt phải yêu cầu công nhân KCN thực hiện khai báo y tế hàng ngày.


Kiểm tra thân nhiệt cho công nhân lao động trước khi vào làm việc

Người quản lý KCN, lãnh đạo doanh nghiệp chịu trách nhiệm về thực hiện phòng, chống dịch trong phạm vi quản lý; kịp thời chấn chỉnh, khắc phục các bất cập, lỗ hổng, vi phạm, nhất là việc không đeo khẩu trang, tụ tập đông người. Không cho phép người không khai báo y tế đến làm việc; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương. Phải tổ chức kiểm tra thường xuyên các KCN, cụm công nghiệp, doanh nghiệp ngoài KCN; trường hợp không đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch thì dừng hoạt động, rút giấy phép kinh doanh để đảm bảo công tác phòng, chống dịch hiệu quả, đồng thời báo cáo UBND tỉnh.

Lượt người xem:  Views:   922
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền