Thông tin tuyên truyền
Thứ 3, Ngày 26/03/2019, 17:00
Bình Dương chủ động ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
26/03/2019 | Phương Chi

TTĐT - ​Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các cấp, các ngành tỉnh Bình Dương​​​ đã và đang tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào tỉnh.​

Tích cực phòng, chống dịch

Bình Dương là địa phương có số lượng đàn lợn lớn ở Đông Nam bộ với gần 644.000 con. Trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 13 đi qua, giáp ranh với TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai, hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn và sản phẩm từ lợn diễn ra nhộn nhịp. Chính vì vậy, nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xâm nhiễm vào Bình Dương thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn và sản phẩm từ lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc là rất cao. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị bệnh DTLCP, do đó các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện biện pháp phòng bệnh là chính.

Ngay khi có thông tin dịch bệnh này bùng phát ở Trung Quốc, ngày 17/12/2018, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 6089/KH-UBND về hành động ứng phó bệnh DTLCP (gọi tắt là Kế hoạch) nhằm đồng bộ các biện pháp phòng, chống, ứng phó nguy cơ xâm nhiễm bệnh DTLCP vào địa bàn tỉnh.

Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch nhằm chủ động ngăn chặn, giám sát phát hiện sớm, sẵn sàng ứng phó kịp thời và hiệu quả với nguy cơ xảy ra bệnh DTLCP, đồng thời xử lý triệt để, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Kế hoạch nêu rõ: Khi chưa phát hiện bệnh DTLCP, UBND các huyện, thị, thành phố chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó dịch bệnh như xây dựng kế hoạch hành động ứng phó của địa phương; chuẩn bị vật tư, hóa chất, phương tiện, nhân lực và các phương án cụ thể trong mỗi tình huống ứng phó dịch; chủ động dự trù nơi tiêu hủy; rà soát, thu gom lợn, sản phẩm thịt lợn không rõ nguồn gốc; định kỳ triển khai vệ sinh, tiêu độc khử trùng trên địa bàn những khu vực có nguy cơ cao…

Trong trường hợp phát hiện ổ dịch bệnh DTLCP, UBND các cấp và các cơ quan chức năng tích cực, khẩn trương phối hợp và tổ chức xử lý ổ dịch, chống dịch theo quy định. Đối với cơ sở chăn nuôi đã được chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật, vùng bị dịch uy hiếp, vùng giám sát, việc kiểm soát vận chuyển lợn và sản phẩm từ thịt lợn căn cứ tình trạng và nguy cơ dịch bệnh thực tế tại địa phương, căn cứ kết quả xét nghiệm hoặc hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn của Cục Thú y. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thú y phối hợp UBND các cấp tại địa phương phát hiện bệnh DTLCP tổ chức tiêu hủy toàn bộ đàn lợn bị bệnh trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với bệnh.


DTLCP không gây nguy hiểm cho người nhưng gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi nếu không được kiểm soát

Ông Trần Phú Cường - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, thú y và thủy sản tỉnh cho biết, ngày 26/02/2019, Chi cục đã có văn bản số 99/CCCNTYVTS-QLDB gửi các Trạm chăn nuôi và thú y các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh DTLCP. Hiện Chi cục đang khẩn trương thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm kiểm soát dịch bệnh xâm nhiễm vào tỉnh. Đồng thời chỉ đạo đơn vị chức năng tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền các hộ chăn nuôi phòng, chống, hướng dẫn an toàn sinh học chăn nuôi, biểu hiện lợn bị dịch bệnh cho từng hộ chăn nuôi.

Ông Cường khuyến cáo các cơ sở, hộ chăn nuôi phải thường xuyên thực hiện vệ sinh, phun thuốc sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh. Khi phát hiện lợn bệnh, lợn nghi bị bệnh, người chăn nuôi không bán tháo lợn bệnh, không giết mổ, không vứt xác lợn chết ra môi trường; kịp thời báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc đơn vị chức năng gần nhất. Ông nhấn mạnh, người dân không nên quá hoang mang, tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo. Bệnh không lây sang người nên người tiêu dùng không nên quay lưng với các sản phẩm thịt lợn an toàn và bảo đảm chất lượng.

Tăng cường kiểm tra hoạt động vận chuyển, giết mổ lợn

Trong những ngày qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Dương đã tăng cường kiểm tra hoạt động vận chuyển, giết mổ lợn trên địa bàn, kiểm soát chặt chẽ việc xuất, nhập thịt lợn tại các chợ, nhất là khu vực giáp ranh các địa phương khác dọc tuyến đường chính đi qua địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, để kiểm soát, không cho lợn bệnh, không rõ nguồn gốc từ các tỉnh vào Bình Dương, UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định về việc thành lập Chốt kiểm dịch động vật Cầu Tham Rớt trên tuyến đường Quốc lộ 13 tại xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng và Chốt kiểm dịch động vật Cầu Thủ Biên trên tuyến đường ĐT746 tại xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên. Các chốt trực 24/24 giờ trong ngày (kể cả thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ và ngày nghỉ).

Các chốt kiểm dịch tổ chức tạm dừng phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật để kiểm tra hồ sơ, giấy tờ có liên quan; kiểm tra tình trạng vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật; thực hiện khử trùng, vệ sinh tiêu độc các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua chốt kiểm dịch; chấp hành nghiêm quy trình, trình tự kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển động vật và các sản phẩm từ động vật trên các phương tiện tham gia giao thông; xử lý, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý những vi phạm về kiểm dịch, phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn, vệ sinh thú y theo quy định.


Kiểm soát chặt chẽ việc xuất nhập thịt lợn tại các chợ, nhất là khu vực giáp ranh với các địa phương khác

Trong công tác quản lý thị trường, ông Trần Văn Tùng - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh cho biết, thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường và UBND tỉnh, Cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách ngăn chặn bệnh DTLCP. Tại các địa phương trong tỉnh, các Đội Quản lý thị trường đã ra quân nắm tình hình, kiểm tra tại các đầu mối giao thông, các điểm thu gom, tập kết, trung chuyển thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn, trong đó chú trọng các địa bàn đông dân cư, khu công nghiệp, chợ tiếp giáp quốc lộ, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi kinh doanh, vận chuyển thịt lợn, sản phẩm từ thịt lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch.

"Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch tại địa phương; tăng cường trinh sát các điểm nóng về kinh doanh, giết mổ động vật trái phép nhằm kiểm soát hiệu quả việc kinh doanh, vận chuyển thịt lợn, sản phẩm từ thịt lợn không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch ra vào địa bàn" - ông Tùng nói.​

Biện pháp phòng, chống DTLCP

1. Khi chưa có DTLCP xuất hiện:

- Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả và quan trọng nhất; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn và vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi; hàng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, sau khi giết mổ.

- Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn và các sản phẩm từ lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

- Tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh.

- Tuân thủ các quy định về quản lý, vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển buôn bán lợn và các sản phẩm của lợn.

- Đối với các cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn: Lợn giết mổ phải có nguồn gốc rõ ràng, nghiêm cấm không được giết mổ khi nghi ngờ lợn bị bệnh và thông tin cho cơ quan chuyên môn biết để kiểm tra, có biện pháp xử lý kịp thời.

2. Khi có bệnh DTLCP xuất hiện:

- Thông tin kịp thời cho nhân viên Thú y xã, chính quyền và cơ quan Thú y nơi gần nhất khi phát hiện lợn bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lậu.

- Tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan Thú y.

- Khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng giải pháp kỹ thuật cụ thể và phù hợp cho từng vùng.

- Tổ chức thực hiện ngay các biện pháp xử lý ổ dịch, biện pháp phòng, chống theo đúng quy định; dừng việc vận chuyển lợn, các sản phẩm của lợn từ nơi đã có lợn được xác định dương tính với bệnh DTLCP.


Lượt người xem:  Views:   2245
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền