Thông tin tuyên truyền
Thứ 2, Ngày 27/11/2017, 04:00
Bình Dương vận dụng tốt ”Mô hình ba nhà” trong xây dựng thành phố thông minh
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
27/11/2017 | Mai Xuân

TTĐT - Để xây dựng thành phố Thông minh Bình Dương, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương đã và đang tập trung nỗ lực triển khai thực hiện các nhiệm vụ một cách đồng bộ, trong các chương trình chiến lược xây dựng thành phố thông minh (TPTM) Bình Dương.

Xây dựng TPTM theo cách tiếp cận riêng

Thành phố thông minh là khái niệm khá phổ biến và đang dần định hình mạnh mẽ ở các nước phát triển trên thế giới. Nhưng tại Việt Nam, khái niệm này còn khá mới mẻ, chỉ mới xuất hiện cách đây vài năm. Theo các chuyên gia kinh tế, việc phát triển mô hình TPTM là một hướng đi cần thiết và thích hợp với xu thế chung của thế giới. Chính vì vậy đã có một số tỉnh, thành ở Việt Nam đã thực hiện những bước đi đầu tiên để xây dựng TPTM như TP.Đà Nẵng, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh... Khác với một số tỉnh, thành trong cả nước, Bình Dương có hướng tiếp cận riêng. Ngày 28/3/2016, tỉnh Bình Dương cùng thành phố kết nghĩa Eindhoven - Hà Lan, đã chính thức công bố khởi động Đề án TPTM Bình Dương, thông qua Hội nghị Thành phố thông minh Bình Dương 2016. Hội nghị đã tổ chức thành công rực rỡ, tạo tiếng vang tầm quốc tế và trở thành động lực xây dựng TPTM.

Chính thức được phê duyệt vào ngày 21/11/2016, Đề án Thành phố thông minh Bình Dương là một chương trình chiến lược đột phá kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2021, tầm nhìn 2030, hướng tới một nền kinh tế có giá trị gia tăng cao hơn, đặt những nền tảng cơ bản đầu tiên cho một nền dịch vụ, sản xuất công nghệ cao, quy hoạch đô thị theo hướng thông minh, tạo tiền đề tiến lên nền kinh tế tri thức. 

 

Ký kết Bản ghi nhớ về quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Bình Dương và TP.Eindhoven - Hà Lan

Trao đổi về vấn đề này, ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban điều hành TPTM Bình Dương cho biết, khác với cách tiếp cận thông thường về TPTM là thuần túy tập trung vào việc đầu tư mua sắm các trang thiết bị,công nghệ tiên tiến để giải quyết một số vấn đề cụ thể như giao thông, cảnh báo ô nhiễm môi trường, cung cấp điện, nước,… Bình Dương nhấn mạnh những tầm nhìn lớn tạo đột phá, đổi mới toàn diện, trong đó con người là trọng tâm. Đối với Bình Dương, TPTM có thể được hiểu là một hệ sinh thái năng động, sáng tạo, kết nối, trong đó tất cả các thành tố đều liên tục cải tiến, đổi mới và tối ưu hóa không ngừng.

Tỉnh Bình Dương hiện nay đang học tập có chọn lọc mô hình được xem là chìa khóa thành công của thành phố công nghiệp Eindhoven của Hà Lan - "Mô hình Ba Nhà", tạo cơ chế hợp tác khăng khít và linh động giữa Nhà nước - Nhà doanh nghiệp - Nhà trường, tạo điều kiện để các bên cùng nhau chia sẻ kiến thức, khát vọng, nguồn lực để cùng kiến tạo nên một tầm nhìn chung và triển khai các chương trình hành động đổi mới cho toàn khu vực. Tỉnh cũng đã hình thành bộ tài liệu theo cách tiếp cận của Eindhoven, gọi là Bình Dương Navigator 2021 - Đề án TPTM Bình Dương, là chương trình đột phá chiến lược kinh tế - xã hội của tỉnh với gần 50 hành động cụ thể chia làm 4 chương: "Con người", "Công nghệ", "Doanh nghiệp", "Các yếu tố nền tảng".

Theo ông Peter Portheine, Ủy viên Hội đồng tỉnh North Brabant, Giám đốc phát triển Tập đoàn Brainport Hà Lan cho biết, Mô hình liên kết hợp tác Ba Nhà và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Brainport ra đời  năm 2011. Chính nhờ thực hiện Mô hình này,  Eindhoven được công nhận là khu vực thông minh nhất trên thế giới vào năm 2016, đứng thứ 4 về Chỉ số hiệu quả Logistics, là nhà xuất khẩu lương thực lớn thứ 2 trên thế giới; năm 2017,  Eindhove​n xếp thứ nhất EU về kết nối trong Chỉ số Kinh tế kỹ thuật số và Xã hội (DESI), xếp thứ 7 trong Chỉ số Phát triển con người của Liên Hiệp Quốc.

Bình Dương sẽ sớm trở thành TPTM với "Mô hình ba nhà"

Theo đánh giá của các chuyên gia Hà Lan đã có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng TPTM Eindhoven, Bình Dương có nền tảng xây dựng TPTM khả quan hơn nhiều so với câu chuyện của Eindhoven ở thập niên 90 thế kỷ trước. Trong ngắn hạn đến trung hạn, làn sóng chuyển dịch của công nghiệp sản xuất từ Trung Quốc sang "Bộ năm quyền lực" (MITI-V, bao gồm Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam) là thời cơ để  Bình Dương tiếo tục là một trong những tỉnh, thành có chỉ số tăng trưởng kinh tế và phát triển công nghiệp cao nhất Việt Nam, thu hút đầu tư nước ngoài trong nhóm dẫn đầu cả nước. Bình Dương đã hình thành "Thành phố mới"hiện đại, xanh, sạch và thân thiện với môi trường là hạt nhân cho TPTM trong tương lai. Tỉnh luôn tập trung chỉ đạo cải cách hành chính, chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Những thành tố này là nền móng vững chắc để Bình Dương xây dựng TPTM.

Trao đổi với Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương về Chương trình hành động đưa ra trong Đề án TPTM Bình Dương là tham gia vào Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới (ICF) và trở thành 1 trong 21 vùng thông minh nhất thế giới vào năm 2021 có phải là điều khó thực hiện, ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương cho biết, để tham gia vào ICF phải đạt được 6 tiêu chí mà ICF đánh giá, gồm: Băng thông rộng, Lực lượng lao động trí thức, Đổi mới, Bền vững, Ủng hộ khích lệ. Với kinh nghiệm và sự hỗ trợ của Eindhoven, Bình Dương đang tích cực triển khai các giải pháp để đạt được các tiêu chí này. Đến nay, việc thực hiện các tiêu chí này đã đạt được những kết quả bước đầu. Hiện nay, các cơ quan ban ngành, viện trường đại học, nhiều công ty, tập đoàn tại Bình Dương đã đưa các chương trình thực hiện Đề án Thành phố Thông minh vào định hướng và chương trình hành động của đơn vị.

 

Một góc thành phố mới Bình Dương

Rất nhiều dự án trên nhiều lĩnh vực đã và đang được đồng loạt triển khai tại Bình Dương, từ giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp cho đến hiện đại hóa đô thị, quy hoạch khu công nghiệp khoa học công nghệ, đột phá trong quy hoạch giao thông thông minh…Rất nhiều đối tác, bè bạn quốc tế và trong nước đang chung tay, gắn bó chặt chẽ cùng Bình Dương xây dựng TPTM. Cụ thể như Philips, Bosch, NXP, Cisco, VNPT, FPT, Becamex,…; các viện nghiên cứu danh tiếng thế giới như: Đại học Portland State University của Mỹ, Đại học Chunghua, Viện quốc gia ITRI của Đài Loan, Viện Fraunhofer của Đức, Đại học kỹ thuật Eindhoven,...; các tổ chức, chính quyền tỉnh, thành khắp thế giới như: thành phố Eindhoven của Hà Lan, tỉnh Emilia Romagna của Ý, Đài Trung tại Đài Loan - Trung Quốc, ICF...

Ông Mai Hùng Dũng khẳng định, với kinh nghiệm hợp tác giữa Bình Dương và Eindhoven, chúng ta hy vọng rằng Bình Dương sẽ nằm trong danh sách Cộng đồng thông minh trên thế giới như chương trình đề án đã đề ra. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà tỉnh Bình Dương hướng tới là xây dựng TPTM để nâng cao chất lượng sống của người dân; tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội bền vững. "Xây dựng TPTM Bình Dương là cho tất cả những người dân Bình Dương và chúng tôi mong muốn sự tham gia tích cực của người dân trong việc tự cải thiện chính mình, học hỏi, trau dồi kiến thức để tiếp cận với thời đại công nghệ số sắp tới" - ông Dũng nói.

Lượt người xem:  Views:   2476
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền