Theo
đó, đối tượng áp dụng gồm các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế; UBND huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các đơn vị vũ trang tỉnh và mọi công dân trên địa
bàn tỉnh Bình Dương.
Quy
chế này quy định cụ thể các nội dung về bảo vệ bí mật Nhà nước như: Bí mật Nhà
nước trong phạm vi tỉnh Bình Dương; độ mật đối với từng loại tài liệu, vật mang
bí mật Nhà nước; việc lập, sửa đổi, bổ sung Danh mục bí mật Nhà nước; soạn thảo,
xác định độ mật đối với hồ sơ, tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước; giải mật, giảm
mật, tăng mật tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước do các cơ quan, tổ chức ban
hành; quy định về mẫu dấu để quản lý tài liệu mật; thống kê, lưu giữ, bảo quản
tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước; gửi và nhận tài liệu, vật mang bí mật Nhà
nước…
Về
tổ chức thực hiện, Ban Chỉ đạo công tác bảo vệ bí mật Nhà nước tỉnh giúp Chủ tịch
UBND tỉnh trong việc tổ chức phổ biến, tuyên truyền, tập huấn, thực hiện, hướng
dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra và thực hiện quản lý Nhà nước về công tác bảo
vệ bí mật Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Công
an tỉnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo công tác bảo vệ bí mật Nhà
nước tỉnh giao. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu,
đề xuất, tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, điều tra,
truy xét, hạn chế thấp nhất thiệt hại do lộ, lọt, mất bí mật Nhà nước gây ra và
xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.