Theo
đó, đối tượng áp dụng gồm các cơ quan Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến chất thải rắn
trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Quyết
định này quy định về quản lý chất thải rắn bao gồm: Chất thải rắn sinh hoạt; chất
thải rắn công nghiệp thông thường; chất thải rắn từ hoạt động xây dựng; bùn thải.
Quyết
định này không quy định về quản lý chất thải nguy hại và chất thải y tế; nội
dung quy định về quản lý chất thải nguy hại và chất thải y tế được tuân thủ
theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản
lý chất thải và phế liệu, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại và Thông tư liên tịch số
58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 giữa Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định về quản lý chất thải y tế.
Điểm
mới của Quyết định là phân tách riêng chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn
sinh hoạt. Đồng thời, bổ sung định hướng ưu tiên đầu tư mới các cơ sở xử lý chất
thải rắn, định hướng phân luồng và đầu tư quản lý chất thải rắn; nêu rõ yêu cầu
về kỹ thuật đối với các phương tiện thu gom, vận chuyển, điểm tập kết, trạm
trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt; trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển
và chủ xử lý chất thải rắn.