Theo
đó, đối tượng áp dụng bao gồm người phải chấp hành Quyết định giải quyết tranh
chấp đất đai, Quyết định công nhận hòa giải thành nhưng không tự nguyện chấp
hành; người có thẩm quyền, cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định
cưỡng chế và các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc cưỡng chế.
UBND
cấp huyện nơi có đất phát sinh tranh chấp có thẩm quyền ban hành Quyết định cưỡng
chế và tổ chức thực hiện cưỡng chế.
Việc
cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện: Quyết định giải quyết
tranh chấp đất đai, Quyết định công nhận hòa giải thành đã có hiệu lực theo quy
định của pháp luật và Quy định này; người chấp hành đã nhận được Quyết định hoặc
Quyết định đã được niêm yết, thông báo công khai; cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đã có văn bản vận động, thuyết phục nhưng người phải chấp hành Quyết định vẫn
không chấp hành; Quyết định cưỡng chế đã được giao cho người bị cưỡng chế hoặc niêm
yết, thông báo công khai theo quy định.