Thông tin tuyên truyền
Thứ 6, Ngày 05/06/2015, 10:57
Bình Dương chủ động ứng phó dịch cúm gia cầm
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
05/06/2015
 
TTĐT - Trước tình hình dịch cúm gia cầm (CGC) tái phát ở một số tỉnh, Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch gia súc, gia cầm (GC) tỉnh Bình Dương dự báo, trong thời gian tới, dịch bệnh diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát trên địa bàn tỉnh. Do đó, cần thiết xây dựng những biện pháp ứng phó để áp dụng khi có dịch CGC xảy ra.
 
Nguy cơ bùng phát dịch bệnh
   
Dịch CGC đã và đang có diễn biến phức tạp, năm 2015, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định có nhiều nguy cơ ghi nhận thêm các trường hợp mắc cúm A/H7N9, cúm A/H5N1 trên người.
   
Tại Việt Nam, vi rút cúm A/H5N6 đã được phát hiện ở một số tỉnh biên giới phía Bắc (Lạng Sơn, Lào Cai) và một số tỉnh Trung bộ (Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi…). Kết quả xét nghiệm, giải trình tự gien các mẫu vi rút cúm A/H5N6 cho thấy chúng có tỷ lệ tương đồng trên 99% so với chủng vi rút cúm A/H5N6 gây tử vong trên người tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vừa qua.
     
Ngày 11/5/2015, phát hiện ổ dịch cúm A/H5N6 tại một hộ dân ở xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đồng thời, vi rút cúm A/H7N9 đã được phát hiện trên cả GC và người tại tỉnh Quảng Tây giáp biên giới Việt Nam.
   
Tỉnh Bình Dương đã khống chế dịch CGC từ tháng 8/2005 đến năm 2012. Trong tháng 8/2013 và quý I/2014, đã xảy ra 03 trường hợp bệnh CGC trên gà, vịt ở xã Tân Định, thị xã Bến Cát, trên vịt ở phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một và trên gà tại xã Hiếu Liêm, thị xã Tân Uyên. Ba ổ dịch trên được Cơ quan Thú y vùng VI xét nghiệm xác định nhiễm vi rút cúm A/H5N1 và đã được Chi cục Thú y khống chế và xử lý kịp thời, triệt để.
       
Hiện nay, tỉnh Bình Dương có tổng đàn GC hình thức hộ gia đình trên 1,3 triệu con, chiếm 23% tổng đàn của tỉnh. Tuy nhiên, một số hộ chưa thực hiện tiêm phòng vắc xin, việc chăn nuôi sinh vật cảnh như gà kiểng, gà đá, chim công, trĩ chưa được kiểm soát chặt chẽ do chưa có vắc xin để tiêm phòng bệnh CGC. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại tình trạng vận chuyển GC, sản phẩm GC, các điểm buôn bán, giết mổ GC trái phép… Do đó, dịch CGC có nguy cơ xảy ra trên địa bàn tỉnh, nhất là từ các hộ chăn nuôi GC, thủy cầm nhỏ lẻ, nuôi gà đá; từ đàn GC, thủy cầm sống và sản phẩm gia cầm nhập lậu chưa được kiểm soát chặt chẽ, mua bán gà lông, giết mổ trái phép…
 
     
Thịt GC chưa qua kiểm dịch tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn
   
Trước tình hình dịch tái phát ở một số tỉnh, đặc biệt là nguy cơ lây nhiễm vi rút cúm A/H7N9 và A/H5N6 từ GC nhập lậu, Thường trực Ban chỉ đạo phòng chống dịch gia súc, GC tỉnh Bình Dương dự báo, trong thời gian tới diễn biến dịch bệnh sẽ phức tạp, có nguy cơ phát dịch cao. Do đó, cần thiết xây dựng những biện pháp ứng phó để áp dụng khi có dịch CGC xảy ra trên địa bàn tỉnh.
   
Chủ động ứng phó
   
Để chủ động phát hiện và sẵn sàng ứng phó nhằm ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho người và GC, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch gia súc, GC tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 27/KH-BCĐ ngày 21/5/2015 về việc “Ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút CGC có khả năng lây sang người trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2015”.
   
Theo đó, chỉ đạo thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền,nâng cao nhận thức của chính quyền cơ sở, các ban ngành, đoàn thể và nhân dân về sự nguy hiểm của vi rút CGC. Qua đó, đẩy mạnh quản lý chăn nuôi GC, thủy cầm trên địa bàn tỉnh.
     
Đồng thời, chủ động giám sát dịch bệnh, đặc biệt là khu vực giáp ranh với các tỉnh. Trong đó, nghiêm cấm việc buôn bán, vận chuyển GC, sản phẩm GC qua biên giới vào tỉnh; kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực đường giao thông ra vào tỉnh; không cho buôn bán, thu gom, tập kết, giết mổ GC tại các khu vực giáp ranh tránh hiện tượng hợp thức hóa GC. Tăng cường kiểm soát nguồn GC nhập vào tỉnh tại Trạm kiểm dịch đầu mối giao thông, tại 11 chốt kiểm dịch và ở các cơ sở chăn nuôi. Tập trung triển khai các chương trình giám sát hiện nay do USAID, FAO, CDC tài trợ, tăng cường giám sát bằng nguồn ngân sách nhà nước…
       
         
    
   
Cán bộ Thú y tiêm vắc xin phòng CGC cho đàn gà tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (Ảnh: Cao Sơn)
        
Biện pháp phòng dịch quan trọng nhất là tiêm vắc xin CGC theo hướng dẫn của Cục Thú y tại Công văn số 1464/TY-DT ngày 28/8/2014 về việc phòng, chống dịch CGC A/H5N6. Ngoài ra, thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng định kỳ sau mỗi đợt tiêm phòng tập trung và các tháng tổng vệ sinh tiêu độc theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Cục Thú y. Đặc biệt, đối với các chợ chuyên buôn bán GC sống, định kỳ tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, tiêu diệt mầm bệnh; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng sau mỗi buổi chợ; vệ sinh và khử trùng phương tiện, dụng cụ vận chuyển, chứa đựng GC,… Đối với cơ sở giết mổ GC, sử dụng bảo hộ lao động theo khuyến cáo của ngành y tế khi tiếp xúc và giết mổ GC; không giết mổ GC không rõ nguồn gốc; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng sau mỗi ca làm việc…
        
   
    
Thực hiện nghiêm túc vệ sinh tiêu độc chuồng trại
        
Thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo khuyến cáo của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tại Công văn số 2124/ATTP-NĐ ngày 27/8/2014 về việc “Phối hợp triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để phòng chống cúm A/H5N6”. Trong trường hợp phát hiện vi rút cúm A/H5N6, A/H7N9,… trên người tại Bình Dương, phải thực hiện các biện pháp bổ sung theo khuyến cáo của ngành Y tế.
    
Ngành Y tế khuyến cáo, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, môi trường; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; cải thiện sức khỏe và khả năng phòng bệnh; không giết mổ, chế biến, tiếp xúc với GC bị bệnh; không sử dụng sản phẩm GC không rõ nguồn gốc; không ăn tiết canh hay những thực phẩm nghi ngờ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm… Khi có các biểu hiện như: sốt trên 38 độ C, ho, đau ngực, khó thở, đau cơ, nhức đầu, mệt mỏi sau khi tiếp xúc với GC… cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
       
Phương Chi
      
Lượt người xem:  Views:   7425
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền