Theo đó, đối tượng áp dụng tại Quy định này là các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh (gọi chung các cơ quan, tổ chức).
Đối với UBND cấp xã, thực hiện theo Quyết định số 53/2012/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của UBND tỉnh Bình Dương quy định quản lý công tác văn thư, lưu trữ của HĐND và UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Có ba hình thức văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính và văn bản chuyên ngành. Trong đó, thể thức văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Thể thức văn bản hành chính thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. Thể thức văn bản chuyên ngành thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan quản lý ngành. Đồng thời, căn cứ các quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP và Thông tư 01/2011/TT-BNV để quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản chuyên ngành cho phù hợp.
Việc soạn thảo văn bản, đánh máy, nhân bản, kiểm tra văn bản trước khi ban hành, ký văn bản, bản sao văn bản; nguyên tắc quản lý văn bản, quản lý văn bản đến, quản lý văn bản đi, quản lý văn bản mật; quản lý và sử dụng con dấu; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan quy định về khen thưởng, xử lý vi phạm và khiếu nại, tố cáo cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV và Chương V của Quy định này.
Hiếu Hạnh