Thông tin tuyên truyền
Thứ 5, Ngày 06/11/2014, 11:29
Ba năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
06/11/2014
  
TTĐT - Qua 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Chương trình) giai đoạn 2011-2013 cho thấy, xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn, đúng đắn, hợp lòng dân.
  
Thực hiện Chương trình là nhiệm vụ to lớn, phức tạp, lâu dài. Với tinh thần “Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở nông thôn phải được nâng cao và phát triển một cách bền vững”, trong thời gian tới, toàn tỉnh quyết tâm đẩy mạnh thực hiện Chương trình đạt kết quả tốt hơn.
 
Hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo (BCĐ)
  
Thời gian qua, UBND tỉnh Bình Dương đã thành lập và kiện toàn hệ thống quản lý, điều hành Chương trình các cấp với tổng số 2.685 thành viên.
 
Bình Dương đã chọn 05 xã điểm xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn năm 2013. Trong quá trình điều hành chương trình, BCĐ đã phân công thành viên là lãnh đạo: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, Sở Công thương trực tiếp chỉ đạo 05 xã điểm.
 
Các thành viên có trách nhiệm kịp thời tháo gỡ khó khăn và phát hiện cách làm hay, hiệu quả để nhân rộng. Đến nay, tỉnh đã có 04 xã điểm đạt chuẩn nông thôn mới năm 2013.
 
Trong 3 năm, BCĐ các cấp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành trên 40 văn bản chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình giai đoạn 2011-2015, cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư" gắn với xây dựng nông thôn mới,... Đồng thời, các sở, ngành tùy theo lĩnh vực phụ trách đã ban hành các văn bản hướng dẫn và xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình.
 
Nâng cao công tác tuyên truyền, vận động

UBND tỉnh phát động phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới” đã được sự tích cực hưởng ứng của nhân dân. Các sở, ngành, đoàn thể đã chủ động mở lớp tập huấn chuyên đề, thỏa thuận ký kết các chương trình hợp tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế để cùng chung sức xây dựng nông thôn mới.


 Hệ thống xử lý và đóng gói trứng gà của Trang trại gà Ba Huân là một trong những cách sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao, nông nghiệp đô thị được khuyến khích tại Bình Dương

 
Trong hai năm 2012 và 2013, Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh Bình Dương đã thành lập đoàn và tiến hành kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới” tại các huyện và 05 xã điểm.
  
Ngoài ra, tỉnh còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới ở các cấp. Công tác đào tạo, tập huấn cũng được triển khai thực hiện liên tục trong suốt quá trình triển khai thực hiện Chương trình.
 
Đặc biệt, công tác tuyên truyền thể hiện sự sáng tạo qua việc lồng ghép nội dung phong trào “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới” trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Đây là một trong những tiêu chí xét công nhận danh hiệu ấp văn hóa, gia đình văn hóa đối với các xã triển khai xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hóa trên số đăng ký tăng 0,66%, tỷ lệ khu phố, ấp đạt văn hóa tăng 23,49%. Được biết, trong 03 năm, nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 3.134,35 tỷ đồng, gồm: Vốn ngân sách, vốn doanh nghiệp, vốn huy động, vốn dân đóng góp, vốn tín dụng và các nguồn vốn khác.
 
Kết quả thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới
 
Công tác lập quy hoạch chung và đề án xây dựng xã nông thôn mới được UBND các huyện, thị, các xã tích cực thực hiện. Trong quá trình xây dựng, các xã đều tổ chức lấy ý kiến của nhân dân; các quy hoạch chung được thông qua HĐND xã. khi trình UBND huyện, thị phê duyệt.
  
Đến nay, đã có 100% số xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 được phê duyệt đồ án quy hoạch và đề án; 26,3% (5/19 xã) số xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2020 được phê duyệt đồ án quy hoạch; 15,8% (3/19 xã) số xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2020 được phê duyệt đề án.  
 
Dự kiến, đến hết quý III năm 2014, hoàn thành phê duyệt tất cả các đồ án quy hoạch. Kinh phí thực hiện lập đồ án quy hoạch bình quân 400 triệu đồng/xã.
 
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn tiếp tục được đầu tư, cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp và dịch vụ, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội nông thôn ngày càng phát triển, an ninh trật tự được ổn định, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn ngày càng được nâng cao.

Mô hình nhà lưới kín tại Khu nông nghiệp công nghệ cao An Thái (xã An Thái, huyện Phú Giáo)
 
 
Bình quân thu nhập đầu người ở khu vực nông thôn tăng 50,6%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,79 % so với năm 2011. Riêng năm 2013, Bình quân thu nhập đầu người khu vực nông thôn đạt 30,5 triệu đồng/năm (tăng 36% so với năm 2012), tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới của tỉnh còn 0,79% (cơ bản xóa nghèo theo tiêu chí của tỉnh).
  
Từ 2011-2013, các địa phương đã và đang thực hiện các chương trình, đề án, dự án lồng ghép đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn từ nhiều nguồn vốn. Điển hình là các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo - việc làm, dân số - kế hoạch hóa gia đình, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế, nước sạch nông thôn, các dự án thuộc đề án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, các dự án thuộc Chương trình hành động số 77-CTr/TU của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn,… Các dự án này đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh.
 
Kế hoạch triển khai năm 2014-2015   
Các xã xây dựng nông thôn mới phấn đấu năm 2014, có 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trong toàn tỉnh lên 11 xã, đạt 36,67% so với tổng số xã đạt nông thôn mới giai đoạn 2011-2015; năm 2015, có 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới - hoàn thành kế hoạch đề ra.
Các xã còn lại phấn đấu đạt thêm từ 1 - 3 tiêu chí/xã/năm.
Các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục giữ vững, duy trì mức độ hoàn thành và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên tất cả các huyện, thị, xã, ấp gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Tiếp tục công tác xã hội hóa xây dựng nông thôn mới (đặc biệt là kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn) nhằm tạo việc làm mới, xây dựng chợ, khu vui chơi giải trí, văn hóa, trung tâm thể dục thể thao...
Vận động nhân dân đóng góp xây dựng nông thôn mới, chỉnh trang nhà ở, sân vườn, trồng cây xanh, giữ gìn môi trường giữ gìn truyền thống, bản sắc của địa phương.
Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào các công đoạn sản xuất để đầu tư thâm canh, tăng năng suất nông nghiệp một cách hiệu quả, chất lượng.
Tập trung triển khai thực hiện tốt 02 chính sách hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp đã được UBND tỉnh ban hành đó là: chính sách hỗ trợ giữ, phát triển vườn cây ăn quả đặc sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 - 2016; chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị-nông nghiệp kỹ thuật cao-nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến triên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012 - 2015.
Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, môi trường, xây dựng hệ thống chính trị tự quản cơ sở vững mạnh.
  
  Hiếu Hạnh
Lượt người xem:  Views:   1160
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền