Thông tin tuyên truyền
Thứ 3, Ngày 15/07/2014, 11:08
Các nguyên tắc điều trị dự phòng bệnh dại
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
15/07/2014
  
TTĐT - Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trong điều trị dự phòng bệnh dại, việc chỉ định dùng vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại phải căn cứ theo tình trạng của chó, hoàn cảnh bị chó cào, cắn hoặc tiếp xúc với nguồn bệnh, vị trí chó cào, cắn, số lượng vết cào, cắn, mức độ vết cào, cắn và tình hình bệnh dại xảy ra tại địa phương.
   
  
Đối với những người chưa tiêm vaccine phòng bệnh dại, việc chỉ định điều trị dự phòng bệnh dại phải dựa vào phân loại vết thương do chó cào, cắn một cách cụ thể để có xử trí phù hợp. Tình trạng tiếp xúc với chó hoặc do bị chó cào, cắn được phân chia làm 3 mức độ, từ mức độ bình thường đến mức độ nặng.
 
Mức độ 1
 
Đây là mức độ khi cơ thể không bị tổn thương, người chỉ tiếp xúc với chó bằng động tác sờ mó, vuốt ve; cho chó ăn, để chó liếm trên phần da lành không bị vết xước, vết cào thì không cần xử trí điều trị dự phòng.
 
Mức độ 2
 
Được phát hiện khi bị chó cào, cấu gây thương tổn với vết xước, vết cào, để chó liếm trên phần da và niêm mạc bị tổn thương. Nếu tại thời điểm bị cào cấu, chó ở trong tình trạng bình thường - kể cả chó đã được tiêm phòng dại thì phải điều trị dự phòng bằng cách tiêm ngay vaccine phòng dại. Trong vòng 10 ngày sau đó, chó vẫn trong tình trạng bình thường thì dừng tiêm vaccine sau ngày thứ 10.
    
  
 
Nếu tại thời điểm bị chó cào, cấu phát hiện có vết xước, vết cào mà chó trong tình trạng bình thường - kể cả chó đã được tiêm phòng dại, nhưng trong vòng 10 ngày sau chó bị ốm, xuất hiện triệu chứng dại hoặc bỏ chạy mất tích, không theo dõi được thì phải tiêm ngay vaccine dại (tiêm đủ liều). Tại thời điểm bị chó cào, cấu có vết xước, vết cào, chó có triệu chứng dại hoặc bỏ chạy mất tích, không theo dõi được tình trạng, thì phải tiêm ngay vaccine phòng dại (tiêm đủ liều).
 
Mức độ 3
 
Đây là mức độ nặng xảy ra khi nạn nhân có những tổn thương do vết cắn, vết cào nguy hiểm.
 
Nếu vết thương do chó cắn, cào gây chảy máu ở vùng xa thần kinh trung ương nhưng tại thời điểm bị cắn, cào, chó trong tình trạng bình thường thì cũng phải điều trị dự phòng bằng cách tiêm ngay vaccine phòng dại và theo dõi. 10 ngày sau, chó vẫn trong tình trạng bình thường thì có thể dừng tiêm vaccine sau ngày thứ 10. Còn tại thời điểm bị chó cắn, cào, chó có triệu chứng dại hoặc bỏ chạy mất tích, không theo dõi được tình trạng, phải điều trị dự phòng ngay từ đầu bằng cách tiêm huyết thanh kháng dại và vaccine phòng dại.
 
Trường hợp vết thương do chó cắn, cào gây tổn thương sâu, có nhiều vết thương, vết cắn, vết cào gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ; ở vùng có nhiều dây thần kinh như các đầu chi, bộ phận sinh dục nhưng ở thời điểm bị cắn, cào, chó vẫn trong tình trạng bình thường, hoặc có triệu chứng dại, bỏ chạy mất tích không theo dõi được, phải điều trị dự phòng ngay từ đầu bằng cách tiêm huyết thanh kháng dại và vaccine phòng dại.
   
Mai Xuân
 
Lượt người xem:  Views:   766
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền