Thông tin tuyên truyền
Thứ 4, Ngày 09/07/2014, 03:21
Bệnh dại và cách phòng, chống bệnh dại
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
09/07/2014
   
TTĐT - Từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước có 22 trường hợp tử vong do bệnh dại (vì không tiêm phòng hoặc tiêm phòng muộn sau khi bị chó cắn). Trước nguy cơ tiềm ẩn của bệnh dại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Dương hướng dẫn biện pháp phòng, chống bệnh dại để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
 
Bệnh dại là gì?
 
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, gây ra do một loại vi-rút hướng thần kinh. Bệnh lây truyền từ các loài động vật hoang dại và vật nuôi tại nhà (chó, mèo) qua vết cắn, cào cấu hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nước dãi từ con bệnh. Triệu chứng điển hình là con vật mắc bệnh mất tri giác, sợ ánh sáng, sợ nước, co giật, liệt hô hấp… Hiện nay, bệnh dại không có thuốc điều trị, người bị dại khi lên cơn dại thì chắc chắn sẽ tử vong.
 
Trong tự nhiên, tất cả các loài động vật máu nóng đều mắc bệnh, mẫn cảm như: chó, mèo, chó sói, cáo, trâu, bò, ngựa, lợn... Đặc biệt chó, mèo mắc bệnh nhiều nhất, người cũng rất mẫn cảm với bệnh dại.
 
Virus dại xâm nhập vào cơ thể chủ yếu trực tiếp qua vết cắn của chó, mèo bị bệnh dại hoặc gián tiếp do người hoặc gia súc bị tổn thương cơ giới tiếp xúc với nước bọt của chó, mèo bị dại. Vi rút cũng có thể lây qua niêm mạc mắt. Thời gian nung bệnh (từ khi bị cắn đến khi phát bệnh) dài hay ngắn phụ thuộc vào vết cắn ở gần hay xa thần kinh Trung ương (não bộ), tùy theo loài động vật mẫn cảm nhiều hay ít, độ nông sâu của vết cắn, số lượng độc lực của virut trong nước bọt. Ở người trung bình là 40 ngày, ở chó khoảng 25 ngày.
 
Triệu chứng chó mắc bệnh dại
 
Chó mắc bệnh dại thường xảy ra ở hai thể.
 
Thể điên cuồng: Chó dại lên cơn dữ dội, hàm trễ, mắt đỏ ngầu, mất thần sắc tạo thành bộ mặt đặc biệt, chảy dãi, sùi bọt mép trắng như xà phòng, không còn cảm giác, đi như điên, lao vào mọi người kể cả chủ để cắn xé. Chó dại sợ gió, sợ nước, bỏ nhà đi lung tung - có khi hàng chục km, bạ gì ăn đấy, nuốt cả vật lạ. Những cơn điên như thế nối tiếp nhau đến lúc chó gầy sút rồi chuyển sang bại liệt và chết.
 
Thể bại liệt: Chó thể hiện các trạng thái bất thường: buồn bã, ngơ ngác, bồn chồn, ăn ít, hay bỏ ăn. Sau đó, lặng lẽ chui vào xó tối nằm lì - gọi là thể dại “câm” hay thể dại “im lặng”. Vài ngày sau, chó bị liệt chân, liệt hàm (hàm trễ), lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do và không cắn được, chó gầy sút nhanh, nằm một chỗ rồi chết. Riêng chó con ít khi gặp ở thể dại điên cuồng, phần lớn chó con bị bệnh hay mơn trớn cắn hoặc liếm chân người, buồn bã, rồi chết sau từ 03 - 05 ngày trong trạng thái bại liệt hoàn toàn. Thể dại này rất nguy hiểm do khó nhận biết.
 
Triệu chứng khi người bị lây bệnh dại
 
Người mắc bệnh dại do bị chó, mèo mắc bệnh dại cắn hoặc do tiếp xúc với nước bọt của chó dại có chứa virus qua vết thương, vết xây xát trên người (lây gián tiếp). Sau thời gian ủ bệnh, người bệnh sẽ nổi cơn dại, sợ nước, sợ ánh sáng, mất tri giác, không nhận biết người thân, có biểu hiện khó nuốt do liệt cơ hầu họng, sau cùng lên cơn co giật, khó thở. Khi đã lên cơn dại thì không thể chữa khỏi.

Người mắc bệnh dại do bị chó, mèo mắc bệnh dại cắn

Cách phòng, chống bệnh dại
 
Phải kiểm soát súc vật nghi dại, không thả rông chó nuôi. Chó nuôi phải nhốt trong nhà, khi ra đường phải có rọ mõm, dây dẫn. Hiện nay, ở nước ta chó nuôi là nguyên nhân chính gây lây lan bệnh dại nên phải quản lý chặt chẽ.
 
Tiêm vaccine phòng dại cho chó, mèo từ 03 tháng tuổi trở lên, mỗi năm tiêm một lần.
 
Tránh tiếp xúc với súc vật lạ, không rõ nguồn gốc, không để bị cắn. Nếu bị cắn, phải tiêm phòng ngay, bắt và theo dõi súc vật nghi dại cắn trong 10 ngày.
 
Tiêm vaccine phòng dại cho một số người có nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với súc vật như: cán bộ thú y, người chăn nuôi gia súc (chó, mèo...) chuyên nghiệp....

Cần tiêm vacxin phòng dại cho chó, mèo từ 3 tháng tuổi trở lên, mỗi năm tiêm một lần

Các đồ vật (vải, dụng cụ riêng...) của bệnh nhân cần đốt huỷ. Các đồ sắt, giường, tủ, sàn nhà... cần lau rửa bằng xà phòng và phun thuốc khử trùng.
 
Xử trí khi bị chó, mèo cắn
 
Khi bị chó, mèo cắn hoặc cào xước, phải nhanh chóng rửa vết thương thật sạch. Dội thật kỹ vết thương bằng nước xà phòng, sau đó, rửa lại bằng nước lọc, lau khô, sát trùng vết thương bằng thuốc sát trùng mạnh như cồn 70o, cồn iôt. Không được khâu vết thương sớm (trừ vết thương ở mặt). Sau đó, ngay lập tức đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng dại. Tùy theo vị trí vết cắn và tính chất vết thương nặng nhẹ mà thầy thuốc sẽ chỉ định cho tiêm  vaccine hoặc huyết thanh kháng dại. Bác sĩ cũng cần tiêm phòng uốn ván, tiêm kháng sinh đề phòng nhiễm trùng,...
 
Bệnh dại rất nguy hiểm và không có thuốc điều trị nên khi người bị chó, mèo cắn, cào xước, phải đưa đến cơ sở y tế và tuyệt đối nghe theo lời thầy thuốc. Không nghe theo lời bàn của những người ngoài ngành y tế, tuyệt đối không được chữa bằng thuốc nam, không được đưa thầy lang lấy nọc,...
 
Cùng lúc, phải nhốt chó liền để theo dõi. Sau 15 ngày, nếu chó vẫn khỏe mạnh thì có thể ngưng tiêm phòng các mũi tiếp theo. Nếu chó chết hoặc bỏ nhà chạy rông thì phải báo ngay cho bác sĩ biết để có biện pháp dùng thuốc hiệu quả. Đến nay, y học hiện đại và y học cổ truyền đều khẳng định: bệnh dại khi đã lên cơn đều dẫn đến tử vong 100%. Biện pháp duy nhất để cứu chữa những người bị súc vật dại cắn hoặc tiếp xúc với vi rút dại là phải tiêm vaccine dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng hiệu quả.
   
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, bệnh dại xảy ra ở hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hàng năm, có hơn 15 triệu người phải điều trị do bị động vật nghi mắc bệnh dại cắn, 55 nghìn người chết vì bệnh dại, trung bình, cứ 10 phút lại có một người tử vong do bị bệnh dại. Khoảng 40% số ca tử vong ở người dưới 15 tuổi. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của bệnh dại. Nếu những năm 1990, bệnh dại có xu hướng giảm, thì từ năm 2004 trở lại đây, bệnh dại có xu hướng tăng.

 Mai Xuân

Lượt người xem:  Views:   1865
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền