Tham dự có lãnh đạo huyện, nguyên lãnh đạo huyện qua các thời kỳ, các cựu chiến binh.
Tại buổi Tọa đàm, ông Nguyễn Phương Linh - Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng đã phát biểu ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng của quân và dân Dầu Tiếng qua 2 cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mà mốc son chói lọi nhất chính là những thắng lợi vẻ vang, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng Dầu Tiếng vào ngày 13/3/1975. Chiến thắng Dầu Tiếng có ý nghĩa, lan tỏa đặc biệt, khích lệ tinh thần đấu tranh cách mạng, tạo tiền đề cho những thắng lợi tiếp theo của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Chiến thắng Dầu Tiếng đã chặt đứt một mắt xích quan trọng, một vị trí xung yếu nhất trong tuyến phòng thủ trung gian của địch ở phía Bắc Sài Gòn, trực tiếp uy hiếp mạnh nhiều căn cứ, cơ sở địch. Đồng thời, mở rộng vùng giải phóng của tỉnh, nối liền các căn cứ miền Đông, tạo ra hệ thống căn cứ địa liên hoàn và hình thành tuyến hành lang chiến lược thông suốt từ cực Nam Trung bộ đến Chiến khu D và giáp với Sài Gòn.

Kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, quân và dân huyện Dầu Tiếng đồng lòng, chung sức xây dựng địa phương ngày càng phát triển
Kế thừa và phát huy truyền thống anh dũng, bất khuất trong đấu tranh giải phóng quê hương đất nước, ngày nay các thế hệ cán bộ, quân và dân huyện Dầu Tiếng đã đồng lòng, chung sức vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm xây dựng địa phương ngày càng phát triển. Đặc biệt, từ khi tái lập huyện đến nay, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện đã không ngừng phát huy nội lực, chủ động khai thác tiềm năng, lợi thế, từng bước đưa kinh tế huyện nhà liên tục phát triển.
Dịp này, huyện Dầu Tiếng đã tổ chức trao Huân chương Độc lập hạng Nhì và hạng Ba của Chủ tịch nước tặng cho 16 gia đình có nhiều liệt sĩ trên địa bàn huyện.

Trao Huân chương Độc lập hạng Nhì và hạng Ba cho các gia đình có nhiều liệt sĩ trên địa bàn huyện