Tham
dự có đại diện lãnh đạo sở, ngành cùng các nhà khoa học, giảng viên và sinh
viên trường Đại học Thủ Dầu Một.
Tại
hội thảo, các chuyên gia đã có nhiều trao đổi, thảo luận sâu những vấn đề lý
thuyết mấu chốt cần nắm vững trong hoạt động mua bán, sáp nhập và sở hữu chéo
ngân hàng, doanh nghiệp, đúc kết những quy luật khách quan, chỉ ra cơ hội và
thách thức cho hoạt động mua bán, sáp nhập trong thời gian tới.
Báo cáo tại hội thảo cho thấy, trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, hoạt động mua bán, sáp nhập
và sở hữu chéo ngân hàng, doanh nghiệp đã diễn ra từ hơn 15 năm qua. Đặc biệt,
trong những năm gần đây, hoạt động mua bán, sáp nhập, tái cơ cấu các tổ chức
tín dụng và doanh nghiệp đã diễn ra rất sôi động. Chỉ tính riêng trong 2 năm
2015-2016, hàng loạt thương vụ mua bán,
sáp nhập ngân hàng, doanh nghiệp với quy mô lớn. Cùng với các thương vụ mua
bán, sáp nhập, quá trình tái cơ cấu, xử lý các nhược điểm của sở hữu chéo giữa
ngân hàng và doanh nghiệp cũng được các cơ quan chức năng rất chú trọng.

Đại biểu tham dự hội thảo
PGS.TS Hoàng Trọng Quyền - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ
Dầu Một cho biết, hội thảo có 32 báo cáo khoa học đề
cập đến nhiều khía cạnh cả lý thuyết và thực tiễn mua bán, sáp nhập
và sở hữu chéo ngân hàng, doanh nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nền kinh tế Việt Nam. Hội thảo là diễn đàn để cán bộ, giảng viên, học viên công bố
các kết quả nghiên cứu của mình, chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hoạt động khoa học và gắn kết giữa đào tạo
với thực tiễn.