Tin hoạt động sở ngành
Thứ 4, Ngày 27/01/2016, 11:00
Hội thảo Quản lý thuốc trong khám chữa bệnh BHYT
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
27/01/2016
Ngày 22/10, tại Hà Nội, BHXH Việt Nam phối hợp cùng Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, Cơ quan Đảm bảo xã hội và Quốc tế Pháp (GIP SPSI) tổ chức hội thảo “Quản lý thuốc trong khám chữa bệnh BHYT”. Tham dự Hội thảo có Ông Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ông Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng Giám đốc BHXH
Việt Nam cùng đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một số Sở Y tế và BHXH tỉnh, thành phố.
sepHong 231013.jpg

Phát biểu khai mạc hội thảo, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Lê Bạch Hồng cho biết, ở Việt Nam, BHYT được xác định là một trong những chính sách trụ cột của hệ thống an sinh xã hội. Qua hơn 20 năm thực hiện chính sách BHYT đến nay đã có trên 60 triệu người, chiếm gần 70% dân số cả nước tham gia BHYT, trong đó toàn bộ người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người có công, người nghỉ hưu, bảo trợ xã hội và các nhóm yếu thế đều được thụ hưởng chính sách BHYT. Việt Nam đã xác định lộ trình tiến tới BHYT toàn dân với mục tiêu bao phủ 80% dân số vào năm 2020.

Tổng Giám đốc nhấn mạnh: trong cơ cấu chi BHYT ở Việt Nam, chi phí về thuốc chiếm khoảng 60% tổng số tiền chi trả khám, chữa bệnh BHYT. Công tác quản lý cung ứng và lựa chọn sử dụng thuốc đang tồn tại một số vấn đề chưa hợp lý. Thị trường thuốc ở Việt Nam với trên 22.000 loại thuốc đang lưu hành trong khi đó công tác đầu thầu thuốc cũng còn một số hạn chế, giá thuốc vẫn có sự chênh lệch trên cùng một địa bàn và giữa các tỉnh thành phố. Tìm giải pháp để công tác quản lý thuốc trong khám, chữa bệnh BHYT là vấn đề rất được quan tâm và phải sớm thực hiện. 

Nhiều khó khăn trong quản lý thuốc KCB BHYT tại Việt Nam

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận các nội dung liên quan đến chính sách thuốc BHYT ở Việt Nam, thực trạng quản lý, thanh toán chi phí thuốc BHYT tại Việt Nam.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế, Nghiêm Trần Dũng thuốc điều trị- không thể thiếu trong KCB, luôn gắn chặt với quyền lợi BHYT, nhưng rất phức tạp trong quản lý, sử dụng. Chi phí về thuốc, cả tân dược và thuốc YHCT, ngày càng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi của quỹ BHYT. Năm 2010: tổng chi tiền thuốc của quỹ BHYT khoảng 11.564 tỷ đồng (60% tổng chi KCB của quỹ); năm 2011: khoảng 15.568 tỷ đồng – 61,3% tổng chi của quỹ; tăng 34,6% so với năm 2010; Năm 2012:  khoảng 19.561 tỷ đồng - 60,6% tổng chi của quỹ; tăng 4 ngàn tỷ so với 2011. Công tác quản lý thuốc vẫn còn nhiều vấn đề như: khó khăn để lựa chọn thuốc trong danh mục thuốc BHYT, nhất là với thuốc YHCT; Cung ứng vẫn còn nhiều hình thức đấu thầu khác nhau, giá thuốc cũng khác nhau do cơ chế đấu thầu mua sắm….

Về vấn đề quản lý, thanh toán chi phí thuốc BHYT, báo cáo của Ban Dược và Vật tư y tế, BHXH Việt Nam cho thấy một số kết quả đạt được như:  đã kiểm soát giá thuốc, lựa chọn và cung ứng thuốc; Giá thuốc trúng thầu giảm; Chênh lệch giá thuốc giữa các địa phương, hội đồng đã được thu hẹp lại; Tổ chức đấu thầu: xu hướng đấu thầu tập trung nên cung ứng thuốc kịp thời hơn, đặc biệt các tỉnh địa bàn rộng; Kiểm soát sử dụng thuốc hợp lý;… Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn trong hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ quản lý, thanh toán, Danh mục thuốc quá lớn, phức tạp, Vẫn còn một số thuốc có chi phí điều trị quá lớn/1 người bệnh, chưa phù hợp giữa chi phí- hiệu quả, khả năng chi trả của quỹ BHYT,…

Hoi thao 231013 02.JPG

Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị sử dụng thuốc generic


Chuyên gia, cố vấn y tế từ Cơ quan đảm bảo xã hội và quốc tế Pháp và WHO chia sẻ tại hội thảo nhiều thông tin liên quan đến hệ thống BHYT và công tác quản lý giá thuốc tại Pháp và một số quốc gia trên thế giới.

Tại Pháp, việc tham gia BHYT do luật quy định và trên 90% dân số Pháp tham gia BHYT; Quỹ BHYT quốc gia của Pháp bao gồm 03 quỹ chính (dành cho lao động làm công ăn lương, lao động nông nghiệp, lao động tự do);  Chương trình chăm sóc y tế sức khỏe toàn dân (CMU) từ năm 2000: cho các bệnh nhân không có bảo hiểm và những người có thu nhập dưới mức quy định. 92% dân số tham gia BHYT bổ sung. Các dịch vụ y tế được cung cấp bao gồm: Điều trị bệnh viện, dịch vụ cấp cứu, các loại thuốc kê đơn ; Với các thuốc kê đơn: tỷ lệ đồng chi trả tùy thuộc vào giá trị điều trị. Có 30 loại bệnh mạn tính được BHYT quốc gia chi trả 100%.

Quy trình cấp giấy phép, chi trả, đấu thầu thuốc tại Pháp được thực hiện qua 02 bước cơ bản, bao gồm: Đánh giá kỹ thuật và Quyết định phạm vi chi trả BHYT và mức giá thuốc. Bước 1, Đánh giá kỹ thuật (chất lượng thuốc) do Hội đồng Minh bạch (một trong số các hội đồng khoa học của Cơ quan y tế cao cấp Pháp) thực hiện. Trên cơ sở kết quả từ Hội đồng Minh bạch đưa ra, Uỷ ban định giá thuốc xác định mức chi trả và mức giá thuốc, sau đó cơ quan cấp Bộ ra quyết định chính thức. Hệ thống quản lý của Pháp được đánh giá khá hiệu quả, kiểm soát thuốc tốt hơn trong vài năm qua. Tuy nhiên chi phí thuốc vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong chi tiêu y tế, một số thuốc vẫn có giá rất cao.

Tại các quốc gia OECD, chi phí thuốc đã tăng hơn 50% trong 10 năm qua và là cấu phần chiếm chi phí lớn nhất trong việc chăm sóc y tế. Các tổ chức y tế đang đưa ra những sáng kiến để 'tối ưu hóa quản lý' các thuốc mới có giá cao. Các quốc gia châu Âu đang học tập nhau về cách duy trì hệ thống CSYT công bằng và toàn diện – nếu không các nước này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Các chuyên gia của Tổ chức y tế thế giới (WHO) trao đổi kinh nghiệm quản lý chi trả thuốc BHYT; kinh nghiệm quản lý chi trả thuốc có chi phí cao (trọng tâm là các loại thuốc điều trị ung thư) tại một số nước như Thuỵ Điển,Áo, Anh…

Các chuyên qua quốc tế rất chú trọng đến việc sử dụng thuốc generic. Thuốc generic là thuốc đã hết hạn về bản quyền nên có chi phí rất thấp. Tại Pháp thuốc generic chiếm 24% thị trường thuốc được thanh toán BHYT dành cho điều trị ngoại trú, thuốc generic trong tổng doanh số thuốc được thanh toán BHYT tăng từ 13,3% năm 2011 lên 15,7%; 109/352 nhóm thuốc điều trị có thuốc generic (năm 2002 là 64 loại). Những cải cách gần đây ở Thụy Điển nhằm thúc đẩy sử dụng thuốc hợp lý có thay thế bằng thuốc generic. Thuốc được định giá dựa trên giá trị và được giám định chi trả một cách chặt chẽ. Ở Philippin có hẳn Luật bắt buộc sử dụng thuốc generic...
 
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho rằng: những thông tin chia sẻ của các chuyên gia quốc tế sẽ là những kinh nghiệm rất tốt cho Việt Nam để công tác quản lý thuốc nói chung và thuốc BHYT nói riêng được chặt chẽ, hiệu quả hơn. Trước mắt, một số việc chúng ta có thể sẽ làm ngay như đánh giá lại chất lượng hiệu quả của các loại thuốc mới, rà soát lại danh mục thuốc, thành lập các hội đồng thực hiện việc tư vấn có chuyên môn cao cùng tham gia vào quá trình quản lý sử dụng thuốc…

Phát biểu tại hội thảo, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Minh Thảo nhấn mạnh vai trò quan trọng của quản lý thuốc trong quá trình thực hiện BHYT toàn dân và tính cấp thiết thực hiện tốt hơn, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Những thông tin, kinh nghiệm hay được chia sẻ từ các chuyên gia, các vị khách mời tại hội thảo sẽ là những góp ý thiết thực cho quá trình quản lý thuốc nói chung và quản lý chi trả thuốc BHYT nói riêng được thực hiện hiệu quả hơn, đảm bảo tốt hơn cho quyền lợi cho người tham gia BHYT.
Theo baohiemxahoi.gov.vn
Lượt người xem:  Views:   1457
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Audio

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Friendly Name

Email

Từ khóa

Từ khóa

Tin nổi bật

Tác giả

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin hoạt động sở ngành