Bộ máy tổ chức - Doanh nghiệp nhà nước
 
 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
Thành phố Dĩ AnThành phố Dĩ An
  THƯỜNG TRỰC UBND THÀNH PHỐ

- Ông Võ Văn Hồng
Chức vụ: Chủ tịch UBND thành phố
Mail: hongvv@binhduong.gov.vn
    
- Ông Phạm Văn Bảy
Chức vụ : Phó Chủ tịch UBND thành phố;
Mail: baypv@binhduong.gov.vn

- Ông Nguyễn Thanh Huy
Chức vụ : Phó chủ tịch UBND thành phố;
    
   
 
                        
Địa chỉ      :  Nguyễn An Ninh,  phường Dĩ An, thành phố  Dĩ An;
 
Điện thoại : (0274) 3 731 145;

Fax           : (0274)  3 742 861.
  
 
Thành phố Dĩ An nằm ở trung tâm khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp 2 thành phố công nghiệp lớn là Biên Hòa và thành phố Hồ Chí Minh, gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và cụm cảng Sài Gòn nên có đủ các điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội.
 
- Diện tích: 60,10km2, dân số: 403.760 người.
 
- Có 07 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các phường: Dĩ An, An Bình, Tân Đông Hiệp, Đông Hòa, Tân Bình, Bình An, Bình Thắng. 
 
Địa giới hành chính thành phố Dĩ An: Đông giáp quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, Tây giáp thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, Nam giáp quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Bắc giáp thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
 
(Theo Nghị quyết 857/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020)
6/5/2022 11:33 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết730-thanh-pho-di-aUBND huyện, thị xã, thành phốFalse
0.00
0
0.00
Sở Tài nguyên - Môi trườngSở Tài nguyên - Môi trường

BAN LÃNH ĐẠO

Ông Ngô Quang Sự

Chức vụ: Giám đốc

Email: sunq@binhduong.gov.vn

Ông Phạm Xuân Ngọc

Chức vụ: Phó Giám đốc

Email: ngocpx@binhduong.gov.vn

Nguyễn Ngọc Thúy

Chức vụ: Phó Giám đốc

Email: thuynn@binhduong.gov.vn

Nguyễn Thị Bích Thủy

Chức vụ: Phó Giám đốc

Email:thuyntb@binhduong.gov.vn

CÁC PHÒNG, ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC

Văn phòng Sở : (0274) 3.822.252

Thanh Tra sở :  (0274) 3.834.970

Phòng Tài Nguyên nước, khoáng sản và Khí tượng thủy văn:  (0274) 3.822.958

Phòng Kế hoạch - Tài chính

Chi cục quản lý đất đai : (0274) 3.827.198, 3.827.204

Chi cục Bảo vệ môi trường: (0274) 3.834.766

Quỹ Bảo vệ môi trường : (0274) 3.834.769​

 

ĐỊA CHỈ

Tầng 9 - tháp A, Tòa nhà Trung tâm Hành chính tập trung tỉnh;


Điện thoại: (0274) 3.828.035, 822.252;

  
Fax          : (0274) 3.822252;

  
Email       : sotnmt@binhduong.gov.vn


Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương

(Kèm theo Quyết định số 11/2022/QĐ-UBND ngày 18 tháng năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

​ 

 


Chương I

VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG

 

Điều 1. Vị trí

Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là Sở) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; chất thải rắn; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ và các dịch vụ công về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Chức năng

Sở Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

Chương II

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

 

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác về tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi, thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Dự thảo kế hoạch dài hạn, 05 năm, hàng năm, các chương trình, đề án, dự án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đối với Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện;

d) Dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường;

đ) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công về tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về tài nguyên và môi trường sau khi được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh.

4. Quản lý, tổ chức giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng chứng chỉ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

5. Về đất đai:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng nội dung phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh; kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

b) Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tổng hợp, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt;

c) Chủ trì tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quy định hạn mức giao đất, công nhận đất ở cho hộ gia đình, cá nhân; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự khai phá đất để sản xuất nông nghiệp; hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân (nếu có); diện tích tối thiểu được tách thửa và các nội dung khác theo quy định của pháp luật về đất đai đối với từng loại đất;

d) Tổ chức thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo thẩm quyền; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc trưng dụng đất theo quy định;

đ) Thực hiện việc đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo thẩm quyền và theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, ký hợp đồng thuê đất; lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với các tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư theo quy định;

e) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn kiểm tra việc điều tra đánh giá tài nguyên đất; điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá đất đai; lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính; thống kê, kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; xây dựng, vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai;

g) Chủ trì việc tổ chức xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định; lập bản đồ giá đất;

h) Chủ trì việc tổ chức xác định giá đất cụ thể làm căn cứ để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;

i) Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai ở địa phương và tích hợp, cập nhật vào cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia;

k) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật;

l) Kiểm tra và tổ chức thực hiện việc phát triển quỹ đất; quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức việc đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định;

m) Theo dõi, đánh giá, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai của địa phương theo quy định của pháp luật.

6. Về tài nguyên nước:

a) Lập và tổ chức thực hiện phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống, khắc phục hậu quả, tác hại do nước gây ra trong quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật; lập và thực hiện kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt; giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;

b) Khoanh định vùng hạn chế, vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo, ngưỡng khai thác nước dưới đất theo thẩm quyền; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc trám lấp giếng không sử dụng theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức xây dựng, quản lý và thực hiện việc quan trắc tài nguyên nước đối với mạng quan trắc tài nguyên nước của địa phương; xây dựng, quản lý hệ thống giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của địa phương;

d) Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo đảm nguồn nước phục vụ cung cấp nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông; tổ chức điều tra, đánh giá quan trắc, giám sát diễn biến dòng chảy, bồi lắng, xói lở lòng, bờ, bãi sông;

đ) Tổ chức tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi, cấp lại giấy phép về tài nguyên nước và cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền; thẩm định hồ sơ phê duyệt, điều chỉnh, truy thu, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

e) Tổ chức điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước theo phân cấp; kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu tài nguyên nước trên địa bàn; báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn;

g) Tổ chức điều tra, đánh giá, xác định và trình công bố dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối nội tỉnh và các sông suối không thuộc danh mục lưu vực sông liên tỉnh, lưu vực sông nội tỉnh mà có hồ chứa hoặc đã được quy hoạch xây dựng hồ chứa có quy mô khai thác, sử dụng nước thuộc trường hợp phải có giấy phép sử dụng tài nguyên nước;

h) Tổ chức điều tra, đánh giá sức chịu tải của các sông, hồ là nguồn nước nội tỉnh; công bố nguồn nước không còn sức chịu tải; lập danh mục nguồn nước nội tỉnh; danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp theo quy định;

i) Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước trên địa bàn; lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt;

k) Tổ chức lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; xác nhận về thời gian công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải ngừng khai thác theo thẩm quyền;

l) Giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc phối hợp thực hiện của các cơ quan tham gia điều phối, giám sát đối với lưu vực sông nội tỉnh.

7. Về tài nguyên khoáng sản:

a) Khoanh định các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; xác định các khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh; đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; lập kế hoạch và tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi được phê duyệt;

b) Lập phương án thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của địa phương theo quy định; kịp thời phát hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường khi phát hiện có thông tin khoáng sản mới; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Tổ chức tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản; hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò, quyền khai thác khoáng sản; hồ sơ trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; đề án đóng cửa mỏ; hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản;

d) Tổ chức tiếp nhận, tính, thẩm định, trình phê duyệt hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản, hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, hồ sơ xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả đối với các mỏ thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh;

đ) Tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết việc khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

e) Tổ chức thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản đối với các khoáng sản thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt và định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

8. Về môi trường:

a) Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức thực hiện hoạt động đăng ký, công nhận, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận về đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh; thẩm định hồ sơ cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng, cho, thuê mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; thẩm định hồ sơ cấp giấy phép nuôi trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; thực hiện kiểm tra, thẩm định, cấp giấy phép môi trường; cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Tổ chức quản lý, kiểm soát nguồn thải, nguồn ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn theo quy định của pháp luật, gồm: hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường; tiếp nhận, xử lý số liệu quan trắc tự động liên tục đối với nguồn thải, nguồn ô nhiễm; kiểm tra, giám sát hoạt động quan trắc định kỳ đối với nguồn thải, nguồn ô nhiễm; theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quản lý theo quy định;

d) Tổ chức thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thu hồi, xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tham gia, hướng dẫn, kiểm tra việc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất và các hoạt động quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại khác trên địa bàn thuộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức điều tra, đánh giá, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án xử lý ô nhiễm, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật; điều tra, đánh giá, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lập Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt, sông hồ nội tỉnh, môi trường không khí; khoanh vùng các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

e) Tổ chức xây dựng phương án bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học lồng ghép vào quy hoạch tỉnh; tổ chức điều tra, đánh giá, lập danh mục, dự án thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, cảnh quan sinh thái quan trọng, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; tổ chức biện pháp bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, bảo tồn nguồn gen các loài bản địa, loài có giá trị tại địa phương; quản lý, giám sát hoạt động tiếp cận nguồn gen và tri thức truyền thống gắn với nguồn gen theo quy định của pháp luật; kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; tổ chức kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo đa dạng sinh học, xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học; tổ chức thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học cấp tỉnh; lập hồ sơ đề cử công nhận và thực hiện chế độ quản lý các danh hiệu quốc tế về bảo tồn (khu Ramsar, vườn di sản của ASEAN, khu Dự trữ sinh quyển thế giới);

g) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; cải tạo phục hồi môi trường sau sự cố theo quy định của pháp luật;

h) Tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường, thực hiện quan trắc môi trường, thông tin về chất lượng môi trường, cảnh báo về ô nhiễm môi trường trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

i) Tổ chức xây dựng, quản lý dữ liệu, thông tin và xây dựng báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật; tham mưu tổ chức thực hiện các chỉ tiêu thống kê môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, đề án, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;

k) Tổ chức xác định thiệt hại đối với môi trường; yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

l) Tổng hợp nhu cầu kinh phí sử dụng nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, gửi Sở Tài chính để cân đối trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường sau khi được phê duyệt theo quy định của pháp luật;

m) Tổ chức thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương theo phân công và theo quy định của pháp luật;

n) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên huyện trên địa bàn tỉnh và công tác khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật.

9. Về khí tượng thủy văn:

a) Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình khí tượng, thủy văn chuyên dùng;

b) Thẩm định tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình, thiết bị đo của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng, thiết bị quan trắc, định vị sét do địa phương xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa phương trong việc bảo vệ, giải quyết các vi phạm hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn của trung ương trên địa bàn;

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan lập kế hoạch phát triển mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống thiên tai ở địa phương;

đ) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện tiếp nhận và truyền, phát tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên địa bàn, phạm vi quản lý;

e) Thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ, chấm dứt hiệu lực, thu hồi, cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh;

g) Tổ chức xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại các vị trí thuộc địa bàn quản lý;

h) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định về cung cấp thông tin khí tượng thủy văn liên quan đến vận hành của chủ các công trình hồ chứa trong thời gian có lũ theo quy định của pháp luật;

i) Theo dõi, đánh giá việc khai thác, sử dụng tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai trên địa bàn; thẩm định, thẩm tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong các công trình, chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội;

k) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đôn đốc theo thẩm quyền các hoạt động quan trắc, dự báo, cảnh báo và thực hiện các biện pháp phát triển hoạt động khí tượng thủy văn trên địa bàn.

 

10. Về biến đổi khí hậu:

a) Xây dựng, cập nhật và tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu của địa phương;

b) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về biến đổi khí hậu thuộc phạm vi quản lý;

c) Thực hiện việc lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;

d) Tổ chức triển khai các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu; đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; xây dựng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;

đ) Tổ chức theo dõi, giám sát, đánh giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp địa phương thuộc thẩm quyền quản lý;

e) Quản lý hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon; kiểm soát hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính tại địa phương theo quy định của pháp luật và theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

g) Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia;

h) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hàng năm lập báo cáo về ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường phục vụ xây dựng báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;

i) Tham gia thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

11. Về đo đạc và bản đồ:

a) Thẩm định nội dung đo đạc và bản đồ trong các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ có sử dụng ngân sách nhà nước do các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp của địa phương thực hiện;

b) Tổ chức thực hiện việc đầu tư, xây dựng, vận hành, quản lý, bảo trì, bảo vệ, di dời, hủy bỏ các công trình hạ tầng đo đạc thuộc phạm vi quản lý;

c) Tổ chức xây dựng, quản lý, cập nhật hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia và cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý;

d) Quản lý chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ; quản lý việc lưu trữ, bảo mật, cung cấp, trao đổi, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý;

đ) Thẩm định hồ sơ và đề nghị Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam cấp, cấp bổ sung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật;

e) Tổ chức sát hạch, cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II; lưu trữ hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, đăng tải thông tin của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật;

g) Tổ chức xây dựng, cập nhật, quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:2000, 1:5000 trên địa bàn tỉnh;

h) Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ trên địa bàn và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ phát hành, thu hồi các xuất bản phẩm bản đồ có nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản, các xuất bản phẩm bản đồ, sản phẩm bản đồ có sai sót về kỹ thuật theo quy định;

i) Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về đo đạc và bản đồ trên địa bàn; xây dựng báo cáo về hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh hàng năm, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

12. Về viễn thám:

a) Tổ chức triển khai thực hiện các đề án, dự án về ứng dụng viễn thám trong điều tra cơ bản, quan trắc, giám sát tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trong phạm vi quản lý;

b) Xác định nhu cầu sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám của địa phương, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp và thống nhất việc thu nhận; thực hiện thu nhận, lưu trữ, xử lý dữ liệu ảnh viễn thám; xây dựng, cập nhật, công bố siêu dữ liệu viễn thám thuộc phạm vi quản lý của địa phương; gửi bản sao dữ liệu và siêu dữ liệu ảnh viễn thám mua từ nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để tích hợp vào cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia theo quy định pháp luật;

c) Thẩm định, quản lý chất lượng sản phẩm viễn thám theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện các hoạt động bảo đảm hành lang an toàn kỹ thuật và bảo vệ các công trình hạ tầng thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám trên địa bàn theo quy định pháp luật.

13. Về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tài nguyên và môi trường:

a) Tổ chức thu nhận, xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường tỉnh; tích hợp, kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường;

b) Xây dựng, quản trị, vận hành hạ tầng số, hạ tầng mạng, nền tảng số, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý; thực hiện bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu, an toàn máy tính và an toàn mạng theo quy định;

c) Tổ chức phân tích, xử lý dữ liệu, thông tin tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý phục vụ công tác quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công, xây dựng đô thị thông minh, phát triển kinh tế - xã hội;

d) Thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến về tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý; kết nối với Cổng dịch vụ công Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng dịch vụ công quốc gia;

đ) Quản lý, bảo quản tài liệu, tư liệu; cung cấp thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý theo quy định.

14. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ về tài nguyên và môi trường đối với công chức Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.

15. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; thực hiện hợp tác quốc tế về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

16. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập thuộc ngành Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật.

17. Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và theo phân cấp, ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

18. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật.

19. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các phòng chuyên môn, Văn phòng, Thanh tra thuộc Sở; quản lý về tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức trong các tổ chức hành chính thuộc Sở; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; thực hiện bổ nhiệm, chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

20. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài sản, tài chính được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

21. Thực hiện công tác thông tin, thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

22. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan nhà nước cấp trên.

 

Chương III

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ

 

Điều 4. Cơ cấu tổ chức

1. Lãnh đạo Sở

a) Sở có Giám đốc và không quá 03 (ba) Phó Giám đốc;

b) Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở. Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban dân dân tỉnh;

c) Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở phụ trách, chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc Sở ủy quyền điều hành các hoạt động của Sở;

d) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chức danh của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quy định và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;

đ) Phó Giám đốc Sở không kiêm nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở.

2. Cơ cấu tổ chức của Sở

a) Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ:

- Văn phòng;

- Thanh tra;

- Phòng Tài nguyên nước và Khoáng sản;

- Chi cục Bảo vệ môi trường;

- Chi cục Quản lý đất đai.

Mỗi tổ chức trên đây có cấp trưởng và số lượng cấp phó được thực hiện theo quy định của Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

b) Các đơn vị sự nghiệp công lập:

- Văn phòng Đăng ký đất đai;

- Trung tâm Phát triển quỹ đất;

- Trung tâm Quan trắc - Kỹ thuật tài nguyên và môi trường;

- Trung tâm Công nghệ thông tin - Lưu trữ tài nguyên và môi trường.

Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về chi thường xuyên và chi đầu tư thuộc Sở phải thành lập Hội đồng quản lý quyết định những vấn đề quan trọng của đơn vị theo quy định pháp luật.

 Mỗi tổ chức trên đây có cấp trưởng, số lượng cấp phó được thực hiện theo quy định của Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

c) Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở được thực hiện theo quy định pháp luật.

Điều 5. Biên chế của Sở

Biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập của Sở Tài nguyên và Môi trường được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm.

Chương IV

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC

 

Điều 6. Chế độ làm việc

1. Sở làm việc theo chương trình, kế hoạch công tác hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong bản Quy định này.

2. Sở làm việc theo chế độ thủ trưởng và theo Quy chế làm việc của Ủy ban dân dân tỉnh, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. Giám đốc Sở quyết định các công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

3. Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, được Giám đốc phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở, trước pháp luật và liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên về lĩnh vực nhiệm vụ được phân công phụ trách. Giám đốc có thể ủy quyền cho Phó Giám đốc giải quyết các công việc cụ thể khác và các Phó Giám đốc không được ủy quyền lại cho cấp dưới.

4. Các tổ chức tham mưu, tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở làm việc theo chế độ Thủ trưởng, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về kết quả hoạt động của đơn vị và công việc được phân công.

Điều 7. Mối quan hệ công tác

1. Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Sở chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Giám đốc Sở có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác chuyên môn cho Bộ Tài nguyên và Môi trường theo chế độ định kỳ và theo yêu cầu đột xuất.

2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh:

Sở chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức, biên chế và hoạt động. Giám đốc Sở có trách nhiệm báo cáo và tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực công tác do Sở phụ trách.

Trước khi thực hiện các chủ trương công tác của các Bộ, ngành có liên quan đến chương trình, kế hoạch chung của tỉnh, Giám đốc Sở phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Đối với các sở, ban, ngành của tỉnh:

Sở có quan hệ hợp tác bình đẳng với các sở, ban, ngành; được chủ trì mời các sở, ban, ngành họp để giải quyết những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và khi được ủy quyền. Khi có những vấn đề chưa nhất trí thì các bên phải chủ động trao đổi, bàn bạc tìm biện pháp tháo gỡ và tổ chức thực hiện. Trường hợp chưa có sự thống nhất ý kiến thì các bên báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết.

4. Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện:

Sở phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở địa phương. Sở chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện để tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn.

Trong phạm vi nhiệm vụ được phân công, Sở được yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo tình hình về các vấn đề có liên quan bằng văn bản hoặc trực tiếp trao đổi để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.

5. Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý theo chuyên ngành của Sở:

Sở giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc các thành phần kinh tế. Các đơn vị này phải chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Sở.

  6. Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Trung ương đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương có liên quan đến lĩnh vực công tác tài nguyên và môi trường thì phải chịu sự quản lý nhà nước của Sở. Sở có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị này hoàn thành nhiệm vụ.

 

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 8. Căn cứ Quy định này và các văn bản pháp luật có liên quan, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng, ban hành quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ của các phòng, đơn vị trực thuộc; sắp xếp tổ chức bộ máy của Sở đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 9. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tư pháp để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh cho phù hợp với các quy định của pháp luật và tình hình thực tế./.


3/2/2016 5:50 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết64-So-Tai-nguyen-Moi-truongSở, ban, ngànhFalse
0.00
0
0.00
Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựngBan quản lý dự án Đầu tư xây dựng

BAN LÃNH ĐẠO


Ông Nguyễn Vĩnh Toàn

Chức vụ: Giám đốc

Email: toannv@binhduong.gov.vn

 

Ông Đoàn Quang Cảnh

Chức vụ: Phó Giám đốc

Email: canhdq@binhduong.gov.vn

CÁC PHÒNG

  1. Văn phòng: (0274) 3.855.263
  2. Phòng Kế hoạch – Tài chính
  3. Phòng Kỹ thuật Dân dụng
  4. Phòng Kỹ thuật Hạ tầng

ĐỊA CHỈ

Tầng 4, tháp B, Tòa nhà Trung tâm hành chính tập trung tỉnh, đường Lê Lợi, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương

Điện thoại: (0274) 3.855.263

Email: banqldadtxd@binhduong.gov.vn

CHỨC NĂNG

  1. Làm chủ đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách thuộc các lĩnh vực dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật và các dự án khác được UBND tỉnh giao.
  2. Tổ chức quản lý các dự án do mình làm chủ đầu tư và nhận tư vấn quản lý dự án cho các dự án khác hoặc thực hiện một số dịch vụ tư vấn trên cơ sở bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ quản lý dự án được giao và đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định khi thực hiện dịch vụ tư vấn.
  3. Tham gia tham mưu đề xuất chủ đầu tư xây dựng các dự án theo quy hoạch, chương trình, kế hoạch của tỉnh phù hợp với lĩnh vực được phân công.
  4. Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ quản lý sử dụng công trình hoặc chủ đầu tư (đối với công trình làm tư vấn quản lý dự án) khi kết thúc xây dựng.

NHIỆM VỤ

1.     Thực hiện các nhiệm vụ của chủ đầu tư, gồm:

a.      Lập kế hoạch: Phối hợp với các cơ quan chức năng trình phê duyệt kế hoạch triển khai dự án, kế hoạch bố trí vốn hàng năm;

b.     Tổ chức thực hiện công tác đề xuất chủ trương đầu tư của dự án theo phân công của UBND tỉnh;

c.      Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị dự án: Thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ liên quan đến xây dựng công trình; tổ chức lập dự án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định; tiếp nhận, giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các công việc chuẩn bị dự án khác;

d.     Tổ chức thực hiện dự án: Thuê tư vấn thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng và trình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế dự toán xây dựng (theo phân cấp); phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác bồi thường, GPMB và tái định cư (nếu có) và thu hồi, giao đất để thực hiện dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; giám sát quá trình thực hiện; tạm ứng, giải ngân, thanh toán theo hợp đồng xây dựng và các công việc cần thiết khác;

e.      Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn giao công trình để vận hành, sử dụng: Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử; quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng, quyến toán vốn đầu tư xây dựng công trình và bảo hành công trình;

f.       Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân: Tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến dộ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu; thực hiện chế độ quản lý tài chính, tài sản của Ban theo quy định;

g.     Các nhiệm vụ hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình: Tổ chức văn phòng và quản lý nhân sự; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc phạm vi quản lý; thiết lập hệ thống thông tin nội bộ và lưu trữ thông tin; cung cấp thông tin và giải trình chính xác, kịp thời về hoạt động của Ban theo yêu cầu của người quyết định đầu tư và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

h.     Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo: Thực hiện giám sát đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

2.     Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án gồm:

a.      Tổ chức thực hiện nhiệm quản lý dự án gồm các nội dung: Quản lý phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b.     Thành lập các Ban điều hành dự án và giao nhiệm vụ thực hiện một số nội dung nêu trên. Ban Xây dựng và ban hành quy chế làm việc để cụ thể hóa nhiệm vụ của Ban Điều hành dự án.

QUYỀN HẠN CỦA CHỦ ĐẦU TƯ, BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

a.      Lập dự án khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định;

b.     Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về lập, quản lý dự án;

c.      Lựa chọn, ký kết hợp đồng với Nhà thầu, đơn vị tư vấn để triển khai các nội dung của dự án; thuê tổ chức, cá nhân hoặc thuê chuyên gia có chuyên môn phù hợp tham gia thực hiện một số khâu để bảo đảm hiệu quả của dự án;

d.     Thực hiện dịch vụ tư vấn quản lý dự án đối với chủ đầu tư khác khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định;

e.      Giám sát thi công xây dựng công trình do Ban làm chủ đầu tư hoặc làm dịch vụ tư vấn giám sát công trình cho chủ đầu tư khác khi đủ điều kiện năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật, khi có yêu cầu.

(Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trên ban hành kèm theo Quyết định số 3000/QĐ-UBND ngày 27/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, thay thế Quyết định số 3723/QĐ-UBND ngày 29/12/2017)

10/30/2014 3:41 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết90-Ban-quan-ly-du-an-Dau-tu-xay-dungCác đơn vị trực thuộcFalse
0.00
0
0.00
Viện Quy hoạch phát triển đô thị Bình DươngViện Quy hoạch phát triển đô thị Bình Dương
   
LÃNH ĐẠO
 
- Phó Viện trưởng (Phụ trách)          : Huỳnh Minh Tâm;
 
- Số điện thoại                : 0274.2220209;
 
- Địa chỉ cơ quan            : tầng 3 - tháp B Tòa nhà Trung tâm hành chính tập trung tỉnh.
 
   
PHÒNG BAN
 
- Phòng Tổ chức - Thông tin                         : điện thoại 0274.2220.202;
 
- Phòng Hành chính - Kế toán                      : điện thoại 0274.2220.202;
 
- Phòng Quản lý kỹ thuật - Đô thị                  : điện thoại 0274.2220.205;
 
- Trung tâm Quy hoạch - Tư vấn tổng hợp 1 : điện thoại 0274.3856.321;
 
- Trung tâm Quy hoạch - Tư vấn tổng hợp 2 : điện thoại 0274.2220.205;
 
- Trung tâm Kiến trúc xanh;
 
- Trung tâm Kiểm định và Tư vấn xây dựng;
 
- Xí nghiệp quản lý công trình và sản xuất vật liệu xây dựng Bình Dương: điện thoại 0274.2220.206;
 
- Ban Quản lý dự án                                     : điện thoại 0274.2220.203.
 
 
 
CHỨC NĂNG,  NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC
 
 
CƠ CẤU TỔ CHỨC
 
- Phòng chuyên môn nghiệp vụ
 
           + Phòng Hành chính - Kế toán;
 
           + Phòng Tổ chức - Thông tin;
 
           + Phòng Quản lý Kỹ thuật - Đô thị. 
 
- Đơn vị trực thuộc
 
           + Trung tâm Quy hoạch - Tư vấn tổng hợp 1;
 
           + Trung tâm Quy hoạch - Tư vấn tổng hợp 2;
 
           + Trung tâm Kiến trúc xanh + Trung tâm Kiểm định và Tư vấn xây dựng;
 
           + Ban Quản lý dự án;
 
           + Xí nghiệp quản lý công trình và sản xuất vật liệu xây dựng Bình Dương.
 
  
CHỨC NĂNG
 
- Nghiên cứu, tư vấn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, rà soát, triển khai đồng bộ các loại quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, nông thôn;
 
- Nghiên cứu, phản biện khoa học về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng;
 
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật chuyên ngành quy hoạch, kiến trúc, xây dựng.
  
 
NHIỆM VỤ
 
- Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Viện dài hạn, 05 năm và hàng năm;
 
- Nghiên cứu định hướng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, nguồn nhân lực và môi trường; dự báo xu hướng phát triển để tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển tỉnh Bình Dương. Phân tích tổng hợp thông tin về hoạt động kinh tế-xã hội, về quy hoạch, kế hoạch phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh;
 
- Nghiên cứu các đề án, quy hoạch, kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về lĩnh vực quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn để góp ý, đề xuất cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tiễn. Kết nối đảm bảo sự đồng bộ các loại quy hoạch, quy định, quy chế quản lý quy hoạch- kiến trúc, thiết kế đô thị, thiết kế kiến trúc cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật đô thị- nông thôn. Triển khai các loại quy hoạch xây dựng, đô thị, nông thôn theo tiêu chí đô thị xanh;
 
- Nghiên cứu khả thi trình Ủy ban nhân dân tỉnh giao quản lý hay làm chủ đầu tư một số khu vực, dự án phát triển đô thị;
 
- Quản lý đầu tư phát triển đô thị trong khu vực phát triển đô thị được UBND tỉnh giao;
 
- Thực hiện các dịch vụ quản lý, khai thác, vận hành và bảo trì công trình xây dựng được UBND tỉnh giao và theo yêu cầu của chủ đầu tư;
 
- Nghiên cứu, phản biện khoa học về quy hoạch đô thị, quản lý bào trì các công trình do UBND tỉnh giao;
 
- Dịch vụ tư vấn tổng hợp trong lĩnh vực xây dựng, kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật đô thị theo tiêu chí kiến trúc xanh;
 
- Thu thập, tập hợp các loại quy hoạch của các Sở, ngành và địa phương để xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS). Cung cấp thông tin quy hoạch theo yêu cầu của tổ chức và cá nhân;
 
- Thí nghiệm, kiểm định, cấp giấy chứng nhận trong lĩnh vực tư vấn kiểm định xây dựng;
 
- Quản lý và kinh doanh nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
 
- Hợp tác, triển khai ứng dụng công trình kiến trúc xanh, sử dụng công nghệ và vật liệu xây dựng mới-vật liệu xây không nung;
 
- Liên kết đào tạo bồi dưỡng chuyên ngành quy hoạch, kiến trúc, xây dựng;
 
- Ấn hành tạp chí, bản tin, trang tin điện tử (website) theo quy định;
 
- Quản lý về tổ chức, cán bộ, tài chính, tài sản nhà nước được giao, quản lý các hoạt động có thu, thực hiện chế độ, hợp đồng lao động, tiền lương, đãi ngộ, khen thưởng, kỹ luật và các chế độ khác;
 
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao;
 
- Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và dự toán ỉíây dựng công trình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước và chủ đầu tư;
 
- Khảo sát xây dựng gồm: khảo sát, đo đạc địa hình, địa vật; khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa chất thủy văn, khảo sát hiện trạng công trình xây dựng, hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác lập quy hoạch, lập dự án đầu tư xây dựng công trình và các công việc khảo sát khác phục vụ cho hoạt động xây dựng;
 
- Thực hiện các dịch vụ trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, xây dựng theo quy định của pháp luật.
      
 
QUYỀN HẠN
 
- Hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;
 
- Tiếp nhận vốn quy hoạch, vốn đề án, dự án từ ngân sách tỉnh theo kế hoạch hàng năm;
 
- Tiếp nhận, quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả tài sản và các nguồn vốn do nhà nước cấp;
 
- Ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng hợp tác dịch vụ - chuyên gia, hợp đồng kinh doanh;
 
- Tiếp nhận sự trợ giúp và hợp tác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc;
 
- Tự làm chủ về bộ máy, nhân sự, tài chính;
 
- Xây dựng quy chế, quy định nội bộ của Viện theo quy định của pháp luật.
 
 
3/3/2020 3:41 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết91-Vien-Quy-hoach-phat-trien-do-thi-Binh-DuongCác đơn vị trực thuộcFalse
0.00
0
0.00
Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình DươngBan Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
BAN LÃNH ĐẠO 

  Ông Nguyễn Trung Tín
  Chức vụ: Trưởng ban
  Email: tinnt@binhduong.gov.vn
    
  Bà Lê Thị Kim Châu
  Chức vụ: Phó Trưởng ban
  Email: chaultk@binhduong.gov.vn
 
  Ông Trương Văn Phong
  Chức vụ: Phó Trưởng ban
  Email: phongtv@binhduong.gov.vn​ 

Ông Nguyễn Bá Khải
Chức vụ: Phó Trưởng ban
Email: khainb@binhduong.gov.vn

ĐỊA CHỈ
 
Tầng 05 - tháp A, Tòa nhà Trung tâm hành chính tập trung tỉnh, đường Lê Lợi, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương

  

PHÒNG, BAN

 
1. Văn phòng                                        : 0274. 3831.215, 0274. 3837.027;  
 
 - Fax : 0274. 3823.984;
 
 
2. Phòng Quản lý Đầu tư                                  :0274. 3848.224
 
3. Phòng Quản lý Quy hoạch – xây dựng         : 0274. 3820.093
 
4. Phòng Quản lý Doanh nghiệp và Môi trường: 0274. 3848.223
 
5. Phòng Quản lý Lao động                              : 0274. 3827.840, 0274. 3820.092
  ​
7. Đại diện số 1                                     : 0274. 3742.034
 
8. Đại diện số 2                                     : 0274. 3558.407
 
9. Đại diện số 3                                     : 0274. 3653.644
 
10. Đại diện số 4                                   : 0274. 3579.099
 
 
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
 
Trường Trung cấp nghề Khu Công nghiệp Bình Dương :
 
Điện thoại : 0274. 3737.289;
 
Fax           :  0274. 3732.590
Email        : .vntruongtcnkcnbd@yahoo.com
 
 

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương

(Kèm theo Quyết định số Quyết định số 08/2023/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

​ ​

Chương I

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

 

Điều 1. Vị trí, chức năng

1. Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý) là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế và các quy định khác của pháp luật có liên quan; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

2. Ban Quản lý do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác quản lý khu công nghiệp; làm nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh khi được phân cấp, ủy quyền; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.

3. Ban Quản lý có tư cách pháp nhân; có tài khoản và con dấu mang hình quốc huy; kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hằng năm và nguồn kinh phí khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý

1. Tham gia ý kiến, xây dựng và trình các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện các công việc sau đây:

a) Tham gia ý kiến với các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, phương án phát triển hệ thống có liên quan đến khu công nghiệp;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc các cơ quan có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể các quy hoạch này, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền;

d) Xây dựng chương trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tư phát triển khu công nghiệp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

đ) Tổng hợp, đánh giá nhu cầu sử dụng lao động làm việc trong khu công nghiệp, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; 

e) Dự toán ngân sách, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển hằng năm và nguồn kinh phí khác (nếu có) của Ban Quản lý trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và quy định khác của pháp luật có liên quan;

g) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định công nghệ của dự án đầu tư, đánh giá trình độ và năng lực công nghệ của doanh nghiệp; kiểm tra, kiểm soát công nghệ và chuyển giao công nghệ trong dự án đầu tư, hoạt động nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp.

2. Ban Quản lý thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

a) Quản lý, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định, phương án phát triển hệ thống, quy hoạch xây dựng, kế hoạch có liên quan đến khu công nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan đăng ký đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp thuộc thẩm quyền của Ban quản lý khu công nghiệp; giám sát, đánh giá việc thu hút đầu tư vào từng loại hình khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp sinh thái theo các ngành, nghề thu hút đầu tư đã đăng ký theo quy định; giám sát, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 8, khoản 3 Điều 9 và điểm c khoản 2 Điều 27 của Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ.

c) Thực hiện thẩm định dự án và thiết kế, dự toán xây dựng đối với dự án, công trình xây dựng trong khu công nghiệp; kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý và thực hiện các nhiệm vụ khác của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với dự án, công trình xây dựng trong khu công nghiệp;

d) Cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện của tổ chức, thương nhân nước ngoài đặt trụ sở tại khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về thương mại;

đ) Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lao động và xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp;

Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, bao gồm: Tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động; báo cáo tình hình sử dụng lao động; tiếp nhận báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài, báo cáo tình hình thay đổi lao động qua Cổng dịch vụ công quốc gia; tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thực hiện hợp đồng nhận lao động thực tập của doanh nghiệp, hoạt động đưa người lao động đi thực tập ở nước ngoài dưới 90 ngày cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp; nhận báo cáo về việc cho thuê lại lao động, kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề hằng năm; thông báo tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp trong khu công nghiệp;

e) Thực hiện trách nhiệm về bảo vệ môi trường của Ban Quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

g) Tiếp nhận đăng ký khung giá và các loại phí sử dụng hạ tầng của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp;

h) Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; việc thực hiện các điều khoản cam kết đối với các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư và việc chấp hành quy định của pháp luật về xây dựng, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường đối với các dự án tại khu công nghiệp;

i) Phối hợp với các đơn vị công an và các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền khác trong việc kiểm tra công tác giữ gìn an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, xây dựng và đề xuất những biện pháp thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự, tổ chức lực lượng bảo vệ, lực lượng phòng cháy, chữa cháy trong khu công nghiệp;

k) Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư tại khu công nghiệp và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền;

l) Nhận báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong khu công nghiệp; đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của khu công nghiệp; trực tiếp quản lý và vận hành hệ thống thông tin về khu công nghiệp;

m) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng và quản lý hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý;

n) Báo cáo định kỳ hằng quý, hằng năm với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình: Xây dựng và phát triển khu công nghiệp; tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; hoạt động của dự án đầu tư; thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước; thực hiện các quy định của pháp luật về lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp;

o) Hỗ trợ, cung cấp thông tin để các doanh nghiệp trong khu công nghiệp liên kết, hợp tác với nhau thực hiện cộng sinh công nghiệp, các biện pháp sản xuất sạch hơn, chuyển đổi thành khu công nghiệp sinh thái;

p) Tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp;

q) Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong khu công nghiệp trên các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước trực tiếp của Ban Quản lý; phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;

r) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý tài chính, tài sản, ngân sách được giao; thu và quản lý sử dụng các loại phí, lệ phí; nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về các lĩnh vực có liên quan đến đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghiệp; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức và đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức của Ban Quản lý;

s) Thực hiện nhiệm vụ đầu mối tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch, quản lý, hỗ trợ chuyển đổi, phát triển loại hình khu công nghiệp mới;

t) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật có liên quan và do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

3. Thực hiện các nhiệm vụ do bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân cấp, ủy quyền:

a) Cấp các loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho hàng hóa sản xuất tại khu công nghiệp và các giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận khác trong khu công nghiệp;

b) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng khu công nghiệp đã được phê duyệt; phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng dự án đầu tư trong khu công nghiệp thuộc diện phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại, thu hồi, hủy Giấy phép xây dựng đối với dự án, công trình xây dựng phải có Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình đối với dự án, công trình xây dựng trong khu công nghiệp;

c) Nhận báo cáo về việc cho thôi việc nhiều người lao động; tiếp nhận báo cáo giải trình của doanh nghiệp trong khu công nghiệp về nhu cầu sử dụng người nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người Việt Nam chưa đáp ứng được;

d) Tổ chức, thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp.

4. Ban Quản lý là cơ quan đầu mối quản lý hoạt động đầu tư trong các khu công nghiệp trên địa bàn. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương khi triển khai các nhiệm vụ chuyên môn tại các khu công nghiệp có trách nhiệm phối hợp và lấy ý kiến tham gia của Ban Quản lý đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp thống nhất, tránh chồng chéo và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật.

 

Chương II

CƠ CẤU TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

 

Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế

1. Lãnh đạo Ban Quản lý gồm Trưởng ban, không quá 03 (ba) Phó Trưởng ban.

Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban.

2. Trưởng ban có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban Quản lý, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và pháp luật về hoạt động của khu công nghiệp.

3. Tổ chức hành chính của Ban Quản lý gồm:

a) Văn phòng;

b) Phòng Quản lý Đầu tư;

c) Phòng Quản lý Quy hoạch và Xây dựng;

d) Phòng Quản lý Lao động;

đ) Phòng Quản lý Doanh nghiệp;

e) Phòng Quản lý Môi trường;

g) Phòng Đại diện.

Mỗi tổ chức trên đây có cấp trưởng và số lượng cấp phó thực hiện theo quy định của pháp luật. Các chức danh này do Trưởng Ban Quản lý bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

4. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ban Quản lý:

Việc thành lập, tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ban Quản lý thực hiện theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ban Quản lý được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng số biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.

Điều 4. Chế độ làm việc

1. Ban Quản lý làm việc theo chế độ Thủ trưởng. Trưởng ban là người đứng đầu quyết định mọi vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và toàn bộ hoạt động của Ban Quản lý, đồng thời chịu trách nhiệm trước các Bộ, ngành Trung ương có liên quan về các lĩnh vực hoạt động khu công nghiệp.

2. Các Phó Trưởng ban là người giúp Trưởng ban phụ trách, chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban, đồng thời cùng Trưởng ban liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách. Khi Trưởng ban vắng mặt, một Phó Trưởng ban được Trưởng ban ủy quyền điều hành các hoạt động của Ban Quản lý.

3. Trưởng phòng và tương đương chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và Phó Trưởng ban phụ trách quản lý về công việc được giao của phòng. Phó Trưởng phòng và tương đương giúp việc cho Trưởng phòng, được Trưởng phòng phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác và được ủy quyền điều hành công việc của phòng khi Trưởng phòng vắng mặt, đồng thời cùng Trưởng phòng liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật về phần công việc được phân công phụ trách.

 

Chương III

MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 5. Mối quan hệ công tác

1. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ:

Ban Quản lý có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác chuyên môn của Ban Quản lý với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan theo định kỳ và yêu cầu đột xuất; tham dự các cuộc họp, hội nghị do các Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức.

2. Đối với Hội đồng nhân dân tỉnh:

Ban Quản lý chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, có trách nhiệm báo cáo, cung cấp tài liệu cho Hội đồng nhân dân tỉnh theo yêu cầu; trả lời các chất vấn, kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong lĩnh vực quản lý của Ban.

3. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh:

Ban Quản lý phải thường xuyên báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ và tình hình hoạt động của khu công nghiệp với Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ và theo yêu cầu đột xuất. Trước khi thực hiện chủ trương, chính sách của các Bộ, ngành Trung ương có liên quan đến chương trình công tác, kế hoạch chung của tỉnh, Trưởng Ban Quản lý phải xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

4. Đối với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

Ban Quản lý xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc giải quyết các công việc có liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; cùng nhau giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau; trường hợp có vấn đề chưa thống nhất thì các cơ quan báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

5. Đối với các chủ đầu tư hạ tầng:

Ban Quản lý có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và yêu cầu các đơn vị báo cáo tình hình hoạt động về Ban Quản lý theo quy định; chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra việc chấp hành pháp luật của chủ đầu tư hạ tầng trong phạm vi quản lý.

6. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp:

Ban Quản lý có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, quản lý tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Ban Quản lý có quyền yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo tình hình hoạt động về Ban Quản lý theo quy định.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. Trưởng Ban Quản lý có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy định này; ban hành Quy chế làm việc của Ban Quản lý và chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định, Quy chế.

2. Việc sửa đổi, bổ sung Quy định này do Trưởng Ban Quản lý chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

6/5/2022 1:42 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết75-Ban-Quan-ly-cac-Khu-cong-nghiep-tinh-Binh-DuongSở, ban, ngànhFalse
0.00
0
0.00
Sở Kế hoạch - Đầu tưSở Kế hoạch - Đầu tư

Ban lãnh đạo

 
Ông Phạm Trọng Nhân
Chức vụ: Giám Đốc

Ông Nguyễn Thanh An
Chức vụ: Phó Giám đốc
Email: annt@binhduong.gov.vn

Ông Lê Thanh Toàn
Chức vụ: Phó Giám đốc
Email:toanlt@binhduong.gov.vn

Ông Lai Xuân Đạt
Chức vụ: Phó Giám đốc
Email: datlx@binhduong.gov.vn

Ông Trịnh Hoàng Tuấn Anh
Chức vụ: Phó Giám đốc
Email: anhtht@binhduong.gov.vn
      
CÁC PHÒNG:

      Văn Phòng Sở
      Phòng Kinh Tế Đối Ngoại
      Phòng Kinh Tế Ngành
      Phòng Khoa Giáo - Văn Xã
      Phòng Đăng Ký Kinh Doanh
      Phòng Tổng Hợp Quy Hoạch
      Phòng Thanh Tra
 
 
 
Địa chỉ
 
Tầng 4 - tháp A, Tòa nhà Trung tâm hành chính tập trung tỉnh, đường Lê Lợi, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
 
Điện thoại  : (0274) 3822.926;
 
Fax             :
(0274) 3825.194, 3824.817;
 
Email          : sokhdt@binhduong.gov.vn
  
 
 
 
CHỨC NĂNG
 
Sở có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư bao gồm các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế -xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, ngoài nước ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, đấu thầu, đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
 
NHIỆM VỤ

 
1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định, chỉ thị về quản lý các lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình.
   
2. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp quản lý về các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và các sở, ban, ngành của tỉnh theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định phân cấp đó.
  
3. Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch và đầu tư ở địa phương; trong đó có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước trên địa bàn tỉnh và những vấn đề có liên quan đến việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
  
4. Về quy hoạch và kế hoạch
   
4.1 Chủ trì tổng hợp và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 05 năm và hàng năm, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương; các cân đối chủ yếu về kinh tế-xã hội của tỉnh; trong đó có cân đối tích lũy và tiêu dùng, cân đối vốn đầu tư phát triển, cân đối tài chính.
 
Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt theo quy định.
  
4.2 Trình Ủy ban nhân dân tỉnh chương trình hoạt động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh điều hòa, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế-xã hội của tỉnh.
  
4.3 Chịu trách nhiệm quản lí và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh giao;
 
4.4 Hướng dẫn các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh đã được phê duyệt;
 
4.5 Thẩm định các quy hoạch, kế hoạch của các sở, ban, ngành và quy hoạch, kế hoạch của Ủy ban nhân dân các huyện, thị đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
 
4.6 Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách cho các đơn vị trong tỉnh để trình Ủy ban nhân dân tỉnh;
   
5. Về đầu tư trong nước và nước ngoài
  
5.1 Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước Ủy ban nhân dân tỉnh về danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết;
  
5.2 Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước Ủy ban nhân dân tỉnh về tổng mức vốn đầu tư của toàn tỉnh; về bố trí cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực, bố trí danh mục các dự án đầu tư và mức vốn cho từng dự án thuộc ngân sách nhà nước do địa phương quản lý; tổng mức hỗ trợ tín dụng của Nhà nước hàng năm, vốn góp cổ phần và liên doanh của Nhà nước; tổng hợp phương án phân bổ vốn đầu tư và vốn sự nghiệp của các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình dự án khác do tỉnh quản lý trên địa bàn;
   
5.3 Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án khác do tỉnh quản lý;
  
5.4 Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh theo phân cấp;
  
5.5 Làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư và trình cấp giấy phép đầu tư thuộc thẩm quyền;
 
6. Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ
  
6.1 Là cơ quan đầu mối vận dụng, thu hút, điều phối  quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ của tỉnh; hướng dẫn các sở, ban, ngành xây dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
 
6.2 Chủ trì, theo dõi và đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc giữa Sở Tài chính với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc bố trí vốn đối ứng giải ngân thực hiện các dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ có liên quan đến nhiều sở, ban, ngành cấp huyện và cấp xã; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút sử dụng ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ.
   
7. Vế quản lí đấu thầu
  
7.1 Chủ trì, thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu, hồ sơ mời thầu các dự án hoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
  
7.2 Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp tình hình thực hiện các dự án đã được phê duyệt và tình hình thực hiện đấu thầu.
   
8. Về quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất
  
8.1 Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
  
8.2 Phối hợp với các sở ,ban, ngành có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp và các cơ chế quản lý đối với các cụm công nghiệp phù hợp với tình hình phát triển thực tế của địa phương.
 
9. Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và kinh tế hợp tác xã
 
9.1. Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh;
  
9.2. Tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh cho các đối tượng trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Sở; hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cho cơ quan chuyên môn quản lý về kế hoạch và đầu tư cấp huyện; phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phương; thu thập và lưu trữ, quản lý thông tin về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  
9.3. Phối hợp với các sở, ban, ngành đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách phát triển kinh tế hợp tác xã. Kinh tế hộ gia đình; hướng dẫn theo dõi tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.
  
10. Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện, thị thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn; theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện.
 
11. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định của pháp luật; tổ chức quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp dịch vụ công thuộc Sở( khi có các tổ chức sự nghiệp dịch vụ công thuộc Sở).
 
12. Thanh tra kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
  
13. Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo qui định với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
 
14. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc quyền quản lý của Sở và phát triển nguồn nhân lực ngành kế hoạch và đầu tư ở địa phương.
  
15. Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân bố theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
  
16. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.


QUYỀN HẠN


1.
Sở có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, được dự toán kinh phí để hoạt động và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước.
 
2. Được ban hành các văn bản hướng dẫn và kiểm tra các hoạt động về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân tỉnh.
 
3. Quyết định thẩm quyền trong việc thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức thuộc quyền theo sự phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh và theo quy định của Nhà nước về công tác cán bộ.
 
4. Được ban hành quy chế hoạt động trong nội bộ cơ quan để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
 
(Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trên ban hành kèm theo Quyết định số 50/2012/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, thay thế Quyết định số 20/2006/QĐ-UBND ngày 16/01/2006)
6/5/2022 5:49 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết62-So-Ke-hoach-Dau-tuSở, ban, ngànhFalse
0.00
0
0.00
Sở Tư phápSở Tư pháp

BAN LÃNH ĐẠO

   

Bà Nguyễn Anh Hoa

Chức vụ: Giám đốc

Email:hoana@binhduong.gov.vn


Ông Nguyễn Quốc Trí

Chức vụ: Phó Giám đốc

Email: trinq.tdm@binhduong.gov.vn

 

CÁC PHÒNG, TRUNG TÂM

 

Văn phòng Sở                                   : (0274) 3.859.068;

Thanh tra sở                                      : (0274) 3.848.407;

Phòng Xây dựng, kiểm tra và Thi hành VBQPPL     : (0274) 3.859.923;

Phổ biến, giáo dục pháp luật            : (0274) 3.821.654;

Phòng Hành chính Tư pháp              : (0274) 3.820.705;

Phòng Bổ trợ Tư pháp                      : (0274) 3. 822.881;​

ĐỊA CHỈ

 

Tầng 15 - tháp A, Tòa nhà Trung tâm hành chính tập trung tỉnh, đường Lê Lợi, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương;

Điện thoại            : (0274) 3.855.667;

Email                  : sotp@binhduong.gov.vn

 

CHỨC NĂNG

Sở Tư pháp thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; pháp chế; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; hộ tịch; quốc tịch; chứng thực; nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư;  tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; bán đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

 

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

  

1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực tư pháp;

b) Dự thảo kế hoạch dài hạn, 05 năm, hàng năm và các đề án, dự án, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện pháp luật thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực tư pháp;

c) Dự thảo quy hoạch phát triển nghề luật sư, công chứng, bán đấu giá tài sản và các nghề tư pháp khác ở địa phương thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở Tư pháp; Trưởng, Phó trưởng phòng Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật;

b) Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác tư pháp ở địa phương.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án trong lĩnh vực tư pháp đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

4. Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:

a) Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh; phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh lập dự thảo Dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật;

b) Tham gia xây dựng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh do cơ quan chuyên môn khác của Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì soạn thảo; 

c) Thẩm định dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;

d) Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.

5. Về theo dõi thi hành pháp luật:

a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn;

b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương; đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

c) Tổng hợp, xây dựng báo cáo tình hình thi hành pháp luật ở địa phương và kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp;

d) Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.

6. Về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật:

a) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành;

b) Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện; hướng dẫn cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) theo quy định của pháp luật;

c) Tham mưu với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý văn bản trái pháp luật đã được phát hiện; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật.

7. Tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật; đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa chung của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

8. Về kiểm soát thủ tục hành chính:

a) Hướng dẫn, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính; tổ chức thực hiện việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b) Cho ý kiến, thẩm định về thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Đôn đốc các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc thống kê các thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ; kiểm soát chất lượng và nhập dữ liệu thủ tục hành chính, văn bản liên quan đã được công bố vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; tạo đường kết nối giữa trang tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;

d) Tổ chức tiếp nhận, nghiên cứu và đề xuất việc phân công xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; theo dõi, đôn đốc việc xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính tại các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các đơn vị khác có liên quan;

đ) Tổ chức nghiên cứu, đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính và quy định có liên quan; theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

e) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã;

g) Đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh thiết lập hệ thống công chức đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính theo chế độ kiêm nhiệm tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và đơn vị liên quan ở địa phương;

h) Thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp.

9. Về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở:

a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thực hiện sau khi chương trình, kế hoạch được ban hành;

b) Theo dõi, hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương; đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn;

c) Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh;

d) Xây dựng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; tham gia với các cơ quan có liên quan thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật theo quy định của pháp luật;

đ) Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở cấp xã và ở các cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật;

e) Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật; hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên theo Quy chế phối hợp giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

10. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các Sở có liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn việc xây dựng hương ước, quy ước của khu tổ dân phố, khu phố, ấp và một số hình thức khác (gọi chung là tổ dân phố) phù hợp với quy định của pháp luật.

11. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ về xây dựng xã, phường, thị trấn tiếp cận pháp luật theo quy định.

12. Về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực và nuôi con nuôi:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, quốc tịch tại địa phương; hướng dẫn nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và công chức Tư pháp – Hộ tịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;

b) Xây dựng hệ thống tổ chức đăng ký và quản lý hộ tịch; quản lý, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định; thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật;

c) Giải quyết các việc về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các việc về nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật; đề nghị Ủy ban dân nhân tỉnh quyết định thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi, hủy bỏ, những giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật);

đ) Thực hiện các nhiệm vụ để giải quyết hồ sơ xin nhập, xin thôi, xin trở lại quốc tịch Việt Nam; xác nhận có quốc tịch Việt Nam; xin cấp giấy xác nhận là người có quốc tịch Việt Nam; thông báo có quốc tịch Việt Nam; quản lý và lưu trữ hồ sơ về quốc tịch theo quy định của pháp luật.

13. Về lý lịch tư pháp:

a) Xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ và sử dụng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại địa phương theo quy định của pháp luật;

b) Tiếp nhận, xử lý thông tin lý lịch tư pháp do Tòa án, cơ quan Thi hành án dân sự, các cơ quan, tổ chức có liên quan và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cung cấp; cung cấp lý lịch tư pháp, thông tin bổ sung cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia; cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp khác;

c) Lập lý lịch tư pháp, cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung theo quy định;

d) Cấp phiếu lý lịch tư pháp theo thẩm quyền.

14. Về bồi thường nhà nước:

a) Hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước cho công chức thực hiện công tác bồi thường nhà nước của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường nhà nước trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc chưa có sự thống nhất về việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật;

c) Cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính.

15. Về trợ giúp pháp lý:

a) Quản lý, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm và Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; hoạt động tham gia trợ giúp pháp lý của các Văn phòng luật sư, Công ty luật, Trung tâm tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh;

c) Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm Trợ giúp viên pháp lý; quyết định công nhận, cấp và thu hồi thẻ Cộng tác viên trợ giúp pháp lý; cấp, thay đổi, thu hồi Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý của Văn phòng luật sư, Công ty luật và Trung tâm tư vấn pháp luật.

16. Về luật sư và tư vấn pháp luật:

a) Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật tại địa phương;

b) Thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép thành lập, phê chuẩn kết quả Đại hội của Đoàn luật sư, giải thể Đoàn luật sư; chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án xây dựng Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới;

c) Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, Trung tâm tư vấn pháp luật; cấp, thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật;

d) Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật; đề nghị Đoàn luật sư cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động của luật sư, yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động khi cần thiết;

đ) Lập danh sách, theo dõi người đăng ký hành nghề tại Đoàn luật sư tại địa phương.

17. Về công chứng:

a) Tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại địa phương;

b) Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm Công chứng viên; quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng đối với công chứng viên;

c) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng Công chứng và cho phép thành lập, thay đổi, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng và thu hồi quyết định thành lập Văn phòng công chứng theo quy định;

d) Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; ghi nhận thay đổi danh sách công chứng viên là thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng; xem xét, thông báo bằng văn bản cho Văn phòng công chứng về việc đăng ký danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng;

đ) Xây dựng, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về công chứng theo quy định.

18. Về giám định tư pháp:

a) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp; chuyển đổi loại hình hoạt động, thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp;

b) Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng giám định tư pháp; phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương;

c) Đánh giá về tổ chức, chất lượng hoạt động giám định tư pháp ở địa phương; đề xuất các giải pháp bảo đảm số lượng, chất lượng của đội ngũ người giám định tư pháp theo yêu cầu của hoạt động tố tụng tại địa phương;

d) Chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp theo quy định của pháp luật.

19. Về bán đấu giá tài sản:

a) Tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển các tổ chức bán đấu giá ở địa phương sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức và đội ngũ người bán đấu giá ở địa phương;

b) Hướng dẫn nghiệp vụ bán đấu giá tài sản cho các tổ chức bán đấu giá tài sản trên địa bàn.

20. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật.

21. Về đăng ký giao dịch bảo đảm:

a) Thực hiện kiểm tra định kỳ các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại địa phương theo quy định của pháp luật;

b) Định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp về việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương.

22. Về công tác pháp chế:

          a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chương trình, kế hoạch công tác pháp chế hàng năm ở địa phương và tổ chức thực hiện sau khi chương trình, kế hoạch được ban hành;

          b) Quản lý, kiểm tra công tác pháp chế đối với công chức pháp chế chuyên trách và Phòng Pháp chế trong cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;

          c) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành trong việc hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế đối với công chức pháp chế chuyên trách và Phòng Pháp chế trong cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;

          d) Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế đối với tổ chức pháp chế của các doanh nghiệp nhà nước tại địa phương;

          đ) Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế, thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác pháp chế tại địa phương.

23. Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

24. Về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

a) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính tại địa phương; đề xuất việc nghiên cứu, xử lý các quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với nhau theo quy định của pháp luật;

b) Phổ biến, tập huấn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương;

c) Thực hiện thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của địa phương; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Tư pháp.

25. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án dân sự, hành chính theo quy định của pháp luật và quy chế phối hợp công tác giữa cơ quan tư pháp và cơ quan thi hành án dân sự địa phương do Bộ Tư pháp ban hành.

26. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tư pháp, pháp luật đối với Phòng Tư pháp cấp huyện, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

27. Kiểm tra, thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân cấp, ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

28. Thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và công tác tư pháp theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

29. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ thông tin trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tư pháp.

30. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của Văn phòng, các phòng chuyên môn nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

31. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

32. Thực hiện công tác thông tin, thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.

33. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật.

34. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.   

 (Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trên ban hành kèm theo Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 23/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương).

12/22/2008 5:47 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết59-So-Tu-phapSở, ban, ngànhFalse
0.00
0
0.00
Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình DươngCông ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương
  
Địa chỉ     : Số 11, đường Ngô Văn Trị, thành phố Thủ Dầu Một;
 
Điện thoại: 0274 3 838 333 - 3 89 77 66;
 
   
Fax          : 0274 3 827 738;
  

Website   : http://www.biwase.com.vn

.
 
10/30/2014 11:18 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết370-cong-ty-co-phan-nuoc-moi-truong-binh-duonDoanh nghiệp nhà nướcFalse
0.00
0
0.00
Sở Giao thông - Vận tảiSở Giao thông - Vận tải
  
LÃNH ĐẠO

Ông: Nguyễn Anh Minh     
Chức vụ: Giám đốc
Email: minhna@binhduong.gov.vn
 
Ông: Nguyễn Hữu Tuấn
Chức vụ: Phó Giám đốc

Email: tuannh@binhduong.gov.vn

Ông Nguyễn Thanh Thuận
Chức vụ: Phó Giám đốc
Email: thuannt@binhduong.gov.vn
   
Ông Nguyễn Chí Hiếu    
Chức vụ: Phó Giám đốc 
Email: hieunc@binhduong.gov.vn

 
CÁC PHÒNG, TRUNG TÂM
 
 
* Đường dây nóng                                          - 0913951789 (Đ/c Nguyễn Hữu Tuấn -                                                                                                       Phó Giám đốc )
                                                                            - 0913 661 133 (đ/c Nguyễn Đỗ Vũ -       
                                                                                         Q.Chánh thanh tra Sở GTVT).

* Văn phòng sở                                                 :  (0274) 3822.366, 3.828.002

 
* Phòng Kế hoạch - Tài chính                          :  0274. 3.829.986

  
* Phòng Quản lý Vận tải, Phương tiện và người lái: 0274. 3.828.005

  
* Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng và an toàn giao thông    : 0274. 3.828.003

 

* Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông   : 0274. 3.828.004

* Thanh tra Giao thông Vận tải                           : 0274. 3.823.591

 

ĐỊA CHỈ
 
Tầng 12A, tháp A, Tòa nhà Trung tâm hành chính tập trung tỉnh, đường Lê Lợi, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương;

Điện thoại: 0274  3 911 944;
 
Fax           : 0274 3 822 366;
 
Email       : sgtvt@binhduong.gov.vn
    
 
CHỨC NĂNG
   
Sở có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải, bao gồm: đường bộ, đường thủy nội địa, vận tải và an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
    
 
NHIỆM VỤ
   
1.Trình  Ủy ban nhân dân tỉnh
 
a) Dự thảo Quyết định, Chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực giao thông vận tải;
 
b) Dự thảo quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, chương trình, dự án về giao thông vận tải; các biện pháp tổ chức thực hiện cải cách hành chính về giao thông vận tải thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở;
 
c) Các dự án đầu tư về giao thông vận tải thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;
 
d) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở Giao thông Vận tải; tham gia cùng các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo quy định về tiêu chuẩn các chức danh Trưởng, Phó phòng chuyên môn có chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tài thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
 
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
 
a)   Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về giao thông vận tải;
 
b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại các đơn vị thuộc Sở; phối hợp với Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo quyết định xếp hạng các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công lập do Sở Giao thông Vận tải quản lý theo hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Nội vụ.
 
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực giao thông vận tải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh.
   
4. Về kết cấu hạ tầng giao thông
 
a) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo phân cấp của tỉnh;
 
b)   Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật mạng lưới công trình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa địa phương đang khai thác thuộc trách nhiệm của tỉnh quản lý hoặc được ủy thác quản lý;
 
c) Thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn giao thông và công trình giao thông trên địa bàn theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;
 
d)   Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân loại, điều chỉnh hệ thống đường tỉnh, các đường khác theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh;
 
đ) Công bố theo thẩm quyền việc đóng, mở tuyến đường thủy nội địa địa phương và đóng, mở các cảng, bến thủy nội địa địa phương, tuyến chuyên dùng nối với tuyến đường thủy nội địa địa phương theo quy định của pháp luật; tổ chức cấp giấy phép hoạt động bến khách ngang sông;
 
e) Thiết lập và quản lý hệ thống báo hiệu đường bộ, đường thủy nội địa địa phương trong phạm vi quản lý;
 
g) Có ý kiến đối với các dự án xây dựng công trình trên đường thủy nội địa địa phương và tuyến chuyên dùng nối với tuyến đường thủy nội địa địa phương theo quy định; cấp phép thi công trên các tuyến đường bộ đang khai thác do địa phương quản lý hoặc Trung ương ủy thác quản lý;
 
h) Tổ chức thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước tại bến xe ô tô, bến bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và cảng, bến thủy nội địa trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa do địa phương quản lý.
    
5. Về phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải:
 
a) Tổ chức thực hiện việc đăng ký phương tiện giao thông đường thủy nội địa; đăng ký cấp biển số cho xe máy chuyên dùng của tổ chức và cá nhân ở địa phương theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Giao thông Vận tải;
 
b) Tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Giao thông Vận tải;
 
c) Thẩm định thiết kế kỹ thuật trong sửa chữa, hoán cải phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải đường bộ, đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Giao thông Vận tải.
  
6. Về đào tạo và sát hạch cấp Giấy phép lái xe
 
Tổ chức việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép, bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận học tập pháp luật cho người điều khiển phương tiện giao thông, người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải; cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe của các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn; cẩp hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép và quản lý việc đào tạo lái xe đối với các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Giao thông Vận tải; cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện giao thông đường bộ và phương tiện thủy nội địa cho các cá nhân tại địa phương.
  
7. Về vận tải
 
a) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các chính sách phát triền vận tải hành khách theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh;
 
b)   Tổ chức thực hiện việc quản lý vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định, hợp đồng, vận tải khách du lịch và vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo quy định của pháp luật; cấp phép vận tải quốc tế, cấp phép lưu hành đặc biệt cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp cúa Bộ Giao thông Vận tải;
 
c) Hướng dẫn, kiểm tra xây dựng bến xe trên địa bàn theo quy hoạch được phê duyệt; quản lý các tuyến vận tải hành khách; việc tổ chức quản lý dịch vụ vận tải hành khách trên địa bàn;
 
d) Công bố hoạt động, theo dõi giám sát hoạt động thử nghiệm tàu khách nhanh và công bố, đăng ký tuyến vận tải hành khách hoạt động trên đường thủy nội địa địa phương.
 
8. Về an toàn giao thông
 
a) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác tim kiếm cứu nạn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không xảy ra trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh; phối hợp xử lý tai nạn giao thông trên địa bàn khi có yêu cầu;
 
b) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn giao thông, ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm công trình giao thông, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông;
 
c) Là thành viên của Ban An toàn giao thông tỉnh theo phân công của Ủy  ban nhân dân tỉnh;
 
d) Thẩm định an toàn giao thông trên các tuyến đường tỉnh; các vị trí đấu nối giữa đường huyện, đường xã với đường tỉnh; các điểm đấu nối của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ dọc hai bên đường tỉnh.
  
9. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.
    
10. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động đối với các Hội và các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
   
11. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý về giao thông vận tải đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
    
12. Hướng dẫn, kiếm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quyền quản lý của Sở theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và quy định của pháp luật.
   
13. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; chủ trì hoặc tham gia thẩm định, đánh giá và tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu, đề án, dự án ứng dụng tiến bộ công nghệ có liên quan đến giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh.
 
14. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông vận tải đường bộ, đường thủy nội địa và bảo vệ công trình giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn; giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật hoặc phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.
 
15. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, Thanh tra, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở, trừ các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ về kinh phí hoạt động; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương các chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và quy định của pháp luật.
 
16. Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
   
17. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giao thông Vận tải, ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.
 
18. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.
 
 
QUYỀN HẠN
 
1. Sở có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, được dự toán kinh phí để hoạt động và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
 
2. Được ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chủ trương chính sách, quy định của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh và thực hiện kiểm tra các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo sự phân cấp, ủy quyền của Bộ Giao thông Vận tải và của Ủy ban nhân dân tỉnh.
 
3. Được quyền yêu cầu các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải cung cấp thông tin, thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của pháp luật.
 
4. Được đề nghị hay quyết định theo thẩm quyền các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức của Sở theo quy định của Nhà nước và phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.
 
(Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trên ban hành kèm theo Quyết định số 02/2010/QĐ- UBND ngày 18/01/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)


6/5/2022 5:51 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết68-So-Giao-thong-Van-taiSở, ban, ngànhFalse
0.00
0
0.00
Sở Y tếSở Y tế
BAN LÃNH ĐẠO
    
Ông Nguyễn Hồng Chương
Chức vụ: Giám đốc

Ông Quách Trung Nguyên
Chức vụ: Phó Giám đốc
Email: nguyenqt@binhduong.gov.vn

Đoàn Thị Hồng Thơm
Chức vụ: Phó Giám đốc
Email: thomdth@binhduong.gov.vn

Ông Huỳnh Minh Chín 
Chức vụ: Phó Giám đốc
Email: chinhm@binhduong.gov.vn

 
CÁC PHÒNG
  
Văn phòng sở                          :  (0274) 3.822.639, 3.823.617;
 
Thanh tra sở                            :  (0274) 3.823.618;
   
Phòng Kế Hoạch - Tài chính   :  (0274) 3.823.619;
 
Phòng Nghiệp vụ y                  : 
(0274) 3.837.386;
 
Phòng Quản lý dược               :  (0274) 3.836.073;
 
Phòng Tổ chức cán bộ             :  (0274) 3.825.377;
  
ĐỊA CHỈ
Tầng 15 - tháp A, Tòa nhà Trung tâm hành chính tập trung tỉnh, đường Lê Lợi, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương

 
Điện thoại: (0274) 3.822.639;

 
Fax          : (0274) 3.825.156;

 


Email       :
soyte@binhduong.gov.vn
 
 

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế tỉnh Bình Dương

(Kèm theo Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày  04 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

 

 


Chương I

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

 

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Sở Y tế tỉnh Bình Dương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về y tế, gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số và các dịch vụ công thuộc ngành y tế theo quy định của pháp luật.

2. Sở Y tế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Dự thảo kế hoạch phát triển ngành y tế, chương trình, đề án, dự án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh trong phạm vi quản lý của Sở Y tế;

c) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về y tế đối với Sở Y tế và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật;

d) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế;

đ) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công về y tế thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân công về công tác y tế ở địa phương.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án và các văn bản khác về y tế sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực theo nhiệm vụ quản lý nhà nước của Sở Y tế.

4. Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện việc xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Y tế theo quy định của pháp luật.

5. Về y tế dự phòng

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng, chống các bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; xác định tình trạng nghiện ma túy, dự phòng và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện, các chất ma túy khác; sức khỏe môi trường, biến đổi khí hậu, sức khỏe trường học, vệ sinh và sức khỏe lao động; dinh dưỡng cộng đồng; kiểm dịch y tế biên giới; quản lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế; quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế trên địa bàn tỉnh;

b) Chỉ đạo, tổ chức giám sát bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, các vấn đề y tế công cộng khác; phát hiện sớm và xử lý các bệnh truyền nhiễm gây dịch; thực hiện thông báo tình hình dịch theo quy định của pháp luật; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố dịch và công bố hết dịch theo quy định của pháp luật;

c) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động tiêm chủng vắc xin và sử dụng sinh phẩm y tế cho các đối tượng theo quy định của pháp luật; tổ chức tiếp nhận hồ sơ, thực hiện đăng tải thông tin về cơ sở đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế theo quy định của pháp luật;

d) Tiếp nhận bản tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học của các cơ sở xét nghiệm; đăng tải danh sách các cơ sở đã tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp I và cấp II trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế theo quy định của pháp luật;

đ) Cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính và đình chỉ hoạt động xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính theo quy định của pháp luật;

e) Công bố, công bố lại cơ sở đủ điều kiện, đình chỉ, hủy bỏ hồ sơ công bố cơ sở đủ điều kiện hoạt động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật;

g) Đầu mối về công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, phòng chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh;

h) Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch; thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS tỉnh;

i) Quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động; đánh giá, kiểm soát, quản lý các yếu tố có hại sức khỏe tại nơi làm việc; xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động quan trắc môi trường lao động, công bố tổ chức quan trắc môi trường lao động đủ điều kiện hoạt động và tổ chức quan trắc môi trường bị đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật; tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt và kiểm tra, giám sát thực hiện theo quy định;

k) Hướng dẫn theo thẩm quyền công tác quản lý vệ sinh lao động, khám sức khỏe người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, quản lý sức khỏe người lao động tại nơi làm việc; quản lý về công tác huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;

l) Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định chuyên môn, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh.

6. Về khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần theo phân cấp quản lý và theo phân tuyến kỹ thuật;

b) Cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cấp, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật;

c) Thẩm định, phê duyệt danh mục kỹ thuật được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Sở Y tế quản lý theo phân cấp và quy định của pháp luật;

d) Cho phép các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý áp dụng các kỹ thuật mới, phương pháp mới theo quy định của pháp luật;

đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định chuyên môn kỹ thuật, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần trên địa bàn tỉnh.

7. Về y dược cổ truyền

a) Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện kế thừa, phát huy và kết hợp y dược cổ truyền trong phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng bằng y dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh theo phân cấp;

c) Cấp, cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền và cấp, cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền theo quy định của pháp luật;

d) Cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền trên địa bàn quản lý;

đ) Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong hướng dẫn khai thác, nuôi trồng, chế biến và phát triển dược liệu theo quy định;

e) Đầu mối hướng dẫn triển khai thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, chế biến và chất lượng của dược liệu, thuốc cổ truyền tại địa phương theo thẩm quyền được phân cấp.

8. Về dược và mỹ phẩm

a) Hướng dẫn triển khai và giám sát chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn. Chỉ đạo, theo dõi việc thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm theo quy định của pháp luật;

b) Cấp, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề dược; cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và các cơ sở bán lẻ thuốc theo phân cấp và theo quy định của pháp luật;

c) Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết đơn hàng mua thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất và mua nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc của cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc có đặt địa điểm kinh doanh trên địa bàn tỉnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân, cơ sở nghiên cứu, kiểm nghiệm, cơ sở đào tạo chuyên ngành y, dược, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại khác đóng trên địa bàn tỉnh; chỉ định cơ sở bán buôn hoặc cơ sở bán lẻ thuốc thực hiện việc kinh doanh hoặc khoa dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhượng lại thuốc phải kiểm soát đặc biệt để bảo đảm đủ thuốc cho người bệnh trong trường hợp trên địa bàn không có cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật;

d) Cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm đối với cơ sở sản xuất mỹ phẩm trên địa bàn quản lý; cấp, thu hồi số công bố mỹ phẩm theo quy định của pháp luật;

đ) Thực hiện quản lý giá thuốc, đấu thầu thuốc theo quy định của pháp luật;

e) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động dược lâm sàng bảo đảm an toàn, hiệu quả và các nhiệm vụ khác theo thẩm quyền;

g) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về dược, mỹ phẩm trên địa bàn quản lý.

 

9. Về an toàn thực phẩm

a) Chủ trì, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương thuộc ngành y tế quản lý theo quy định của pháp luật;

b) Giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý và các cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên; nước đá dùng liền, nước đá dùng để chế biến thực phẩm; thực phẩm chức năng; các vi chất bổ sung vào thực phẩm và các thực phẩm khác trên địa bàn theo phân cấp của Bộ Y tế;

c) Tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi. Tổ chức tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm; cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước đá dùng liền, nước đá dùng để chế biến thực phẩm, cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, các vi chất bổ sung vào thực phẩm, cơ sở sản xuất thực phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống;

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý;

đ) Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tại địa phương;

e) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý.

10. Về trang thiết bị và công trình y tế

a) Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý trang thiết bị y tế và công trình y tế trên địa bàn tỉnh;

b) Tiếp nhận hồ sơ, đăng tải công khai thông tin và hồ sơ công bố cơ sở đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế, hồ sơ công bố cơ sở đủ điều kiện mua, bán trang thiết bị y tế; số công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B và hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng; danh sách các trang thiết bị y tế đã bị thu hồi số lưu hành trên địa bàn tỉnh trên cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế;

c) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực trang thiết bị y tế trên địa bàn tỉnh.

 

11. Về dân số và sức khoẻ sinh sản

a) Tổ chức thực hiện hệ thống chỉ tiêu, chỉ báo thuộc lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình; chỉ đạo, hướng dẫn các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ về các dịch vụ dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình;

b) Thực hiện công tác quản lý nhà nước về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số trên địa bàn. Tham mưu các giải pháp nhằm điều chỉnh quy mô dân số phù hợp, kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số và thích ứng với già hóa dân số;

c) Chủ trì công tác phối hợp liên ngành trong lĩnh vực dân số, đặc biệt trong công tác truyền thông. Lồng ghép nội dung dân số trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

d) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách, chương trình, đề án, dự án, mô hình liên quan đến lĩnh vực dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình;

đ) Quyết định cho phép thực hiện kỹ thuật xác định lại giới tính, thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định của pháp luật;

e) Thường trực Ban Chỉ đạo về công tác dân số của tỉnh.

12. Về bảo hiểm y tế

a) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền;

b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội ở địa phương trong kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh.

13. Về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế

a) Xây dựng chế độ khuyến khích phát triển nguồn nhân lực y tế - dân số trên địa bàn tỉnh và ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý;

b) Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế - dân số và các chế độ, chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh;

c) Quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ giảng viên và quản lý các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền;

d) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền.

14. Về truyền thông, cung cấp thông tin y tế

a) Thực hiện truyền thông vận động tạo sự đồng thuận của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và huy động sự ủng hộ, chủ động tham gia của người dân về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn;

b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân; công tác giáo dục y đức, y nghiệp và phong trào thi đua yêu nước, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn;

c) Đầu mối cung cấp thông tin về y tế; quản lý thông tin y tế, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xử lý khủng hoảng truyền thông về y tế tại địa phương; thực hiện quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin y tế theo quy định.

15. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về y tế đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội, hiệp hội và tổ chức phi chính phủ tham gia hoạt động trong lĩnh vực y tế ở địa phương theo quy định của pháp luật.

16. Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế theo mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của chương trình cải cách hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.

17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

18. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về y tế; chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế đối với Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

19. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý, lưu trữ hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực y tế.

20. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế và trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

21. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức thuộc Sở Y tế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở; quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

22. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá chất lượng đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo sự phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

23. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành y tế theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc ngành y tế.

24. Quản lý tài chính, tài sản và tổ chức thực hiện ngân sách được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

25. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế.

26. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

 

Chương II

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ

 

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

1. Lãnh đạo Sở Y tế:

a) Sở Y tế có Giám đốc và các Phó Giám đốc. Số lượng Phó Giám đốc Sở được thực hiện theo quy định của pháp luật và quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Giám đốc Sở Y tế là người đứng đầu Sở Y tế, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ trưởng Bộ Y tế; báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;

c) Phó Giám đốc Sở Y tế là người giúp Giám đốc Sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Sở phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm thay Giám đốc Sở điều hành các hoạt động của Sở;

d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với chức vụ Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.

2. Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Y tế:

a) Văn phòng;

b) Thanh tra;

c) Phòng Nghiệp vụ Y;

d) Phòng Nghiệp vụ Dược;

đ) Phòng Kế hoạch - Tài chính.

3. Các chi cục thuộc Sở Y tế:

a) Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình;

b) Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

4. Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế:

a) Lĩnh vực y tế dự phòng, chuyên ngành tuyến tỉnh:

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật;

- Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản;

- Trung tâm Sức khỏe Lao động và Môi trường.

b) Các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh:

- Bệnh viện đa khoa tỉnh;

- Bệnh viện Y học cổ truyền;

- Bệnh viện Phục hồi chức năng;

c) Lĩnh vực kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm nghiệm.

d) Lĩnh vực pháp y: Trung tâm Pháp y.

đ) Lĩnh vực giám định y khoa: Trung tâm Giám định Y khoa.

e) Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố:

- Trung tâm Y tế thành phố Thủ Dầu Một;

- Trung tâm Y tế thành phố Thuận An;

- Trung tâm Y tế thành phố Dĩ An;

- Trung tâm Y tế thị xã Tân Uyên;

- Trung tâm Y tế thị xã Bến Cát;

- Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng;

- Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo;

- Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng;

- Trung tâm Y tế huyện Bắc Tân Uyên.

Trạm Y tế, Phòng khám đa khoa khu vực xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố.

Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Biên chế, số lượng người làm việc

1. Biên chế công chức, số lượng người làm việc tại Sở Y tế và các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.

2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

 

Chương III

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

 

Điều 5. Chế độ làm việc

1. Sở Y tế làm việc theo chương trình, kế hoạch công tác hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Bản Quy định này.

2. Sở Y tế làm việc theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc Sở là người đứng đầu, quyết định các công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và chịu trách nhiệm cao nhất trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế và trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động của Sở Y tế.

3. Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; đồng thời cùng Giám đốc Sở liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc tham mưu, đề xuất của mình trong lĩnh vực công tác được phân công.

4. Giám đốc Sở Y tế có thể ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở giải quyết các công việc cụ thể khác và các Phó Giám đốc Sở không được ủy quyền lại cho cấp dưới.

5. Khi có những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền của Giám đốc Sở Y tế hoặc chưa được sự thống nhất ý kiến của các Sở, ngành, đoàn thể liên quan, Giám đốc Sở báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết.

6. Chế độ hội họp

 Định kỳ (do Giám đốc Sở Y tế quy định), lãnh đạo Sở tổ chức họp giao ban với Trưởng, Phó các phòng, ban thuộc Sở và Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị trực thuộc Sở để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ và chỉ đạo triển khai công tác cho thời gian tới.

Giữa năm, Sở Y tế tổ chức sơ kết 6 tháng và cuối năm tổ chức hội nghị tổng kết công tác y tế toàn tỉnh để đánh giá tình hình hoạt động của ngành và đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp phát triển ngành y tế trong thời gian tới. Ngoài ra, Sở Y tế tổ chức đánh giá công tác chương trình mục tiêu quốc gia và đánh giá hoạt động ngành Y tế (theo định kỳ) trong toàn tỉnh.

Khi cần thiết, Sở Y tế có thể tổ chức các cuộc họp bất thường để phổ biến, triển khai các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách về công tác y tế do Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ Y tế đề ra.

 

Điều 6. Mối quan hệ công tác

1. Đối với Bộ Y tế:

Sở Y tế chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Bộ Y tế; thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo, tình hình công tác chuyên môn cho Bộ theo định kỳ và theo yêu cầu đột xuất.

2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh:

Sở Y tế chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức, biên chế và hoạt động. Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm báo cáo theo định kỳ và đột xuất về kết quả công tác của ngành; đồng thời tham mưu đề xuất các biện pháp chuyên ngành trong công tác quản lý nhà nước về y tế.

Trước khi thực hiện các chủ trương công tác của các bộ, ngành có liên quan đến chương trình, kế hoạch chung của tỉnh, Giám đốc Sở Y tế phải báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Đối với các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh:

Sở Y tế có mối quan hệ hợp tác, bình đẳng, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh trong lĩnh vực công tác có liên quan để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

4. Đối với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:

Sở Y tế phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế trên địa bàn.

Trong phạm vi nhiệm vụ được phân công, Sở Y tế được yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo tình hình về các vấn đề có liên quan bằng văn bản hoặc trực tiếp trao đổi để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.

5. Đối với Phòng Y tế huyện, thị xã, thành phố:

Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ và lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở đối với Phòng Y tế. Trưởng phòng Y tế có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác chuyên môn cho Sở theo định kỳ và theo yêu cầu đột xuất.

6. Đối với các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực y tế thuộc các thành phần kinh tế:

Sở Y tế giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các cá nhân và đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực y tế thuộc các thành phần kinh tế. Các cá nhân và đơn vị này phải chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Sở.

 

7. Đối với các cơ quan, đơn vị của Trung ương và các tỉnh, thành phố khác hoạt động có liên quan đến lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh:

Sở Y tế có mối quan hệ với các cơ quan, đơn vị để giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế; đồng thời Sở có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị này hoàn thành nhiệm vụ được giao.

 

Chương IV

TRÁCH NHIỆM THI HÀNH

 

Điều 7. Căn cứ Quy định này và các văn bản pháp luật có liên quan, Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm xây dựng, ban hành quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Sở; sắp xếp tổ chức bộ máy của Sở Y tế đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 8. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có những vấn đề mới phát sinh, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.​

12/22/2008 5:49 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết61-So-Y-teSở, ban, ngànhFalse
0.00
0
0.00
Sở Giáo dục - Đào tạoSở Giáo dục - Đào tạo

LÃNH ĐẠO


 Nguyễn Thị Nhật Hằng
Chức vụ: Giám đốc
Email: hangntn@binhduong.gov.vn

Ông Nguyễn Văn Phong
Chức vụ: Phó Giám đốc
Email: phongnv@binhduong.gov.vn

Trương Hải Thanh
Chức vụ: Phó Giám đốc
Email: thanhth@binhduong.gov.vn
 
CÁC PHÒNG
1. Văn phòng                          
- Điện thoại              : (0274) 3.822.375;
- E-mail                    : sogddt@sgdbinhduong.edu.vn, vanphong@sgdbinhduong.edu.vn
 
2. Thanh tra                    
- Điện thoại              : (0274) 3.824.447;
- E-mail                    : thanhtra@sgdbinhduong.edu.vn
 
3. Phòng Giáo dục mầm non
- Điện thoại              :(0274) 3.825.789;
- E-mail                    :gdmn@sgdbinhduong.edu.vn;
- Website                 : http://sgdbinhduong.edu.vn/gdmn.
 
4. Phòng Giáo dục tiểu học
- Điện thoại              : (0274) 3.821.236;
- E-mail                    : gdth@sgdbinhduong.edu.vn;
 -Website                 : http://sgdbinhduong.edu.vn/gdth
 
 5. Phòng Giáo dục Trung học - Thường xuyên
- Điện thoại              : (0274) 3.824.448;
- E-mail                     : gdtrh@sgdbinhduong.edu.vn;
- Website                  :http://sgdbinhduong.edu.vn/gdtrh
6. Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục
- Điện thoại              : (0274) 3.821.921;
- E-mail                    : kt-qlclgd@sgdbinhduong.edu.vn;
- Website                 : http://sgdbinhduong.edu.vn/kt-qlclgd
 7. Phòng Tổ chức cán bộ
- Điện thoại               : (0274)3.825.790;
- E-mail                     : tccb@sgdbinhduong.edu.vn
8. Phòng Kế hoạch Tài chính
- Điện thoại               : (0274) 3.824.446;
- E-mail                      : khtc@sgdbinhduong.edu.vn
 
ĐỊA CHỈ
 
Tầng 10,  tháp A, Tòa nhà Trung tâm hành chính tập trung tỉnh, đường Lê Lợi, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
   
Điện thoại:
(0274) 3 825 793;
 
Email       :
sogddt@binhduong.gov.vn
 
 

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương

(Ban hành kèm theo Quyết định số 02 /2021/QĐ-UBND ngày 26 /3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

 


Điều 1. Vị trí

Sở Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Sở) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ và các quy định khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.

Điều 2. Chức năng

Sở có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn

Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 12 Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP; Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, các quy định của pháp luật có liên quan và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo quyết định phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Dự thảo quyết định, quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở;

c) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên;

d) Ban hành văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về giáo dục; phương án tích hợp nội dung về mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo vào quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch và các quy định có liên quan; kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn; kế hoạch, chương trình, dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn; kế hoạch triển khai Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được phân công trên phạm vi địa bàn tỉnh; các văn bản pháp luật về giáo dục theo thẩm quyền;

đ) Văn bản chấp thuận về việc thành lập, cho phép thành lập; sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học; trường cao đẳng sư phạm, phân hiệu của trường cao đẳng sư phạm trên địa bàn tỉnh;

e) Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý phù hợp với thực tiễn của tỉnh Bình Dương;

g) Phê duyệt phương án thành lập, tổ chức lại, giải thể các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân công.

3. Phối hợp Sở Nội vụ tổng hợp số lượng người làm việc hàng năm của các cơ sở giáo dục công lập trong kế hoạch số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tuyển dụng hoặc phân cấp việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên trong các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật.

5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục đại học; trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh theo phân cấp của Chính phủ.

6. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo và người có chức danh theo dõi giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Quản lý về chuyên môn đối với việc thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên của các trung tâm cấp huyện theo quy định.

7. Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực.

8. Quản lý các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, an toàn trường học; tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; thực hiện và chỉ đạo thực hiện công tác truyền thông giáo dục trên địa bàn.

9. Tham gia thẩm định thực tế đề án thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn.

10. Thường xuyên cập nhật thông tin về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc phạm vi quản lý vào cơ sở dữ liệu ngành giáo dục. Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ hàng năm và đột xuất về thống kê, công khai lĩnh vực giáo dục của địa phương thuộc phạm vi quản lý với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

Điều 4. Cơ cấu tổ chức

1. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ

- Văn phòng;

- Thanh tra;

- Phòng Tổ chức cán bộ;

- Phòng Kế hoạch - Tài chính;      

- Phòng Giáo dục Mầm non và Tiểu học;

- Phòng Giáo dục Trung học - Thường xuyên;

- Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục.

Mỗi tổ chức trên đây có 01 cấp trưởng và không quá 02 cấp phó. Các chức vụ này do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm. Riêng chức vụ Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi thỏa thuận với Chánh Thanh tra tỉnh.

Số lượng cấp phó của mỗi tổ chức thực hiện theo tiêu chí số lượng biên chế công chức quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ.

2. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở:

- Các trường trung học phổ thông;

- Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Bồi dưỡng nghiệp vụ.

Điều 5. Lãnh đạo Sở

1. Sở có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc;

2. Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở; thực hiện các chức trách, nhiệm vụ của Giám đốc Sở được quy định tại Điều 7 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

3. Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở phụ trách, chỉ đạo thực hiện công tác của một số phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở;

4. Giám đốc có thể ủy quyền cho Phó Giám đốc giải quyết các công việc cụ thể khác và các Phó Giám đốc không được ủy quyền lại cho công chức cấp dưới;

6. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Giám đốc Sở và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của Đảng và Nhà nước.

Điều 6. Chế độ làm việc

  1. Sở làm việc theo chương trình, kế hoạch công tác hàng năm do Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong bản Quy định này.
  2. Sở làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh và các công việc được Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công hoặc ủy quyền; đồng thời chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về các vấn đề thuộc lĩnh vực công tác chuyên môn, nghiệp vụ của ngành.
  3. Các tổ chức tham mưu, tổng hợp, chuyên môn nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở làm việc theo chế độ Thủ trưởng, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về kết quả hoạt động của đơn vị và công việc được phân công.

Điều 7. Mối quan hệ công tác

  1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

    Sở chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ và các mặt công tác do Bộ Giáo dục và Đào tạo phụ trách. Giám đốc Sở có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác chuyên môn cho Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chế độ định kỳ và theo yêu cầu đột xuất.
  2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh

    Sở chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Ủy ban nhân dân tỉnh. Giám đốc Sở có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác theo chế độ định kỳ và theo yêu cầu đột xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước khi tổ chức thực hiện các chương trình công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngành Trung ương có liên quan đến chương trình, kế hoạch chung của tỉnh, Sở phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
  3. Đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

    Sở xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đối với các mặt công tác thuộc chức năng quản lý của Sở về công tác giáo dục và đào tạo.

    Trong phạm vi nhiệm vụ được phân công, Sở Giáo dục và Đào tạo được yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo tình hình và các vấn đề có liên quan bằng văn bản hoặc trực tiếp trao đổi để triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân tỉnh.

    4. Đối với các cơ quan, đơn vị của Trung ương và các tỉnh, thành phố khác trú đóng và hoạt động trên địa bàn của tỉnh, Sở giữ mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị này để giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác giáo dục và đào tạo.

    Điều 8. Trách nhiệm thc hiện

    1. Căn cứ Quy định này, Giám đốc Sở có trách nhiệm ban hành Quy chế làm việc của các phòng, đơn vị trực thuộc; quy định cụ thể về chế độ làm việc, chế độ quản lý theo từng lĩnh vực; tổ chức sắp xếp các phòng, đơn vị theo hướng tinh gọn, hiệu quả; bố trí cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn, bảo đảm phát huy tốt hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước mà Sở được phân công, phân cấp thực hiện trên địa bàn tỉnh.

    2. Cơ cấu tổ chức của Sở thực hiện theo  quy định của Chính phủ.

    3. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế các nội dung trong bản Quy định này do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
12/22/2008 5:45 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết44-so-giao-duc-dao-taSở, ban, ngànhFalse
0.00
0
0.00
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thônSở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ban lãnh đạo
 
​Ông Phạm Văn Bông
Chức vụ: Giám đốc

Ông Lê Thanh Tâm
Chức vụ: Phó Giám đốc
Email: tamlt@binhduong.gov.vn

Ông Hồ Trúc Thanh
Chức vụ: Phó Giám đốc
Email: thanhht@binhduong.gov.vn


CÁC PHÒNG:

Văn phòng sở:  (0274) 3897.399
Thanh Tra sở:  (0274) 3826.788
Phòng Kế Hoạch - Tài chính:  (0274) 3826.997
Phòng Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:  (0274) 3824.186
Phòng Quản lý xây dựng công trình:  (0274) 3824.861, 3840.138​

ĐỊA CHỈ

Tầng 3 - tháp A, Tòa nhà Trung tâm hành chính tập trung tỉnh, đường Lê Lợi, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương;
 
Điện thoại: (0274) 3897.399;
  
Fax           : (0274) 3829.422;
 
Email        : sonnptnt@binhduong.gov.vn

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương

 (Kèm theo Quyết định số  27/2023/QĐ-UBND  ngày  30 tháng  8  năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

​ 


Chương I

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

           

Điều 1. Vị trí, chức năng

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương (sau đây gọi tắt là Sở) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phòng, chống thiên tai; phát triển nông thôn; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản và muối; các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

          a) Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;

          b) Dự thảo kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc phạm vi quản lý của Sở trên địa bàn tỉnh;

c) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn cho Sở và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định.

d) Dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở, chi cục thuộc Sở; dự thảo quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở theo quy định của pháp luật.

đ)  Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:

          a) Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân công.

b) Dự thảo quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của tổ chức nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh đặt trên địa bàn cấp huyện với Ủy ban nhân dân cấp huyện; các nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã với Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được cấp thẩm quyền quyết định, phê duyệt; thông tin tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.

4. Về trồng trọt, bảo vệ thực vật:

          a) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền: Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với địa phương, cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn; kế hoạch phát triển trồng trọt của địa phương; chính sách hỗ trợ sản xuất, buôn bán, sử dụng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; kế hoạch phòng chống sinh vật gây hại, kiểm dịch thực vật nội địa;

b) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện cơ cấu giống, thời vụ, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; xây dựng và tổ chức thực hiện vùng không nhiễm sinh vật gây hại trên địa bàn; tổ chức phòng, chống dịch, thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất khi xảy ra dịch hại thực vật; thống kê, đánh giá thiệt hại do dịch gây ra; thực hiện chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, khôi phục sản xuất; tổ chức thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động trồng trọt trên địa bàn tỉnh và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt; xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

c) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện hoạt động trồng trọt; phát triển vùng sản xuất cây trồng, sản xuất nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp, chống xói mòn, sa mạc hóa và sạt lở đất; thực hiện cấp mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

d) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện kiểm dịch nội địa về thực vật trên địa bàn tỉnh theo quy định;

đ) Tổ chức thực hiện công tác thu thập, lưu trữ, bảo tồn, khai thác nguồn gen giống cây trồng; quản lý giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư khác phục vụ sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật;

e) Quản lý và sử dụng dự trữ địa phương về giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư hàng hóa thuộc lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

g) Hướng dẫn và tổ chức xây dựng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong nông nghiệp.

5. Về chăn nuôi, thú y

a) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền: Chiến lược, kế hoạch phát triển chăn nuôi, quy định mật độ chăn nuôi của địa phương; quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh về khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; quyết định vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi; chính sách hỗ trợ, sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc thú y; các quy định, chính sách, hướng dẫn về hoạt động giết mổ, kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y; kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật; chương trình giám sát, khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;

b) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xây dựng và tổ chức vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, vùng chăn nuôi, sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi, giết mổ động vật tập trung, sơ chế, chế biến các sản phẩm có nguồn gốc động vật gắn với xử lý chất thải và bảo vệ môi trường; thống kê, đánh giá thiệt hại do dịch bệnh động vật gây ra; thực hiện chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, khôi phục chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sau dịch bệnh động vật; xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật số liệu, khai thác, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi; cơ sở dữ liệu về giám sát dịch bệnh động vật và thông tin dự báo, cảnh báo dịch bệnh động vật tại địa phương;

c) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện hoạt động chăn nuôi, hoạt động thú y trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

d) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện kiểm dịch nội địa về động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức thực hiện công tác thu thập, lưu trữ, bảo tồn, khai thác nguồn gen giống vật nuôi; quản lý giống vật nuôi; quản lý thức ăn chăn nuôi và các vật tư khác thuộc lĩnh vực chăn nuôi và thú y theo quy định của pháp luật;

e) Quản lý và sử dụng dự trữ địa phương về thuốc thú y, vật tư, hàng hóa thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y trên địa bàn tỉnh sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

g) Thực hiện nhiệm vụ quản lý về kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; hành nghề thú y; quản lý thuốc thú y theo quy định của pháp luật;

h) Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sau thông quan, thức ăn chăn nuôi sản xuất và lưu hành trong nước trên địa bàn tỉnh; kiểm tra điều kiện, đánh giá giám sát duy trì điều kiện của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi; giám sát việc tiêu hủy đối với thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; kiểm tra điều kiện chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ; đánh giá giám sát duy trì điều kiện chăn nuôi đối với cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo quy định của pháp luật.

6. Về lâm nghiệp

a) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền: Chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp bền vững tại địa phương; chủ trương chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng; quyết định giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng, thuê đất để trồng rừng sản xuất; phương án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; quyết định khung giá rừng tại địa phương; quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ tại địa phương; quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên tại địa phương theo quy định; báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh; phương án huy động các lực lượng, vật tư, phương tiện, thiết bị của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh để ứng phó khẩn cấp chữa cháy rừng theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về lâm nghiệp; tổ chức thực hiện điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng; cập nhật cơ sở dữ liệu, hồ sơ quản lý rừng ở địa phương; bảo vệ rừng; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong các loại rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; phát triển rừng; sử dụng rừng; khai thác lâm sản; tổ chức sản xuất lâm nghiệp gắn với chế biến và thương mại lâm sản tại địa phương;

c) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch lâm nghiệp; chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về lâm nghiệp theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của kiểm lâm tại địa phương theo quy định của pháp luật;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra về sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản kết hợp trong rừng theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh;

e) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lâm nghiệp; công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, vườn giống và rừng giống trên địa bàn tỉnh; xây dựng phương án, biện pháp, chỉ đạo, kiểm tra về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp và sử dụng vật tư lâm nghiệp; tổng hợp, cập nhật, công bố công khai danh mục nguồn giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận hoặc hủy bỏ công nhận; trồng rừng; nuôi dưỡng rừng; làm giàu rừng; cải tạo rừng tự nhiên và khoanh nuôi tái sinh rừng; chế biến và bảo quản lâm sản; phòng, chống dịch bệnh gây hại rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng;

g) Tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững, đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, phòng hộ thuộc địa phương quản lý, thiết kế, dự toán công trình lâm sinh theo quy định của pháp luật;

h) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc trồng rừng, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; phát triển cây lâm nghiệp phân tán theo quy định;

i) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và chủ rừng trong quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương, phối hợp và huy động lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý lâm sản, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong các loại rừng.

7. Về diêm nghiệp

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc bảo quản, chế biến muối và các sản phẩm từ muối ở địa phương.

b) Thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, môi trường của các cơ sở, chế biến, kinh doanh muối (không bao gồm muối dùng trong lĩnh vực y tế).

8. Về thủy sản

a) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền: Kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh theo quy định; quyết định công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực thuộc địa bàn từ hai huyện trở lên; quyết định thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của tỉnh; quy định bổ sung nghề, ngư cụ, khu vực cấm khai thác thủy sản chưa có tên trong danh mục theo quy định của pháp luật; hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác theo loài thuộc phạm vi quản lý;

b) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép nuôi trồng thủy sản;

c) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức quản lý hoạt động thủy sản trên địa bàn; tổ chức sản xuất khai thác thủy sản; quản lý đối với khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề, nghề cá thương phẩm trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản; điều tra, xác định bổ sung khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái thủy sinh trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, khu bảo tồn đất ngập nước, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản; xây dựng cơ sở dữ liệu về thủy sản trên địa bàn tỉnh và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản;

d) Thực hiện quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; giám sát hoạt động khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản; phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo quy định pháp luật;

đ) Tổ chức thực hiện tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý theo quy định;

e) Quản lý tàu cá; thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định của pháp luật về khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường; thu thập, tổng họp báo cáo số liệu về thủy sản theo quy định;

g) Quản lý khai thác thủy sản nội địa trên địa bàn tỉnh theo quy định;

h) Tổ chức thực hiện kiểm soát an toàn thực phẩm tại chợ thủy sản đầu mối trên địa bàn tỉnh; quản lý mua, bán, sơ chế, chế biến, bảo quản, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh theo quy định.

9. Về thủy lợi

a) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền: Quyết định phê duyệt, công bố kết quả điều tra cơ bản thủy lợi, quy trình vận hành công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh; quyết định giao tổ chức quản lý hoặc phân cấp quản lý công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; quy định cụ thể phạm vi vùng phụ cận, phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; phê duyệt hoặc phân cấp phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước, công trình thủy lợi khác thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn tỉnh; phương án huy động lực lượng, vật tư, phương tiện bảo vệ công trình thủy lợi khi xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố; quy mô thủy lợi nội đồng; kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn do địa phương quản lý;

b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tại địa phương tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua các mức giá và phê duyệt giá cụ thể của sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo quy định của pháp luật;

c) Chủ trì xây dựng phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển thủy lợi, các nội dung liên quan đến thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn trong quy hoạch tỉnh, quy hoạch thủy lợi và quy hoạch ngành quốc gia theo quy định của pháp luật;

d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp quản lý các hồ chứa nước, công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ các hồ chứa nước, công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh thuộc nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn trên địa bàn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh;

đ) Tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn, thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;

e) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về quản lý, khai thác và bảo vệ, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn; phối hợp quản lý việc xả nước thải vào công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của tỉnh;

g) Hướng dẫn, kiểm tra công tác tưới, tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định;

h) Theo dõi, giám sát, quan trắc diễn biến bồi lắng, xói lở công trình thủy lợi; hướng dẫn, quản lý việc tổ chức thực hiện khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm, an toàn, có hiệu quả nguồn nước từ các công trình thủy lợi; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý vận hành, điều tiết nguồn nước của các hệ thống công trình thủy lợi; bảo đảm cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt trong thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ngập lụt, úng trên địa bàn tỉnh; tổ chức quan trắc, dự báo, cảnh báo về hạn hán, xâm nhập mặn, ngập lụt, úng, số lượng, chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh;

i) Chủ trì xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách, hướng dẫn thực hiện về phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

10. Về phòng, chống thiên tai

a) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền: Kế hoạch phòng, chống thiên tai, kế hoạch đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai của địa phương theo phân công; tiêu chuẩn, định mức vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng chống thiên tai; quyết định về tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu, hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát chuyên dùng phòng, chống thiên tai; quyết định phê duyệt, công bố kết quả điều tra cơ bản về phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh; quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh; quyết định về lực lượng chuyên trách quản lý đê điều; cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều; sử dụng bãi sông, bãi nổi, cù lao liên quan đến thoát lũ và đê điều; chấp thuận việc xây dựng, cải tạo công trình giao thông có liên quan đến đê điều;

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều và phương án phòng, chống lũ của các tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa, duy tu, bảo dưỡng đê điều, quản lý và bảo đảm an toàn đê điều theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc đánh giá hiện trạng đê điều, xác định trọng điểm xung yếu đê điều; kiểm tra xây dựng, triển khai phương án hộ đê, công tác hộ đê, bảo đảm an toàn đê điều; tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi của tỉnh;

d) Hướng dẫn, kiểm tra việc đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, vận hành và bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;

đ) Tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; khu di tích lịch sử; điểm dân cư nông thôn và công trình;

e) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đê điều; xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện việc di dời công trình, nhà ở liên quan tới phạm vi bảo vệ công trình đê điều và bãi sông theo quy định.

11. Về phát triển nông thôn

a) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền: cơ chế, chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển nông thôn; phát triển kinh tế trang trại nông nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã và liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chương trình phát triển nông thôn; chính sách phát triển cơ điện nông nghiệp; tổ chức sản xuất phát triển vùng nguyên liệu nông, lâm, thủy sản, diêm nghiệp tập trung; phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản; phát triển ngành nghề nông thôn; bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống; phát triển ngành thủ công mỹ nghệ; đào tạo, phổ biến chính sách công trong nông nghiệp; đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn;

b) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định về phân công, phân cấp thẩm định các chương trình, dự án liên quan đến phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông nghiệp, kinh tế hợp tác, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp; liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối; phát triển vùng nguyên liệu nông, lâm, thủy sản và muối tập trung; phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản; phát triển ngành nghề nông thôn; bảo hiểm nông nghiệp; bảo tồn và phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề; đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo quy định; bố trí dân cư và di dân, tái định cư trong nông thôn; theo dõi, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển nông thôn trên địa bàn;

c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác xóa bỏ cây có chứa chất gây nghiện; định canh; bố trí dân cư và di dân, tái định cư trong nông thôn gắn với tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới;

d) Tổ chức thực hiện chương trình, dự án hoặc hợp phần của chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội nông thôn; chương trình hành động không còn nạn đói; bảo hiểm nông nghiệp; xây dựng nông thôn mới; xây dựng khu dân cư; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và quy định của pháp luật;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra các chương trình, dự án xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh theo phân công và quy định của pháp luật chuyên ngành.

12. Về chế biến và phát triển thị trường nông sản, lâm sản, thủy sản và muối

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, chương trình, cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực chế biến gắn với sản xuất và thị trường các ngành hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở;

b) Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tình hình phát triển chế biến, bảo quản đối với các ngành hàng nông sản, lâm sản, thủy sản và muối;

c) Thực hiện công tác thu thập thông tin, phân tích, dự báo tình hình thị trường, chương trình phát triển thị trường, xúc tiến thương mại nông sản, lâm sản, thủy sản và muối thuộc phạm vi quản lý của Sở;

d) Chủ trì, phối họp với cơ quan liên quan tổ chức công tác xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối.

13. Về chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối

a) Hướng dẫn, kiểm tra về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, tổ chức thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối trong phạm vi được phân công trên địa bàn tỉnh;

b) Thống kê, đánh giá, phân loại về điều kiện bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối; tổng hợp báo cáo kết quả đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp theo quy định;

c) Thực hiện các chương trình giám sát an toàn thực phẩm, đánh giá nguy cơ và truy xuất nguồn gốc, điều tra nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm trong phạm vi được phân công trên địa bàn tỉnh theo quy định;

d) Kiểm tra, truy xuất, thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành và quy định của pháp luật;

đ) Quản lý hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;

e) Quản lý hoạt động kiểm nghiệm, tổ chức cung ứng dịch vụ công về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối theo quy định của pháp luật.

g) Quản lý an toàn thực phẩm đối với khu vực và trung tâm logistics nông sản, chợ đầu mối, chợ đấu giá nông sản trên địa bàn theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

14. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

15. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp kết hợp công nghiệp, nông nghiệp kết hợp dịch vụ, tăng trưởng xanh, kinh tế chia sẻ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

16. Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản và hoạt động phát triển nông thôn tại địa phương; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản theo quy định của pháp luật.

17. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng kiểm, đăng ký, cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận, quyết định công nhận, chứng chỉ hành nghề thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân công, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

18. Xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về nông nghiệp và phát triển nông thôn; tổ chức công tác thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất diêm nghiệp, diễn biến rừng, mặt nước nuôi trồng thủy sản và các hoạt động thông tin, lưu trữ, thống kê khác phục vụ yêu cầu quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định.

19. Thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng chuyên ngành theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các dự án và xây dựng mô hình phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn, đê điều, phòng, chống thiên tai, diêm nghiệp, phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình, dự án được giao.

20. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, quy định của pháp luật.

21. Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định pháp luật; chịu trách nhiệm về các dịch vụ công do Sở tổ chức thực hiện.

22. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.

23. Thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu và phần vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

24. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã và kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý, phối hợp công tác, chế độ thông tin báo cáo của tổ chức nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc tỉnh đặt trên địa bàn cấp huyện với Ủy ban nhân dân cấp huyện; các nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã với Ủy ban nhân dân cấp xã.

25. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh; trình Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.

26. Thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật hoặc phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

27. Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định.

28. Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực về công tác phòng, chống thiên tai; bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng nông thôn mới; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; quản lý buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm; phòng, chống dịch bệnh trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh và nhiệm vụ thường trực công tác khác theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh và quy định của pháp luật.

29. Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định.

30. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, văn phòng thuộc Sở; mối quan hệ công tác của các đơn vị thuộc Sở theo hướng dẫn chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

31. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

32. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

33. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

34. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

Chương II

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

  1. Lãnh đạo Sở

    Sở có Giám đốc và các Phó Giám đốc. Số lượng Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật và quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

    a) Giám đốc Sở là Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu, là người đứng đầu Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;

    b) Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở, giúp Giám đốc Sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm thay Giám đốc Sở điều hành các hoạt động của Sở. Phó Giám đốc Sở không kiêm nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc Sở, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Các tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở

a) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:

          - Văn phòng;

- Thanh tra Sở;

- Phòng Kế hoạch - Tài chính;

- Phòng Nông nghiệp Ứng dụng công nghệ cao;

- Phòng Quản lý xây dựng công trình.

b) Các Chi cục thuộc Sở:

- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật;

- Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản;

- Chi cục Phát triển nông thôn;

- Chi cục Thủy lợi;

- Chi cục Kiểm lâm.

c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở:

Ban Quản lý rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng.

Mỗi tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở có cấp trưởng và số lượng cấp phó được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật

Điều 4. Biên chế

  1. Biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm.

    2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hằng năm Sở phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.

Chương III

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

 

Điều 5. Chế độ làm việc

1. Sở hoạt động theo chương trình, kế hoạch công tác hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại văn bản này.

2. Sở làm việc theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc Sở quyết định mọi vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của Sở, đồng thời chịu trách nhiệm trước Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của ngành.

3. Phó Giám đốc Sở giúp Giám đốc Sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác được phân công, đồng thời cùng Giám đốc Sở liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về việc tham mưu, đề xuất trong lĩnh vực được phân công.

4. Giám đốc Sở có thể ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở giải quyết các công việc cụ thể khác; khi được ủy quyền, Phó Giám đốc Sở không được ủy quyền lại cho công chức, viên chức dưới quyền.

5. Các tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở làm việc theo chế độ thủ trưởng, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về kết quả hoạt động của tổ chức, đơn vị và công việc được phân công.

Điều 6. Mối quan hệ công tác

  1. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

    Sở chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ và các mặt công tác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách. Giám đốc Sở có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác chuyên môn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chế độ định kỳ và theo yêu cầu đột xuất.
  1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh:

    Sở chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Ủy ban nhân dân tỉnh, báo cáo công tác theo chế độ định kỳ và theo yêu cầu đột xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước khi tổ chức thực hiện các chủ trương công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành Trung ương có liên quan đến chương trình, kế hoạch chung của tỉnh, Sở phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
  2. Đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh:

    Sở có quan hệ hợp tác, bình đẳng, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; được chủ trì mời các sở, ban, ngành, đoàn thể họp để giải quyết những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và khi được ủy quyền. Khi có những vấn đề chưa nhất trí thì Sở phải chủ động trao đổi, bàn bạc với các cơ quan để tìm biện pháp tháo gỡ và tổ chức thực hiện. Trường hợp chưa có sự thống nhất ý kiến thì Sở có trách nhiệm báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết.
  3. Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

    Sở có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác chuyên môn của Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố và các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành theo quy định của pháp luật.

    Trong phạm vi nhiệm vụ được phân công, Sở được yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố báo cáo tình hình về các vấn đề có liên quan bằng văn bản hoặc trực tiếp trao đổi để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh.

 

Chương IV

TRÁCH NHIỆM THI HÀNH

Điều 7. Căn cứ Quy định này và các văn bản pháp luật có liên quan, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm xây dựng, ban hành quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở; sắp xếp tổ chức bộ máy của Sở đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 8. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế Quy định này do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.


12/27/2023 12:00 PMĐã ban hànhXem chi tiết597-so-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thoFalsePhương Chi
0.00
121,000
0.00
121000
Sở Thông tin và Truyền thôngSở Thông tin và Truyền thông

Ban lãnh đạo​ 


Ông Lê Tuấn Anh
Chức vụ: Giám đốc
Email: anhlt@binhduong.gov.vn
 
Ông Nguyễn Hữu Yên
Chức vụ: Phó Giám đốc
Email: yennh@binhduong.gov.vn

Các Phòng, Trung tâm:

Văn phòng sở                                               :  (0274) 3.842.999 - 3.842.304
Thanh tra sở                                                 :  (0274) 3.842.304
Phòng Thông tin Tuyên truyền -Báo chí-Xuất bản:  (0274) 6.295.695

Phòng Chuyển đổi số - Bưu chính viễn thông:  (0274) 3.842.301
Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền Thông  :  (0274) 3.897.559
Trung tâm Thông tin điện tử                             :  (0274) 3.856.856

 
ĐỊA CHỈ
   
Tầng 14 - tháp A, Tòa nhà Trung tâm hành chính tỉnh;
 
Điện thoại: 0274.3 842 999;
 
Fax           : 0274.3 842 300;
 
Email        : sotttt@binhduong.gov.vn

 

 

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương

(Kèm theo Quyết định số  15/2023/QĐ-UBND ngày 19 tháng  năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

​ 


Chương I

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

 

Điều 1. Vị trí

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương (sau đây gọi tắt là Sở) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 2. Chức năng

Sở tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản, in, phát hành; phát thanh, truyền hình; thông tin điện tử; thông tin đối ngoại; thông tin cơ sở; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghiệp công nghệ thông tin; ứng dụng công nghệ thông tin; an toàn thông tin mạng; giao dịch điện tử, chuyển đổi số tại địa phương (sau đây gọi tắt là thông tin và truyền thông).

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo quyết định liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Dự thảo kế hoạch phát triển; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh trong phạm vi quản lý của Sở;

c) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành thông tin và truyền thông cho Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

d) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở;

đ) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo ngành thông tin và truyền thông thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân công.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, đề án, dự án, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về thông tin và truyền thông đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở.  

4. Về báo chí (bao gồm báo in, tạp chí in, báo điện tử, tạp chí điện tử, phát thanh, truyền hình, bản tin)

a) Quản lý báo chí lưu chiểu theo quy định và tổ chức kiểm tra báo chí lưu chiểu tại địa phương;

b) Trình cấp có thẩm quyền hoặc thực hiện theo thẩm quyền việc cấp giấy phép, thay đổi nội dung ghi trong giấy phép, thu hồi giấy phép xuất bản bản tin cho các cơ quan, tổ chức ở địa phương theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Trình cấp có thẩm quyền trả lời hoặc trả lời thông báo tổ chức họp báo tại địa phương đối với các cơ quan, tổ chức, công dân của địa phương, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra các điều kiện hoạt động của văn phòng đại diện; trường hợp không đủ điều kiện, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản yêu cầu cơ quan báo chí chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện và xử lý theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền hình của địa phương sau khi được phê duyệt;

e) Quản lý các dịch vụ phát thanh, truyền hình; quản lý và cấp đăng ký thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh trên địa bàn địa phương theo quy định của pháp luật.

5. Về xuất bản, in và phát hành

a) Cấp, thu hồi giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh; cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh cho cơ quan, tổ chức, cá nhân của địa phương; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm và giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài đối với các cơ sở in xuất bản phẩm thuộc địa phương theo quy định của pháp luật;

b) Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động in; xác nhận đăng ký hoạt động cơ sở in; đăng ký sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu tại địa phương theo quy định của pháp luật;

c) Cấp, thu hồi giấy phép triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm; tạm đình chỉ việc tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân do địa phương cấp phép; xác nhận, xác nhận lại đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm đối với doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập tại địa phương theo quy định;

d) Quản lý việc lưu chiểu xuất bản phẩm và tổ chức đọc xuất bản phẩm lưu chiểu do địa phương cấp phép; kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền khi phát hiện sản phẩm in có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

đ) Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động in nếu phát hiện nội dung sản phẩm in vi phạm Luật Xuất bản, Nghị định hướng dẫn thi hành và báo cáo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

e) Đình chỉ phát hành có thời hạn, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy xuất bản phẩm vi phạm Luật Xuất bản tại địa phương khi có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định.

6. Về thông tin đối ngoại

a) Xây dựng quy chế, quy định về hoạt động thông tin đối ngoại ở địa phương;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại dài hạn, trung hạn, hằng năm của tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi phê duyệt;

c) Chủ trì, tổ chức thẩm định các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại dài hạn, trung hạn, hằng năm của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại;

d) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chấp thuận trưng bày tranh, ảnh và các hình thức thông tin khác bên ngoài trụ sở cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài ở địa phương hoặc ra văn bản chấp thuận khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp theo quy định của pháp luật;

đ) Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng công tác tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các hình thức: Giao ban báo chí, họp báo định kỳ, họp báo đột xuất, trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

7. Về thông tin cơ sở và hoạt động truyền thanh cấp huyện

a) Xây dựng và tổ chức quản lý hệ thống thông tin cơ sở và truyền thanh cấp huyện tại địa phương;

b) Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin nguồn thông tin cơ sở của địa phương;

c) Tổ chức cung cấp thông tin; quản lý nội dung thông tin cơ sở tại địa phương.

8. Về thông tin điện tử

a) Tiếp nhận, thẩm định và cấp, thu hồi, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cho các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật hiện hành;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra thực tế điều kiện kỹ thuật của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng đăng ký hoạt động tại địa phương sau khi doanh nghiệp chính thức cung cấp dịch vụ;

c) Công khai danh sách các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng được cấp và bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng; cập nhật danh sách các trò chơi điện tử trên mạng đã được cấp phép và bị thu hồi quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản;

d) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý, thống kê, báo cáo tình hình hoạt động của các điểm truy cập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

9. Về quảng cáo

a) Hướng dẫn việc thực hiện quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn theo thẩm quyền;

b) Giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các vi phạm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn theo thẩm quyền.

10. Về bưu chính

a) Cấp, thu hồi giấy phép bưu chính đối với các trường hợp cung ứng dịch vụ thư trong phạm vi nội tỉnh theo thẩm quyền;

b) Cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 25 Luật Bưu chính trong phạm vi nội tỉnh và trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 25 Luật Bưu chính;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, tạo điều kiện phát triển mạng bưu chính công cộng trên địa bàn;

d) Quản lý và phối hợp quản lý hoạt động của doanh nghiệp bưu chính; giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính, an toàn bưu chính; tem bưu chính trên địa bàn;

đ) Giám sát, kiểm tra hoạt động của mạng bưu chính công cộng; việc cung ứng các dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ công ích trên mạng bưu chính công cộng.

11. Về viễn thông

a) Hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai công tác bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng trong hoạt động viễn thông trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b) Hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn hoàn thiện các thủ tục xây dựng cơ bản để xây dựng các công trình viễn thông theo giấy phép đã được cấp, phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương và theo quy định của pháp luật;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy phát triển hạ tầng viễn thông, hạ tầng số, thúc đẩy việc chia sẻ, sử dụng chung và xử lý các vướng mắc, tranh chấp về việc tiếp cận, chia sẻ, sử dụng chung, giá thuê đối với hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động và hạ tầng kỹ thuật liên ngành trên địa bàn;

d) Hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý thông tin thuê bao viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn.

12. Về tần số vô tuyến điện

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sử dụng kênh tần số đối với phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh; các quy định về điều kiện, kỹ thuật, điều kiện khai thác các thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện;

b) Phối hợp với tổ chức tần số vô tuyến điện khu vực xử lý can nhiễu trong địa bàn tỉnh;

c) Tiếp nhận, hướng dẫn hoàn thiện thủ tục xin cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo ủy quyền của Cục Tần số vô tuyến điện.

13. Về công nghiệp công nghệ thông tin

a) Tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về công nghiệp công nghệ thông tin; cơ chế, chính sách, các quy định quản lý, hỗ trợ phát triển công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin, phát triển doanh nghiệp công nghệ thông tin, doanh nghiệp công nghệ số;

b) Xây dựng, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu về sản phẩm công nghiệp công nghệ thông tin, doanh nghiệp công nghệ thông tin, doanh nghiệp công nghệ số tại địa phương, thông tin về sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước được ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm phục vụ công tác báo cáo định kỳ theo quy định;

c) Hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ thông tin, doanh nghiệp công nghệ số; tổng hợp, đánh giá mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tại địa phương;

d) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc đề xuất thành lập, mở rộng, công nhận khu công nghệ thông tin tập trung, bổ sung vào quy hoạch khu công nghệ thông tin tập trung và các nhiệm vụ khác liên quan theo quy định pháp luật và theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

14. Về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số

a) Thực hiện nhiệm vụ thường trực Ban chỉ đạo về chuyển đổi số; là đầu mối tổng hợp, tham mưu, điều phối hoạt động phối hợp liên ngành giữa các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, tổ chức để thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, đô thị thông minh tại địa phương theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Thực hiện nhiệm vụ đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật; đề xuất, xây dựng, hướng dẫn, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án của địa phương về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; xây dựng quy chế, quy định và tổ chức hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo; tổ chức triển khai, xây dựng, quản lý, vận hành, hướng dẫn sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp; xây dựng và duy trì hoạt động trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của địa phương; tổ chức triển khai, bảo đảm kỹ thuật cho việc cung cấp dịch vụ hành chính công;

c) Hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong phạm vi quản lý; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong phạm vi quản lý, bảo đảm đầu tư tập trung, đúng mục tiêu, có hiệu quả; kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin đối với các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo thẩm quyền; thẩm định dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số theo thẩm quyền;

d) Xây dựng, duy trì, cập nhật, tổ chức thực hiện và đánh giá, kiểm tra việc tuân thủ Kiến trúc Chính quyền điện tử, Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh;

đ) Hướng dẫn việc quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu trong phạm vi quản lý; theo dõi, đôn đốc, đánh giá, kiểm tra việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị trong nội bộ của địa phương, là đầu mối tham mưu giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu; điều phối kết nối chia sẻ dữ liệu, hướng dẫn, hỗ trợ cơ quan, đơn vị kết nối ra ngoài phạm vi địa phương mình; xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành, cập nhật danh mục các cơ sở dữ liệu thuộc địa phương quản lý; tổ chức triển khai, xây dựng, vận hành và duy trì cổng dữ liệu và hạ tầng kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu trong nội bộ của địa phương và kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác;

e) Tổ chức triển khai, xây dựng, quản lý, vận hành hạ tầng mạng, trung tâm dữ liệu, hạ tầng, nền tảng, cơ sở dữ liệu dùng chung, sử dụng thống nhất ở địa phương phục vụ chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số;

g) Tổ chức triển khai các hoạt động thúc đẩy đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động của người dân lên các nền tảng số Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông;

h) Tổ chức triển khai các hoạt động thúc đẩy tổ chức, doanh nghiệp, người dân sử dụng chữ ký số, dấu thời gian, dịch vụ tin cậy và xác thực điện tử; phối hợp với đầu mối của Ban Cơ yếu Chính phủ thúc đẩy sử dụng chữ ký số chuyên dùng trong cơ quan nhà nước; thúc đẩy ứng dụng và phát triển chữ ký số, dấu thời gian, dịch vụ tin cậy và xác thực điện tử tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

15. Về an toàn thông tin mạng

a) Thực hiện nhiệm vụ đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật;

b) Xây dựng, hướng dẫn, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án của địa phương về an toàn thông tin mạng;

c) Tổ chức triển khai bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; thẩm định về an toàn thông tin mạng trong hồ sơ thiết kế hệ thống thông tin, cấp độ an toàn hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật;

d) Tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng đối với sản phẩm, thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông và các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức quản lý, triển khai giám sát an toàn thông tin, giám sát thông tin về địa phương trên không gian mạng; thực hiện cảnh báo về an toàn thông tin; là đầu mối điều phối kỹ thuật để xử lý thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng theo quy định của pháp luật; tổ chức triển khai kết nối, chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông;

e) Tổ chức triển khai hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia, hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng của địa phương theo quy định; là thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia và thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật liên quan; tổ chức triển khai kết nối, chia sẻ thông tin với Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông;

g) Tổ chức hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn; hướng dẫn, phổ cập công cụ và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin mạng ở mức cơ bản cho người dân;

h) Tổ chức triển khai, xây dựng, quản lý, vận hành các hệ thống đảm bảo an toàn thông tin, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật tập trung của địa phương để bóc gỡ mã độc, xử lý, giảm thiểu tấn công mạng, hỗ trợ giám sát an toàn thông tin cho hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số;

i) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trong lĩnh vực phòng, chống tấn công mạng, phòng, chống mã độc; bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng; bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

16. Phối hợp tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm báo chí, chương trình phát thanh, truyền hình, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa, xuất bản phẩm, tem bưu chính, sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, đối tượng quyền sở hữu công nghiệp lĩnh vực về thông tin và truyền thông trên địa bàn.

17. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

18. Hướng dẫn việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc ngành thông tin và truyền thông tại địa phương.

19. Hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ các lĩnh vực về thông tin và truyền thông đối với Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

20. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về dịch vụ công trong các lĩnh vực về thông tin và truyền thông:

a) Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách địa phương trong lĩnh vực thông tin và truyền thông;

b) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông thuộc phạm vi quản lý của địa phương;

c) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

21. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tổ chức công tác thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại; thông tin phòng chống giảm nhẹ thiên tai; thông tin về an toàn cứu nạn, cứu hộ và các thông tin khẩn cấp khác trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

22. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư chuyên ngành về thông tin và truyền thông ở địa phương theo các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

23. Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, sửa đổi định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí (nếu có) trong lĩnh vực thông tin và truyền thông áp dụng đối với sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý của địa phương; phối hợp tham gia công tác quản lý giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về giá và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

24. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai các dự án, nội dung thành phần về thông tin và truyền thông thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng dẫn của các Bộ và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

25. Tổ chức triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực quản lý ở địa phương.

26. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng thuộc lĩnh vực được giao quản lý theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

27. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện chuyển đổi số, điều tra, thống kê, thu thập dữ liệu xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực về thông tin và truyền thông và phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.

28. Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính của Sở theo mục tiêu và chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh.

29. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và của Bộ Thông tin và Truyền thông; tham gia thực hiện điều tra, thống kê, cung cấp thông tin về các sự kiện, các hoạt động về thông tin và truyền thông theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

30. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về thông tin và truyền thông theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

31. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thông tin và truyền thông theo thẩm quyền; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

32. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, thanh tra, phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

33. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

34. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

35. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

 

Chương II

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ

 

Điều 4. Cơ cấu tổ chức

1. Lãnh đạo Sở:

a) Sở có Giám đốc và các Phó Giám đốc. Số lượng Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật và quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức hành chính:

a) Văn phòng;

b) Thanh tra;

c) Phòng Thông tin - Báo chí - Xuất bản;

d) Phòng Chuyển đổi số - Bưu chính - Viễn thông.

3. Đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông;

b) Trung tâm Thông tin điện tử;

c) Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC).

4. Mỗi tổ chức, đơn vị tại khoản 2, khoản 3 Điều này có cấp trưởng và số lượng cấp phó thực hiện theo quy định của pháp luật. Các chức danh này do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 5. Biên chế

1. Biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, khối lượng công việc và nằm trong tổng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt hằng năm.

2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hằng năm Sở phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

 

Chương III

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 6. Chế độ làm việc

1. Sở làm việc theo chương trình, kế hoạch công tác hằng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Quy định này.

2. Sở làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.

a) Giám đốc Sở là Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu, là người đứng đầu Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ủy viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở, giúp Giám đốc Sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công;

c) Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm thay Giám đốc Sở điều hành các hoạt động của Sở và Phó Giám đốc Sở không được ủy nhiệm lại cho công chức, viên chức cấp dưới;

d) Phó Giám đốc Sở không kiêm nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở làm việc theo chế độ thủ trưởng, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Sở và trước pháp luật về kết quả hoạt động của đơn vị và công việc được phân công.

Điều 7. Mối quan hệ công tác

1. Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông:

Sở chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông. Giám đốc Sở có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác chuyên môn cho Bộ theo chế độ định kỳ và theo yêu cầu đột xuất.

2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh:

Sở chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh. Giám đốc Sở có trách nhiệm báo cáo theo quy định và tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực công tác do Sở phụ trách.

Trước khi thực hiện các chủ trương công tác của các bộ, ngành có liên quan đến chương trình, kế hoạch chung của tỉnh, Giám đốc Sở báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Đối với các sở, ban, ngành tỉnh:

Sở có quan hệ hợp tác bình đẳng với các sở, ban, ngành tỉnh; được chủ trì mời các sở, ban, ngành, đoàn thể họp để giải quyết những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Khi có những vấn đề chưa nhất trí thì các cơ quan phải chủ động trao đổi, bàn bạc tìm biện pháp tháo gỡ và tổ chức thực hiện. Trường hợp chưa có sự thống nhất ý kiến thì các cơ quan tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết.

4. Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện:

Sở phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thông tin và truyền thông ở địa phương; có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về công tác chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện và các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành Thông tin và Truyền thông theo quy định của pháp luật.

Trong phạm vi nhiệm vụ được phân công, Sở được yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo tình hình về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực quản lý của Sở bằng văn bản hoặc trực tiếp trao đổi để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.

2. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế Quy định này do Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.    

 
12/22/2008 5:51 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết67-So-Thong-tin-va-Truyen-thongSở, ban, ngànhFalse
0.00
0
0.00
Sở Ngoại vụSở Ngoại vụ
 

Ban lãnh đạo

 
Bà: Hà Thanh
Chức vụ: Giám đốc

Ông Võ Thành Nhân
Chức vụ: Phó Giám đốc
Email: nhanvt@binhduong.gov.vn
     
 
CÁC PHÒNG

Văn phòng Sở:  (0274) 3. 824.805
Thanh tra Sở
Phòng Hợp tác quốc tế
Phòng Lãnh sự
 
ĐỊA CHỈ
 
Tầng 19 - tháp A, Tòa nhà Trung tâm hành chính tập trung tỉnh, đường Lê Lợi, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Điện thoại  : (0274) 3. 824.805;
 
Fax            : (0274) 3. 820.260;
 
Email         :
songoaivu@binhduong.gov.vn

 
 

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương

(Kèm theo Quyết định số 13/2023/QĐ-UBND ngày  19 tháng  5  năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

​ 

 


Chương I

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

 

Điều 1. Vị trí, chức năng

1. Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương (sau đây gọi tắt là Sở) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác ngoại vụ và công tác biên giới lãnh thổ quốc gia (sau đây gọi chung là công tác đối ngoại) của địa phương; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.

2. Sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Ngoại giao.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến công tác đối ngoại của địa phương thuộc phạm vi quản lý của Sở và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Dự thảo kế hoạch dài hạn, 05 năm, hằng năm, chương trình, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác đối ngoại tại địa phương thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực đối ngoại cho Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật;

d) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở; dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở;

đ) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực đối ngoại thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác đối ngoại ở địa phương.

3. Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực.

4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về công tác đối ngoại địa phương sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở.

5. Về công tác hợp tác và hội nhập quốc tế:

a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác hợp tác, hội nhập quốc tế của địa phương phù hợp với chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình hợp tác và hội nhập quốc tế của địa phương, các đề án thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác của địa phương với các đối tác nước ngoài, báo cáo Bộ Ngoại giao theo quy định;

c) Là đầu mối của Ủy ban nhân dân tỉnh trong trao đổi, hợp tác với Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài, các cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế liên chính phủ (sau đây gọi là cơ quan đại diện nước ngoài), các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các chủ thể có yếu tố nước ngoài khác tại Việt Nam.

6. Về công tác ngoại giao kinh tế:

a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác ngoại giao kinh tế, xây dựng và triển khai các chiến lược, đề án, kế hoạch, chương trình hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Làm đầu mối của Ủy ban nhân dân tỉnh trong trao đổi, hợp tác với Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam trong việc quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương; hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ về xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức kinh tế của địa phương ở nước ngoài.

7. Về công tác ngoại giao văn hóa:

a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác ngoại giao văn hóa, xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược ngoại giao văn hóa trong từng thời kỳ;

b) Làm đầu mối của Ủy ban nhân dân tỉnh trong trao đổi, hợp tác với Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam và các chủ thể có yếu tố nước ngoài khác trong việc triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa tại địa phương, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, con người, văn hóa của địa phương ở nước ngoài;

c) Phối hợp tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác xây dựng, đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận các loại hình danh hiệu văn hóa thế giới cũng như việc bảo tồn và phát huy giá trị của các loại hình danh hiệu này.

8. Về công tác người Việt Nam ở nước ngoài:

a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác người Việt Nam ở nước ngoài, chủ trì tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch và chương trình đối với người Việt Nam ở nước ngoài tại địa phương;

b) Tổ chức thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài; vận động, hướng dẫn và hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân của họ trong làm việc, đầu tư kinh doanh, sinh sống và học tập tại địa phương;

c) Hằng năm, định kỳ tổng kết, thống kê số lượng người Việt Nam ở nước ngoài của địa phương, đánh giá và đề xuất kiến nghị giải quyết các vấn đề liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân của họ tại địa phương, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Ngoại giao theo quy định.

9. Về công tác lãnh sự và bảo hộ công dân:

a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh của người thuộc diện được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Xử lý các vấn đề liên quan đến bảo hộ công dân địa phương ở nước ngoài và trong công tác lãnh sự đối với người nước ngoài tại địa phương;

c) Là đầu mối tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự tại địa phương khi được Bộ Ngoại giao ủy quyền; tiếp nhận, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, xác minh và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xét, cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân APEC (thẻ ABTC);

d) Phối hợp với Bộ Ngoại giao trong việc tập hợp, tiếp nhận mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của cơ quan, tổ chức địa phương và cơ quan, tổ chức Trung ương tại địa phương để làm thủ tục chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự;

đ) Là đầu mối trao đổi với cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam để giải quyết các vụ việc lãnh sự thông thường, ít phức tạp tại địa bàn theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Ngoại giao;

e) Phối hợp với các cơ quan liên quan và Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương, chính sách về hoạt động di cư ra nước ngoài của công dân tại địa phương.


 

10. Về công tác biên giới lãnh thổ quốc gia:

a) Là cơ quan thường trực của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác biên giới lãnh thổ quốc gia; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác biên giới lãnh thổ tại địa phương theo quy định của pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành liên quan;

b) Theo dõi, tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Ngoại giao tình hình thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới, lãnh thổ quốc gia, các chương trình, đề án khác liên quan đến công tác quản lý biên giới thuộc địa bàn tỉnh phụ trách;

c) Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về biên giới lãnh thổ quốc gia; hướng dẫn, kiểm tra và quản lý các văn bản, tài liệu, bản đồ và hồ sơ về biên giới thuộc phạm vi quản lý của địa phương (nếu có); kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn các cơ quan, đơn vị của địa phương về các vấn đề quản lý nhà nước về biên giới lãnh thổ;

d) Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng (nếu có).

11. Về công tác lễ tân đối ngoại:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về lễ tân đối ngoại tại địa phương;

b) Đề xuất, xây dựng và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy định về công tác lễ tân đối ngoại ở địa phương; tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về lễ tân đối ngoại ở các cơ quan tại địa phương;

c) Tổ chức thực hiện công tác lễ tân đối ngoại, đón tiếp các đoàn nước ngoài đến thăm làm việc với lãnh đạo tỉnh hoặc quá cảnh tại địa phương; chủ trì công tác lễ tân và hậu cần cho các đoàn lãnh đạo tỉnh đi thăm và làm việc ở nước ngoài;

d) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Bộ Ngoại giao hướng dẫn, quản lý, bảo đảm việc thực hiện quyền và chế độ ưu đãi, miễn trừ và nghi lễ đối ngoại đối với các cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài và đơn vị trực thuộc cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài đóng trên địa bàn của địa phương phù hợp với pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia và theo thông lệ quốc tế (nếu có).

12. Về công tác thông tin đối ngoại:

a) Làm đầu mối của Ủy ban nhân dân tỉnh trong trao đổi, hợp tác với Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam trong triển khai chương trình, kế hoạch thông tin tuyên truyền đối ngoại của địa phương đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

b) Cung cấp thông tin của địa phương cho Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng để phục vụ công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại; phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại, quảng bá địa phương ở nước ngoài;

c) Thống nhất quản lý phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí tại địa phương; xây dựng chương trình hoạt động, tổ chức việc tiếp và trả lời phỏng vấn của lãnh đạo tỉnh, cung cấp thông tin có định hướng, theo dõi và quản lý hoạt động của phóng viên nước ngoài theo quy định của pháp luật.

13. Về công tác tổ chức và quản lý đoàn ra, đoàn vào:

a) Là cơ quan đầu mối tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh hằng năm và 06 tháng xây dựng và điều chỉnh kế hoạch đoàn ra, đoàn vào của lãnh đạo tỉnh trình cấp có thẩm quyền gửi cho Bộ Ngoại giao tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt;

b) Thực hiện quản lý nhà nước đối với các đoàn đi công tác nước ngoài của lãnh đạo tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc tỉnh (đoàn ra) và các đoàn quốc tế đến thăm làm việc tại các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc tỉnh (đoàn vào);

c) Tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài của lãnh đạo tỉnh; làm đầu mối liên hệ với các cơ quan, đơn vị của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để hỗ trợ, hướng dẫn, quản lý các đoàn ra theo quy định; thẩm định các đề án đoàn ra, theo dõi, thống kê tổng hợp các đoàn ra thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, đề án đón tiếp các đoàn nước ngoài đến thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh; thẩm định đề xuất, kiến nghị của các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương về việc lãnh đạo tỉnh tiếp khách nước ngoài; thống kê tổng hợp các đoàn vào thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.

14. Về công tác tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp cho ý kiến và quản lý đối với hội nghị, hội thảo quốc tế được tổ chức trên địa bàn tỉnh do người có thẩm quyền khác cho phép;

b) Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, thẩm định nội dung các hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; quản lý, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện các quy định về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế;

c) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét đình chỉ việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đề nghị cơ quan của người có thẩm quyền khác xem xét đình chỉ việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế trên địa bàn tỉnh hoặc xử lý theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm các quy định về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế;

d) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo định kỳ hằng năm cho Bộ Ngoại giao về tình hình tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại địa phương.

15. Về công tác ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế:

a) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế tại địa phương theo pháp luật về thỏa thuận quốc tế;

b) Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các thỏa thuận đã ký kết; báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về những vấn đề phát sinh trong ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế tại địa phương.

16. Về công tác phi chính phủ nước ngoài:

a) Là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại địa phương; cho ý kiến về việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy đăng ký và các hoạt động khác của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại địa phương; hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài về thủ tục và trong việc khảo sát, xây dựng và triển khai các dự án tài trợ theo quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức và nhân viên làm việc cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại địa phương; báo cáo Bộ Ngoại giao và Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo quy định;

b) Quản lý các hoạt động quan hệ hợp tác và vận động viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại địa phương; xây dựng chương trình, kế hoạch và hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, địa phương trong vận động viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài;

c) Phối hợp thẩm định các chương trình, dự án và các khoản viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, bảo đảm yêu cầu về chính trị đối ngoại;

d) Tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại địa phương trong trường hợp được Bộ Ngoại giao phân cấp, ủy quyền, giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.

17. Về công tác thanh tra ngoại giao:

a) Thực hiện công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành tại địa phương theo quy định;

b) Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở thực hiện các quy định chung của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định;

c) Kiến nghị đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định về xử lý thanh tra.

18. Về công tác bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ đối ngoại:

a) Đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đối ngoại cho cán bộ, công chức địa phương;

b) Làm đầu mối phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan triển khai các chương trình bồi dưỡng về đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ, công chức địa phương.

19. Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ đối ngoại theo quy định.

20. Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức ứng dụng khoa học, công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động đối ngoại; phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động đối ngoại địa phương toàn quốc.

21. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các phòng, đơn vị thuộc Sở (trừ các đơn vị thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh); quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thi đua - khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của của Ủy ban nhân dân tỉnh.

22. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

23. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở theo quy định pháp luật.

24. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công.

Chương II

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ

 

Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế

1. Lãnh đạo Sở gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc. Số lượng Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật và quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

a) Giám đốc Sở là Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu, là người đứng đầu Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở, giúp Giám đốc Sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy quyền thay Giám đốc Sở điều hành các hoạt động của Sở. Phó Giám đốc Sở không kiêm nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

c) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của Đảng, Nhà nước.

2. Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Văn phòng;

b) Phòng Hợp tác quốc tế;

c) Phòng Lãnh sự - Thanh tra.

3. Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở:

Trung tâm Dịch vụ đối ngoại tỉnh Bình Dương

4. Mỗi tổ chức, đơn vị tại khoản 2, khoản 3 Điều này có cấp trưởng và số lượng cấp phó thực hiện theo quy định của pháp luật. Các chức danh này do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

 

Chương III

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 4. Chế độ làm việc

  1. Sở hoạt động theo chương trình, kế hoạch công tác hằng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong bản Quy định này.

            2. Sở làm việc theo chế độ Thủ trưởng. Giám đốc Sở quyết định các công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Ngoại giao theo quy định.

    Khi có những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền của Giám đốc Sở hoặc chưa được sự thống nhất ý kiến của các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan thì Giám đốc Sở báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, chỉ đạo giải quyết.

    3. Các tổ chức tham mưu tổng hợp, chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về kết quả hoạt động của tổ chức, đơn vị và lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công phụ trách.

    Điều 5. Mối quan hệ công tác

    1. Đối với Bộ Ngoại giao:

    Sở chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Ngoại giao. Giám đốc Sở có trách nhiệm báo cáo Bộ Ngoại giao về tình hình hoạt động đối ngoại tại địa phương theo quy định.

    2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh:

    Sở chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện theo Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh. Giám đốc Sở có trách nhiệm báo cáo công tác cho Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm và theo yêu cầu đột xuất.

    3. Đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

    a) Sở có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

    b) Sở phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách, pháp luật về lĩnh vực công tác đối ngoại tại địa phương; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện hoạt động đối ngoại của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của pháp luật.

    Điều 6. Tổ chức thực hiện

    1. Giám đốc Sở Ngoại vụ có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy định này; ban hành Quy chế làm việc của Sở và mối quan hệ công tác giữa các phòng, đơn vị thuộc Sở; trên cơ sở biên chế được giao, bố trí công chức, viên chức phù hợp với trình độ chuyên môn, vị trí việc làm, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ.

      2. Việc sửa đổi, bổ sung Quy định này do Giám đốc Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./. 
12/22/2008 5:44 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết56-So-Ngoai-vuSở, ban, ngànhFalse
0.00
0
0.00
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnhVăn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
    
LÃNH ĐẠO

Ông Võ Anh Tuấn
Chức vụ: Chánh Văn phòng
Email: tuanva@binhduong.gov.vn
 
Ông Huỳnh Tự Trọng
Chức vụ: Phó Chánh Văn phòng
Điện thoại: (0274) 3.827.715
Email: tronght@binhduong.gov.vn

Ông Đoàn Văn Thành
Chức vụ: Phó Chánh Văn phòng
Điện thoại: (0274) 3.848. 216

Ông Nguyễn Minh Hiếu
Chức vụ: Phó Chánh Văn phòng
Email: hieunm@binhduong.gov.vn

Ông Trương Công Huy
Chức vụ: Phó Chánh Văn phòng
Email: huytc@binhduong.gov.vn



CÁC PHÒNG, BAN, ĐƠN VỊ:

Ban Tiếp công dân                 : (0274) 3.824.807;
 

Phòng Tổng hợp                   : (0274) 3.827.894;
 
Phòng Kinh tế tổng hợp      : (0274) 3.822.552;
 
Phòng Nội chính                   : (0274) 3.827.896;
 
Phòng Khoa giáo - Văn xã   : (0274) 3.822.306;
   
Phòng Hành chính - Tổ chức: (0274) 3.822.825;
 
Phòng Quản trị - Tài vụ          : (0274) 3.824.806;

Ban Quản lý Tòa nhà
Trung tâm Hành chính tỉnh    : (0274) 3.515.889;
  
Nhà khách                              : (0274) 3.924.810

Trung tâm Công Báo             : (0274) 3.820.084;

Trung tâm Hành chính công     : (0274) 361.6363


Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương

(Kèm theo Quyết định số 04 /2023/QĐ-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)​

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

 

 

Điều 1. Vị trí

1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (sau đây gọi tắt là Văn phòng) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương; bộ máy tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Văn phòng có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Điều 2. Chức năng

1.  Văn phòng có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh về: 


          a) Chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;


          b) Kiểm soát thủ tục hành chính;


          c) Tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của địa phương;


          d) Tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;


          đ) Phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;


          e) Quản lý Công báo tỉnh.

          g) Quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc;

          h) Phục vụ các hoạt động chung của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2.  Giúp Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền.

3.  Quản lý, vận hành Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh.

4.  Quản lý, vận hành hoạt động Bộ phận một cửa cấp tỉnh.

5.  Quản lý công tác quản trị nội bộ của Văn phòng.

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành:

a) Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Quyết định liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng;

c) Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng;

d) Văn bản hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

đ) Chương trình, kế hoạch liên quan đến lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng;

e) Quyết định phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi chung là sở), Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (sau gọi chung là cấp huyện);

g) Văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân công.

3. Tham mưu, xây dựng, quản lý, theo dõi và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Tổng hợp đề nghị của các sở, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức liên quan về việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác;

b) Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đưa vào chương trình, kế hoạch công tác những vấn đề cần tập trung chỉ đạo, điều hành hoặc giao cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án, dự án, dự thảo văn bản;

c) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc phê duyệt chương trình, kế hoạch công tác;

d) Theo dõi, đôn đốc các sở, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng;

đ) Định kỳ hoặc đột xuất, báo cáo kết quả thực hiện; kiến nghị giải pháp; kịp thời báo cáo, điều chỉnh chương trình, kế hoạch công tác, đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

4. Phục vụ hoạt động chung của Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị chương trình, nội dung, phục vụ các phiên họp của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo;

c) Theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật hiện hành cho đến khi có các quy định mới của pháp luật về vấn đề này.

5. Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền:

a) Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh triệu tập, chủ trì các phiên họp, cuộc họp, hội nghị (gọi chung là cuộc họp) của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:

- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến về tổ chức cuộc họp;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị chương trình, nội dung;

- Đôn đốc các cơ quan gửi tài liệu cuộc họp;

- Ghi biên bản và ban hành thông báo ý kiến kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Tổ chức họp báo, thông cáo báo chí về nội dung các cuộc họp theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung để Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo, giải trình, trả lời chất vấn trước Hội đồng nhân dân tỉnh; phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch, nội dung tiếp xúc, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri;

c) Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:

- Phân công công tác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác phối hợp giữa các sở, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật;

- Tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý những vướng mắc, phát sinh để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.

d) Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc cải tiến lề lối, phương thức làm việc, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành; duy trì kỷ cương, kỷ luật hành chính nhà nước ở địa phương;

đ) Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp xây dựng Quy chế phối hợp công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh với các cơ quan, tổ chức liên quan ở địa phương;

e) Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của pháp luật và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

g) Phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp công dân theo quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh;

h) Chuẩn bị chương trình, nội dung các chuyến công tác, tiếp khách của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định;

i) Tiếp nhận, tham mưu, phối hợp xử lý các vấn đề báo chí nêu theo quy định và chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

6. Tiếp nhận, xử lý, phát hành, quản lý văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện:

a) Đối với đề án, dự án, dự thảo văn bản do các cơ quan trình:

- Các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật: Thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

- Các đề án, dự án, dự thảo văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật: Rà soát hồ sơ; thẩm tra về thủ tục, hình thức, thể thức, nội dung, tính thống nhất và hợp pháp của dự thảo văn bản; xây dựng phiếu trình, đề xuất phương án xử lý;

Trong quá trình xử lý, nếu còn ý kiến khác nhau, chủ trì họp với cơ quan, tổ chức liên quan để trao đổi, thống nhất trước khi trình.

b) Đối với dự thảo báo cáo: Phối hợp với các cơ quan liên quan biên tập, hoàn chỉnh theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Đối với các văn bản khác: Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao cơ quan liên quan triển khai thực hiện hoặc tổ chức các điều kiện cần thiết để Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật;

d) Quản lý, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan theo quy định của pháp luật;

đ) Phát hành văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Văn phòng;

e) Lưu trữ văn bản, hồ sơ, tài liệu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Văn phòng;

g) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Văn phòng; định kỳ rà soát, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành;

h) Rà soát, tổng hợp những vướng mắc, phát sinh về thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục và nghiệp vụ hành chính văn phòng trong quá trình chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung; hàng năm, báo cáo Văn phòng Chính phủ.

7. Thực hiện chế độ thông tin:

a) Tổ chức, quản lý, cập nhật thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; phối hợp cung cấp thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

b) Tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và cung cấp thông tin theo quy định;

c) Quản lý, xuất bản và phát hành Công báo cấp tỉnh;

d) Thiết lập, quản lý và duy trì hoạt động mạng tin học của Ủy ban nhân dân tỉnh;

đ) Tham mưu tổ chức xây dựng, vận hành Hệ thống thông tin báo cáo của địa phương và phối hợp thực hiện tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

8. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh về kiểm soát thủ tục hành chính và tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính:

a) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử của các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo theo quy định;

b) Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại địa phương; công tác truyền thông về cải cách thủ tục hành chính;

c) Kiểm soát chất lượng công bố, công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh; kiểm soát việc cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đối với thủ tục hành chính thuộc phạm vi giải quyết của địa phương;

d) Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách, giải pháp, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính và quy định có liên quan; nhân rộng những mô hình mới, cách làm hay trong cải cách thủ tục hành chính trình cấp có thẩm quyền quyết định; đánh giá và xử lý kết quả rà soát về thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;

đ) Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định, thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

e) Tham gia quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Cổng Dịch vụ công quốc gia; xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh; kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ dữ liệu về giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

9. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện việc gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử; chủ động phối hợp, tham gia triển khai thực hiện kết nối, liên thông các hệ thống quản lý văn bản và điều hành giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước tại địa phương.

10. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực dân tộc theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc và cơ quan có thẩm quyền.

11. Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; phối hợp xây dựng, kết nối, khai thác các hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành được Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công.

12. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh tổng kết, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ văn phòng đối với Văn phòng các sở, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, công chức Văn phòng - Thống kê xã, phường, thị trấn;

b) Hướng dẫn nghiệp vụ cho công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính tại địa phương.

13. Thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác quản trị nội bộ:

a) Tổ chức thực hiện các văn bản, quy hoạch, chương trình, kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt liên quan đến hoạt động của Văn phòng;

b) Tiếp nhận, xử lý, ban hành và quản lý văn bản của Văn phòng theo quy định;

c) Hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và cải cách hành chính phục vụ nhiệm vụ được giao;

đ) Ban hành văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Văn phòng và Quy chế làm việc của Văn phòng;

e) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng;

g) Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng;

h) Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng.

14. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức quản lý, vận hành, duy trì hoạt động ổn định của Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh và đảm bảo an ninh trật tự, an toàn phòng cháy, chữa cháy cho toàn bộ khuôn viên Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh.

15. Định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

16. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.

 

Chương II

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ

 

Điều 4. Cơ cấu tổ chức

1. Lãnh đạo Văn phòng:

a) Văn phòng có Chánh Văn phòng và Phó Chánh Văn phòng;

b) Số lượng Phó Chánh Văn phòng thực hiện theo quy định của pháp luật và quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Tổ chức hành chính:

a) Phòng Hành chính - Tổ chức;

b) Phòng Khoa giáo - Văn xã;

c) Phòng Kinh tế;

d) Phòng Nội chính;

đ) Phòng Quản trị - Tài vụ;

e) Phòng Tổng hợp;

g) Ban Tiếp Công dân tỉnh;

3. Tổ chức hành chính đặc thù: Trung tâm Hành chính công tỉnh.

4. Đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Ban Quản lý Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh;

 

b) Nhà khách Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Trung tâm Công báo tỉnh.

5. Mỗi tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này có cấp trưởng và số lượng cấp phó thực hiện theo quy định của pháp luật. Các chức danh này do Chánh Văn phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 5. Biên chế

Biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Văn phòng được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, khối lượng công việc và nằm trong tổng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm.

 

Chương III

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

 

 

Điều 6. Chế độ làm việc

1. Văn phòng hoạt động theo chương trình, kế hoạch công tác hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Quy định này.

2. Văn phòng làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. Chánh Văn phòng là Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu, là người đứng đầu Văn phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Phó Chánh Văn phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh Văn phòng, giúp Chánh Văn phòng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Chánh Văn phòng phân công, chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Chánh Văn phòng vắng mặt, một Phó Chánh Văn phòng được Chánh Văn phòng ủy nhiệm điều hành hoạt động của Văn phòng. Phó Chánh Văn phòng không kiêm nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc Văn phòng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Chánh Văn phòng có thể ủy quyền cho Phó Chánh Văn phòng giải quyết các công việc cụ thể khác; khi được ủy quyền, Phó Chánh Văn phòng không được ủy quyền lại cho người khác.

5. Trưởng các tổ chức hành chính, tổ chức hành chính đặc thù, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Văn phòng chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng, trước Phó Chánh Văn phòng được phân công phụ trách về kết quả hoạt động của tổ chức, đơn vị và công việc được phân công.

Điều 7. Mối quan hệ công tác

1. Đối với Văn phòng Chính phủ và các Văn phòng cơ quan Trung ương:

a) Văn phòng chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ hành chính của Văn phòng Chính phủ; có trách nhiệm báo cáo định kỳ về tình hình công tác của Văn phòng và báo cáo đột xuất theo yêu cầu cho Văn phòng Chính phủ;

b) Giữ mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với các Văn phòng cơ quan Trung ương để kịp thời nắm bắt thông tin cần thiết giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ có liên quan.

2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh:

Văn phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Ủy ban nhân dân tỉnh; có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác của Văn phòng và các chuyên môn nghiệp vụ định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm và đột xuất theo yêu cầu.

3. Đối với các sở, ban, ngành, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh:

a) Văn phòng có mối quan hệ hợp tác, bình đẳng, phối hợp với các sở, ban, ngành; được chủ trì mời các sở, ban, ngành họp để giải quyết những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và khi được ủy quyền. Khi có những vấn đề chưa nhất trí thì các cơ quan phải chủ động trao đổi, bàn bạc tìm biện pháp tháo gỡ và tổ chức thực hiện. Trường hợp chưa có sự thống nhất ý kiến thì các cơ quan có trách nhiệm báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết;

b) Phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh để chủ động xây dựng chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời tổ chức thu thập thông tin chuẩn bị cho Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo những vấn đề cần xin ý kiến, chủ trương của Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

4. Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện:

a) Văn phòng có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ văn phòng đối với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được phân công, Văn phòng được yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo tình hình về các vấn đề có liên quan bằng văn bản hoặc trực tiếp trao đổi để triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; được chủ trì làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo ủy nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

5. Văn phòng giữ mối quan hệ công tác thường xuyên với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, các Hội quần chúng, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, các cơ quan, tổ chức của Chính phủ, của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh để nắm bắt và cung cấp thông tin có liên quan đến chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và chỉ đạo thực hiện các Quy chế phối hợp giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, tổ chức, đơn vị này.

 

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

 

Điều 8. Căn cứ vào Quy định này và các văn bản pháp luật có liên quan, Chánh Văn phòng có trách nhiệm xây dựng, ban hành Quy chế làm việc của Văn phòng; xây dựng, ban hành quy định cụ thể chế độ làm việc, quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các tổ chức hành chính, tổ chức hành chính đặc thù và đơn vị sự nghiệp thuộc Văn phòng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; sắp xếp tổ chức bộ máy của Văn phòng đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 9. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định trong Quy định này do Chánh Văn phòng trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./. ​

       
ĐỊA CHỈ
 
Tầng 16, tháp B, Tòa nhà Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương, đường Lê Lợi, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương;
 
Điện thoại: (0274) 3.823.381;
  
Fax           : (0274) 3.822.174;
 
Email       :
vpub@binhduong.gov.vn

8/22/2016 3:06 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết72-Van-phong-Uy-ban-nhan-dan-tinhSở, ban, ngànhFalseTrần Thái
0.00
0
0.00
Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Bình Dương (trực thuộc Thalexim)Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Bình Dương (trực thuộc Thalexim)
   
Địa chỉ : 606 Đại lộ Bình Dương, thành phố Thủ Dầu Một;
 
Điện thoại : 0274 3822 864.
10/30/2014 11:19 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết97-Cong-ty-TNHH-MTV-Cong-trinh-do-thi-Binh-Duong-truc-thuoc-ThaleximDoanh nghiệp nhà nướcFalse
0.00
0
0.00
Huyện Bắc Tân UyênHuyện Bắc Tân Uyên
 
THƯỜNG TRỰC UBND HUYỆN
   
- Ông Thái Thanh Bình
Chức vụ: Chủ tịch UBND huyện
Email     : binhtt.btu@binhduong.gov.vn

- Ông Nguyễn Văn Thuận
Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND huyện
Email: thuannv@binhduong.gov.vn
 
- Ông Trần Văn Phương
Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND huyện
    
 
Địa chỉ       : Thị trấn Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương;
  
Điện thoại  : 0274. 3 683 125;
 
Fax             : 0274. 3 683 100;
 
Email          : vpubbactanuyen@binhduong.gov.vn
 
     
Huyện Bắc Tân Uyên có:
  
- Diện tích tự nhiên : 40.087,67 ha, dân số  : 58.439 người;
    
 
- Địa giới hành chính : phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp thị xã Tân Uyên và huyện Bàu Bàng, phía Nam giáp thị xã Tân Uyên, phía Bắc giáp huyện Phú Giáo;
 
-  10 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Thị trấn Tân Thành và Tân Bình; 08 xã: Hiếu Liêm, Tân Lập, Bình Mỹ, Đất Cuốc, Thường Tân, Tân Định, Lạc An, Tân Mỹ.
   
 
 (Theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ và Quyết định số 352/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
7/10/2020 10:41 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết84-Huyen-Bac-Tan-UyenUBND huyện, thị xã, thành phốFalse
0.00
0
0.00
Trường Cao đẳng y tế Bình DươngTrường Cao đẳng y tế Bình Dương

 BAN GIÁM HIỆU

- Ông Nguyễn Hồng Chương

Chức vụ: Hiệu trưởng

- Ông Lê Thành Phước
Chức vụ:  Phó Hiệu trưởng

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
 
Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương là trường công lập được thành lập theo Quyết định số 8022/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở Trường Trung học Y tế Bình Dương.
 
Tiền thân là Trường Trung học Y tế Sông Bé thành lập theo Quyết định số 326/QĐUB ngày 13/06/1978 của UBND tỉnh Sông Bé. Ngày 01/1/1997 Trường Trung học Y tế Sông Bé đổi tên thành Trường Trung học Y tế Bình Dương.
 
Từ năm 2007, trường được phép đào tạo trình độ cao đẳng và đổi tên là Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương. Trường là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Bình Dương, chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chịu sự quản lý về nội dung đào tạo chuyên ngành của Bộ Y tế, được hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước áp dụng cho hệ thống các trường Đại học và Cao đẳng.
 
NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO

Hệ cao đẳng : ngành Điều dưỡng, Dược, Hộ sinh
 
Hệ trung cấp chuyên nghiệp đào tạo các ngành:  Điều dưỡng đa khoa, Dược sỹ, Hộ sinh, Y sĩ đa khoa
 
Đào tạo sơ cấp: Dược tá
 
Trong thời gian tới sẽ mở rộng quy mô đào tạo các ngành học hiện có, mở ngành học Hộ sinh trình độ cao đẳng, đào tạo lại, liên kết với trường Đại học Y Dược đào tạo cán bộ đại học và sau đại học cho ngành Y tế tỉnh Bình Dương.
 
THÔNG TIN LIÊN HỆ
 

Địa chỉ: 529 Lê Hồng Phong, phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
 Điện thoại: (0274) 3 822 727 - 3 832 867 . Fax: (0274) 3 830 342.
 Email: cdytbinhduong@gmail.com.

Website: cdytbinhduong.edu.vn.


10/30/2014 3:40 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết89-Truong-Cao-dang-y-te-Binh-DuongCác đơn vị trực thuộcFalse
0.00
0
0.00
Sở Công ThươngSở Công Thương
   
BAN LÃNH ĐẠO

Ông Nguyễn Thanh Toàn
Chức vụ: Giám đốc
Email: toannt@binhduong.gov.vn
    
Nguyễn Thanh Hà
Chức vụ: Phó Giám đốc
Email: hant@binhduong.gov.vn

Phan Thị Khánh Duyên
Chức vụ: Phó Giám đốc
Email: duyenptk@binhduong.gov.vn

Ông Nguyễn Trường Thi
Chức vụ: Phó Giám đốc
Email: thint@binhduong.gov.vn
 ​
     
CÁC PHÒNG, ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
 
Văn phòng Sở                                                    : (0274) 3 822 563 ; 3 500 300 
Thanh tra Sở                                                      : (0274) 3 828 350 
Phòng Kế hoạch -  Tài chính                            : (0274) 3 828 349 
Phòng Quản lý Thương mại                             : (0274) 3 820 767 
Phòng Quản lý Công nghiệp                            : (0274) 3 828 348 
Phòng Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp: (0274) 3 811 801 
Trung tâm Xúc tiến thương mại và Thông tin kinh tế: (0274) 3 898 288, 3 898 287 
Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp: (0274) 3 813 122 ​
 
ĐỊA CHỈ
 
Tầng 8, tháp A, Tòa nhà Trung tâm hành chính tập trung tỉnh, đường Lê Lợi, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương;
  
Điện thoại   : (0274) 3 822 563;
 
Fax              : (0274) 3 811 172;
 
Email           : soct@binhduong.gov.vn
  
 

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Bình Dương

(Ban hành kèm theo Quyết định số  16/2022/QĐ-UBND ngày 20/ 5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

 


   Chương I

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG

Điều 1. Vị trí

1. Sở Công Thương (sau đây gọi tắt là Sở) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Công Thương.

2. Sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Điều 2. Chức năng

Sở thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về Công Thương ở địa phương, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoá chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ vật liệu xây dựng thông thường); công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp môi trường; công nghiệp chế biến khác; tiểu thủ công nghiệp; khuyến công; hoạt động thương mại và lưu thông hàng hoá trên địa bàn; sản xuất và tiêu dùng bền vững; xuất khẩu, nhập khẩu; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; quản lý cạnh tranh; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; phòng vệ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn.

Chương II

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Dự thảo kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; chương trình, dự án, đề án; biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh trong phạm vi quản lý của Sở Công Thương;

c) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về công thương cho Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

d) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương;

đ) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công ngành Công Thương thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:

Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về Công Thương thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân công.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản khác trong lĩnh vực công thương được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.

4. Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

a) Về công nghiệp cơ khí, luyện kim và công nghiệp điện tử:

Tham mưu xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, chính sách phát triển ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp điện tử; phát triển các sản phẩm cơ khí, điện tử trên địa bàn tỉnh.

b) Về công nghiệp hỗ trợ:

Tham mưu xây dựng, trình ban hành và phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

c) Về điện lực, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:

Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển điện lực, phát triển việc ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải trên địa bàn tỉnh;

Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định; tổ chức thực hiện công tác cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực trong trường hợp được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc đảm bảo các điều kiện trong giấy phép hoạt động điện lực;

Thực hiện xác nhận chưa đủ điều kiện cung cấp điện đối với lưới điện phân phối có cấp điện áp từ 35kV trở xuống tại địa phương theo đề nghị của đơn vị phân phối điện hoặc đơn vị phân phối và bán lẻ điện;

Chủ trì và phối hợp với đơn vị điện lực liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh sách khách hàng sử dụng điện quan trọng thuộc diện ưu tiên cấp điện khi bên bán điện thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện trong hệ thống điện; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện đối với đơn vị điện lực thuộc địa bàn quản lý;

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện, quản lý nhu cầu điện; thực hiện công tác tập huấn, sát hạch và cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực cấp huyện, Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực thuộc địa bàn quản lý;

Thực hiện công tác giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có cấp điện áp dưới 110kV theo quy định;

Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các đơn vị bán lẻ điện thuộc địa bàn quản lý trong việc thực hiện giá bán điện theo quy định; thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện giá bán lẻ điện tại các địa điểm cho thuê nhà thuộc địa bàn quản lý theo quy định;

Thẩm tra, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề án giá bán điện cho các đối tượng khách hàng sử dụng điện tại khu công nghiệp kết hợp mua điện từ hệ thống điện quốc gia đồng thời với các nguồn điện khác (nhà máy phát điện tại chỗ; mua điện từ các nguồn điện tại chỗ như điện mặt trời, điện sinh khối);

Tổ chức lập kế hoạch kiểm tra, đôn đốc các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn áp dụng mô hình quản lý năng lượng; kiểm tra, giám sát việc áp dụng các tiêu chuẩn, định mức, quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong công nghiệp, kinh doanh, thương mại và dân dụng; Tổng hợp danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, đăng tải trên website www.dataenergy.vn và gửi văn bản về Bộ Công Thương;

Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về hoạt động điện lực, sử dụng điện, an toàn điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng thuộc địa bàn quản lý;

Thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng trong quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng xây dựng công trình ngành Điện theo quy định của pháp luật.

d) Về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường):

Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản sau khi được phê duyệt theo thẩm quyền;

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, công nghệ, an toàn vệ sinh lao động trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh;

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và các bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của các dự án khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường) theo quy định của pháp luật về xây dựng;

Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về kỹ thuật an toàn trong khai thác khoáng sản; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về kỹ thuật an toàn trong khai thác khoáng sản của cá nhân, tổ chức khai thác khoáng sản;

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác: tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh khoáng sản trên địa bàn; tổ chức thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện sản xuất, kinh doanh khoáng sản; các điểm khai thác, vận chuyển, chế biến, các bãi tập kết, mua bán khoáng sản nhằm phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng sản xuất, kinh doanh khoáng sản trái phép.

đ) Về hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp:

Tổ chức thực hiện, chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển ngành hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh;

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật và thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về sản xuất, quản lý, sử dụng, bảo quản, kinh doanh và vận chuyển hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của pháp luật;

Thẩm định và cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp cho tổ chức, cá nhân;

Cấp, cấp lại hoặc thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo quy định;

Huấn luyện, kiểm tra huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp theo quy định;

Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp được phân công, phân cấp tại Luật hóa chất, Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các văn bản pháp luật có liên quan.

e) Về công tác quản lý an toàn đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn đối với các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương;

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, an toàn trong quản lý, sử dụng, bảo quản, kinh doanh và vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, xăng dầu, khí và các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn; huấn luyện an toàn hóa chất; huấn luyện về kỹ thuật an toàn đối với hoạt động kinh doanh khí; công tác tập huấn đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, người áp tải, người xếp, dỡ, thủ kho trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;

Xây dựng kế hoạch huấn luyện, kiểm tra, xếp bậc, cấp thẻ an toàn điện đối với người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn thuộc tổ chức hoạt động theo Luật Điện lực và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn;

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện theo quy định;

Chủ trì thẩm định, chấp thuận tài liệu an toàn theo quy định của pháp luật;

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán khí; Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp khí vào chai, vào xe bồn, Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp khí vào phương tiện vận tải;

Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ sở, công trình ngành Công Thương trên địa bàn quản lý thực hiện công tác phòng chống thiên tai và ứng cứu khẩn cấp theo quy định.

g) Về bảo vệ môi trường và phát triển công nghiệp môi trường:

Xây dựng và trình ban hành các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp môi trường và ưu đãi, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp môi trường phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện của địa phương;

Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp môi trường thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo quy định;

Chủ trì thực hiện Đề án phát triển công nghiệp môi trường, các nhiệm vụ phát triển công nghiệp môi trường và kinh tế tuần hoàn, các chương trình, dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu ngành công thương trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;

Thực hiện thu thập, tổng hợp thông tin về các chỉ tiêu thống kê môi trường thuộc phạm vi ngành Công Thương;

Định kỳ hàng năm tổng kết, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương, các Bộ, ngành liên quan tình hình thực hiện phát triển công nghiệp môi trường của địa phương theo quy định.

h) Về an toàn thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác:

Triển khai thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển ngành sau khi được phê duyệt, gồm: công nghiệp tiêu dùng (dệt - may, da - giầy, giấy, sành sứ, thủy tinh, nhựa); công nghiệp thực phẩm (rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ);

Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm công nghiệp, an toàn vệ sinh, môi trường công nghiệp; triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến từ bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương và các sản phẩm khác, an toàn thực phẩm đối với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Sở;

Hướng dẫn, tuyên truyền pháp luật, chủ trì, phối hợp kiểm tra việc thực hiện các quy định về phòng, chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn.

i) Về khuyến công:

Chủ trì, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công tại địa phương;

Xây dựng, trình ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về công tác khuyến công phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện tại địa phương; tham mưu cấp có thẩm quyền bảo đảm nguồn vốn từ ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công trên địa bàn;

Xây dựng, trình phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình khuyến công địa phương. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân triển khai kế hoạch, đề án, nhiệm vụ khuyến công hàng năm trên địa bàn; chịu trách nhiệm tổ chức nghiệm thu và kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí khuyến công đảm bảo đúng đối tượng, mục đích và các quy định hiện hành;

Tham mưu cấp có thẩm quyền cân đối nguồn vốn từ ngân sách địa phương đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao năng lực hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Công Thương thực hiện nhiệm vụ về khuyến công; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, cộng tác viên làm công tác khuyến công địa phương;

Theo dõi, đánh giá, tổng hợp báo cáo và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan về công tác khuyến công tại địa phương theo quy định.

k) Về cụm công nghiệp:

Thực hiện chức năng cơ quan đầu mối quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

Xây dựng, trình và tổ chức thực hiện phương án phát triển cụm công nghiệp, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, dự toán kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp, giải quyết các thủ tục triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và dự án sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông;

Chủ trì thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp;

Thực hiện chức năng lựa chọn chủ đầu tư dự án cụm công nghiệp theo Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.

Phối hợp đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp, các thủ tục triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (gồm: thu hồi đất, cho thuê đất, phê duyệt quy hoạch chi tiết, phê duyệt dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chấp thuận phương án phòng cháy, chữa cháy) theo quy định, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;

Chủ trì thanh tra, kiểm tra, đánh giá thực hiện phương án phát triển, chính sách, pháp luật, hiệu quả hoạt động của cụm công nghiệp; xử lý hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý vi phạm, vấn đề phát sinh về cụm công nghiệp; xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp trên địa bàn.

l) Về tiểu thủ công nghiệp:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình và tổ chức hướng dẫn, thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế tập thể, hợp tác xã ngành Công Thương, làng nghề tiểu thủ công nghiệp sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

m) Về sản xuất và tiêu dùng bền vững:

Tổ chức thực hiện chương trình, đề án, kế hoạch, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy và phát triển lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn tỉnh.

n) Tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

o) Về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa

- Chủ trì, tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa;

- Thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.

5. Về thương mại

a) Thị trường trong nước:

Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách quản lý và phát triển: các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại như chợ, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị, cửa hàng bán lẻ, sở giao dịch hàng hóa, trung tâm hội chợ, triển lãm, trung tâm đấu giá hàng hóa và các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại khác; các loại hình tổ chức, hình thức và phương thức kinh doanh thương mại, như hợp tác xã thương mại, bán buôn, bán lẻ, đại lý thương mại, nhượng quyền thương mại, dịch vụ thương mại, hoạt động logistics trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các tổ chức liên kết lưu thông hàng hóa, hình thành các kênh lưu thông hàng hóa ổn định từ sản xuất đến tiêu dùng trên địa bàn tỉnh;

Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: thuốc lá, rượu, xăng dầu, khí và các hàng hóa dịch vụ khác trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh.

Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân vùng dân tộc và vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh (như cung cấp các mặt hàng thiết yếu, hỗ trợ lưu thông hàng hóa và dịch vụ thương mại...);

Tổ chức hoạt động điều tiết lưu thông hàng hóa, bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm, bình ổn và thúc đẩy thị trường nội tỉnh phát triển;

Tổng hợp và xử lý các thông tin thị trường trên địa bàn tỉnh về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tổng cung, tổng cầu, mức dự trữ lưu thông và biến động giá cả của các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng chính sách đối với nhân dân vùng dân tộc. Đề xuất với cấp có thẩm quyền giải pháp điều tiết lưu thông hàng hóa trong từng thời kỳ.

b) Về xuất khẩu, nhập khẩu:

Tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án liên quan trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa; quản lý, theo dõi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; phát triển dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh;

Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thương nhân không có hiện diện tại Việt Nam.

c) Về thương mại điện tử và kinh tế số:

Tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, chương trình, kế hoạch thương mại điện tử nhằm phát triển hạ tầng ứng dụng thương mại điện tử, phát triển nguồn nhân lực phục vụ quản lý thương mại điện tử và kinh tế số, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh;

Thực hiện các nội dung quản lý nhà nước khác về thương mại điện tử theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Công Thương.

d) Về xúc tiến thương mại:

Tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính về xúc tiến thương mại, xác nhận bổ sung Thông báo khuyến mại thuộc thẩm quyền;

Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về xúc tiến thương mại của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại;

Kiểm tra, tổng hợp quyết toán với cơ quan quản lý tài chính đồng cấp về số tiền theo quyết định thu và số tiền thực thu vào ngân sách nhà nước 50% giá trị đã công bố của giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại;

Tham mưu, đề xuất với chính quyền địa phương về các chương trình, kế hoạch, đề án xúc tiến thương mại trên địa bàn và thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án theo phân công;

Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc quản lý hoạt động của các Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam.

đ) Về quản lý cạnh tranh:

Tuyên tuyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về cạnh tranh trên địa bàn tỉnh;

Phát hiện và kiến nghị các cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh và văn bản ban hành có nội dung không phù hợp với pháp luật cạnh tranh.

e) Về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp:

Chủ trì, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền;

Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan tại địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn;

Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;

Cấp, thu hồi xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương, xác nhận tiếp nhận thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương;

Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;

Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn cho công chức trực tiếp thực hiện công tác quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp;

Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp cho các doanh nghiệp, người tham gia bán hàng đa cấp;

Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thông báo hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp;

Báo cáo theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất với Bộ Công Thương về công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn.

g) Về phòng vệ thương mại:

Hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật phòng vệ thương mại bao gồm: chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại trên địa bàn tỉnh;

Phát hiện và kiến nghị các cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền về những văn bản ban hành có nội dung không phù hợp với pháp luật về phòng vệ thương mại;

Đầu mối chủ trì hỗ trợ hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn ứng phó với các vụ việc điều tra, rà soát chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài;

Tổng hợp số liệu, tình hình hoạt động, thông tin xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh liên quan đến vụ việc về phòng vệ thương mại, phối hợp với cơ quan điều tra về phòng vệ thương mại trong công tác cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại;

Phối hợp với cơ quan điều tra về phòng vệ thương mại rà soát, cung cấp thông tin, xử lý các vấn đề liên quan đến việc điều tra, thẩm tra, thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về phòng vệ thương mại đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;

Đầu mối thu thập và cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra về phòng vệ thương mại về chính sách và thực tiễn hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong các vụ việc điều tra chống trợ cấp của nước ngoài.

h) Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương;

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương;

Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền;

Thực hiện việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung tại địa phương theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng cấp huyện thực hiện các nội dung liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền;

Quản lý hoạt động về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội tại địa phương; tạo điều kiện để tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động; thẩm định các đề án, kế hoạch hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước; giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ khi giao cho tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng thực hiện;

Quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động hòa giải của tổ chức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh tại địa phương theo quy định của pháp luật;

Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp trên.

i) Về quản lý thị trường:

Phối hợp với Cục Quản lý thị trường đóng trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, chuyên đề, biện pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường địa phương tránh chồng chéo, trùng lặp về đối tượng, nội dung kiểm tra, thanh tra với các lực lượng có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra của tỉnh.

k) Về hội nhập kinh tế quốc tế:

Triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, biện pháp cụ thể về hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh sau khi được phê duyệt;

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch, chương trình, các quy định về hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương;

Tích cực phối hợp với Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch thực thi các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới;

Thực hiện các nội dung quản lý nhà nước khác về hội nhập kinh tế quốc tế theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Công Thương.

l) Về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của thương nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh:

Quản lý hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của thương nhân nước ngoài;

Quản lý hoạt động của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài.

6. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Sở Công Thương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

7. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân hoạt động trên địa bàn trong lĩnh vực Công Thương; quản lý các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương theo quy định của pháp luật.

8. Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực Công Thương.

9. Thực hiện hợp tác quốc tế về công thương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;

10. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối với Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban ban nhân dân cấp huyện và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.

11. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công thương.

12. Kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương; tiếp công dân, xử lý thư đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí theo quy định pháp luật hoặc theo sự phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

13. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, Thanh tra và Văn phòng thuộc Sở Công Thương; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; tham mưu cho Hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân", "Nghệ nhân Ưu tú" trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ và Ủy ban nhân dân tỉnh xét tặng danh hiệu Thợ giỏi và Nghệ nhân cấp tỉnh.

14. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

 15. Thực hiện công tác thông tin, thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương.

 16. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan nhà nước cấp trên.

Chương III

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ

Điều 4. Cơ cấu tổ chức

1. Lãnh đạo Sở

a) Sở có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.

b) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Giám đốc Sở và các Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.

Giám đốc, Phó Giám đốc Sở không kiêm chức danh Trưởng của các tổ chức, đơn vị cấp dưới có tư cách pháp nhân (trừ trường hợp văn bản có giá trị pháp lý cao hơn quy định khác).

2. Các tổ chức tham mưu tổng hợp, chuyên môn, nghiệp vụ

a) Văn phòng;

b) Thanh tra;

c) Phòng Quản lý Công nghiệp;

d) Phòng Quản lý Thương mại;

đ) Phòng Quản lý năng lượng và Kỹ thuật an toàn.

3. Đơn vị sự nghiệp thuộc Sở

Sở có 01 đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Công Thương tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh; thực hiện công tác hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tìm cơ hội đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế; cung cấp các dịch vụ công và dịch vụ hỗ trợ, tư vấn thuộc lĩnh vực xúc tiến thương mại và phát triển công nghiệp theo quy định của pháp luật.

Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở được thực hiện theo quy định pháp luật.

4. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật, từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với cấp trưởng, phó cấp trưởng của các tổ chức tham mưu tổng hợp, chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp thuộc Sở do Giám đốc Sở quyết định theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Biên chế

Biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập (biên chế sự nghiệp) của Sở được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức, biên chế sự nghiệp trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh được cấp có thẩm quyền giao hàng năm.

Chương IV

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 6. Chế độ làm việc

1. Sở làm việc theo chương trình, kế hoạch công tác hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Quy định này. Sở làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong các hoạt động.

2. Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt đồng của Sở trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và các công việc được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công hoặc ủy quyền; chịu trách nhiệm báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công thương theo quy định.

3. Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở, giúp Giám đốc Sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Sở phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về thực hiện công việc, lĩnh vực công tác được phân công; đồng thời cùng Giám đốc Sở liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc tham mưu, đề xuất của mình trong lĩnh vực được phân công.

4. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở, được Giám đốc Sở ủy nhiệm thay Giám đốc Sở điều hành các hoạt động của Sở.

5. Các tổ chức chuyên môn nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc Sở làm việc theo chế độ thủ trưởng; thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về kết quả công việc được phân công theo Quy chế làm việc do Giám đốc Sở ban hành.

Điều 7. Mối quan hệ công tác

1. Đối với Bộ Công Thương

Sở chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Công Thương, đảm bảo sự thống nhất quản lý các ngành, lĩnh vực trong cả nước và sự phân cấp quản lý của Trung ương; được đề nghị khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động lĩnh vực Công Thương.

Sở có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương.

2. Đối với Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh

a) Sở có trách nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin, báo cáo phục vụ cho hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban và của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; trả lời các chất vấn, kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Ngành.

b) Sở chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức, biên chế và hoạt động; có trách nhiệm báo cáo theo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm và đột xuất về tình hình và kết quả hoạt động của Ngành; tham mưu đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực được giao; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Ngành.

3. Đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh

Sở có mối quan hệ hợp tác, phối hợp, hỗ trợ bình đẳng với các sở, ban, ngành, đoàn thể trong hoạt động có liên quan đến lĩnh vực Công Thương thuộc phạm vi quản lý của Sở.

Sở chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các cơ quan chuyên môn khác cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để theo dõi, quản lý nhà nước về lĩnh vực Công Thương theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời Sở cũng cung cấp các thông tin trong thẩm quyền cho các cơ quan chuyên môn khi có yêu cầu.

Khi có những vấn đề chưa nhất trí thì các bên phải chủ động trao đổi, đề xuất biện pháp tháo gỡ và tổ chức thực hiện. Trường hợp chưa có sự thống nhất ý kiến thì báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết.

4. Đối với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Sở phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về Công Thương trên địa bàn theo phân cấp quản lý.

Trong phạm vi nhiệm vụ được phân công, Sở chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với Phòng Kinh tế để hỗ trợ Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực Công Thương.

5. Đối với các tổ chức kinh tế và tổ chức, cá nhân có liên quan

Sở được quyền yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan hoạt động trong lĩnh vực Công Thương trên địa bàn tỉnh báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật; được thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công thương phân cấp quản lý.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Trách nhiệm thực hiện

Căn cứ nội dung Quy định này và các văn bản pháp luật có liên quan, Giám đốc Sở Công Thương có trách nhiệm quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; xây dựng quy chế làm việc nội bộ, mối quan hệ công tác giữa các phòng, đơn vị; trên cơ sở biên chế được giao, bố trí công chức, viên chức cho phù hợp trình độ chuyên môn, vị trí việc làm, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 9. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Sở có trách nhiệm phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế và theo quy định pháp luật hiện hành./.

12/23/2008 10:07 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết69-So-Cong-ThuongSở, ban, ngànhFalse
0.00
0
0.00
Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnhVăn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh

LÃNH ĐẠO

- Ông Bùi Văn Ra: Chánh Văn phòng

Email: rabv@binhduong.gov.vn


- Ông Đỗ Hữu Tùng: Phó Chánh Văn phòng
Email: tungdh@binhduong.gov.vn

- Bà Nguyễn Khoa Diệu An: Phó Chánh văn phòng
Email: annkd@binhduong.gov.vn

 
CÁC PHÒNG
 
* Phòng công tác ĐBQH
  Điện thoại: 0274 3858 682
                                  
* Phòng Kinh tế-Ngân sách         
  Điện thoại: 0274 3 833 641;
                                                  
* Phòng Văn hóa-Xã hội             
  Điện thoại: 0274 3824 801;
  Email: banvhxh.hdnd@binhduong.gov.vn
                                  
* Phòng Pháp chế           
  Điện thoại: 0274 3 87 712;
   
* Phòng Dân nguyện-Truyền thông        
   Điện thoại: 0274 3 827 712
                                 
* Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị      
  Điện thoại: 0274 3 848 936;
    
* Văn thư           
Điện thoại: 0274 3 848 936;
Fax           : 0274 3 858 231
   
ĐỊA CHỈ 
Tầng 15, tháp B, Trung tâm Hành chính tỉnh, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Điện thoại : (0274) 3 848 936;
Fax            : (0274) 3 858 231;
Email         : vphdnd@binhduong.gov.vn
  
VỊ TRÍ - CHỨC NĂNG CỦA VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
   
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là cơ quan giúp việc của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) có nhiệm vụ tham mưu và tổ chức phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
 
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.
 
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ thủ trưởng. Chánh Văn phòng là người đứng đầu Văn phòng, điều hành công việc chung của Văn phòng và chịu trách nhiệm trước Thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phòng. Các Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Chánh Văn phòng.
 
NHIỆM VỤ

1. Tổ chức phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội

a) Tham mưu xây dựng chương trình làm việc, kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm của Đoàn đại biểu Quốc hội; tổ chức phục vụ việc thực hiện chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt;
 
b) Phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội trực tiếp đóng góp ý kiến, tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự án Luật, dự án Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết và các văn bản khác theo yêu cầu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
 
c) Phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội trong hoạt động giám sát; theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện kiến nghị trong kết luận giám sát;
 
d) Phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân;
 
đ) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri; giúp Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi Uỷ ban thường vụ Quốc hội và cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét giải quyết;
 
e) Giúp Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp tình hình hoạt động của Đoàn để báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội, giữ mối liên hệ với các đại biểu Quốc hội; phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội và hoạt động đối ngoại.
 
2. Tổ chức phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân
 
a) Tham mưu xây dựng chương trình làm việc, kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân; tổ chức phục vụ việc thực hiện chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt;
 
b) Tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân điều hành công việc chung của Hội đồng nhân dân; điều hoà, phối hợp hoạt động các Ban của Hội đồng nhân dân; bảo đảm việc thực hiện quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân giữ mối liên hệ với Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân; phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân trong hoạt động đối ngoại;
 
c) Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân xây dựng chương trình, tổ chức phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân, cuộc họp của Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban của Hội đồng nhân dân; đôn đốc cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị tài liệu phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân, cuộc họp của Thường trực Hội đồng nhân dân, cuộc họp Ban của Hội đồng nhân dân;
 
d) Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân xây dựng báo cáo công tác; phục vụ Ban của Hội đồng nhân dân thẩm tra đề án, báo cáo, dự thảo nghị quyết; giúp Thư ký kỳ họp Hội đồng nhân dân hoàn chỉnh Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân hoàn thiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
 
đ) Phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân trong hoạt động giám sát; theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện kiến nghị trong kết luận giám sát;
 
e) Phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân;
 
g) Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và gửi cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét giải quyết;
 
h) Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự án Luật, dự án Pháp lệnh và các văn bản khác theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
 
i) Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp;
 
k) Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân trong công tác giao ban, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
 
3. Một số nhiệm vụ khác
 
a) Phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân giữ mối liên hệ công tác với các cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở địa phương;
 
b) Phục vụ Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân lập dự toán kinh phí hoạt động hàng năm, tổ chức thực hiện, quản lý kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân;
 
c) Bảo đảm điều kiện hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân; phục vụ Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội và Thường trực Hội đồng nhân dân thực hiện chế độ, chính sách đối với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;
 
d) Quản lý cơ sở vật chất, hoạt động nghiên cứu khoa học, công tác hành chính, lưu trữ, bảo vệ và lễ tân của cơ quan, của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân;
 
đ) Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật;
 
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân giao.
  
  
11/6/2014 11:22 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết73-Van-phong-Doan-Dai-bieu-Quoc-hoi-va-Hoi-dong-nhan-dan-tinhSở, ban, ngànhFalse
0.00
0
0.00
Huyện Phú GiáoHuyện Phú Giáo
 
THƯỜNG TRỰC UBND HUYỆN
  
- Ông Đoàn Văn Đồng
Chức vụ :  Chủ tịch UBND huyện;
 
- Trần Hồng Dung
Chức vụ : Phó Chủ tịch UBND huyện.

 
Địa chỉ                : Khu phố 2, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo;
 
Điện thoại           : (0274) 3 672 573;
 
Fax                      : (0274) 3 672 578.
  
Huyện Phú Giáo nằm ở phía Đông Bắc tỉnh, cách Khu Liên hiệp Công nghiệp- Đô thị và Dịch vụ tỉnh Bình Dương (Trung tâm thành phố mới Bình Dương) 35 km và tiếp giáp với tỉnh Bình Phước.
 
Khí hậu ôn hòa, thiên tai bão lụt ít xảy ra nên rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày nói riêng và nông nghiệp nói chung. Cơ cấu kinh tế đã được xác định là nông nghiệp - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ.
   
Đến cuối năm 2010 cơ cấu ngành kinh tế nông lâm nghiệp - công nghiệp - thương mại dịch vụ đạt được tương ứng là: 44,9% - 30% - 25,1%; giá trị sản xuất nông lâm nghiệp đạt 543 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thực hiện (giá cố định năm 1994) là 680 tỷ đồng.
  
- Diện tích : 543,78 km2, dân số: 90.315 người, mật độ dân số : 166 người/ km2 (theo Niên giám thống kê Bình Dương 2012);
 
- Có 11 đơn vị hành chính, gồm 10 xã và 1 thị trấn
   
     + 10 xã: An Bình, An Linh, An Long, An Thái, Phước Hòa, Phước Sang, Tân Hiệp, Tân Long, Tam Lập, Vĩnh Hòa;
  
     + 01 thị trấn: Phước Vĩnh.
12/23/2008 11:34 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết79-Huyen-Phu-GiaoUBND huyện, thị xã, thành phốFalse
0.00
0
0.00
Tỉnh ủyTỉnh ủy

I. THƯỜNG TRỰC TỈNH ỦY


Ông Nguyễn Văn Lợi

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy


Ông Nguyễn Hoàng Thao

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

       

Ông Võ Văn Minh

Phó Bí thư Tỉnh ủy

  ​

II. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG KHOÁ XI

 

STT​

Họ và tên

Chức vụ

1

Nguyễn Văn Lợi

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy

2

Nguyễn Hoàng Thao

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

3

Võ Văn Minh

Phó Bí thư Tỉnh ủy

4

Võ Văn Bá

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy

5

Mai Hùng Dũng

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh

6

Hồ Quang Điệp

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Dĩ An

7

Nguyễn Văn Đông

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Thủ Dầu Một

8

Nguyễn Lộc Hà

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

9

Trương Thị Bích Hạnh

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

10

Nguyễn Văn Lộc

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh

11

Nguyễn Hoàng Minh

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

12

Bùi Thanh Nhân

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Dĩ An

13

Tạ Văn Đẹp

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh

14

Nguyễn Minh Thủy

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy

15

Nguyễn Chí Trung

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

16

Thái Thanh Bình

Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Bắc Tân Uyên

17

Phạm Văn Bông

Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

18

Nguyễn Đình Chuẩn

Tỉnh ủy viên, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

19

Nguyễn Hồng Chương

Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương

20

Nguyễn Văn Dành

Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

21

Nguyễn Văn Dựt

Tỉnh ủy viên, Phó Giám đốc Công an tỉnh

22

Huỳnh Tân Định

Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh

23

Nguyễn Thị Mỹ Hằng

Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

24

Nguyễn Thị Nhật Hằng

Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

25

Bùi Duy Hiền

Tỉnh ủy viên, Chánh Thanh tra tỉnh

26

Phạm Văn Hiền

Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy

27

Nguyễn Khoa Hải

Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Phú Giáo

28

Trần Thanh Hoàng

Tỉnh ủy viên, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh

29

Huỳnh Thị Cẩm Hồng

Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng

30

Nguyễn Thanh Khiêm

Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Bàu Bàng

31

Nguyễn Kim Loan

Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh

32

Nguyễn Văn Minh

Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ

33

Nguyễn Anh Minh

Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giao thông vận tải

34

Trương Thanh Nga

Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

35

Võ Hoàng Ngân

Tỉnh ủy viên, Giám đốc ​Sở Xây dựng

36

Phạm Trọng Nhân

Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

37

Huỳnh Thị Thanh Phương

Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Thuận An

38

Nguyễn Trường Nhật Phượng

Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh

39

Ngô Quang Sự

Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường

40

Bùi Minh Thạnh

Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy Bến Cát

41

Lê Hồng Thông

Tỉnh ủy viên, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

42

Phạm Ngọc Thuận

Tỉnh ủy viên, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Becamex IDC

43

Nguyễn Thanh Toàn

Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công Thương

44

Bùi Minh Trí

Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy Tân Uyên

45

Nguyễn Phước Trung

Tỉnh ủy viên, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh

46

Mai Bá Trước

Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Dầu Tiếng

47

Trần Thị Diễm Trinh

Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh Đoàn

48

Hà Văn Út

Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính

49

Nguyễn Thị Ngọc Xuân

Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh

 


III. ĐỊA CHỈ

 

Tầng 17 (tháp A, B), Tòa nhà Trung tâm hành chính tập trung tỉnh, đường Lê Lợi, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương;

 
Điện thoại :
   0274 3822705;

 

Fax             :  0274​ 3822957;

 
E-mail        :  
vanphong@tinhuybinhduong.vn

 


6/5/2022 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết51-Tinh-uyTỉnh ủyFalse
0.00
0
0.00
Thành phố Tân UyênThành phố Tân Uyên
 
THƯỜNG TRỰC UBND THÀNH PHỐ
 
- Ông Đoàn Hồng Tươi 
Chức vụ: Chủ tịch UBND thành phố
- Nguyễn Thị Kim Nguyên
Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND thành phố

- Ông Nguyễn Hồng Nguyên
Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND thành phố

- Ông Huỳnh Văn Lợi
Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND thành phố
 
                                       
Địa chỉ: Phường  Uyên Hưng, Tân Uyên         
Điện thoại: (0274) 3 656 241; 
Fax           : (0274) 3 656 104;
   
 Thành phố Tân Uyên có:
- Diện tích tự nhiên: 19.249,20 ha, dân số: 190.564 người;
- Địa giới hành chính: phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Giáp thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát, phía Nam giáp TP. Dĩ An, Thuận An và tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp huyện Bắc Tân Uyên;
- 12 đơn vị hành chính, gồm:
+ Cấp phường: Uyên Hưng, Tân Hiệp, Thạnh Phước, Thái Hòa, Tân Phước Khánh, Khánh Bình, Vĩnh Tân, Hội Nghĩa, Tân Vĩnh Hiệp, Phú Chánh;​​
+ Cấp xã:  Thạnh Hội, Bạch Đằng.
   


12/23/2008 11:35 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết180-thanh-pho-tan-uyeUBND huyện, thị xã, thành phốFalse
0.00
0
0.00
Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Bình DươngCông ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Bình Dương
  
Địa chỉ     : 1 Huỳnh Văn Nghệ, phường Phú lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương;
 
Điện thoại: 84-0650-3833050;
 
Fax          : 84-0650-3822998(3831145);
 
Email       : admin@xosobinhduong.com.vn
  
Website    : http://www.xosobinhduong.com.vn
10/30/2014 11:18 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết95-Cong-ty-TNHH-MTV-Xo-so-kien-thiet-Binh-DuongDoanh nghiệp nhà nước
Thành phố Thủ Dầu MộtThành phố Thủ Dầu Một
                                                                         
THƯỜNG TRỰC UBND THÀNH PHỐ 

Nguyễn Thu Cúc 
Chức vụ : Chủ tịch UBND thành phố
 
- Ông Võ Chí Thành
Chức vụ :  Phó Chủ tịch UBND thành phố (phụ trách Khối Kinh tế)

- Ông Trần Sĩ Nam
  Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND thành phố (phụ trách Khối Đô thị)

- Ông Lê Bảo Lâm
  Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND thành phố (phụ trách Khối Văn hóa-xã hội)

ĐỊA CHỈ
Số 01, Quang Trung, phường Phú Cường,  thành phố Thủ Dầu Một;
Điện thoại: (0274) 3 822 629; 
Fax          : (0274) 3 822 629; 
Email       : vpubtdm@binhduong.gov.vn
  
Thành phố Thủ Dầu Một - trung tâm tỉnh lỵ của Bình Dương đã và đang chuyển biến sâu rộng trong các mặt kinh tế xã hội góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng nhanh của tỉnh nhà.
- Diện tích : 118.67km2, dân số  : 264.642 người, mật độ dân số : 2.230 người/ km2 (theo Niên giám thống kê Bình Dương 2012);
- Thành phố Thủ Dầu Một có 14 đơn vị hành chính cấp phường: Hiệp Thành, Phú Lợi, Phú Cường, Phú Hòa, Phú Thọ, Chánh Nghĩa, Định Hòa, Phú Mỹ, Hiệp An, Phú Tân, Hòa Phú, Tương Bình Hiệp, Tân An,  Chánh Mỹ.
Thành phố Thủ Dầu Một là đô thị loại II, nằm trong chùm đô thị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện trong tỉnh và cả nước qua quốc lộ 13, đường Bắc - Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 30 km.

- Số điện thoại các cơ quan hành chính của thành phố
​ 
STT
Tên cơ quan
 
Điện thoại
Fax
1
Văn phòng HĐND-UBND
3822629
3871201
2
Phòng QLĐT
3822632
 
3
Phòng Tư pháp
3827923
 
4
Phòng TNMT
3822568
 
5
Phòng Nội vụ
3821671
 
6
Phòng Kinh tế
3871519
 
7
Phòng Văn hóa và Thông tin
3822400
 
8
Phòng Tài chính Kế hoạch
3822474
 
9
Thanh tra
3824836
 
10
Phòng LĐ-TBXH
3822406
 
11
Phòng Y tế
3831136
 
12
Thống kê
3828632
 
13
Phòng Giáo dục và Đào tạo
3822706
 

 (Theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ, Quyết định số 1120/QĐ-TTg ngày 08/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 352/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
       
3/29/2017 11:37 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết82-Thanh-pho-Thu-Dau-MotUBND huyện, thị xã, thành phốFalse
0.00
0
0.00
Huyện Dầu TiếngHuyện Dầu Tiếng
   
THƯỜNG TRỰC UBND HUYỆN
 
- Ông Nguyễn Phương Linh
Chức vụ: Chủ tịch UBND huyện
Email: linhnp@binhduong.gov.vn
    
- Ông Trần Quang Tuyên
Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND huyện
Email: tuyentq@binhduong.gov.vn
    
 ​- Ông Nguyễn Thanh Tùng 
Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND huyện

- Ông Trần Khắc Quân
Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND huyện
Email: quantk.dt@binhduong.gov.vn

  
Địa chỉ           : Khu phố 4B, thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương;
 
- Điện thoại     : 0274.3 561.101;
 
- Fax               : 0274.3 561.251;
  
- Email            : vpubdautieng@binhduong.gov.vn
 
Huyện Dầu Tiếng có:
 
 
- Diện tích : 721,39km2, dân số  : 115.780 người, mật độ dân số : 160 người/ km2 (theo Niên giám thống kê Bình Dương 2012);
     
- Các đơn vị hành chính
 
 
+ 11 xã: Minh Hòa, Minh Thạnh, Minh Tân, Định An, Long Hòa, Định Thành, Định  Hiệp, An Lập, Long Tân, Thanh An, Thanh Tuyền;
 
+ 01 thị trấn: Dầu Tiếng.
 
 
 
12/23/2008 11:32 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết77-Huyen-Dau-TiengUBND huyện, thị xã, thành phốFalse
0.00
0
0.00
Thị xã Bến CátThị xã Bến Cát

 

   THƯỜNG TRỰC UBND THỊ XÃ

- Ông Nguyễn Trọng Ân

​Chức vụ: Chủ tịch UBND 

Email: annt​@binhduong.gov.vn

 

- Bà Trần Thị Thảo 

Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND

Email: thaott@binhduong.gov.vn

 

- Ông Lê Văn Hồng

Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND

Email: honglv@binhduong.gov.vn


                                                                          - Ông Trần Ngọc Cường

                                                                             Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND

                                                                             Email: cuongtn@binhduong.gov.vn


 Địa chỉ     : Khu phố II, Mỹ Phước, Bến Cát;

 
Điện thoại: (0274) 3 564 326;
 
Fax          : (0274) 3 564 185;
 
Email       :
vpubbencat@binhduong.gov.vn


Thị xã Bến Cát nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, trung tâm thị xã cách thành phố Thủ Dầu Một 20km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50km, có trục quốc lộ 13 đi qua với bề rộng mặt đường 6 làn xe mới được nâng cấp.

Trên địa bàn huyện có trữ lượng lớn khoáng sản phi kim loại như cao lanh, đất sét, đất làm gạch ngói, sỏi đỏ, nguồn nước mặt và nước ngầm phong phú với 2 con sông Sài Gòn và sông Thị Tính chảy qua địa bàn huyện.

Thời tiết quanh năm mưa thuận gió hòa. Hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ phát triển nối liền các tỉnh trong vùng và thành phố Hồ Chí Minh.

Bến Cát còn có tiềm năng lớn về đất đai để phát triển trồng trọt các loại cây công nghiệp, cây ăn trái và quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, là tiền đề thuận lợi để phát triển sản xuất công nghiệp.

- Diện tích tự nhiên: 23.442,24 ha, dân số  : 203.420 người;
 
- Địa giới hành chính thị xã Bến Cát : phía Đông giáp huyện Bắc Tân Uyên và thị xã Tân Uyên, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Thủ Dầu Một, phía Bắc giáp huyện Bàu Bàng và huyện Dầu Tiếng;
  
- Đơn vị hành chính:
 
+ Cấp phường : Mỹ Phước, Thới Hòa, Tân Định, Hòa Lợi, Chánh Phú Hòa;
 
+ Cấp xã           : An Tây, An Điền, Phú An.
 
 
 (Theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ và Quyết định số 352/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
 
 
3/3/2020 1:25 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết76-Thi-xa-Ben-CatUBND huyện, thị xã, thành phốFalse
0.00
0
0.00
Ủy ban nhân dân tỉnhỦy ban nhân dân tỉnh

Các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh

1/  Ông Nguyễn Thanh Toàn - Giám đốc Sở Công Thương

2/ Ông  Ngô Quang Sự - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường;

3/ Ông Bùi Hữu Toàn - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

4/ Ông Trịnh Đức Tài - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội;

5/ Ông Hà Văn Út - Giám đốc Sở Tài chính;

6/ Bà Nguyễn Anh Hoa - Giám đốc Sở Tư pháp;

7/ Ông Nguyễn Hồng Chương - Giám đốc Sở Y tế;

8/ Ông Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Sở Giao thông vận tải;    

9/ Ông Lê Tuấn Anh - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông;

10/ Bà Nguyễn Thị Nhật Hằng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;

11/ Ông Võ Hoàng Ngân - Giám đốc Sở Xây dựng;

12/ Ông Phạm Văn Bông - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

13/ Ông Nguyễn Văn Minh - Giám đốc Sở Nội vụ;

14/ Bà Hà Thanh - Giám đốc Sở Ngoại vụ;

15/ Ông Nguyễn Hoàng Minh - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:

16/ Ông Nguyễn Việt Long - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.

17/ Ông Phạm Trọng Nhân - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

18/ Ông Bùi Duy Hiền - Chánh Thanh tra tỉnh.

19/ Đại tá Tạ Văn Đẹp - Giám đốc Công an tỉnh.

20/ Ông Võ Anh Tuấn - Chánh Văn phòng UBND tỉnh.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh​​
 
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1, các điểm d, đ và e khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 19 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

2. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Tổ chức thực hiện ngân sách tỉnh, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi; thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác; thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền.

4. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Thực hiện các biện pháp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh; tổ chức giáo dục quốc phòng, an ninh và công tác quân sự địa phương; xây dựng và hoạt động tác chiến của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ; xây dựng lực lượng dự bị động viên và huy động lực lượng bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương.

6. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước ở trung ương phân cấp, ủy quyền.

8. Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp dưới, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh.

  

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

  

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là người đứng đầu Ủy ban nhân dân tỉnh và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Lãnh đạo, điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;

2. Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp huyện; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đình chỉ, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm pháp luật; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;

3. Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

4. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính; chỉ đạo công tác cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương;

5. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh bãi bỏ;

6. Tổ chức việc phối hợp với cơ quan nhà nước cấp trên đóng tại địa bàn tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật;

7. Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

8. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, các phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

9. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

10. Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;

11. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước ở trung ương phân cấp, ủy quyền.

(Trích Luật số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 - Luật Tổ chức chính quyền địa phương)


 
ĐỊA CHỈ
 
Tầng 16, tháp A, Tòa nhà Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương, đường Lê Lợi, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương;
 
Điện thoại: ;

Fax           : (0274) 3.822.174;
 
Email       :
vpub@binhduong.gov.vn
7/7/2021 9:29 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết662-uy-ban-nhan-dan-tinỦy ban nhân dân tỉnhFalseBan Biên tập
0.00
0
0.00
Sở Nội vụSở Nội vụ
  
BAN LÃNH ĐẠO

Ông Nguyễn Văn Minh
Chức vụ: Giám đốc
Email:minhnv@binhduong.gov.vn

Ông Lý Văn Đẹp
Chức vụ: Phó Giám đốc

Ông Phạm Thành Nhân
Chức vụ: Phó Giám đốc
Email: nhanpt@binhduong.gov.vn
 
Ông Trần Đức Thịnh
Chức vụ: Phó Giám đốc, Trưởng Ban tôn giáo tỉnh
Email: thinhtd@binhduong.gov.vn


CÁC PHÒNG

Văn phòng sở                                     :  (0274) 3822.335
Phòng Đào tạo Thanh Tra   :  (0274) 3821.324
Phòng Quản lý Cán bộ công chức viên chức                 :  (0274) 3828.944
Phòng Tổ chức biên chế                     :  (0274) 3837.861
Phòng Xây Dựng Chính Quyền - Cải cách hành chình - Công tác thanh niên          :  (0274) 3821.325
Ban Thi đua - khen thưởng tỉnh
Ban Tôn giáo​​
Chi cục Văn thư Lưu trữ​

ĐỊA CHỈ
 
Tầng 18 - tháp A, Tòa nhà Trung tâm hành chính tập trung tỉnh, đường Lê Lợi, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương;
 
Điện thoại: (0274) 3822.335;
 
Fax: (0274​) 3828.946;
 
 

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương

(Kèm theo Quyết định số 30/2022/QĐ-UBND ngày  05 tháng  10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

​ 


Chương I

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

 

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương (sau đây gọi tắt là Sở) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương; có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức và biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính, cải cách chế độ công chức, công vụ; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ấp, khu phố; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã; tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tín ngưỡng, tôn giáo; thanh niên; thi đua, khen thưởng.

2. Sở Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nội vụ.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Ban hành các quyết định thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh: Quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án và chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về ngành, lĩnh vực nội vụ trên địa bàn tỉnh; phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực nội vụ cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện; Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ; thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực nội vụ và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên;

b) Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn theo ngành, lĩnh vực nội vụ đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị của địa phương theo quy định của Đảng, của pháp luật và chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm nhân sự thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của Đảng và của pháp luật.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.

4. Về tổ chức bộ máy:

a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh: Trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b) Thẩm định đối với các dự thảo văn bản: Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh (trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về cơ quan thẩm định); thành lập, kiện toàn, sáp nhập, giải thể tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;

c) Thẩm định, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện phân loại, xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp trong việc trình Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

5. Về vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức:

a) Thẩm định đề án vị trí việc làm, đề án điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;

b) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh: Thẩm định, tổng hợp và lập kế hoạch biên chế công chức hàng năm hoặc điều chỉnh biên chế công chức thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, cấp huyện gửi Bộ Nội vụ theo quy định của pháp luật; trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, cấp huyện trong tổng số biên chế công chức được cấp có thẩm quyền giao; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định;

c) Tổng hợp cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, cấp huyện; trình Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Nội vụ theo quy định của pháp luật.

6. Về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Thẩm định đề án vị trí việc làm, đề án điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên) thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của các đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên thuộc phạm vi quản lý;

b) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh:

Thẩm định số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước và số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp (nếu có) của các đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên của tỉnh gửi Bộ Nội vụ thẩm định; trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên thuộc phạm vi quản lý trong tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã được Bộ Nội vụ thẩm định;

Quyết định giao, điều chỉnh số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước đối với từng đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên thuộc phạm vi quản lý trong tổng số lượng người làm việc được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt;

Quyết định về số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp đối với từng đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thuộc phạm vi quản lý;

Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, số lượng người làm việc đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh;

c) Tổng hợp vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo mức độ tự chủ tài chính (do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên; bảo đảm một phần chi thường xuyên; tự bảo đảm chi thường xuyên; tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư) thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Nội vụ theo quy định của pháp luật.

7. Về thực hiện chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp, sinh hoạt phí và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và các chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp, sinh hoạt phí và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Hướng dẫn, kiểm tra, giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp, sinh hoạt phí và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của địa phương theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.

8. Về cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ấp, khu phố:

a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh:

Thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc tại các Hội có tính chất đặc thù; việc quản lý đối với người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh; việc quản lý đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở ấp, khu phố theo quy định của Đảng, của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh;

Tổ chức thi, xét nâng ngạch công chức và thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức lên các ngạch, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành từ chuyên viên chính và tương đương trở xuống theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo thẩm quyền việc bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với công chức, viên chức sau khi trúng tuyển kỳ thi, xét nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh: Ban hành văn bản quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp của cơ quan Đảng có thẩm quyền. Đề nghị Bộ Nội vụ có ý kiến về việc bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương ngạch chuyên viên cao cấp; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký quyết định đối với các trường hợp này sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ.

9. Về chính quyền địa phương:

a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh:

Triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan cấp trên; trình Hội đồng nhân dân tỉnh bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;

Trình cấp có thẩm quyền có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;

Trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia ấp, khu phố; đặt tên, đổi tên ấp, khu phố ở địa phương;

Triển khai thực hiện công tác dân chủ ở cấp xã và trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; việc thực hiện công tác dân vận của chính quyền theo quy định của Đảng, của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan cấp trên;

b) Thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; việc điều động, tạm đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật;

c) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với ấp, khu phố theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.

10. Về cải cách hành chính, cải cách chế độ công chức, công vụ:

a) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân công các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công chức, công vụ;

b) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: Chỉ đạo, triển khai chương trình, kế hoạch và các văn bản khác của cơ quan cấp trên về cải cách hành chính, cải cách chế độ công chức, công vụ; quyết định các biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh cải cách chế độ công chức, công vụ theo chương trình, đề án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh: Triển khai việc xác định chỉ số cải cách hành chính hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn (thực hiện theo sự phân công, giao nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh). Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ về cải cách hành chính, cải cách chế độ công chức, công vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Chủ trì triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính, cải cách chế độ công chức, công vụ tại địa phương.

11. Về địa giới đơn vị hành chính:

a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh: Thực hiện công tác quản lý địa giới đơn vị hành chính, hồ sơ, mốc, bản đồ địa giới đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Lập hồ sơ đề án, trình Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản gửi Bộ Nội vụ để tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định về đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính và giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh;

Lập hồ sơ đề án, trình Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp huyện;

Triển khai thực hiện các đề án, văn bản liên quan đến địa giới đơn vị hành chính sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định;

b) Thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp xã.

12. Về thanh niên:

a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh: Tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án phát triển thanh niên trên địa bàn tỉnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên; thực hiện lồng ghép các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển thanh niên khi xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hàng năm và từng giai đoạn, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên;

b) Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền thực hiện cơ chế, chính sách đối với thanh niên; giải quyết những vấn đề liên quan đến thanh niên theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Quản lý, khai thác và công bố dữ liệu thống kê về thanh niên, chỉ số phát triển thanh niên tại địa phương theo quy định của pháp luật.

13. Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã):

a) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh: Ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng khác theo quy định của Đảng, của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Thực hiện bồi dưỡng, tập huấn theo yêu cầu vị trí việc làm trong ngành, lĩnh vực được giao quản lý đối với công chức, viên chức và người làm công tác ở ngành, lĩnh vực đó;

c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc bố trí, phân bổ kinh phí đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh theo quy định của pháp luật.

14. Về văn thư, lưu trữ nhà nước:

a) Quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ

Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh;

Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật: Phê duyệt mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh; thẩm tra tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sử tỉnh; thành lập Hội đồng thẩm tra, xác định giá trị tài liệu; quyết định hủy tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sử tỉnh; thẩm định tài liệu hết giá trị cần hủy của các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh; quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ và chứng chỉ hành nghề lưu trữ trên địa bàn tỉnh.

b) Lưu trữ lịch sử

Tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc mang tài liệu ra khỏi Lưu trữ lịch sử tỉnh để sử dụng trong nước;

Trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử của tỉnh theo quy định của pháp luật: Sưu tầm, thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu, thống kê, bảo vệ, bảo quản, bảo hiểm tài liệu; số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tài liệu; ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài liệu; tổ chức giải mật tài liệu; công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ; tổ chức phục vụ khai thác sử dụng tài liệu; thực hiện cung cấp dịch vụ công và dịch vụ lưu trữ.

15. Về thi đua, khen thưởng:

a) Tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời;

b) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh tổ chức các phong trào thi đua; hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương thực hiện các phong trào thi đua và chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng;

c) Thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật;

d) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện việc trao tặng, đón nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; quản lý, cấp phát, thu hồi, cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng theo quy định của pháp luật;

đ) Quản lý, lưu trữ hồ sơ khen thưởng; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thi đua, khen thưởng; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh;

e) Làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh.

16. Về tín ngưỡng, tôn giáo:

a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng và các cơ sở tín ngưỡng không phải là di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc đã được đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương;

b) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và cơ sở tín ngưỡng thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn;

c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đối với cán bộ, công chức, viên chức và tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng trong phạm vi quản lý;

d) Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề cụ thể về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành trong việc tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thuộc thẩm quyền quản lý;

đ) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết những vấn đề cụ thể về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.

17. Về tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ:

a) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép hội có phạm vi hoạt động trong cả nước và hội có phạm vi hoạt động liên tỉnh đặt văn phòng đại diện của hội tại tỉnh theo quy định của pháp luật;

b) Tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các thủ tục về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động ở địa phương (trừ quỹ xã hội, quỹ từ thiện có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh);

c) Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc ủy quyền theo quy định của pháp luật để thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm vi hoạt động ở địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý nhà nước đối với hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo quy định của pháp luật.

18. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực nội vụ theo quy định của pháp luật.

19. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và xây dựng, quản lý, lưu trữ hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước của Sở Nội vụ.

20. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực nội vụ đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực nội vụ đối với tổ chức của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khác đặt trụ sở trên địa bàn.

21. Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực.

22. Tổng hợp, thống kê, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện đối với ngành, lĩnh vực được giao quản lý. Thực hiện việc thông tin, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nội vụ và cơ quan có thẩm quyền về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

23. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh; mối quan hệ công tác và trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật.

24. Quản lý tổ chức bộ máy; vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc của các tổ chức, đơn vị thuộc Sở.

25. Quản lý và thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở Nội vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.

26. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.

27. Thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác về quản lý nội bộ tại Sở Nội vụ.

28. Thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm trong lĩnh vực công tác được giao theo quy định của pháp luật.

29. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

 

Chương II

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ

 

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

1. Lãnh đạo Sở:

a) Giám đốc Sở, là Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu, là người đứng đầu Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở, giúp Giám đốc Sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm thay Giám đốc Sở điều hành các hoạt động của Sở. Phó Giám đốc Sở không kiêm nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc Sở, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

c) Số lượng Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật và quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Các tổ chức tham mưu, tổng hợp, chuyên môn nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở:  

a) Văn phòng;

b) Phòng Công chức, viên chức;

c) Phòng Tổ chức - Biên chế;

d) Phòng Đào tạo - Thanh tra;

đ) Phòng Xây dựng chính quyền - Cải cách hành chính - Công tác thanh niên;

e) Phòng Thi đua - Khen thưởng;

g) Phòng Văn thư - Lưu trữ;

h) Ban Tôn giáo;

i) Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh.

Mỗi tổ chức, đơn vị trên đây có cấp trưởng và số lượng cấp phó được thực hiện theo quy định của pháp luật.  

Điều 4. Biên chế

1. Biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm.

2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc để trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.

 

Chương III

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

 

Điều 5. Chế độ làm việc

1. Sở hoạt động theo chương trình, kế hoạch công tác hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Bản Quy định này.

2. Sở làm việc theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc Sở quyết định mọi vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của Sở, đồng thời chịu trách nhiệm trước Bộ Nội vụ về các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của ngành.

3. Phó Giám đốc Sở giúp Giám đốc Sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác được phân công, đồng thời cùng Giám đốc Sở liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về việc tham mưu, đề xuất trong lĩnh vực được phân công.

4. Giám đốc Sở có thể ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở giải quyết các công việc cụ thể khác; khi được ủy quyền, Phó Giám đốc Sở không được ủy quyền lại cho cán bộ, công chức dưới quyền.

5. Các tổ chức, đơn vị thuộc Sở làm việc theo chế độ thủ trưởng, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về kết quả hoạt động của tổ chức, đơn vị và công việc được phân công.

Điều 6. Mối quan hệ công tác

1. Đối với Bộ Nội vụ:

Sở chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ và các mặt công tác do Bộ Nội vụ phụ trách. Giám đốc Sở có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác chuyên môn cho Bộ Nội vụ theo chế độ định kỳ và theo yêu cầu đột xuất.

2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh:

Sở chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Ủy ban nhân dân tỉnh, báo cáo công tác theo chế độ định kỳ và theo yêu cầu đột xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước khi tổ chức thực hiện các chủ trương công tác của Bộ Nội vụ và các bộ, ngành Trung ương có liên quan đến chương trình, kế hoạch chung của tỉnh, Sở phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh:

Sở có quan hệ hợp tác, bình đẳng, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; được chủ trì mời các sở, ban, ngành, đoàn thể họp để giải quyết những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và khi được ủy quyền. Khi có những vấn đề chưa nhất trí thì các cơ quan phải chủ động trao đổi, bàn bạc tìm biện pháp tháo gỡ và tổ chức thực hiện. Trường hợp chưa có sự thống nhất ý kiến thì các cơ quan có trách nhiệm báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết.

4. Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

Sở có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác chuyên môn của Phòng Nội vụ các huyện, thị xã, thành phố và các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành theo quy định của pháp luật.

Trong phạm vi nhiệm vụ được phân công, Sở được yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố báo cáo tình hình về các vấn đề có liên quan bằng văn bản hoặc trực tiếp trao đổi để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao theo chỉ đạo của Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM THI HÀNH

Điều 7. Căn cứ Quy định này và các văn bản pháp luật có liên quan, Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm xây dựng, ban hành quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức, đơn vị thuộc Sở; sắp xếp tổ chức bộ máy của Sở đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 8. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế Quy định này do Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

8/2/2020 5:38 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết55-So-Noi-vuSở, ban, ngànhFalse
0.00
0
0.00
Huyện Bàu BàngHuyện Bàu Bàng
 THƯỜNG TRỰC UBND HUYỆN
 
- Ông Võ Thành Giàu
Chức vụ: Chủ tịch UBND huyện;
 
- Ông Nguyễn Văn Thương
Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND huyện;
   
- Ông Nguyễn Phú Cường
Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND huyện
Email: cuongnp@binhduong.gov.vn
 
 
Địa chỉ         : NC Khu đô thị Bàu Bàng, thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương;
 
Điện thoại     : 0274. 3 516 512;
 
Email             : vpubbaubang@binhduong.gov.vn
 
  
 
Huyện Bàu Bàng có:
 
 
- Diện tích tự nhiên : 33.915,69ha, dân số  : 82.024người;
  
- Địa giới hành chính : phía Đông giáp huyện Phú Giáo, phía Tây giáp huyện Dầu Tiếng, phía Nam giáp thị xã Bến Cát, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước;
 
- 07 đơn vị hành chính cấp xã: Trừ Văn Thố, Cây Trường, Long Nguyên, Lai Hưng, Lai Uyên, Hưng Hòa, Tân Hưng.
 
 
 
 
(Theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ và Quyết định số 352/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
 
 
   

   
 
11/28/2018 10:08 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết85-Huyen-Bau-BangUBND huyện, thị xã, thành phốFalse
0.00
0
0.00
1 - 30Next