Tin tức sự kiện
Chủ Nhật, Ngày 14/04/2024, 23:00
Đầu tư cơ sở hạ tầng dài hạn tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
14/04/2024 | Phương Chi

TTĐT - ​Chiều 14-4, tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 đã diễn ra Phiên đối thoại chủ đề: Đầu tư cơ sở hạ tầng dài hạn.

Tham dự Phiên đối thoại có các diễn giả: Mahesh M Gandhi - Chủ tịch AFII Capital, Đức; Duncan J. McCampbell - Phó Giáo sư, Đại học Metropolitan State, Hoa Kỳ; Karl Pilny - Giám đốc điều hành sáng lập, Asia Strategy Institute, Đức; Eng Kiat Tan - Tổng giám đốc Surbana Jurong, Việt Nam; Zhao Xiaobin - Giám đốc điều hành, ECEC International, Trung Quốc; Charlie Xue - Nhà sáng lập & Giám đốc điều hành Dwell Realty, Việt Nam. Ông Francis Schortgen - Phó Trưởng khoa, Đại học Utah cơ sở châu Á, Hàn Quốc chủ trì Phiên đối thoại.

Cần đầu tư hạ tầng dài hạn

Phiên đối thoại tập trung thảo luận về việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dài hạn phục vụ cho sự phát triển bền vững, cũng như những cơ hội, thách thức mà các Chính phủ và nhà đầu tư phải đối mặt trong đầu tư cơ sở hạ tầng. 

Mở đầu Phiên đối thoại, ông Francis Schortgen - Phó Trưởng khoa, Đại học Utah cơ sở châu Á, Hàn Quốc cho rằng, trong thế giới bất định hiện nay, sức hấp dẫn của lợi nhuận ngắn hạn khiến các nhà đầu tư không muốn đổ tiền vào các dự án cơ sở hạ tầng dài hạn. Bên cạnh đó, việc thiếu tầm nhìn rõ ràng về nhu cầu cơ sở hạ tầng, phối hợp nhiều bên trong suốt quá trình dự án chưa chặt chẽ, năng lực thực hiện đầu tư công còn hạn chế, hệ thống pháp lý và cơ chế tổ chức phức tạp, nguồn vốn và thời gian có hạn… cũng là những thách thức đặt ra hiện nay cho các quốc gia trong đầu tư cơ sở hạ tầng. 

doithoaihatang1.jpg

Toàn cảnh Phiên đối thoại chủ đề "Đầu tư cơ sở hạ tầng dài hạn"

Theo diễn giả Duncan J. McCampbell - Phó Giáo sư, Đại học Metropolitan State, Hoa Kỳ, đầu tư hạ tầng dài hạn nhằm phục vụ mục tiêu mang lợi ích chung cho cộng đồng, đặc biệt là các nhóm đối tượng yếu thế, chú trọng bảo vệ môi trường, dự báo thiên tai và phục vụ cho sự phát triển. "Tôi tin rằng bằng cách ưu tiên các dự án cơ sở hạ tầng xanh, bền vững và hòa nhập, chúng ta có thể giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế thu nhập cao, hạn chế khí thải, đóng góp vào việc tạo ra một tương lai bền vững cho người dân" -  diễn giả Duncan J. McCampbell nhấn mạnh.

doithoaihatang3.jpg

Các diễn giả thảo luận tại Phiên đối thoại "Đầu tư cơ sở hạ tầng dài hạn"

Việc phát triển cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng bền vững ở Việt Nam là một thách thức, nhưng đồng thời mở ra những cơ hội đáng kể cho các bên liên quan và các nhà đầu tư. Để đối phó với những thách thức này, cần phải có kế hoạch dài hạn, lộ trình dự​ án rõ ràng, tích hợp các khung chiến lược và quy định địa phương với chính sách quốc gia để thu hút các nhà đầu tư tư nhân và các đối tác. 

Các diễn giả cũng đánh giá Việt Nam đang đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng để thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, hỗ trợ chuyển đổi năng lượng và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai. Chính phủ đã triển khai nhiều chính sách và sáng kiến nhằm phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, ví dụ như đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo, khuyến khích các công trình xanh và phương tiện giao thông sử dụng điện.

Hợp tác công - tư phát triển hạ tầng

Theo diễn giả Mahesh M Gandhi - Chủ tịch AFII Capital, Đức, để đầu tư cơ sở hạ tầng dài hạn cần huy động cả khối tư nhân cùng tham gia với Nhà nước hướng đến một mục tiêu chung. Sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân rất cần thiết trong việc phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, đặc biệt là ở các khu vực có nguồn lực công hạn chế. Với nguồn tài chính, chuyên môn và năng lực của mình, các đơn vị tư nhân có thể giúp thu hẹp khoảng cách cơ sở hạ tầng và hỗ trợ quá trình chuyển đổi hướng tới phát triển bền vững. 

doithoaihatang.jpg

Ông Mahesh M Gandhi - Chủ tịch AFII Capital, Đức phát biểu tại Phiên thảo luận

Phương thức hợp tác công - tư được các diễn giả đánh giá cao về tính hiệu quả khi thực hiện các dự án hạ tầng trong điều kiện cần huy động nguồn vốn, nguồn lực của xã hội, điều này rất có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Các diễn giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chia sẻ lợi ích và rủi ro khi hợp tác công - tư triển khai các dự án hạ tầng. 

Bình Dương là một trong những địa phương của Việt Nam áp dụng thành công việc đẩy mạnh hợp tác công - tư, huy động nguồn lực xã hội hóa cho phát triển. Để giải quyết bài toán khó ban đầu về nguồn vốn đầu tư còn eo hẹp, năm 1997, lãnh đạo tỉnh đề ra quyết sách huy động nguồn lực xã hội hóa thông qua việc phát huy vai trò của doanh nghiệp Nhà nước kết hợp với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp nhằm tạo đòn bẩy phát triển kinh tế. Đến nay, Bình Dương là tỉnh có hạ tầng giao thông kết nối thuận lợi và hạ tầng khu công nghiệp bài bản nhất trong cả nước. Đây chính là điểm mạnh và ưu tiên hàng đầu để doanh nghiệp chọn lựa đầu tư tại Bình Dương. Cùng với tiến trình phát triển, hiện nay tỉnh tăng cường đầu tư kết nối vùng, kết nối với cảng biển, với sân bay, giúp doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa thuận lợi, tạo hiệu ứng trong việc đầu tư của các doanh nghiệp.

doithoaihatang2.jpg

Ông Charlie Xue - Nhà sáng lập & Giám đốc điều hành Dwell Realty, Việt Nam chia sẻ tại Phiên đối thoại

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, công nghệ là phần rất quan trọng trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Tại Phiên đối thoại, các diễn giả cũng đã chia sẻ về kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển "cơ sở hạ tầng mới". 

Ông Zhao Xiaobin - Giám đốc điều hành, ECEC International, Trung Quốc cho biết, sau dịch Covid-19, Trung Quốc đẩy nhanh triển khai các dự án xây dựng "cơ sở hạ tầng mới" nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tế giai đoạn tiếp theo. "Cơ sở hạ tầng mới" bao gồm: Cơ sở hạ tầng thông tin (cơ sở hạ tầng mạng truyền thông được đại diện bởi 5G, Internet vạn vật (IoT), Internet công nghiệp, Internet vệ tinh; trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, chuỗi khối, các trung tâm dữ liệu, trung tâm tính toán...). Cơ sở hạ tầng tích hợp: Ứng dụng chuyên sâu của Internet, dữ liệu lớn (Big Data), AI và các công nghệ khác để hỗ trợ chuyển đổi, nâng cấp cơ sở hạ tầng truyền thống, từ đó hình thành cơ sở hạ tầng tích hợp như cơ sở hạ tầng giao thông thông minh, cơ sở hạ tầng năng lượng thông minh, cơ sở hạ tầng thủy lợi thông minh, hệ thống đường sắt cao tốc liên thành phố và đường sắt nội thành, trạm sạc cho xe điện, truyền tải điện năng siêu cao áp... Cơ sở hạ tầng đổi mới: Cơ sở hạ tầng với các thuộc tính phúc lợi công cộng hỗ trợ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và phát triển sản phẩm như cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ quan trọng, khoa học và giáo dục, đổi mới công nghệ công nghiệp... 

doithoaihatang4.jpg

Đại biểu trao đổi, đặt câu hỏi tại Phiên đối thoại

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới là một giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hiện tại và là động lực cho sự phát triển lâu dài tại Trung Quốc. Đây cũng là kinh nghiệm tốt cho Việt Nam trong thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Lượt người xem:  Views:   379
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện