Tin tức sự kiện - Hoạt động của lãnh đạo tỉnh
 

TTĐT - ​Sáng 26-4, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Tỉnh ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức Họp mặt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024), 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 138 năm Quốc tế Lao động 01/5 và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).

 
 

TTĐT - ​Sáng 26-4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức trọng thể Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ thuộc Sư đoàn 7 và các đơn vị phối thuộc hy sinh tháng 5/1968 tại ấp Chòi Dúng, xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên.

 
 

TTĐT - ​Chiều 25-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp và làm việc với Đoàn lãnh đạo TP. Daejeon (Hàn Quốc) do ông Lee Jang Woo - Thị trưởng TP. Daejeon làm Trưởng đoàn đến thăm tỉnh Bình Dương. 

 
 

TTĐT - Chiều 22-4, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đi thăm, tặng quà các cựu chiến binh trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một.

 
 

TTĐT - Đó là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tại buổi khảo sát, kiểm tra tiến độ triển khai xây dựng nhà ở xã hội (NOXH) tại dự án Khu đô thị sinh thái Chánh Mỹ trên địa bàn phường Chánh Mỹ, TP. Thủ Dầu Một, chiều 22-4.

 
 

TTĐT - ​Sáng 22-04, Đoàn lãnh đạo tỉnh do ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đi thăm, tặng quà gia đình các cựu chiến binh trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn thị xã Bến Cát.

 
 

TTĐT - ​Chiều 16-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp Đoàn Trung tâm nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc do GS. Đào Nhất Đào – Giám đốc Cơ sởNghiên cứu trọng điểm Khoa học, Xã hội và Nhân văn của Bộ Giáo dục Trung Quốc, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc làm Trưởng đoàn.​

 
 

TTĐT - ​Chiều 16-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì tiếp và làm việc với Đoàn Hiệp hội Phát triển Kinh tế và Ngoại thương Liên bang Đức (BWA) do ông Urs Unkauf - Giám đốc điều hành Mạng lưới Kinh tế Toàn cầu BWA làm Trưởng đoàn.

 
 

TTĐT - Sáng 16-4, Đoàn lãnh đạo tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi làm Trưởng đoàn đã đi thăm, tặng quà cho ông Trần Văn Toại, 95 tuổi, ngụ tại khu phố Thống Nhất, phường Dĩ An, TP.Dĩ An, là cựu chiến binh từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

 
 

TTĐT - Sáng 16-4, Đoàn lãnh đạo tỉnh gồm: Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Mỹ Hằng cùng lãnh đạo các sở, ban ngành đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Dĩ An về tình hình kinh tế - xã hội; an ninh – quốc phòng quý I/2024.

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Phân loại
  
  
  
Tin liên quan
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành tiếp Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt NamPhó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành tiếp Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam

TTĐT - ​Sáng 29-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với ông Yeh Ming Yuh – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam.

Tại buổi tiếp, ông Yeh Ming Yuh cho biết, Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam thuộc Tập đoàn Far Eastern được thống kê trong TOP 500 doanh nghiệp lớn toàn cầu, đầu tư tại tỉnh Bình Dương chủ yếu hoạt động sản xuất xơ sợi tổng hợp, dệt nhuộm thành phẩm và may mặc; có thị trường tại châu Mỹ, châu Âu, châu Á. Các nhãn hàng lớn như Coca-Cola, Pepsi, Nike, Adidas, Decathlon… đều là những khách hàng quan trọng, đối tác chiến lược của Công ty.

Thời gian qua, Tập đoàn Far Eastern không ngừng phát triển,tăng trưởng trên quy mô toàn cầu, riêng tại Việt Nam thì càng được chú trọng mở rộng đầu tư hơn. Đến tháng 05/2021, Tập đoàn đã thực hiện mở rộng đầu tư lần 2, nâng tổng vốn đầu tư hiện nay lên đến 1,37 tỷ đô la Mỹ, với các sản phẩm xơ sợi tổng hợp và sản phẩm tái chế. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ tiến hành triển khai các hạng mục đầu tư xây dựng, dự kiến đưa vào sản xuất xơ sợi dài (DTY) trong quý II/2022, sợi dài (POY) trong quý IV/2022 và các sản phẩm tái chế (RPET) trong nửa đầu năm 2023.

Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng doanh thu của Polytex Far Eastern Việt Nam so với năm 2020 vẫn tăng trưởng lên 34,3% (đạt 630 triệu đô la Mỹ), doanh thu dự kiến năm 2022 ước đạt gần 755 triệu đô la Mỹ. Trong những năm tiếp theo, Công ty có kế hoạch tiếp tục đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất với các sản phẩm sợi công nghiệp (ứng dụng trong việc sản xuất dây an toàn, túi khí, lớp bố trong lốp xe…).

IMG_3694.jpeg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành (bìa phải) tiếp và làm việc với ông Yeh Ming Yuh – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam

Liên quan đến việc triển khai xây dựng dự án mở rộng đầu tư lần 2 của Công ty, ông Yeh Ming Yuh cũng kiến nghị lãnh đạo tỉnh xem xét hỗ trợ xử lý một số vướng mắc về quy trình thẩm duyệt, quy định xây dựng hệ thống xử lý nước thải và nhu cầu sử dụng điện.

Trao đổi với Ban Giám đốc Công ty, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành cho biết, hiện nay, Đài Loan đứng đầu trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại tỉnh Bình Dương với 856 dự án và tổng vốn đầu tư là 6,22 tỷ đô la Mỹ; hoạt động trong các lĩnh vực giày da, may mặc, hóa sợi, dệt nhuộm, đồ gỗ trang trí nội thất, chế biến thực phẩm, bao bì nhựa... Công ty TNHH Far Eastern Polytex là doanh nghiệp Đài Loan có số vốn đầu tư lớn nhất với 1,37 tỷ đô la Mỹ và hoạt động uy tín trong nhiều năm qua.

IMG_3695.jpeg​​

Các đại biểu chụp ảnh ​lưu niệm

Trong những năm qua, tỉnh Bình Dương đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp an tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, chính quyền tỉnh Bình Dương sẽ cùng đồng hành, hỗ trợ Công ty giải quyết nhanh chóng những khó khăn trước mắt, thúc đẩy sản xuất hiệu quả trong tương lai. Đồng thời, mong muốn Công ty sẽ tiếp tục kinh doanh phát triển, đóng góp vào công cuộc xây dựng kinh tế-xã hội của tỉnh.

3/29/2022 8:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtPhó Chủ tịch UBND tỉnh, Nguyễn Văn Dành, Công ty, TNHH, Polytex, Far Eastern, Việt Nam263-pho-chu-tich-ubnd-tinh-nguyen-van-danh-tiep-cong-ty-tnhh-polytex-far-eastern-viet-naTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.25
2
Bình Dương: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt NamNewBình Dương: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

TTĐT - ​Chiều 25-4, tại Công viên Nguyễn Du (TP. Thủ Dầu Một), Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND TP. Thủ Dầu Một tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III, năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Tham dự có bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ban ngành và TP.Thủ Dầu Một.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam với mục tiêu không chỉ tôn vinh những người viết sách, làm sách mà sâu sắc hơn là tôn vinh bạn đọc, phát huy văn hóa đọc.

Bốn thông điệp của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm nay: Sách hay cần bạn đọc; sách quý tặng bạn; mua sách hay - tặng sách thật; sách hay: Mắt đọc - tai nghe.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III, năm 2024 diễn ra từ ngày 25/4 đến ngày 01/5/2024 với các gian hàng trưng bày, triển lãm sách hay, sách đẹp; giới thiệu sách; bán sách giá ưu đãi. Đặc biệt, với nhiều chương trình giảm giá của các gian hàng như: Miễn phí 1.000 quyển sách tự chọn; hơn 5 tấn sách cũ đồng giá 59.000 đồng/kg; sách mới đồng giá chỉ từ 9.000 đồng, 19.000 đồng, 29.000 đồng; sách mới giảm giá từ 20% đến 50%…

 

Đơn vị tổ chức tặng hoa tri ân các đơn vị đồng hành cùng sự kiện

Song song  đó, các chương trình phục vụ cho phát triển văn hóa đọc như: Hướng dẫn kỹ năng đọc, chọn sách phù hợp cho từng đối tượng; tổ chức sinh hoạt cho các bạn thiếu nhi, các câu lạc bộ của những người cùng một sở thích, cùng niềm đam mê sưu tập sách.

Ngoài ra, còn có các hoạt động bên lề như: Vẽ tranh, tô tượng, làm tò he, viết chữ thư pháp, trò chơi dân gian và biểu diễn văn nghệ hàng đêm.

Phát biểu khai mạc, ông Lê Tuấn Anh – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cảm ơn sự phối hợp của UBND TP. Thủ Dầu Một, cùng với các đơn vị phát hành sách trong và ngoài tỉnh đã tích cực tham gia hưởng ứng và đồng hành cùng địa phương tổ chức sự kiện kỷ niệm Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III, năm 2024. Ông hy vọng sự kiện năm nay sẽ góp phần lan tỏa sâu rộng giá trị của sách, của văn hóa đọc trong cộng đồng, nhân dân trong tỉnh. Đồng thời, mong muốn tiếp tục nhận được sự chung tay ủng hộ của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương để Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trở nên thường xuyên trong năm để văn hóa đọc lan tỏa, trở thành sức mạnh nội sinh, nét đẹp văn hóa Việt Nam.

 

Ông Lê Tuấn Anh – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc

Các đại biểu cắt băng khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III, năm 2024

Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương xin giới thiệu một số hoạt động diễn ra tại Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III, năm 2024:



Các gian hàng trưng bày sách




Các đại biểu tham quan và mua sắm tại các gian hàng sách


Đông đảo người dân đến tham quan và mua sách


 Các em học sinh tham quan và mua sách



Các đoàn viên thanh niên tham quan và mua sách


Người dân đưa trẻ em tham quan và mua các sản phẩm tại triển lãm




Khách tham quan đã chọn lựa cho mình rất nhiều sách ​


Các em nhỏ thích thú với trò tô tượng​


Khách tham quan thích thú với chữ thư pháp do ông đồ viết tặng


Ngày Sách và Văn hóa đọc năm nay có cả những trò chơi dân gian phục vụ người dân 

4/25/2024 11:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết73-binh-duong-khai-mac-ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-naTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.5
3
Tháo gỡ "điểm nghẽn" trong công tác xã hội hóaTháo gỡ "điểm nghẽn" trong công tác xã hội hóa

TTĐT - ​Sáng 23-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì buổi giám sát về tình hình, kết quả thực hiện các chính sách khuyến khích xã hội hóa (XHH) trên địa bàn tỉnh. 

Tham dự có ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

 

Toàn cảnh buổi giám sát


Theo báo cáo tổng hợp của UBND tỉnh, trên lĩnh vực Giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, từ năm 2008 đến đầu năm học 2023-2024, toàn tỉnh có 336 đơn vị trường ngoài công lập mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung phổ thông (trung tâm giáo dục thường xuyên). Ngoài ra, có 03 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập; 40 cơ sở đào tạo nghề.

Trên lĩnh vực Y tế,  giai đoạn 2008 - 2019, có 15 bệnh viện và 73 phòng khám đa khoa ngoài công lập. Hiện đã có 09 đơn vị thực hiện một phần cơ chế tự chủ về tài chính; 01 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; 04 đơn vị tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên.

Trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, hiện có 06 đơn vị biểu diễn nghệ thuật. Đặc biệt, lĩnh vực Thể dục - thể thao đã thực hiện khá tốt công tác xã hội hóa đào tạo, huấn luyện, tổ chức thi đấu và đạt thành tích cao.

Lĩnh vực giám định tư pháp, đến nay có 02 tổ chức giám định tư pháp công lập, 122 người giám định tư pháp.

 

Bà Nguyễn Anh Hoa – Giám đốc Sở Tư pháp báo cáo tình hình thực hiện chính sách khuyến khích XHH ở lĩnh vực Tư pháp


Lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, có tổng cộng 21 cơ sở, đơn vị thuộc nhóm đối tượng hưởng chính sách XHH hoạt động trong lĩnh vực môi trường.

Tuy nhiên, công tác XHH trên tất cả các lĩnh vực cũng đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; trong đó liên quan đến các quy định về quy hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng chưa đồng bộ; chuyển đổi mục đích sử dụng đất; chuyển đổi công năng công trình; hưởng chính sách ưu đãi; đấu giá quyền sử dụng đất; sử dụng tài sản công và liên doanh liên kết…

Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn giám sát đã góp ý các nội dung liên quan đến tình hình thực hiện chính sách khuyến khích XHH. Đồng thời, các đại biểu cũng đã thảo luận, làm rõ những khó khăn, vướng mắc ở các lĩnh vực, cũng như quy định pháp luật liên quan.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành nêu rõ, công tác XHH là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong thời gian qua, tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ đặc thù. Tuy nhiên, vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Ông đề nghị, các sở, ngành, địa phương cần tiếp thu các ý kiến đóng góp của Đoàn giám sát; có báo cáo giải trình đúng và trúng với nội dung của các ý kiến đóng góp. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách khuyến khích XHH, để công tác XHH đạt kết quả tốt nhất trong thời gian tới.

 

Ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi giám sát


Phát biểu kết luận buổi làm việc, bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết, qua đợt giám sát, Đoàn đã nắm bắt được tình hình, kết quả thực thi chính sách khuyến khích XHH của các sở, ngành, địa phương. Từ đó, xác định các "điểm nghẽn" trong quá trình thực hiện XHH. Đồng thời, rà soát cơ chế khuyến khích XHH của tỉnh.

Với những "điểm nghẽn", bà đề nghị các đơn vị phải nêu lên được những đề xuất, kiến nghị cụ thể trong công tác phối hợp với các sở, ngành liên quan để cùng nhau giải quyết các khó khăn, vướng mắc. UBND tỉnh cần có văn bản chỉ đạo cụ thể đối với các sở, ngành liên quan trong việc phối hợp giải quyết.

 

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Giám sát phát biểu kết luận


HĐND tỉnh cũng sẽ có những kiến nghị cụ thể để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm khuyến khích các thàn​h phần kinh tế tham gia các lĩnh vực tỉnh ưu tiên XHH, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

4/23/2024 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiết733-thao-go-diem-nghen-trong-cong-tac-xa-hoi-hoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1.5
1
Động thổ Cụm công nghiệp An Lập, huyện Dầu Tiếng Động thổ Cụm công nghiệp An Lập, huyện Dầu Tiếng

TTĐT - ​Sáng 08-4, tại ấp Hố Cạn, xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự Lễ động thổ xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp An Lập.

Cụm công nghiệp An Lập có diện tích phê duyệt 75 hecta, dự kiến xây dựng và hoàn hiện hạ tầng vào tháng 01/2025 để đón các nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Đây là cụm công nghiệp thứ 2 của huyện Dầu Tiếng sau Cụm công nghiệp Thanh An và là dự án đầu tư quan trọng góp phần thúc đẩy công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Dầu Tiếng nói riêng và của tỉnh Bình Dương nói chung.

z5327542268271_e7b9a842e362f60870f313a3f80ad46e.jpg

z5327542967573_d1b8569fc1260b6a475f9ecdb6cbfa60.jpg

Đại biểu thực hiện nghi thức động thổ xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp An Lập

Cụm công nghiệp An Lập được khởi công xây dựng nhằm mục tiêu thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác; đồng thời đón đầu xu hướng di dời các doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp ở các địa phương phía Nam của tỉnh đến đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

 z5327543390163_bc3e427f5e0bae1f83e296e6df4b2eed.jpg

Ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi lễ​ 

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh  đề nghị chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình, đấu nối đồng bộ hạ tầng của Cụm với hạ t​ầng kỹ thuật chung của khu vực theo quy định nhằm bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy... Phải nghiệm thu công trình trước khi thu hút các nhà đầu tư thứ cấp; chỉ được thu hút các ngành, lĩnh vực đã được chấp thuận chủ trương đầu tư theo đúng quy định của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.

4/8/2024 4:00 PMĐã ban hànhĐầu tư phát triểnTinXem chi tiết   Động thổ ,Cụm công nghiệp An Lập, huyện Dầu Tiếng 630-dong-tho-cum-cong-nghiep-an-lap-huyen-dau-tiengTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1.5
4
Phát hiện tham nhũng, tiêu cực qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáoPhát hiện tham nhũng, tiêu cực qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

TTĐT - ​Sáng 07-7, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2022.

Hội nghị được truyền hình trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tham dự tại điểm cầu Bình Dương có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Thanh tra tỉnh, các sở, ngành.

Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn ngành Thanh tra đã triển khai 4.257 cuộc thanh tra hành chính và 77.770 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế 25.022 tỷ đồng, 9.623 ha đất; trong đó kiến nghị thu hồi 10.268 tỷ đồng  và 134 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 14.753 tỷ đồng, 9.489 ha đất; ban hành 57.154 quyết định xử phạt vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân với số tiền 4.243 tỷ đồng; kiến nghị xem xét, xử lý hành chính 1.682 tập thể và 2.676 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xem xét, xử lý 163 vụ, 89 đối tượng.

Cơ quan hành chính Nhà nước các cấp đã giải quyết 9.865/13.741 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 71,8%. Trong đó, Thanh tra Chính phủ tiến hành kiểm tra, rà soát và kết luận, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý 19/39 vụ việc; các Bộ, ngành Trung ương đã giải quyết 2.180 vụ việc, các địa phương đã giải quyết 7.666 vụ việc. 

Trong công tác phòng, chống tham nhũng, đã triển khai nhiều nhiệm vụ theo Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, nhất là các nhiệm vụ theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Các cơ quan hành chính Nhà nước phát hiện phát hiện 30 vụ việc, 40 người có dấu hiệu tham nhũng; 22 trường hợp người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, đã xử lý kỷ luật 18 người. Các cấp, các ngành đã tiến hành chuyển đổi vị trí công tác đối với 15.330 cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng.

Hội nghị cũng đã chỉ ra một số hạn chế trong công tác thanh tra như vẫn còn hiện tượng chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra; một số cuộc thanh tra còn kéo dài khi xây dựng báo cáo và kết luận thanh tra; việc đôn đốc, thực hiện kết luận, kiến nghị về thanh tra còn bất cập. Bên cạnh đó, việc tiếp công dân định kỳ của thủ trưởng một số Bộ, ngành, địa phương còn chưa đầy đủ; nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo giải quyết còn chậm, kéo dài, khi giải quyết còn sai sót. Tình trạng "tham nhũng vặt", nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc ở một số nơi chưa được ngăn chặn hiệu quả.


Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Bình Dương

Để khắc phục những hạn chế còn tồn tại, ông Đoàn Hồng Phong - Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu toàn ngành Thanh tra tập trung thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến hoạt động thanh tra, nhất là các Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Chủ động nắm tình hình khiếu nại, tố cáo trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là ở những địa phương đang có hoặc tiềm ẩn xảy ra vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp để đôn đốc, phối hợp với địa phương giải quyết, xử lý.

Khẳng định công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu toàn ngành thực hiện tốt công tác này theo tinh thần chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh; đặc biệt chú ý thực hiện có hiệu quả những quy định mới về kiểm soát tài sản, thu nhập. Các đơn vị thuộc ngành Thanh tra cần đôn đốc, hướng dẫn các cấp, các ngành thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và tăng cường phát hiện tham nhũng, tiêu cực qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

"Khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay cơ quan điều tra xử lý, không chờ ban hành kết luận thanh tra. Tập trung ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong thực thi công vụ" - Tổng Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn ngành Thanh tra Bình Dương đã tiến hành 53 cuộc thanh tra hành chính tại 137 đơn vị và 503 cuộc thanh tra chuyên ngành tại 2.566 tổ chức, cá nhân. Qua đó, đã phát hiện các đơn vị sai phạm thuộc lĩnh vực tài chính, đất đai với tổng số tiền vi phạm 14 tỷ 500 triệu đồng và 187.108m2 đất; kiến nghị xử lý thu hồi ngân sách Nhà nước 13 tỷ 612 triệu đồng, đã nộp ngân sách Nhà nước 5 tỷ 252 triệu đồng, kiến nghị xử lý khác về kinh tế 888 triệu đồng, đã xử lý khác về kinh tế 620 triệu đồng, kiến nghị xử lý thu hồi ngân sách Nhà nước 187.108m2 đất, hiện nay các đơn vị đang thực hiện việc thu hồi đất; kiến nghị xử lý hành chính 16 tổ chức, 23 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 01 vụ.

Qua công tác thanh tra chuyên ngành, đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 922 tổ chức, cá nhân với số tiền 20 tỷ 677 triệu đồng, thu nộp ngân sách 19 tỷ 849 triệu đồng.

Việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền ở các cấp đạt tỷ lệ 90,38%; các vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp, kéo dài đã được cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo rà soát giải quyết đúng quy định pháp luật và phù hợp tình hình thực tế tại địa phương. Công tác tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đạt tỷ lệ cao (98,41%), thực hiện kết luận nội dung tố cáo đạt 100%.

Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm về phòng, chống tham nhũng cũng được các cấp, các ngành quan tâm tổ chức thực hiện hiệu quả.


7/7/2022 7:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtphát hiện, tham nhũng, tiêu cực, qua, hoạt động, thanh tra, giải quyết, khiếu nại, tố cáo601-phat-hien-tham-nhung-tieu-cuc-qua-hoat-dong-thanh-tra-giai-quyet-khieu-nai-to-caTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Ngày 05/8/2022 khai mạc Giải bóng đá U19 quốc tế, miễn phí vé vào sân cho người hâm mộNgày 05/8/2022 khai mạc Giải bóng đá U19 quốc tế, miễn phí vé vào sân cho người hâm mộ

TTĐT - ​Sáng 04-8, tại Khu du lịch Đại Nam (TP.Thủ Dầu Một) đã diễn ra Họp báo giới thiệu về Giải bóng đá U19 quốc tế lần IV - năm 2022. Giải sẽ khởi tranh vào ngày 05/8/2022 tại Sân vận động tỉnh Bình Dương.​

Tham dự buổi họp báo có ông Bùi Hữu Toàn – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Cao Văn Chóng – Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh, Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam; ông Nguyễn Công Khế - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn truyền thông Thanh Niên.

giaiu19 1.jpg

Toàn cảnh họp báo

Giải bóng đá U19 quốc tế được tổ chức hàng năm, là sân chơi quan trọng và rất bổ ích cho các cầu thủ trẻ của Việt Nam có cơ hội cọ xát, tích lũy kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Các nhà chuyên môn xác định giải U19 là nơi tìm kiếm các tài năng bóng đá trẻ bổ sung cho đội tuyển bóng đá U23 và đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam.

giaiu19 4.jpg

Bốn huấn luyện viên trưởng của các đội tham dự Giải U19 Quốc tế lần IV - năm ​2022

Ngoài sự góp mặt của U19 Việt Nam, Giải còn có sự tham dự của các đội U19 Thái Lan, U19 Myanmar, U19 Malaysia. Bốn đội sẽ thi đấu vòng tròn một lượt xếp hạng tính điểm, chọn 2 đội đứng đầu vào tranh chung kết và 2 đội xếp thứ ba và tư tranh Huy chương đồng. Giải sẽ diễn ra từ ngày 05 đến 11/8 tại Sân vận động Bình Dương, khán giả được vào cửa miễn phí xem tất cả các trận đấu.

giaiu19 2.jpg

Ông Nguyễn Công Khế - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn truyền thông Thanh Niên phát biểu tại buổi họp báo 

Được biết, đội Vô địch sẽ nhận Cúp, cờ và số tiền thưởng 10.000 đô la Mỹ. Đội xếp thứ Nhì nhận 6.000 đô la Mỹ và hạng Ba nhận 4.000 đô la Mỹ; riêng đội đoạt Giải phong cách sẽ nhận 2.000 đô la Mỹ. Bên cạch đó, các giải thưởng cá nhân như Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất, Thủ môn xuất sắc nhất, Cầu thủ xuất sắc nhất, Cầu thủ Việt Nam xuất sắc nhất giải và Tổ trọng tài xuất sắc nhất mỗi giải 500 đô la Mỹ. Riêng cầu thủ xuất sắc từng trận đấu và cầu thủ ghi bàn thắng đầu tiên của trận đấu nhận 100 đô la Mỹ. 

giaiu19 3.jpg

Ông Cao Văn Chóng – Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam phát biểu tại buổi họp báo

Giải đấu năm nay tiếp tục được Công ty cổ phần tập đoàn truyền thông Thanh Niên phối hợp cùng Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đứng ra tổ chức tại tỉnh Bình DươngĐặc biệt, giải còn được sự hỗ trợ rất lớn từ Tổng Công ty Becamex IDC cùng các nhà tài trợ khác. Tất cả các trận đấu của Giải sẽ được FPT Play Box và Youtube FPT Play truyền hình trực tiếp.​

giaiu19.jpg

U19 Việt Nam có dịp tái đấu U19 Malaysia tại Giải U19 Quốc tế Thanh Niên 2022 (Ảnh: VFF)

8/4/2022 5:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết 05/8/2022, khai mạc, Giải, bóng đá, U19, quốc tế, miễn phí, vé,  người hâm mộ933-ngay-05-8-2022-khai-mac-giai-bong-da-u19-quoc-te-mien-phi-ve-vao-san-cho-nguoi-ham-mTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1
2
Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2023Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2023

TTĐT - ​Chiều 22-8, Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm trúng tuyển đại học chính quy theo phương thức xét kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. 

Theo đó, phổ điểm trúng tuyển chung cho các tổ hợp dao động từ 15.5 - 23.75 điểm. Hai ngành Giáo dục tiểu học và  Sư phạm Ngữ văn có điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất (23.75).

So với năm trước, điểm chuẩn trúng tuyển năm nay ở nhiều ngành của trường có xu hướng tăng trung bình từ 1 đến 3 điểm. Tăng nhiều nhất là ngành Tâm lý học, từ 15.5 lên 22.5, tăng 7 điểm; ngành Luật từ 18.5 lên 23.25, tăng 4.75 điểm. Trường có 14/37 ngành có điểm trúng tuyển từ 20 điểm trở lên. Các ngành có điểm trúng tuyển thấp 15.5 điểm là nhóm ngành tự nhiên, kỹ thuật công nghệ như Toán học, Hóa học, Công nghệ sinh học, Quản lý đất đai, Kỹ thuật môi trường…

Từ ngày 23/8/2023, Trường sẽ gửi thông báo trúng tuyển đến số điện thoại của thí sinh. Hoặc thí sinh có thể tra cứu kết quả trúng tuyển trên website của trường. Từ ngày 24/8 đến ngày 12/9/2023, các thí sinh trúng tuyển sẽ tiến hành làm thủ tục nhập học trực tuyến (online) và chính thức đến trường từ ngày 9/9 đến ngày 12/9/2023 để làm hồ sơ nhập học cho tân sinh viên.  

Điểm chuẩn Trường Đại học Thủ Dầu Một năm 2023​:

Diemchuantdm2023.png

Diemchuantdm20231.png

8/23/2023 7:00 AMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtTrường Đại học Thủ Dầu Một, công bố, điểm chuẩn, 2023761-truong-dai-hoc-thu-dau-mot-cong-bo-diem-chuan-trung-tuyen-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
2.285124
121
Bình Dương tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và an táng các hài cốt liệt sĩ NewBình Dương tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và an táng các hài cốt liệt sĩ

TTĐT - ​Sáng 26-4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức trọng thể Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ thuộc Sư đoàn 7 và các đơn vị phối thuộc hy sinh tháng 5/1968 tại ấp Chòi Dúng, xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên.

​​Đến dự có ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ngài Andrew Goledzinowski - Đại sứ Úc tại Việt Nam; ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh cùng các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; thân nhân của các liệt sĩ thuộc nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

vnt1.jpg

Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

vnt2.jpg

vnt3.jpg

Ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch và lãnh đạo tỉnh Bình Dương dâng hoa, dâng hương tại Tượng đài Liệt sĩ

vnt4.jpg

Ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ

vnt5.jpg

vnt6.jpg

vnt7.jpg

Lãnh đạo tỉnh thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ

vnt9.jpg

Đoàn Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự Úc thắp hương tại Tượng đài Liệt sĩ

vnt10.jpg

vnt11.jpg

vnt12.jpg

Các đoàn dâng hương, dâng hoa tại Tượng đài Liệt sĩ

Sư đoàn 7 mang mật danh "Công trường 7" thành lập ngày 13/6/1966 tại Phước Long (nay là huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) là một trong những sư đoàn chủ lực đầu tiên trên chiến trường Nam bộ. Trên vùng đất Bình Dương, Sư đoàn 7 có nhiệm vụ đứng vững ở khu vực thuộc địa phận các huyện Phú Giáo, Châu Thành (nay là huyện Bắc Tân Uyên và TP.Tân Uyên) chuẩn bị mọi mặt để bước vào đợt 2. Ngày 28/4/1968, Sư đoàn được lệnh đưa lực lượng của Sư đoàn cùng các lực lượng phối thuộc của địa phương xuống vùng sâu đánh địch. Vào các ngày cuối tháng 5/1968, Sư đoàn 7 nhận mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Miền tấn công vào Căn cứ Sở Gà, Sở Hội, Đồng Tràm, Bắc TX.Thủ Dầu Một (nay thuộc xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên). Ngay sau khi ta giành được thắng lợi bước đầu, địch đã sử dụng nhiều xe tăng thiết giáp, máy bay bất ngờ phản công, do hỏa lực địch quá mạnh và bị phản công bất ngờ nên một bộ phận cán bộ, chiến sĩ của ta đã anh dũng hy sinh.

Sau 20 năm, với 9 lần tìm kiếm, đến ngày 05/4/2024, tại vị trí hố bom thứ 5, lực lượng tìm kiếm của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã đào tìm kiếm phát hiện hài cốt liệt sĩ chôn tập thể, đồng thời tiến hành quy tập được nhiều hộp xương sọ, nhiều xương ống, xương vụn, vật dụng gồm: 20 bình tông, 35 chiếc dép cao su và nhiều di vật liệt sĩ.

Căn cứ vào nguồn thông tin của một số nhân chứng, trong đó có một số cựu binh Úc và Ban liên lạc Hội Cựu chiến sĩ Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 cung cấp thì những hài cốt trên là những liệt sĩ đã anh dũng hy sinh tại trận đánh Bàu Hang của Sư đoàn 7 và các đơn vị phối thuộc vào tháng 5/1968 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 

letruydieu2.jpg

Các đại biểu kính cẩn nghiêng mình dành một phút mặc niệm, khấn nguyện cho các liệt sĩ mãi mãi yên giấc ngàn thu

Trong giờ phút thiêng liêng, trang trọng, các đại biểu kính cẩn nghiêng mình trước anh linh các anh hùng liệt sĩ, thành kính dâng hương với tất cả sự tri ân, lòng biết ơn vô hạn. 

letruydieu1.jpg

Ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đọc điếu văn tại buổi lễ

Đọc điếu văn tại Lễ truy điệu, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: "56 năm đã trôi qua kể từ ngày ấy, hơn một nửa thế kỷ thân xác các anh hùng nằm trong lòng đất mẹ. Liệt sĩ được khai quật chỉ còn lại là những mảnh xương, hộp sọ và những kỷ vật nằm rải rác. Hành trang của các anh ngày trở về chỉ là những chiếc dép cao su, những chiếc bình tông, hộp quẹt, xẻng bộ binh, chiếc bút máy và những mảnh nilon, mảnh dù không còn nguyên vẹn do thời gian; những kỷ vật ấy đã theo các anh đến tận cùng của cuộc chiến vệ quốc vĩ đại này. Tất cả sẽ là vô giá, và Bàu Hang (nay là ấp Chòi Dúng) nơi các anh ngã xuống đã trở thành vùng đất giàu truyền thống cách mạng của tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung.

Sự hy sinh của các chiến sĩ đã tô đậm thêm trang sử vàng của dân tộc Việt Nam và trận đánh ác liệt những ngày cuối tháng 5 năm Mậu Thân 1968 sẽ mãi mãi đi vào lòng nhân dân; các anh - những chiến sĩ Sư đoàn 7 và các đơn vị phối thuộc ngày ấy sẽ luôn là huyền thoại anh hùng ca của Tổ quốc.

Cùng với toàn Đảng, toàn quân và đồng bào cả nước, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Bình Dương kính cẩn nghiêng mình đón các anh hùng liệt sĩ về an nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh trong tình cảm yêu thương vô hạn của đồng chí, đồng bào. Xin thành tâm gửi lời tri ân sâu sắc đến thân nhân các liệt sĩ đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và hiến dâng cho Tổ quốc những người con ưu tú.

Những thế hệ hôm nay và mai sau xin nguyện sẽ tiếp tục sống xứng đáng và có trách nhiệm hơn nữa trước sự hy sinh cao cả của các đồng chí. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương sẽ ra sức phấn đấu cùng với nhân dân cả nước xây dựng Tổ quốc Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và quyết tâm xây dựng tỉnh Bình Dương sớm trở thành một đô thị văn minh, giàu đẹp để đền đáp sự hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ.

Sau Lễ truy điệu, lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân tỉnh Bình Dương đã thực hiện nghi thức an táng hài cốt liệt sĩ và thắp hương trước các phần mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh.​

Dưới đây là một số hình ảnh tại Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ:

letruydieu3.jpg

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ thuộc Sư đoàn 7 và các đơn vị phối thuộc hy sinh tháng 5/1968 tại ấp Chòi Dúng, xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên

letruydieu4.jpg

Ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chuẩn bị thực hiện nghi thức di quan các hài cốt liệt sĩ

letruydieu5.jpg

letruydieu17.jpg

Các đại biểu và gia đình liệt sĩ thực hiện nghi thức di quan

letruydieu6.jpg

letruydieu7.jpg

Các cán bộ chiến sĩ thực hiện nghi thức hạ huyệt

letruydieu8.jpg

letruydieu9.jpg

letruydieu10.jpg

letruydieu11.jpg

letruydieu18.jpg

Đại biểu rải hoa, đất an táng các hài cốt các liệt sĩ

letruydieu12.jpg

Người thân các liệt sĩ rải hoa, đất an táng hài cốt liệt sĩ

letruydieu13.jpg

Ngài Andrew Goledzinowski - Đại sứ Úc tại Việt Nam thắp hương tại phần mộ các liệt sĩ

letruydieu14.jpg

letruydieu15.jpg

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thắp hương tại các phần mộ liệt sĩ

letruydieu16.jpg

Các cựu chiến binh thắp hương tại phần mộ các đồng chí, đồng đội của mình

4/26/2024 12:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhPhóng sự ảnhXem chi tiếtlễ viếng nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ496-binh-duong-to-chuc-trong-the-le-truy-dieu-va-an-tang-cac-hai-cot-liet-siTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
5
1
Chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định nhằm khai thác hiệu quả kho số viễn thôngChuyển đổi mã vùng điện thoại cố định nhằm khai thác hiệu quả kho số viễn thông

TTĐT - Theo Quyết định số 2036/QĐ-BTTTT ngày 21/11/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ ngày 17/6/2017, Bình Dương sẽ sử dụng mã vùng điện thoại cố định là 274, thay vì 650 như hiện nay. Để bạn đọc hiểu thêm về kế hoạch chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định, Cổng Thông tin điện tử tỉnh đã phỏng vấn ông Lai Xuân Thành (ảnh) - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Bình Dương xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, vì sao phải thay đổi mã vùng điện thoại cố định?

Ông Lai Xuân Thành: Cần thay đổi mã vùng điện thoại cố định vì các lý do sau:

Thứ nhất: Như chúng ta đã biết, kho số viễn thông không phải là vô hạn. Tổng số mã dành cho các thuê bao bao gồm 9 chữ số bắt đầu từ 1-9, nếu tính cả số mào đầu quốc gia (0) nữa là 01-09. Theo quy hoạch kho số cũ, mã số dành cho mạng cố định là 7 chữ số từ 2-8, ví dụ 20 Lào Cai, 29 Yên Bái, 38 Nghệ An, 65 Sông Bé, 4 Hà Nội, 8 thành phố Hồ Chí Minh,... (sau năm 2008 có điều chỉnh thêm số 3 vào sau các mã số này, ví dụ 38 của Nghệ An thành 383) và mã số dành cho mạng thông tin di động mặt đất gồm 3 chữ số là 1, 9 và mới đây thêm đầu số 8, ví dụ 121,122, 168, 169, 90, 91, 92, 96, 97, 98, 99 và 86, 88, 89. Mã vùng hiện tại không đáp ứng nhu cầu phát triển của viễn thông, kinh tế số  nói chung và thông tin di động nói riêng trong thời gian tới. Vì vậy, Kế hoạch chuyển đổi mã vùng là một bước trong việc thực hiện Quy hoạch kho số viễn thông đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành năm 2014, nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này.

 

Từ ngày 17/6/2017, Bình Dương sẽ sử dụng mã vùng điện thoại cố định là 274, thay vì 650 như hiện nay

Thứ hai: Việc chia tách, sáp nhập các tỉnh, thành phố trong thời gian qua đã làm cho mã vùng điện thoại Việt Nam có độ dài không đồng nhất và chiếm dãy số chứa các số từ 2 đến 8 rất lãng phí. Có tỉnh có độ dài 1 chữ số, có tỉnh có độ dài 2 và 3 chữ số. Ví dụ tỉnh Sông Bé trước đây có mã vùng 65, sau khi tách thành 2 tỉnh: Bình Dương có mã vùng 650 và Bình Phước có mã vùng 651. Mã vùng sau khi chuyển đổi sẽ có bảng mã vùng mới dễ nhớ bắt đầu bằng số 2 và chia theo vùng các tỉnh lân cận mở ra cơ hội sau này giảm từ 63 vùng xuống còn 10 vùng, người dùng được hưởng lợi vì không phải trả phí cuộc gọi liên tỉnh mà trả phí nội hạt.

Thứ ba:  Sau khi chuyển đổi mã vùng sẽ dành ra một số đầu số cho mã mạng di động để các mã mạng di động có đầu số thống nhất 10 chữ số. Thu hồi các thuê bao di động 11 số để dành cho việc điều khiển, liên lạc giữa các thiết bị .

Vậy, lộ trình chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định như thế nào, thưa ông?

Ông Lai Xuân Thành:  Theo Kế hoạch chuyển đổi mã vùng ban hành kèm theo Quyết định số 2036/QĐ-BTTTT ngày 21/11/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) thì mã vùng điện thoại cố định hiện tại của 59/63 tỉnh, thành trên cả nước sẽ được  chuyển đổi  theo 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: gồm 13 tỉnh, thành phố chuyển đổi từ ngày 11/2/2017.  

Giai đoạn 2: gồm 23 tỉnh, thành phố chuyển đổi từ ngày 15/4/2017.

Giai đoạn 3: gồm 13 tỉnh, thành phố chuyển đổi từ ngày 17/6/2017.

Bình Dương nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố thực hiện chuyển đổi ở giai đoạn 3, nghĩa là từ 17/6/2017 Bình Dương có mã vùng điện thoại cố định mới là 274.

Xin ông cho biết các tác động, ảnh hưởng của việc chuyển đổi mã vùng điện thoại?

Ông Lai Xuân Thành: Một số các tác động chịu ảnh hưởng khi chuyển đổi mã vùng:

Thứ nhất: Các cuộc gọi quốc tế, các cuộc gọi  liên tỉnh hay các cuộc gọi từ điện thoại di động vào số điện thoại cố định sẽ chịu tác động của việc chuyển đổi.

Thứ hai: Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phải làm lại các sản phẩm có gắn với mã vùng, như bảng hiệu, danh thiếp, bao bì…; phải thay đổi lại số đã lưu giữ trong danh bạ điện thoại.

Tuy nhiên các tác động này cũng chỉ xảy ra và kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Bộ TT&TT mong muốn người sử dụng dịch vụ viễn thông bị ảnh hưởng chia sẻ vì mục tiêu chung của phát triển thị trường viễn thông và công nghệ thông tin

Vậy các giải pháp nào nhằm giảm thiểu tác động của việc chuyển đổi mã vùng điện thoại ?

Ông Lai Xuân Thành: Để giảm thiểu các ảnh hưởng tác động xảy ra do việc chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định, Bộ TT&TT đã thông báo rộng rãi Kế hoạch chuyển đổi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước, cơ quan quản lý viễn thông các nước, Liên minh Viễn thông Quốc tế trước 60 ngày. Đồng thời đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông tiến hành các biện pháp kỹ thuật: quay số song song (mã vùng cũ và mã vùng mới) trong thời gian 30 ngày kể từ thời điểm bắt đầu chuyển đổi; duy trì âm thông báo bằng tiếng Việt và tiếng Anh trong thời gian 30 ngày kể từ thời điểm kết thúc việc quay số song song. Các doanh nghiệp bố trí nhân viên giao dịch sẵn sàng  hỗ trợ và trả lời ngay các yêu cầu liên quan.

Với các giải pháp trên, việc tác động sẽ được giảm thiểu.

Xin cảm ơn ông!

Danh sách các tỉnh, thành đổi mã vùng điện thoại cố định từ ngày 11/2/2017:

Tỉnh/ Thành phố

Mã vùng cũ

Mã vùng mới

Sơn La

22

212

Lai Châu

231

213

Lào Cai

20

214

Điện Biên

230

215

Yên Bái

29

216

Quảng Bình

52

232

Quảng Trị

53

233

Thừa Thiên - Huế

54

234

Quảng Nam

510

235

Đà Nẵng

511

236

Thanh Hóa

37

237

Nghệ An

38

238

Hà Tĩnh

39

239

Danh sách các tỉnh thành đổi mã vùng điện thoại cố định từ ngày 15/4/2017:

Tỉnh/ Thành phố

Mã vùng cũ

Mã vùng mới

Quảng Ninh

33

203

Bắc Giang

240

204

Lạng Sơn

25

205

Cao Bằng

26

206

Tuyên Quang

27

207

Thái Nguyên

280

208

Bắc Cạn

281

209

Hải Dương

320

220

Hưng Yên

321

221

Bắc Ninh

241

222

Hải Phòng

31

225

Hà Nam

351

226

Thái Bình

36

227

Nam Định

350

228

Ninh Bình

30

229

Cà Mau

780

290

Bạc Liêu

781

291

Cần Thơ

710

292

Hậu Giang

711

293

Trà Vinh

74

294

An Giang

76

296

Kiên Giang

77

297

Sóc Trăng

79

299

Danh sách các tỉnh thành chuyển đổi mã vùng từ ngày 17/6/2017:

Tỉnh/ Thành phố

Mã vùng cũ

Mã vùng mới

Hà Nội

4

24

Hồ Chí Minh

8

28

Đồng Nai

61

251

Bình Thuận

62

252

Bà Rịa - Vũng Tàu

64

254

Quảng Ngãi

55

255

Bình Định

56

256

Phú Yên

57

257

Khánh Hoà

58

258

Ninh Thuận

68

259

Kon Tum

60

260

Đắk Nông

501

261

Đắk Lắk

500

262

Lâm Đồng

63

263

Gia Lai

59

269

Vĩnh Long

70

270

Bình Phước

651

271

Long An

72

272

Tiền Giang

73

273

Bình Dương

650

274

Bến Tre

75

275

Tây Ninh

66

276

Đồng Tháp

67

277

 


2/27/2017 5:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài phỏng vấnXem chi tiếtchuyển đổi mã vùng điện thoại, điện thoại cố định, kế hoạch chuyển đổi mã vùng, BÌnh Dương, thành phố Hồ Chí Minh, khô số8-chuyen-doi-ma-vung-dien-thoai-co-dinh-nham-khai-thac-hieu-qua-kho-so-vien-thonFalse121000
0.80
121,000
7.00
943,800
False
1.125
12
Tăng cường kiểm tra, giám sát từ xa, từ sớm ngăn ngừa vi phạm trong cán bộ, đảng viênTăng cường kiểm tra, giám sát từ xa, từ sớm ngăn ngừa vi phạm trong cán bộ, đảng viên

TTĐT - Chiều 11-01, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng năm 2021 và phương hướng năm 2022. Ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.​​

Tham dự có ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Năm 2021, do dịch Covid-19 bùng phát trên địa bàn tỉnh, cấp ủy các cấp phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch. Tuy nhiên, cấp ủy các cấp vẫn thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng. Trong năm, cấp ủy các cấp đã kiểm tra 530 tổ chức Đảng và 1.741 đảng viên. Trong đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thành lập 03 đoàn kiểm tra đối với 08 tổ chức Đảng và 08 cá nhân là người đứng đầu tổ chức Đảng. Cấp ủy cấp huyện và các cơ quan tham mưu kiểm tra 123 tổ chức Đảng và 118 đảng viên. Qua kết quả kiểm tra nhìn chung các tổ chức Đảng và đảng viên cơ bản thực hiện tốt các nội dung được kiểm tra.

Ủy ban Kiểm tra các cấp đã thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với 336 tổ chức Đảng; kiểm tra việc thi hành kỷ luật đối với 19 tổ chức Đảng.

IMG_3937.JPG

Toàn cảnh hội nghị

Công tác tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại, phản ánh; đặc biệt là các đơn liên quan đến nhân sự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được giải quyết kịp thời, đúng quy định, góp phần vào sự thành công của cuộc bầu của đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Trong năm, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã nhận 84 đơn phản ánh kiến nghị, giải quyết 54 đơn; 30 đơn không giải quyết do người viết đơn giấu tên, mạo tên.

Công tác thi hành kỷ luật được thực hiện đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định, dân chủ, khách quan, công tâm, do đó tổ chức Đảng, đảng viên bị xử lý kỷ luật nghiêm chỉnh chấp hành, không phát sinh khiếu nại. Cũng trong năm 2021, cấp ủy các cấp và chi bộ thi hành kỷ luật 123 đảng viên.

Năm 2022, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tập trung tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng và tổ chức chương trình kiểm tra giám sát năm 2022 của Ủy ban kiểm tra các cấp; rà soát, bổ sung quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; theo dõi chỉ đạo Ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện toàn diện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát do Điều lệ Đảng quy định…

IMG_3938.JPG

Ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Thao yêu cầu, thời gian tới, người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các ngành, đơn vị phải chỉ đạo sâu sát trong công tác cán bộ, phòng, chống tiêu cực, tham nhũng. Ủy ban Kiểm tra các cấp phải bám sát chỉ đạo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, chương trình của Tỉnh ủy triển khai các nhiệm vụ sát với tình hình thực tế, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát từ xa, từ sớm, kiên quyết ngăn ngừa các hành vi vi phạm trong cán bộ, đảng viên, chú trọng nâng chất tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên…

1/11/2022 7:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtTăng cường kiểm tra, giám sát, từ xa, từ sớm,  vi phạm trong cán bộ, đảng viên981-tang-cuong-kiem-tra-giam-sat-tu-xa-tu-som-ngan-ngua-vi-pham-trong-can-bo-dang-vieTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Xây dựng Bến Cát xứng danh thành phố hiện đại, văn minhXây dựng Bến Cát xứng danh thành phố hiện đại, văn minh

TTĐT - Nằm ở vị trí phía Bắc tỉnh Bình Dương, Bến Cát được định hướng trở thành trung tâm đô thị công nghiệp – dịch vụ – đầu mối giao thông của cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tương lai. Phát huy những tiềm năng, thế mạnh, Bến Cát đã có bước chuyển mình, đột phá thành công với diện mạo đô thị năng động, mang dáng dấp của một thành phố văn minh, hiện đại.

Chuyển mình lên thành phố

Cách đây 10 năm, ngày 01/4/2014, thị xã Bến Cát chính thức được thành lập theo Nghị quyết số 136/NQCP của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh 23.442,24 hecta diện tích tự nhiên và 203.420 nhân khẩu, với 08 đơn vị hành chính: Phường Mỹ Phước, phường Thới Hòa, phường Chánh Phú Hòa, phường Tân Định, phường Hòa Lợi, xã An Điền, xã An Tây và xã Phú An.

Qua 10 năm phát triển, Bến Cát đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế phát triển một cách toàn diện, có trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, gắn với phát triển đô thị. Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý Nhà nước về đất đai, môi trường, xây dựng, trật tự đô thị có bước chuyển biến mới. Lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục tiếp tục đi vào chiều sâu, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân được nâng lên rõ nét về vật chất lẫn tinh thần, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023 đạt 12,1%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Công nghiệp (70,1%) – thương mại dịch vụ (29,7%) – nông nghiệp (0,2%). Tổng giá trị sản xuất đạt trên 285.000 tỷ đồng, có 27/34 chỉ tiêu đã đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra; 04/34 chỉ tiêu đạt từ 69% - 90%. Tổng thu ngân sách địa phương đạt trên 1.114 tỷ đồng, vượt 12% so với kế hoạch tỉnh và Nghị quyết HĐND thị xã giao, trong đó thu ngân sách địa phương được hưởng trên 818 tỷ đồng.

 

Tượng đài Bến Cát

Xác định phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật là yếu tố rất quan trọng, thời gian qua, thị xã Bến Cát đã huy động đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau để kịp thời đáp ứng tốc độ phát triển, hướng đến đô thị hiện đại, văn minh. Giai đoạn 2016 - 2020, thị xã Bến Cát đã đầu tư hoàn thành 98/138 công trình, dự án trọng điểm về hạ tầng kỹ thuật. Ngoài ra, thị xã còn duy tu sửa chữa, đầu tư nâng cấp 306 tuyến đường, hệ thống chiếu sáng được đầu tư cho 499 tuyến. Song song đó, thị xã Bến Cát cũng quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của thị xã. với một số công trình tiêu biểu, điểm nhấn như: Tượng đài Bến Cát, Trung tâm Văn hóa Thanh niên Công nhân, Nhà truyền thống và Thư viện, Nhà Thiếu nhi thị xã, các công viên cây xanh, công trình công viên dọc sông Thị Tính; khai thông, uốn nắn dòng chảy đoạn hạ lưu rạch Cầu Quan đến sông Thị Tính; mở rộng đường 30-4 từ Kho bạc đến Cầu Quan; Trung tâm điều hành IOC, Cầu Đò 2…

 

Công nghiệp là đòn bẩy để Bến Cát phát triển vượt bậc. Ảnh: Một góc Khu công nghiệp Mỹ Phước 3

Từ chủ trương đưa công nghiệp về các huyện phía Bắc của tỉnh, kinh tế Bến Cát đã vươn vai phát triển vượt bậc. Bến Cát đã xây dựng các khu công nghiệp làm yếu tố đột phá để phát triển. Đến nay, trên địa bàn thị xã có các khu công nghiệp: Mỹ Phước 1, 2, 3, Thới Hòa, Quốc tế Protrade, Việt Hương 2, Rạch Bắp… Các khu công nghiệp này đã giúp thị xã Bến Cát thu hút gần 1.000 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn gần 10 tỷ đô la Mỹ. Tác động của các khu công nghiệp này đã giúp địa phương chuyển dịch nhanh từ thuần nông sang công nghiệp, thúc đẩy phát triển về đô thị, thương mại, dịch vụ, tạo điều kiện cho người dân sản xuất, kinh doanh, góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã tăng nhanh và ổn định trong những năm qua. Riêng trong năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã Bến Cát đạt hơn 200.000 tỷ đồng.

Sự phát triển công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc tăng thu ngân sách cho thị xã, giải quyết được việc làm cho hàng trăm nghìn lao động trong và ngoài địa phương Sự phát triển công nghiệp đã giúp đời sống nhân dân thay đổi diệu kỳ, từ thu nhập không đáng kể nhưng đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của người dân thị xã Bến Cát rất cao, đạt hơn 135 triệu đồng/người/năm.

 

Công nghiệp đã tác động mạnh để thương mại - dịch vụ trên địa bàn thị xã phát triển. Ảnh: Siêu thị Go của nhà đầu tư Thái Lan sẽ sớm được xây dựng ngay trung tâm thị xã Bến Cát

Công nghiệp cũng đã tác động mạnh để thương mại - dịch vụ phát triển, nhất là những ngành, lĩnh vực có tính đột phá và giá trị gia tăng cao như: Tài chính - tín dụng, ngân hàng, kinh doanh bất động sản, logistics,… góp phần nâng giá trị thương mại - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn thị xã đạt 84.650 tỷ đồng, tăng 31,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Công tác giáo dục tập trung các phương pháp đổi mới dạy và học. Hiện nay, trên địa bàn thị xã có tổng cộng 82 trường và 01 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, 01 trường Trung cấp, 01 trường Đại học; trong đó có 26 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo tốt nhu cầu dạy và học của người dân trên địa bàn.

Về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, trên địa bàn thị xã có 01 Trung tâm y tế quy mô 137 giường, 01 Bệnh viện đa khoa quy mô 500 giường, 11 Phòng khám đa khoa tư nhân, 08 Trạm y tế và 03 Phòng khám đa khoa khu vực, với tổng 818 giường bệnh. Trong năm 2023, ngành Y tế thị xã đã tổ chức khám, chữa bệnh cho trên 727.000 lượt người, cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện khám, chữa bệnh hiện đại.

Các công trình văn hóa được quan tâm nâng cấp, xây dựng, đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt văn hóa, nghiên cứu, học tập của người dân. Từng bước nâng cao chất lượng sống, vui chơi giải trí cho người dân trên địa bàn.

Để tạo điều kiện cho thị xã Bến Cát thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên địa bàn, sớm trở thành trung tâm cấp vùng về công nghiệp, thương mại - dịch vụ phía Bắc vùng TP.Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Trọng Ân – Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã chia sẻ, qua đánh giá Đề án thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dươngcho thấy, đối với các tiêu chí: Dân số, diện tích tự nhiên, cơ cấu và trình độ phát triển xã hội, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp… các xã đã đủ các tiêu chuẩn nâng lên phường và thị xã Bến Cát đủ tiêu chuẩn nâng lên thành phố. Đây là kết quả minh chứng cho sự quyết tâm, đoàn kết của toàn Đảng bộ, sự phấn đấu không ngừng của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã.

Người dân hưởng lợi

Thành phố Bến Cát được thành lập theo Nghị quyết số 1012/NQ-UBTVQH15 ngày 19/3/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2024, với diện tích tự nhiên 234,35 km2, dân số 364.578 người và 08 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 07 phường (An Điền, An Tây, Chánh Phú Hòa, Hòa Lợi, Mỹ Phước, Tân Định, Thới Hòa) và 01 xã (Phú An).

Việc thành lập thành phố Bến Cát sẽ tạo sức hút lớn hơn nữa đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ; thúc đẩy đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông trong vùng nội thị kết nối với ngoại thị, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận; góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nhờ đó giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm, thu hút lực lượng lao động chất lượng cao, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân, giữ nguồn nhân lực dồi dào tại địa phương phục vụ phát triển kinh tế ngay tại quê nhà. Đồng thời, góp phần tăng thu ngân sách của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để tăng mức đầu tư cho công trình phúc lợi xã hội, đảm bảo công tác an sinh xã hội cho người dân.

Các hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật thực hiện theo đúng quy hoạch, áp dụng kỹ thuật mới, tiên tiến, kiến trúc hiện đại như: Hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống đường điện ngầm, hệ thống thu gom nước mưa, cống mương thoát nước, hệ thống cáp điện, đường ống cấp nước, cáp thông tin đi trong hào kỹ thuật,... sẽ tạo ra diện mạo đô thị khang trang, sạch đẹp.

Ông Bùi Minh Thạnh – Bí thư Thị ủy Bến Cát cho biết, việc thành lập thành phố Bến Cát có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của thị xã Bến Cát nói riêng và của của tỉnh Bình Dương nói chung. Đồng thời, người dân sẽ hưởng được nhiều lợi ích khi thị xã được nâng lên thành phố. Việc thành lập thành phố là tiền đề để Bến Cát hoàn thiện Quy hoạch chung đến năm 2040, Chương trình phát triển đô thị đã được UBND tỉnh phê duyệt. Là điều kiện thuận lợi đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm đảm bảo theo tiêu chuẩn thành phố trong thời gian tới như: Thực hiện ngầm hóa hệ thống cáp điện, viễn thông; phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại; nâng cấp, mở rộng, xây mới các nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí, trường học,… nhằm giải quyết nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân, là tác nhân thúc đẩy nâng cao trình độ dân trí của người dân. Các công trình kiến trúc mới được xây dựng, cải tạo, đặc biệt là các khu vực sinh thái, công viên cây xanh sẽ góp phần nâng cao mỹ quan đô thị, cải thiện chất lượng môi trường sinh thái đô thị.

 

Đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đi qua địa bàn thị xã Bến Cát

"Trên cơ sở Quyết định phê duyệt Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thị xã Bến Cát đến năm 2040 của UBND tỉnh, thị xã Bến Cát đã đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện đồng loạt, đồng bộ Quy hoạch phân khu cho 08 phường, xã, giúp cho các công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn Bến Cát được hoàn thành vào cuối năm 2022. Công tác quy hoạch được thực hiện bài bản, hướng đến xây dựng không gian phát triển và nâng cao chất lượng sống của các tầng lớp nhân dân, công nhân lao động. Định hướng đến năm 2030, Bến Cát trở thành đô thị công nghiệp - dịch vụ. Đến năm 2040, Bến Cát là trung tâm đô thị - dịch vụ - công nghiệp, đầu mối giao thông phát triển theo 2 hướng chính, đó là phát triển hành lang thương mại - dịch vụ dọc Quốc lộ 13 theo hướng Bắc - Nam và phát triển các khu đô thị thương mại - dịch vụ dọc theo đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh, tuyến vận tải theo hướng Đông Tây." – Ông Bùi Minh Thạnh cho biết thêm.

Chia sẻ niềm vui khi Bến Cát lên thành phố, bà Trần Thị Nga - người dân xã An Điền cho biết: "Mấy năm gần đây, xã An Điền nói riêng và TX. Bến Cát nói chung đã có sự phát triển mạnh mẽ, nổi bật là hạ tầng giao thông - đô thị. Đường sá được nâng cấp láng nhựa rộng thênh thang, đi lại dễ dàng, mọi người ai nấy đều rất phấn khởi... Chúng tôi mong muốn trong tương lai gần, Bến Cát sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn nữa, mạnh hơn nữa và bền vững hơn nữa. Không chỉ phát triển kinh tế mà chính quyền cần phải chú trọng nâng cao đời sống tinh thần, tạo sân chơi lành mạnh cho nhân dân... để Bến Cát luôn là nơi "đất lành chim đậu", nơi đáng sống của mọi người. Cứ nghĩ sau vài hôm nữa khi thức dậy mình đã là người thành phố lại thấy vui. Hy vọng thành phố sẽ có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cơ sở vật chất để bộ mặt địa phương phát triển xứng tầm."

 

Xã An Điền đã hội đủ các điều kiện lên phường. Ảnh: Các tuyến đường trên địa bàn xã An Điền đã được bê tông hóa

Còn ông Lê Văn Bá - người dân xã An Tây chia sẻ: "Còn gì vui hơn khi trở thành công dân thành phố, bởi từ thị xã lên thành phố không chỉ đơn thuần là nâng cấp đơn vị hành chính mà còn phải hội tụ được nhiều điều kiện, chính sách để phát triển. Lên thành phố, thời gian tới, Bến Cát sẽ có nhiều điều kiện hơn để phát triển. Và không ai khác, chính người dân nơi đây sẽ được thụ hưởng những thành quả của sự phát triển đó. Tuy nhiên, điều chúng tôi mong muốn là chính quyền sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân thay đổi các loại giấy tờ cho phù hợp với yêu cầu mới, tình hình mới, đồng thời có nhiều chính sách tạo điều kiện cho người dân an tâm làm ăn, sinh sống."

Chia sẻ niềm vui với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Bến Cát khi chuẩn bị lên thành phố, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy Bến Cát vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của Bến Cát. Trong đó, Bí thư lưu ý, Bến Cát phải tập trung xây dựng đô thị thật sự là nơi đáng sống. Chăm lo tốt công tác an sinh xã hội, nhất là đối tượng hộ nghèo, khó khăn không để ai bị bỏ lại phía sau. Khi lên thành phố, đời sống người dân Bến Cát phải được nâng lên rõ rệt và chính người dân được hưởng những thành quả từ sự phát triển của thành phố.

4/23/2024 4:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài viếtXem chi tiếtBến Cát, xứng danh, thành phố, hiện đại, văn minh236-xay-dung-ben-cat-xung-danh-thanh-pho-hien-dai-van-minTrue121000
5.00
121,000
0.00
0
False
1.892857
14
Đại hội đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Dương lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020-2025Đại hội đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Dương lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020-2025

​TTĐT - Sáng 30-12, tại TP.Thủ Dầu Một, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Dương (Liên hiệp Hội) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020-2025.

Đến dự có ông Mai Hùng Dũng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Hồ Quang Điệp – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Trần Thanh Liêm – Nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Trong nhiệm kỳ qua, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Liên hiệp Hội và các Hội thành viên, Liên hiệp Hội đã tổ chức hoạt động theo đúng phương hướng, nhiệm vụ đề ra, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tổ chức Liên hiệp Hội ngày càng lớn mạnh với 18 Hội thành viên và trên 20.000 hội viên. Liên hiệp Hội đã làm tốt công tác tập hợp trí thức, chuyên gia trong và ngoài tỉnh tham gia các hội thảo khoa học và hoạt động tư vấn, phản biện, góp phần nâng cao chất lượng, tính khả thi của các chương trình, đề án, quy hoạch trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó, Liên hiệp Hội tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ cho các tầng lớp nhân dân; là lực lượng quan trọng thúc đẩy phong trào sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường; duy trì tổ chức các cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng và Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh nhằm kịp thời phát hiện, bồi dưỡng nhân tài.

Nhiệm kỳ 2020-2025, Liên hiệp Hội tiếp tục phát triển hội viên; đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện xã hội, phấn đấu mỗi thành viên và các đơn vị trực thuộc đăng ký 1-2 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học trong năm. Mỗi năm, Liên hiệp Hội tổ chức phản biện xã hội 05 đề tài, dự án của tỉnh, tổ chức 10 hội thảo khoa học và phổ biến chuyển giao 10 giải pháp hội thi sáng tạo kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và quy trình kỹ thuật tiên tiến phục vụ sản xuất và đời sống.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Liên hiệp Hội khoá IV, nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 35 ủy viên. Trong Phiên họp lần thứ nhất, Ban Chấp hành Liên hiệp Hội đã bầu Ban Thường vụ gồm 07 ủy viên và Ban Kiểm tra gồm 03 ủy viên. Ông Lai Xuân Thành – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông được bầu giữ chức Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2020-2025.


Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Bình Dương nhiệm kỳ 2020-2025 ra mắt

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thống nhất với phương hướng, nhiệm vụ đề ra trong nhiệm kỳ 2020-2025 của Liên hiệp Hội. Đồng thời đề nghị Liên hiệp Hội cần bám sát định hướng của tỉnh, đặc biệt về phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh; giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp, đoàn kết và phát huy năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức để đề xuất, tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh những vấn đề quan trọng trong đường lối, chủ trương, chính sách phát triển của tỉnh. Cùng với đó, đẩy mạnh ứng dụng và nhân rộng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống; quan tâm bồi dưỡng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên, nhất là lớp trí thức trẻ.

Dịp này, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp khoa học và kỹ thuật" cho 11 cá nhân, tặng Bằng khen cho 03 tập thể và 03 cá nhân. UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 01 tập thể và 06 cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động của Liên hiệp Hội.


Ông Mai Hùng Dũng (thứ 3 từ phải qua) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tặng Bức trướng của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chúc mừng Đại hội


Tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp khoa học và kỹ thuật" của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho các tập thể và cá nhân


Tặng Bằng khen của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho các tập thể và cá nhân.


Tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể và cá nhân​​


12/30/2020 6:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTin/CMSImageNew/2020-12/dhlh.mp3Xem chi tiếtĐại hội đại biểu, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Dương, lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020-2025168-dai-hoi-dai-bieu-lien-hiep-cac-hoi-khoa-hoc-va-ky-thuat-tinh-binh-duong-lan-thu-iv-nhiem-ky-2020-202True121000
3,959.00
121,000
3,963.00
0
False
0
1
Tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quảTiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

TTĐT - ​Sáng 04-11, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị chuyên đề về tình hình hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở và việc thực hiện Đề án sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (Đề án 711). Ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị, bà Nguyễn Minh Thủy - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã báo cáo khái quát tình hình hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở và việc thực hiện Đề án 711. Theo đó, về tổ chức bộ máy khối Đảng, đoàn thể cấp tỉnh có 16 cơ quan; cấp huyện có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, cơ cấu khối Đảng, đoàn thể mỗi huyện có 05 cơ quan Đảng, 01 Trung tâm bồi dưỡng chính trị, 06 cơ quan MTTQ và đoàn thể.

Đối với tổ chức bộ máy khối hành chính cấp tỉnh: Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh gồm 19 sở và tương đương. Các cơ quan thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh: 04 cơ quan.

Mỗi UBND cấp huyện có 12 phòng trực thuộc (với tổng số 108 phòng, 102 cấp trưởng, 196 cấp phó). Đối với cấp xã, thực hiện theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ về "sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố", cán bộ, công chức xã được bố trí theo phân loại đơn vị hành chính: Loại I không quá 23 người, loại II không quá 21 người, loại III không quá 19 người.

IMG_9728.JPG

Hội nghị nghe bà Nguyễn Minh Thủy - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy báo cáo khái quát tình hình hoạt động của hệ thống chính trị
cơ sở và việc thực hiện Đề án 711

Thực hiện Đề án 711 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các sở, ban, ngành, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tỉnh; các Huyện, Thị, Thành ủy đã chủ động xây dựng kế hoạch, đề án sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế phù hợp với đặc điểm, tình hình của cơ quan, đơn vị, song vẫn đảm bảo yêu cầu chung của tỉnh.

Kết quả, đã giảm 03 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; giảm 66/256 phòng và tương đương trực thuộc cơ quan, đơn vị cấp tỉnh (đạt tỷ lệ 25,79%).

Tỉnh đã hợp nhất Đảng bộ Khối các cơ quan và Đảng bộ Khối các doanh nghiệp thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh. Hợp nhất Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh). Thực hiện Kkiêm nhiệm chức danh Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh (từ 02/2019 đến nay).

Từ khi thực hiện Nghị định số 34/2019/NĐ- CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động chuyên trách ở ấp, khu phố, đã giảm hơn 20% số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách đối với từng loại đơn vị hành chính cấp xã, hiện nay, đa số mỗi xã, phường, thị trấn có từ 33 đến 37 người. Riêng các thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Thuận An và một số phường thuộc thị xã Tân Uyên đang thực hiện Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy với số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách là không quá 29 người trên mỗi xã, phường.

IMG_9725.JPG

IMG_9719.JPG

Đại biểu tham dự hội nghị

Về tinh giản biên chế, khối đảng, Ủy ban MTTQ, các đoàn thể giảm 342 biên chế, tỷ lệ 27,14% (đảm bảo theo Đề án). Khối hành chính Nhà nước giảm 822 biên chế, tỷ lệ 31,06% (giảm cao hơn Đề án 43 biên chế). Cấp xã giảm 971 cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên, tỷ lệ 25,5%; Ấp, khu phố giảm 1.902 người, tỷ lệ 55,54%. Biên chế snghip giảm 2.877 biên chế, tỉ lệ 11,36%.

​​Bà Nguyễn Minh Thủy cho biết, ngày 07/7/2022, Bộ Chính trị có Thông báo số 16-TB/TW kết luận về việc thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18-NQ/TW. Để đánh giá việc thực hiện các mô hình theo Đề án 711 trong tỉnh được đầy đủ, toàn diện, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định tổ chức Hội nghị chuyên đề trước khi tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án 711.

IMG_9763.JPG

IMG_9760.JPG

Đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến tại hội nghị

Hội nghị cũng đã nghe đại biểu trình bày tham luận chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, đề xuất những cách làm hay, hiệu quả, góp phần tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án 711, nâng cao năng lực quản lý của chính quyền từ tỉnh đến cơ sở: mô hình kiêm nhiệm Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam  huyện; chế độ, chính sách đối với Thư ký Đảng ủy cấp cơ sở và những thuận lợi, khó khăn trong công việc; việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 và Đề án sắp xếp, tổ chức ấp, khu phố của thị xã Bến Cát; những ưu điểm, hạn chế trong thực hiện các mô hình kiêm nhiệm ở cấp xã… Đồng thời đề xuất, kiến nghị phương hướng thực hiện trong thời gian tới…

​​​​​IMG_9718.JPG

Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu kết luận tại hội nghị

Phát biểu kết luận tại hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã ghi nhận sự chung tay của toàn hệ thống chính trị vào hoạt động xây dựng hệ thống chính trị các cấp. Ông ghi nhận các kiến nghị, khó khăn của địa phương khi thực hiện hiện kiêm nhiệm, tinh giản biên chế. Sau khi Trung ương sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" và có sự chỉ đạo thực hiện, Tỉnh ủy tiếp tục triển khai toàn hệ thống chính trị.

11/4/2022 10:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtHội nghị chuyên đề, hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở,  Đề án 711534-tiep-tuc-sap-xep-to-chuc-bo-may-cua-he-thong-chinh-tri-tinh-binh-duong-tinh-gon-hoat-dong-hieu-luc-hieu-quTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0.6666667
3
Cả hệ thống chính trị tiếp tục đoàn kết xây dựng Bình Dương trở thành đô thị thông minh, đáng sốngCả hệ thống chính trị tiếp tục đoàn kết xây dựng Bình Dương trở thành đô thị thông minh, đáng sống

TTĐT - Sáng 19-9, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.

Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các sở, ban, ngành, huyện, thị, thành phố; đại diện các Ban xây dựng Đảng.

Tập trung các nguồn lực để phát triển ổn định

Báo cáo tóm tắt kết quả giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao cho biết, gần 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, tình hình thế giới, khu vực, trong nước và trong tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy luôn giữ vững đoàn kết, thống nhất, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để sớm khống chế và kiểm soát dịch bệnh Covid-19, ổn định tình hình địa phương để tiếp tục phát triển; hoàn thành tốt các công việc theo chương trình, kế hoạch hàng năm; chủ động, linh hoạt, chỉ đạo xử lý kịp thời, có hiệu quả các vấn đề đột xuất phát sinh. Nhìn chung kinh tế phát triển ổn định; các lĩnh vực quốc phòng - an ninh, đối ngoại, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ đạt kết quả tốt.



Đại biểu tham dự hội nghị

Đến nay đã có 25/31 chỉ tiêu nhiệm kỳ đạt và vượt kế hoạch. Nổi bật là kinh tế phục hồi và tiếp tục phát triển, đạt mức tăng trưởng tuy thấp hơn so với cùng kỳ nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng dương. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 170 triệu đồng/người/năm. Thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt dự toán đề ra. Chỉ số sản xuất công nghiệp duy trì tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn 2020 - 2023 tăng 6,1%/năm. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng bình quân 8,3%/năm. Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện, thu hút đầu tư trong nước đạt khoảng 250.000 tỷ đồng, thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục đạt nhiều kết quả khả quan, giai đoạn 2020 - 2023 toàn tỉnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 9,56 tỷ đô la Mỹ, đặc biệt đã thu hút được một số tập đoàn lớn, có công nghệ sản xuất thông minh, hiện đại, sinh thái, quy mô dự án trên 1 tỷ đô la Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh vẫn duy trì mức tăng trưởng khá, giai đoạn 2020 - 2023 tăng bình quân 5,5%/năm.


Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy báo cáo kết quả giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI

Các chính sách đặc thù của địa phương được ban hành, nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh được triển khai hiệu quả. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, phối hợp với các tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam bộ đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng và khởi công một số dự án công trình giao thông trọng điểm kết nối vùng; tham gia tích cực các nhiệm vụ do Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ phân công, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng an ninh, góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 24, ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị.

Lĩnh vực văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, y tế, giáo dục, an sinh xã hội được quan tâm đầu tư, giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông của tỉnh những năm qua đứng thứ hạng cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, chú trọng, nhất là chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp và huy động sự hỗ trợ của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trong cả nước để nhanh chóng khống chế dịch bệnh Covid-19, chú trọng chăm sóc sức khỏe nhân dân; các chính sách về an sinh xã hội, hỗ trợ người có công và người có hoàn cảnh khó khăn trước, trong và sau đại dịch được triển khai thực hiện sâu rộng, kịp thời "không để ai bị bỏ lại phía sau".

Công tác quốc phòng, an ninh, quân sự địa phương được thực hiện đồng bộ và ổn định. Hoạt động đối ngoại được triển khai toàn diện, cả về đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh luôn được chú trọng. Dân chủ trong Đảng tiếp tục được mở rộng, công tác tự phê bình và phê bình có nhiều chuyển biến tích cực. Việc sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở được triển khai nghiêm túc theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối gắn với tinh giản biên chế.

Bên cạnh các kết quả đạt được, tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục để thực hiện thắng lợi mục tiêu đặt ra. Đó là  nhiều công trình, dự án đầu tư công bị chậm tiến độ, đặc biệt là một số dự án, công trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội. Tình trạng quá tải đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nhà ở, thiết chế văn hóa... tuy có quan tâm khắc khục nhưng còn nhiều áp lực do nguồn vốn đầu tư có hạn và dân số cơ học tăng quá nhanh. An ninh, trật tự được giữ vững ổn định nhưng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, nhất là các vụ khiếu kiện dự án bất động sản đông người.

Quyết tâm hoàn thành các mục tiêu cả nhiệm kỳ

Để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết đề ra cả nhiệm kỳ, Tỉnh ủy Bình Dương đề ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay cho đến hết nhiệm kỳ. Trong đó, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo kinh tế tăng trưởng ổn định, bền vững, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ. Quan tâm đồng hành, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi mô hình công nghiệp 4.0; cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Phát triển mô hình khu liên hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ theo hướng công nghiệp sinh thái, dịch vụ hiện đại, đô thị xanh, thông minh, an toàn, bền vững, đảm bảo hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối liên thông với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hệ thống cảng, dịch vụ logistic xung quanh, đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp 4.0, thông minh, ít thâm dụng lao động, đất đai, năng lượng, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, góp phần đẩy mạnh phát triển các chuỗi cung ứng hỗ trợ cho sản xuất, tiêu dùng hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Phấn đấu đến năm 2025 phát triển thêm 1.500 ha cụm công nghiệp để phục vụ nhu cầu di dời các doanh nghiệp từ địa phương phía Nam lên phía Bắc của tỉnh.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm kết nối vùng; hoàn thành xây dựng đường Vành đai 3 trong tháng 10/2025 và dự án Trường Chính trị tỉnh để chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII; đầu năm 2024, khởi công đường Vành đai 4 và cảng An Tây; quyết tâm đưa dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 vào sử dụng đúng dịp 30/4/2024; hoàn thành toàn tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng trong năm 2023; hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý đầu tư đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành để khởi công vào quý I/2024; khởi công đường ven sông Sài Gòn từ Thủ Dầu Một đến Thuận An…

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công hàng năm đạt trên 95%.


Ông Nguyễn Anh Minh – Giám đốc Sở Giao thông vận tải giải trình những giải pháp triển khai trong thời gian tới

Đề xuất cụ thể các giải pháp để đạt được mục tiêu đề ra, ông Nguyễn Anh Minh – Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho rằng, UBND tỉnh cần phối hợp với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ kiến nghị một số cơ chế đặc thù của Bình Dương về quản lý, đầu tư tương tự như TP.Hồ Chí Minh. Đối với tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, Sở sẽ phối hợp tốt với các sở ngành, đơn vị giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra.

Đề xuất thêm giải pháp liên quan đến lĩnh vực này, ông Phạm Trọng Nhân – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, để đạt các mục tiêu đề ra, tỉnh cần phấn đấu đưa hạ tầng giao thông trọng yếu hoàn thành đúng tiến độ, giải tỏa điểm nghẽn trong lưu thông, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, củng cố điểm sáng của Bình Dương trong môi trường đầu tư. Đối với nền tảng hỗ trợ, cần có những cơ chế đặc thù trong việc thu hút các doanh nghiệp nằm trong nhóm ngành tiềm năng và có quy mô doanh thu và giá trị sản xuất từ 20 - 30 triệu đô la Mỹ/năm. Khẩn trương thiết lập các chính sách, phương án nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp ở phía Nam di dời và tái cấu trúc chức năng trên cơ sở định hướng quy hoạch sẽ thông qua. Nhanh chóng hình thành các dịch vụ hậu cần logistics đặc thù phục vụ cho phát triển công nghiệp. Tiếp tục kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó chú trọng việc tiếp cận thương mại điện tử nhằm đa dạng hóa kênh xuất khẩu, tìm kiếm đơn hàng, thúc đẩy thị trường lao động, nâng cao năng suất lao động.

Đối với thúc đẩy tiến độ đầu tư công, theo ông Phạm Trọng Nhân, cần rà soát, giãn hoãn tiến độ, cắt giảm vốn các dự án chưa cấp thiết để tập trung vốn cho các công trình trọng điểm là giải pháp tạm thời cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Phối hợp thật tốt các tỉnh trong vùng, sự ủng hộ của Hội đồng điều phối vùng để có nguồn lực giải quyết các điểm nghẽn của tỉnh.


Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu tại hội nghị

Giải trình thêm các giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2023-2025, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh nhấn mạnh, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong đầu tư công; nhất là về cơ chế, phương pháp xác định giá đất để đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tập trung vốn cho các dự án cần thiết, bức xúc, có tính kết nối, lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế Vùng và nội tỉnh. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp ở phía Nam lên các địa phương phía Bắc và sắp xếp, chuyển đổi công năng các doanh nghiệp sau khi di dời. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại điện tử, mở rộng thị trường xuất khẩu. Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để khuyến khích các doanh nghiệp tái cơ cấu theo hướng công nghiệp xanh, công nghiệp tuần hoàn, công nghiệp 4.0. Thường xuyên tổ chức đối thoại, gặp gỡ doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh...


Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu kết luận hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đánh giá cao những kết quả đạt được trong thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Bí thư trân trọng cảm ơn sự đồng lòng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong suốt thời gian qua. Đồng thời thống nhất với các mốc thời gian khởi công và hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Bí thư cũng đề nghị, tiếp tục phối hợp với TP.Hồ Chí Minh sớm triển khai việc nâng độ tĩnh không cầu Bình Triệu để phát huy hiệu quả, lợi thế vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy trên sông Sài Gòn. Quy hoạch sân bay quân sự theo hướng lưỡng dụng tại Dầu Tiếng. Đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu phát triển hệ thống đường sắt hàng hóa từ Bàu Bàng về cảng Cái Mép và hệ thống đường sắt đô thị từ Suối Tiên về Thành phố mới Bình Dương.  

Bí thư nhấn mạnh, thời gian còn lại của năm 2023 không nhiều, khối lượng công việc rất lớn. Bí thư đề nghị từng cấp, từng ngành rà soát công việc, tập trung thực hiện đạt kết quả cao nhất các nhiệm vụ được giao. Trọng tâm là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, các vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và thi công. Thu ngân sách vượt dự toán đề ra và hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch. Hoàn thành có chất lượng Quy hoạch tích hợp tỉnh. Triển khai thực hiện đề án cây xanh, chỉnh trang phát triển hệ thống công viên tạo ngày càng nhiều không gian sinh hoạt cộng đồng cho nhân dân. Khẩn trương di dời các cơ quan, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh vào thành phố mới để cải tạo, chỉnh trang đô thị Thủ Dầu Một. Tái thiết lại hai đô thị Thuận An và Dĩ An thành vùng đô thị cửa ngõ, tiếp tục phát triển các đô thị mới dọc theo các trục giao thông trên địa bàn Tân Uyên, Bến Cát, Bàu Bàng trở thành vùng động lực phát triển mới. Chú trọng thực hiện các dự án nhà ở cho người lao động, cho công nhân, cho người yếu thế. Phải tăng thu ngân sách theo Nghị quyết, tiết kiệm chi thường xuyên, từ năm 2024 phải cố gắng bố trí chi cho đầu tư phát triển từ 50% trở lên trong tổng nguồn thu, gắn với huy động tối đa nguồn lực từ quỹ đất và các nguồn hợp pháp khác. Thực hiện việc sắp xếp lại trường học theo hướng trường liên cấp ở những nơi đủ điều kiện; thí điểm mô hình trường học thông minh, trường học hạnh phúc; tăng cường tổ chức dạy song ngữ trong các cấp học và đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập của học sinh. Tạo sự chuyển biến thật sự trong công tác cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 và xây dựng thành phố thông minh. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; chăm lo cho các đối tượng chính sách, người nghèo, công nhân lao động nhất là dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục thực hiện có chất lượng các mục tiêu, nhiệm vụ về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân tiếp tục hướng mạnh về cơ sở, góp phần chăm lo tốt hơn cho các tầng lớp nhân dân tỉnh nhà.

Với những kết quả, thành tựu đã đạt được và những kinh nghiệm đã tích lũy, rút ra được từ đầu nhiệm kỳ, Bí thư tin tưởng, với niềm tin mới, khí thế mới, động lực mới, cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân tỉnh nhà sẽ tiếp tục đoàn kết, phấn đấu với quyết tâm và nỗ lực cao hơn nữa; năng động, sáng tạo hơn nữa để nắm bắt mọi thời cơ, thuận lợi; vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức; hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho cả nhiệm kỳ, góp phần xây dựng Bình Dương phát triển bền vững, trở thành đô thị văn minh, hiện đại, thông minh, nghĩa tình và là nơi đáng sống.

9/19/2023 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhBài thời sự, kýXem chi tiếtBình Dương, đoàn kết, hệ thống chính trị, đô thị thông minh, đáng sống628-ca-he-thong-chinh-tri-tiep-tuc-doan-ket-xay-dung-binh-duong-tro-thanh-do-thi-thong-minh-dang-sonTrue121000
0.60
121,000
6.00
0
False
2.7
5
Bình Dương tạo mọi điều kiện để Tập đoàn LEGO đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máyBình Dương tạo mọi điều kiện để Tập đoàn LEGO đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy

TTĐT - Sáng 21-12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã tiếp và làm việc với ông Preben Enef – Tổng Giám đốc Công ty TNHH  Công nghệ Lego Việt Nam.

Cùng tiếp có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh.

Tại buổi tiếp, ông Preben Enef đã thông tin với lãnh đạo tỉnh về tiến độ thực hiện dự án xây dựng nhà máy hơn 1 tỷ đô la Mỹ của Tập đoàn tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III (VSIP III). Đến nay, dự án đang triển khai theo đúng kế hoạch đề ra, lãnh đạo Tập đoàn rất hài lòng về dự án tại Việt Nam. Thay mặt lãnh đạo Tập đoàn, ông cảm ơn chính quyền tỉnh Bình Dương đã tạo mọi điều kiện để  LEGO triển khai dự án. Tập đoàn cam kết sẽ đưa nhà máy vào hoạt động trong tháng 6/2024 theo đúng như tiến độ để tạo việc làm cho hàng ngàn lao động tại Bình Dương. Ông cũng cho biết doanh thu của Tập đoàn năm 2022 đạt được những kết quả tích cực. Ông tin tưởng nhà máy tại Việt Nam sẽ đi vào hoạt động kinh doanh hiệu quả và mong muốn lãnh đạo tỉnh Bình Dương sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện để Tập đoàn triển khai dự án.

   

Toàn cảnh buổi tiếp và làm việc

Cảm ơn Tập đoàn LEGO đã chọn Bình Dương là nơi đầu tư xây dựng nhà máy, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cam kết, chính quyền tỉnh Bình Dương sẽ tích cực phối hợp với Tập đoàn thực hiện các bước tiếp theo để dự án được triển khai thuận lợi. Bí thư yêu cầu các ngành chức năng tổ chức các buổi làm việc với Tập đoàn để tháo gỡ các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án.

   

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi trao đổi với lãnh đạo Công ty TNHH Công nghệ Lego Việt Nam về dự án của Tập đoàn tại Bình Dương

Bí thư Tỉnh ủy cũng thông tin thêm về tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 của tỉnh Bình Dương, trong đó thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả nổi bật. Hạ tầng giao thông kết nối vùng được tỉnh đặc biệt quan tâm xây dựng. Các dự án đường Vành đai 3, Vành đai 4 sẽ khởi công trong năm 2023, việc nâng cấp mở rộng tuyến đường ĐT746 (tuyến đường đi qua VSIP III) cũng đang được tỉnh triển khai. Bí thư nhấn mạnh, chính quyền tỉnh Bình Dương rất hoan nghênh các nhà đầu tư và Tập đoàn LEGO đầu tư tại tỉnh, Bình Dương sẽ không ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả.


Ông Preben Enef – Tổng Giám đốc Công ty TNHH  Công nghệ Lego Việt Nam tặng sản phẩm của Tập đoàn LEGO cho lãnh đạo tỉnh Bình Dương

Như thông tin Cổng Thông tin điện tử tỉnh đã đăng tải, ngày 03/11/2022, tại VSIP III, Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà máy trị giá hơn 1 tỷ đô la Mỹ. Đây sẽ là nhà máy thứ 6 của LEGO trên thế giới và thứ 2 ở châu Á với kỳ vọng sẽ giúp LEGO mở rộng mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu của LEGO, qua đó đáp ứng linh hoạt, nhanh chóng sự thay đổi về nhu cầu tiên dùng ở mỗi khu vực. Nhà máy đi vào hoạt động sẽ góp phần tạo ra việc làm cho hơn 4.000 lao động.

Tập đoàn LEGO được thành lập tại Billund, Đan Mạch vào năm 1932 bởi Ole Kirk Kristiansen. Hệ thống trò chơi của LEGO, với nền tảng là những viên gạch LEGO, cho phép trẻ em và người hâm mộ thiết kế và xây dựng bất kỳ những gì mà họ có thể tưởng tượng. Sản phẩm của LEGO hiện được bán tại hơn 130 quốc gia trên toàn thế giới.

12/21/2022 12:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTin tổng hợpXem chi tiếtTập đoàn Lego, nhà máy, Bình Dương929-binh-duong-tao-moi-dieu-kien-de-tap-doan-lego-day-nhanh-tien-do-xay-dung-nha-maTrue
0.80
0
1.30
0
False
Triển lãm Công nghiệp và Sản xuất Việt Nam năm 2022 diễn ra tại Bình DươngTriển lãm Công nghiệp và Sản xuất Việt Nam năm 2022 diễn ra tại Bình Dương

TTĐT - Từ ngày 8 - 10/6/2022, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC (WTC Expo) tỉnh Bình Dương sẽ diễn ra Triển lãm Công nghiệp và Sản xuất Việt Nam năm 2022 (gọi tắt là VIMF 2022).

VIMF 2022 hứa hẹn sẽ đưa Cách mạng công nghiệp 4.0 trở thành một chủ đề thú vị và dễ tiếp cận với doanh nghiệp cũng như khách tham quan. Sau nhiều năm tổ chức thành công tại Bình Dương và các tỉnh, thành có tốc độ phát triển công nghiệp mạnh mẽ khác, VIMF 2022 đã trở thành một thương hiệu uy tín và là cầu nối hữu hiệu, điểm đến lý tưởng giữa các nhà sản xuất, chế tạo, nhà cung cấp và thương nhân trong và ngoài nước.

Năm nay, VIMF kết hợp với Triển lãm Tự động hóa công nghiệp Việt Nam 2022 (VIAF 2022), Triển lãm VMAT 2022, khai mạc từ 9:00 đến 17:00 ngày 8 – 10/6/2022 tại WTC Expo, Thành phố mới Bình Dương.

VIMF/VIAF/VMAT 2022 là Triển lãm Quốc tế chuyên ngành về máy móc thiết bị, dụng cụ, vật liệu, công nghệ kỹ thuật ứng dụng cho ngành công nghiệp sản xuất, cơ khí chế tạo, tự động hóa và công nghiệp phụ trợ lần thứ 14 ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, được tổ chức ở Bình Dương lần thứ 4, trưng bày trên diện tích gần 10.000 m2, quy tụ hơn 300 gian hàng đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ (Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ, Ý, Đức, Mỹ …), với sự tham gia của các đơn vị, doanh nghiệp, tập đoàn lớn như:  Autonics Vina, Mitsubishi Electric, THACO Industries, 3M, Thịnh Qua, Logiform, SICKs, DAT Tech, Beckhoff, Swisslog, Interroll Thailand, Tai Chung Seiki Việt Nam, Wustech, Helukabel, Mitutoyo, Servo Dynamics, Yale…


Tại VIMF/VIAF/VMAT 2022 có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong đó nổi bật là khu vực công nghệ 4.0 (I4.0Z) tập hợp các công ty, tập đoàn lớn để giới thiệu những công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giải pháp tiên tiến áp dụng trong ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo nhằm tăng năng suất lao động, tiết kiệm thời gian và vận hành nhà máy thông minh. Các giải pháp và công nghệ ở khu vực 4.0 bao gồm: IOT: Mạng lưới kết nối vạn vật, Trí tuệ nhân tạo, Số hóa, Chuyển đổi số, Điện toán đám mây, Dữ liệu lớn, Hệ sinh thái, Giải pháp công nghiệp, Cải tiến công nghệ.

Kết nối doanh nghiệp đem đến cơ hội giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu, phát triển thị trường và nâng cao giá trị kinh tế, mở rộng mạng lưới kinh doanh. Ban tổ chức đã tạo ra kênh kết nối từ trước triển lãm để thiết lập các cuộc giao dịch thuận lợi, hiệu quả.

Hội thảo chuyên ngành với 11 chủ đề đang là xu hướng ở thời điểm hiện tại và tương lai cùng với những giải pháp công nghệ mới áp dụng thực tiễn trong sản xuất công nghiệp, tạo cơ hội để người tham dự lắng nghe và tương tác với các chuyên gia đến từ Việt Nam và một số nước.

Khu vực mua hàng tập hợp các nhóm "mua' đến từ các nhà máy, nhà sản xuất, nhà thầu, dự án, end users, nhóm giải pháp để các doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc trực tiếp, bắt nhịp xu thế, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường, ký kết hợp đồng tại triển lãm

Trình diễn Robot, các đơn vị triển lãm trình diễn robot để quảng bá theo khung giờ quy định từ Ban tổ chức. Đây là chương trình thu hút khách tham quan và thúc đẩy sự phát triển công nghiệp robot tại Việt Nam.

Trong năm 2022, chuỗi Triển lãm VIMF/VIAF/VMAT sẽ được tổ chức trên khắp 3 miền Nam, Trung, Bắc với sự tham gia của hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với hy vọng là đòn bẩy chiến lược giúp các doanh nghiệp vực dậy sau thời gian chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 để phát triển mạnh mẽ, vươn xa hơn.

Thông tin chi tiết về Triển lãm và các sự kiện bên lề sẽ được đăng tải trên Website:  www.vietnamindustrialfiesta.com.vn  và Fanpage www.facebook.com/VietnamIndustrialAndManufacturingFair

6/6/2022 7:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếttriển lãm, việt nam, bình dương635-trien-lam-cong-nghiep-va-san-xuat-viet-nam-nam-2022-dien-ra-tai-binh-duonFalse121000
0.00
121,000
1.50
0
False
2.25
2
Bình Dương kiến nghị về biên chế Bình Dương kiến nghị về biên chế

TTĐT - ​Chiều 20-11, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp Đoàn kiểm tra của Bộ Nội vụ do bà Võ Thị Tuyết Thu – Phó Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ làm Trưởng đoàn làm việc với tỉnh về tình hình công chức (CC), viên chức (VC) thôi việc, bỏ việc; việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật công vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành công vụ liên quan đến người dân và doanh nghiệp (DN).

Tại buổi làm việc, bà Võ Thị Tuyết Thu – Phó Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ thông báo mục đích, nội dung và yêu cầu của Đoàn kiểm tra. Theo đó, nội dung kiểm tra sẽ tập trung vào 4 nội dung: Việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật, trách nhiệm trong giải quyết CC, VC nghỉ việc, bỏ việc và trong thi hành công vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; số lượng và đối tượng thôi việc, bỏ việc; các nguyên nhân dẫn đến tình trạng cán bộ (CB), CC, VC thôi việc, bỏ việc; quy trình thủ tục giải quyết nghỉ việc, bỏ việc, cũng như các chính sách đối với CB, CC, VC thôi việc, bỏ việc. Qua đó, sẽ rà soát công tác tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân liên quan đến tổ chức, cá nhân trong thi hành công vụ liên quan đến người dân và DN.

 

Toàn cảnh buổi làm việc


Theo báo cáo của UBND tỉnh, tổng biên chế được giao năm 2023 của tỉnh là 24.722 người; trong đó, công chức: 1.780, viên chức: 22.942. Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 30/9/2023, số lượng CC, VC thôi việc, bỏ việc là 1.125 trường hợp; trong đó, VC sự nghiệp giáo dục: 675 trường hợp, y tế: 270 trường hợp.

Theo đánh giá, có nhiều nguyên nhân dẫn đến CB, CC, VC thôi việc, bỏ việc. Trong đó, chính sách tiền lương là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Bởi thu nhập chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản của bản thân và gia đình, chưa tạo được động lực thúc đẩy CB, CC, VC phấn đấu, gắn bó lâu dài với cơ quan Nhà nước.

Bên cạnh đó, Bình Dương là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao và quá trình đô thị hóa nhanh với nhiều khu, cụm công nghiệp; thu hút rất đông lao động ngoài tỉnh và nước ngoài đến sinh sống và làm việc. Khối lượng, yêu cầu công việc ngày càng cao, trong khi biên chế được giao thấp đã tạo áp lực lớn đối với đội ngũ CB, CC, VC trong các cơ quan, đơn vị.

Tại buổi làm việc, Bình Dương có nhiều đề xuất và kiến nghị để khắc phục tình trạng CB, CC, VC chức thôi việc, bỏ việc. Cụ thể, kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sớm triển khai chế độ tiền lương mới đối với CB, CC, VC; kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương nghiên cứu xây dựng và ban hành chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài vào cơ quan Nhà nước. Đặc biệt, kiến nghị Trung ương rà soát, cân đối lại biên chế giữa các địa phương, nhất là những địa phương có dân số cơ học tăng nhanh, tốc độ phát triển kinh tế- xã hội cao như Bình Dương.

 

Bà Võ Thị Tuyết Thu – Phó Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ thông báo mục đích, nội dung và yêu cầu của Đoàn kiểm tra


Sau khi nghe báo cáo và kiến nghị của tỉnh, bà Võ Thị Tuyết Thu – Phó Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ tiếp thu các thông tin báo cáo. Trên cơ sở kết quả kiểm tra trực tiếp các ngày làm việc tiếp theo, Đoàn sẽ có đánh giá chính xác hơn và tổng hợp, báo cáo với Bộ Nội vụ và Chính phủ.

 

Ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà đề nghị các sở, ngành, đơn vị liên quan hợp tác, cung cấp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của​ Đoàn kiểm tra trong quá trình Đoàn làm việc tại cơ quan, đơn vị mình.

11/20/2023 11:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiết141-binh-duong-kien-nghi-ve-bien-cheTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
4
1
Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm an toàn điệnTăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm an toàn điện

TTĐT - ​Chiều 17-8, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Ban Chỉ đạo Bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và thực hiện tiết kiệm điện trên địa bàn tỉnh (BCĐ) đã họp đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022. Ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì cuộc họp.

Theo báo cáo của Sở Công Thương, Bình Dương có hơn 376 km cấp điện áp 110kV và 26 trạm biến áp 110kV với tổng dung lượng 3.054 MVA; hơn 4.646 km đường dây 22/12,7kV và 4.773 km đường dây  0,4/0,22kV. Ngoài ra có 23.578 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng 10.812.012 kVA.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, công tác xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp (HLATLĐCA) đã được các cấp, các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm chỉ đạo, phối hợp với ngành điện xử lý kịp thời một số trường hợp vi phạm. Cơ quan chức năng đã lập biên bản xử lý 86 trường hợp vi phạm HLATLĐCA. Các đơn vị vận hành, quản lý lưới điện cao áp đã nỗ lực kiểm tra, thống kê trường hợp cây cối, bảng hiệu có nguy cơ ngã đổ vào đường dây để kịp thời vận động người dân thực hiện các biện pháp an toàn trước mùa mưa.


Lãnh đạo Sở Công Thương báo cáo tại cuộc họp

Cũng trong 6 tháng qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 07 trường hợp tai nạn điện trong dân, làm 06 người chết, 02 người bị thương (xảy ra trên địa bàn, thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Dĩ An, thị xã Tân Uyên, thị xã Bến Cát), tăng 03 vụ so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân chủ yếu là do chạm điện hạ áp, người dân sửa chữa nhà ở, lắp biển hiệu quảng cáo vi phạm khoảng cách an toàn gây sự cố, tai nạn điện trong nhân dân.

Về thực hiện tiết kiệm điện, sản lượng điện tiết kiệm 6 tháng đầu năm 2022 trong toàn tỉnh là 172.507.156 kWh, đạt 53,74% so với kế hoạch.

Từ nay đến cuối năm, BCĐ tiếp tục kiểm tra, đôn đốc tình hình xử lý vi phạm HLATLĐCA tại các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh, kịp thời báo cáo những trường hợp phức tạp để có biện pháp xử lý kịp thời. Chủ động, đôn đốc và phối hợp với các đơn vị có liên quan thường xuyên kiểm tra ngăn chặn kịp thời và xử lý dứt điểm các trường hợp còn tồn tại. Phối hợp cùng Công ty Điện lực Bình Dương thực hiện chương trình tuyên truyền về an toàn điện, tiết kiệm điện…


Ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Sau khi nghe báo cáo thực trạng cũng như khó khăn, đề xuất của từng địa phương và các ngành liên quan, ông Nguyễn Văn Dành ghi nhận những kết quả đạt được trong công tác bảo vệ an toàn HLATLĐCA và thực hiện tiết kiệm điện thời gian qua. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng tình, thống nhất với các nội dung, nhiệm vụ mang tính thực tiễn từ nay đến cuối năm như: Xây dựng kế hoạch trung hạn thực hiện ngầm hoá lưới điện tại các đô thị văn minh đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xem xét tăng chiều cao trụ điện để hạn chế ảnh hưởng đến cây xanh; tổ chức hiệu quả cuộc thi trực tuyến an toàn và tiết kiệm điện năm 2022. Ông yêu cầu các ngành, địa phương cần rà soát, kiện toàn BCĐ từ tỉnh đến huyện, thị, thành phố. Đồng thời, xây dựng cơ chế phối hợp giữa ngành điện với các sở ngành và các địa phương, nhất là trong công tác quy hoạch nhằm đảm bảo vừa cấp đủ điện, đảm bảo an toàn điện vừa phù hợp mỹ quan đô thị.​

8/17/2022 9:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếttăng cương, kiểm tra, xử lý, vi phạm, an toàn điện846-tang-cuong-kiem-tra-xu-ly-vi-pham-an-toan-dieTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Hội Doanh nhân trẻ Bình Dương: Liên kết doanh nhân - Phát triển kinh tế - Hướng đến cộng đồngHội Doanh nhân trẻ Bình Dương: Liên kết doanh nhân - Phát triển kinh tế - Hướng đến cộng đồng

TTĐT - Tối 05-02, tại khu đô thị Eco Xuân, TX. Thuận An, Hội Doanh nhân trẻ Bình Dương (Hội) đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2014.
    
Đến dự có ông Trần Thanh Liêm - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Võ Văn Minh -Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành và doanh nghiệp.   
    
Hội được thành lập từ năm 1999. Phát huy truyền thống của doanh nhân Việt Nam, trong thời gian qua, Hội đã có nhiều hoạt động thiết thực như: tập hợp, liên kết doanh nhân trẻ xây dựng các mô hình kinh tế tiên tiến; chú trọng xây dựng thương hiệu, tăng cường công tác quảng bá; tạo sự liên kết gắn bó giữa doanh nhân Bình Dương với doanh nhân các tỉnh bạn; bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ thanh niên lập nghiệp,… Qua đó, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của tỉnh.
 
Trong năm 2014, Hội DNT Bình Dương đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và có nhiều chương trình hoạt động hướng đến cộng đồng như: thăm và tặng quà cho trẻ mồ côi, người khuyết tật, ủng hộ quỹ trẻ em nghèo, trao nhà nhân ái… Ngoài ra, Hội còn tham gia công tác tình nguyện; tuyên dương, khen thưởng học sinh, sinh viên…
 
Tại Hội nghị, Hội đã ra mắt Chi hội Doanh nhân trẻ thị xã Tân Uyên - nâng tổng số lên 5 Chi hội trực thuộc với 320 hội viên. Đồng thời, thành viên Hội đã trao Bảng tượng trưng ủng hộ 11 căn nhà tình thương và 520 triệu đồng cho Chương trình san sẻ ước mơ của Bình Dương.
 
Phát biểu tại Hội nghị, ông Võ Văn Minh - Phó Chủ tịch UBND đánh giá cao Hội, đồng thời nhấn mạnh, hoạt động hiệu quả của Hội đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phó Chủ tịch mong muốn, với tinh thần vượt khó, năm 2015 Hội tiếp tục phát huy thành quả đạt được, tiếp tục góp phần vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội chung của tỉnh đã đề ra. Về phía tỉnh, lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm và tạo nhiều thuận lợi để Hội phát huy hiệu quả hoạt động.
 
Dịp này, Hội đã được UBND tỉnh trao Bằng khen vì những đóng góp cho sự phát triển của tỉnh trong thời gian qua.
     
 
    
Ông Trần Thanh Liêm - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen cho Hội
 Trọng Minh
 
  

  
Trong khuôn kh Chương trình “m áp mùa xuân” ca Hi, chiu ngày 05 - 02, Hi đã phi hp vi Chi hi DNT TP.Th Du Mt t chc trao 255 phn quà cho tr em m côi, người khuyết tt, các h nghèo ti Trung tâm nuôi dưỡng tr m côi tnh, Trung tâm dy ngh người khuyết tt tnh và UBND phường Phú M.
    
  
      
Được biết, trong Chương trình này, Hội đã trao gần 700 phần quà tại các địa phương: TP.Thủ Dầu Một, TX.Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên. Tổng kinh phí khoảng 200 triệu đồng.
 
N.Như

2/6/2015 5:33 AMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết7969-Hoi-Doanh-nhan-tre-Binh-Duong-Lien-ket-doanh-nhan-Phat-trien-kinh-te-Huong-den-cong-dong
Bình Dương: Chọn Khu công nghiệp Bình Đường làm điểm thực hiện chuyển đổi công năngBình Dương: Chọn Khu công nghiệp Bình Đường làm điểm thực hiện chuyển đổi công năng

​TTĐT - Sáng 16-4, Đoàn lãnh đạo tỉnh gồm: Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Mỹ Hằng cùng lãnh đạo các sở, ban ngành đã đi khảo sát Khu công nghiệp Bình Đường (TP.Dĩ An).

Khu công nghiệp (KCN) Bình Đường được thành lập từ năm 1993, có quy mô 16,5 hecta do Tổng công ty Thương mại, Xuất nhập khẩu Thanh Lễ làm chủ đầu tư. Đến nay, KCN này đang thu hút 11 doanh nghiệp, gồm 05 doanh nghiệp thuê đất và 06 doanh nghiệp thuê nhà xưởng; giải quyết việc làm cho khoảng hơn 2.000 lao động.


Đoàn lãnh đạo tỉnh tham quan nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Sung Hyun Vina

Tại buổi gặp gỡ, làm việc trực tiếp với chủ đầu tư KCNCông ty TNHH Sung Hyun Vina (Hàn Quốc) đang thuê đất tại KCN, lãnh đạo chủ đầu tư và doanh nghiệp đều đồng thuận với chủ trương chuyển đổi công năng, di dời nhà máy lên phía Bắc của tỉnh. Các chủ đầu tư và doanh nghiệp mong muốn được tiếp tục tham gia chuyển đổi công năng phát triển thương mại và dịch vụ của khu công nghiệp, góp phần tạo việc làm cho những lao động không muốn di chuyển lên phía Bắc của tỉnh.


Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi thăm hỏi đời sống người lao động Công ty TNHH Sung Hyun Vina

Đại diện lãnh đạo Công ty TNHH Sung Hyun Vina cho biết, hiện tại, Công ty có 03 nhà máy chuyên sản xuất hàng may mặc đang hoạt động tại Bình Dương với hơn 2.000 lao động. Trong suốt 25 năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được những thành tựu to lớn. Để góp phần vào sự phát triển của Bình Dương, lãnh đạo Công ty rất đồng thuận với chủ trương di dời nhà máy của tỉnh và sẵn sàng tham gia vào việc đầu tư phát triển thương mại – dịch vụ tại Dĩ An. Đồng thời mong muốn tỉnh có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp di dời nhà máy, đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động bị ảnh hưởng.


Lãnh đạo Công ty TNHH Sung Hyun Vina báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh với lãnh đạo tỉnh

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cho rằng, chủ trương di dời các khu, cụm công nghiệp và doanh nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp từ phía Nam lên phía Bắc của tỉnh là một chủ trương lớn, góp phần chỉnh trang đô thị, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở các địa phương phía Nam. Đồng thời đánh giá cao quan điểm, sự đồng thuận của chủ đầu tư và các doanh nghiệp đối với chủ trương của tỉnh.


Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu tại buổi làm việc

Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, việc di dời là cần thiết, song phải thực hiện thận trọng và khoa học, đảm bảo lợi ích chung của người lao động, doanh nghiệp và của tỉnh. Vì vậy thống nhất chọn Khu công nghiệp Bình Đường, Công ty TNHH Sung Hyun Vina để làm thí điểm chuyển đổi công năng và di dời nhà máy, sau đó rút kinh nghiệm triển khai rộng ra toàn tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu các ngành liên quan điều tra đánh giá tác động của việc di dời đối với người lao động, thực hiện các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đồng thuận di dời và xây dựng các hạ tầng đáp ứng đời sống, sinh hoạt của người lao động sau quá trình di dời, góp phần ổn định sản xuất của doanh nghiệp sau khi di dời.

4/16/2024 6:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtkhu công nghiệp, Bình Dương, chuyển đổi công năng19-binh-duong-chon-khu-cong-nghiep-binh-duong-lam-diem-thuc-hien-chuyen-doi-cong-nanTrue121000
4.00
121,000
1.00
0
False
2.166666
30
Lãnh đạo tỉnh dự kỷ niệm 50 năm thành lập Sư đoàn 7Lãnh đạo tỉnh dự kỷ niệm 50 năm thành lập Sư đoàn 7

TTĐT - Sáng 10-6, Sư đoàn 7 (Quân đoàn 4) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập (13/6/1966-13/6/2016). Đến dự có ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, ông Phạm Văn Cành - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Sư đoàn 7 (mật danh Công trường 7) được thành lập ngày 13/6/1966 tại Phước Long (nay thuộc huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) trong giai đoạn quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây là một trong những Sư đoàn chủ lực đầu tiên của quân giải phóng thuộc Bộ Tư lệnh Miền. Tên gọi Sư đoàn 7 gắn liền với những chiến thắng Sở Gà, Phú Hưng... đã góp phần làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ’; hay chiến thắng Tàu Ô - Đường 13 trong chiến dịch Nguyễn Huệ đã góp phần cùng quân và dân cả nước “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.


Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (thứ 2 từ trái sang) và lãnh đạo tỉnh dự Lễ kỷ niệm. Ảnh: Quốc Chiến

Trải qua 50 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, Sư đoàn 7 đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, chiến đấu và chiến thắng, xây đắp nên truyền thống “Đoàn kết - Anh hùng - Thắng quân xâm lược”. Hiện nay, Sư đoàn 7 đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới và lực lượng dự bị động viên cho các địa phương khu vực phía Nam. Dù trong giai đoạn lịch sử nào, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 7 luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin yêu, chỗ dựa vững chắc của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương.

Với những thành tích đạt được, dịp này, Sư đoàn 7 vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích xuất sắc trong huấn luyện, phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.


Sư đoàn 7 đón nhận Bằng Khen của Thủ Tướng Chính phủ. Ảnh: Quốc Chiến


6/10/2016 3:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtSư đoàn 7, Quân đoàn 4, kỷ niệm 50 năm thành lập, Bộ Tư lệnh Miền, huấn luyện, dự bị động viên9092-Lanh-dao-tinh-du-ky-niem-50-nam-thanh-lap-Su-doan-7True
Bình Dương: Họp mặt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nướcNewBình Dương: Họp mặt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTĐT - ​Sáng 26-4, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Tỉnh ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức Họp mặt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024), 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 138 năm Quốc tế Lao động 01/5 và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).

Tham dự có ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, lão thành cách mạng; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi lễ, các đại biểu đã ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Dương trong công cuốc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.

le30.4.jpeg

Toàn cảnh buổi họp mặt

Ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, để có được niềm vui chung, nhất là niềm vui của ngày đại thắng 30/4/1975, đã có biết bao nỗi đau riêng của các gia đình có người thân đã ngã xuống, sẵn sàng hy sinh máu xương và tuổi thanh xuân để tô thắm ngọn cờ vinh quang của Tổ quốc.

Nhìn lại chặng đường 49 năm sau Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và tiếp nối truyền thống vẻ vang sau hơn 27 năm chia tách từ tỉnh Sông Bé, tỉnh Bình Dương đã và đang vươn mình phát triển hết sức mạnh mẽ, trở thành địa phương phát triển với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như trên phạm vi cả nước, tạo nên nhiều dấu ấn đậm nét của Bình Dương trong quá trình xây dựng và phát triển.

le30.4 1.jpeg

Chương trình văn nghệ tại buổi họp mặt

Đặc biệt, với truyền thống nghĩa tình, nhân dịp 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bình Dương đã tích cực tham gia chương trình hỗ trợ xây dựng 200 căn nhà đại đoàn kết với số tiền 10 tỷ đồng do Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động thông qua các chương trình hướng về Điện Biên. Đồng thời, tổ chức thăm hỏi, tặng quà và tri ân các chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn. Những việc làm đầy ý nghĩa đó đã tạo được sự lan tỏa tích cực trong xã hội về tinh thần tương thân, tương ái, trách nhiệm, sự quan tâm, đồng hành, chia sẻ của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân tỉnh Bình Dương đối với đồng bào trong cả nước.

le30.4 2.jpeg

Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đọc diễn văn ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh mong muốn và tin tưởng rằng, truyền thống đoàn kết gắn bó, cộng đồng trách nhiệm; tính năng động, sáng tạo; dám nghĩ, biết làm và dám chịu trách nhiệm vốn là ưu điểm lớn của người Bình Dương sẽ tiếp tục được kế thừa, phát huy và lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa nhằm hiện thực hóa khát vọng xây dựng tỉnh nhà trở thành đô thị thông minh, văn minh, giàu đẹp và hiện đại, thực sự là nơi đáng sống.

le30.4 3.jpeg

le30.4 4.jpeg

le30.4 5.jpeg

Lãnh đạo tỉnh trao Huy hiệu Đảng cho đảng viên

Trong chương trình họp mặt, Tỉnh ủy đã trao tặng Huy hiệu Đảng cho 05 đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh Sông Bé và tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ. Đây là sự ghi nhận và tôn vinh của Đảng đối với những cống hiến hết sức bền bỉ và rất quan trọng của các đồng chí cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, kiến thiết và phát triển của tỉnh Sông Bé trước đây và tỉnh Bình Dương ngày nay. 

4/26/2024 4:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBình Dương, Họp mặt, kỷ niệm, 49 năm,Giải phóng, miền Nam, thống nhất, đất nước899-binh-duong-hop-mat-ky-niem-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-thong-nhat-dat-nuoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN và tầm nhìn tương lai - thúc đẩy toàn cầu hóaXây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN và tầm nhìn tương lai - thúc đẩy toàn cầu hóa

​TTĐT - Nằm trong chuỗi hoạt động của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Horasis 2019, ngày 25-11, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh đã diễn ra Phiên họp toàn thể với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN" và "Tầm nhìn tương lai – thúc đẩy toàn cầu".

Tham dự có ông Trần Thanh Liêm – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Nguyễn Thị Kim Oanh – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Đặng Minh Hưng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và các doanh nghiệp.

Tại phiên họp toàn thể, các diễn giả đã thảo luận và đưa ra các vấn đề đang được quan tâm như ASEAN đã tạo nên một ảnh hưởng ôn hoà trong hơn 50 năm qua; các nhóm mới đang nổi lên - với định hướng kinh doanh mạnh mẽ hơn. Đồng thời đặt ra các vấn đề liên quan đến tương lai của châu Á; giải pháp để tạo hệ sinh thái giúp doanh nghiệp thịnh vượng; vấn đề chuyển dịch năng lượng; bảo đảm sự chuyển dịch tự do của châu Á. Các diễn giả cũng đã đưa ra những ý kiến như cần tìm cách tận dụng sự đa dạng để gia tăng năng lực quản trị; tìm kiếm các ngành nghề để đầu tư như Internet kết nối vạn vật (IoT), giáo dục, y tế sức khỏe; hợp tác, phát triển công nghệ.


Các diễn giả trình bày tại Phiên họp toàn thể

Theo các chuyên gia, việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN là một cột mốc quan trọng trong chương trình hội nhập kinh tế khu vực ở châu Á; ASEAN khi phát triển sẽ có rất nhiều lợi ích mang lại cho thành viên. Điển hình là sự hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Sigapore trong việc phát triển Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) tại Việt Nam. VSIP là dự án rất linh hoạt, là dự án thành công nhất được xây dựng từ ý tưởng hợp tác giữa Thủ tướng hai nước Việt Nam và Singapore từ năm 1994. Hiện VSIP đã có mặt tại 05 tỉnh, thành của Việt Nam. Trong giai đoạn mới các khu công nghiệp mới của VSIP đang được nghiên cứu thiết kế đã và đang được xây dựng theo mô hình thông minh hơn từ hạ tầng cơ sở, hiệu quả hơn, nguồn năng lượng ổn định hơn. Hiện chúng tôi đang kết hợp với các đối tác từ Singapore để áp dụng các công nghệ về vận hành, quản trị, xử lý nước thải, cung cấp nước sạch cho đến thu gom rác".


Toàn cảnh phiên họp


Lãnh đạo tỉnh tham dự Phiên họp toàn thể

Đối với việc thúc đẩy toàn cầu hóa, các chuyên gia cho rằng, IT sẽ là công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Quá trình toàn cầu hóa hiện đang bư​ớc vào một ngã rẽ quan trọng, bởi vì những thách thức mà nó đang đối mặt sẽ quyết định con đường phát triển của nó trong vài năm tới đây. Chúng ta cần phải nhận thức được rằng, môi trường hiện tại đang rất thiếu ổn định và những thách thức mà chúng ta đang đối mặt cần được giải quyết ổn thỏa để có thể đạt được một phiên bản toàn cầu hóa vững chắc hơn. Vấn đề số hóa cũng được các chuyên gia đề cập đến trong phiên họp. Thế giới chưa được chuẩn bị để ứng phó những thay đổi lớn của toàn cầu hóa trong "kỷ nguyên 4.0", vì thế cần xác lập các khuôn khổ và cơ chế mới để có thể tận dụng tốt hơn những cơ hội phía trước. Tiến trình toàn cầu hóa mang lại tăng trưởng kinh tế và phát triển, song cũng khiến tình trạng bất bình đẳng ngày càng giãn rộng. Do đó, hoàn thiện các cấu trúc chính sách, hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy phát triển bền vững, toàn diện hơn, đặc biệt là hướng đến con người, không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình toàn cầu hóa 4.0. Đối với châu Á, toàn cầu hóa đang đặt ra nhiều vấn đề cho mỗi quốc gia. Sự phát triển kinh tế và công nghệ quá nhanh trong khi năng lực quản trị ở cả cấp độ toàn cầu và quốc gia chưa kịp thích ứng. Các tiến bộ về công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây… đòi hỏi các nước châu Á không chỉ đổi mới mà phải sáng tạo những mô hình kinh doanh hoàn toàn mới.

11/25/2019 8:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiết790-xay-dung-cong-dong-kinh-te-asean-va-tam-nhin-tuong-lai-thuc-day-toan-cau-hoFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Minh Hưng tiếp Tân Tổng Lãnh sự LàoPhó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Minh Hưng tiếp Tân Tổng Lãnh sự Lào

TTĐT - ​Chiều 04-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Đặng Minh Hưng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp bà Phimpha Kcomixay - Tân Tổng Lãnh sự Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại thành phố Hồ Chí Minh đến chào xã giao.

Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Minh Hưng khẳng định, Bình Dương luôn cố gắng giữ gìn, củng cố tình hữu nghị giữa Việt Nam và Lào; sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho Tổng Lãnh sự quán Lào hoạt động tốt nhất.

Lào 1.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Minh Hưng tiếp Tân Tổng Lãnh sự Lào tại thành phố Hồ Chí Minh ​

Ông cho biết, Bình Dương và tỉnh Champasak của Lào đã có mối quan hệ khăng khít nhiều năm qua, cùng giúp đỡ nhau phát triển trên nhiều lĩnh vực. Hàng năm, hai địa phương đều có đoàn cán bộ sang thăm và làm việc nhằm thắt chặt quan hệ hợp tác. Về phát triển kinh tế, hai tỉnh đã cùng hợp tác trồng 10.000 hecta cây cao su và xây dựng 02 nhà máy chế biến mủ cao su để phục vụ cho thu hoạch và sản xuất.​ Về giáo dục đào tạo, đã có hơn 70 sinh viên Lào đang theo học tại các trường đại học tại Bình Dương; một số đã tốt nghiệp và quay về phục vụ đất nước. Bên cạnh đó, hàng năm, Bình Dương luôn có nhiều suất học bổng cho các sinh viên Lào học tốt. Ngoài ra, tỉnh còn phối hợp đào tạo sĩ quan quân đội cho bộ đội Lào và tổ chức cho các đoàn Lào thăm, khám, chữa bệnh tại Bình Dương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn, Tân Tổng Lãnh sự Lào Phimpha Kcomixay với vai trò cầu nối của mình sẽ kết nối các doanh nghiệp hai bên, thắt chặt quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại giữa Bình Dương với các địa phương của Lào. Bình Dương sẽ nỗ lực đưa quan hệ hai bên ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, cũng như mở ra và củng cố các lĩnh vực hợp tác nhiều tiềm năng như du lịch, giáo dục…

Lào 2.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Minh Hưng tặng quà lưu niệm cho Tân Tổng Lãnh sự Lào tại thành phố Hồ Chí Minh

Bày tỏ sự vui mừng và vinh dự được nhận nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, Tân Tổng Lãnh sự Lào Phimpha Kcomixay cho rằng quan hệ giữa nhân dân hai nước cần liên tục được gắn kết, bồi đắp, đặc biệt là người dân ở khu vực biên giới Việt Nam - Lào. Bà mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền Bình Dương. Từ đó, hai bên sẽ có những trao đổi, giải pháp cụ thể để thúc đẩy đầu tư, kinh doanh; tăng cường hợp tác ở các lĩnh vực giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ…; đẩy mạnh khai thác tiềm năng du lịch giữa hai quốc gia… Bà khẳng định vai trò của mình và hứa sẽ cố gắng hết sức tiếp tục củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào. 

Lào 3.jpg

Các đại biểu chụp hình lưu niệm ​​

4/4/2019 10:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnh; Thông tin đối ngoạiTin/CMSImageNew/2019-04/tin 4- PCT UBND Tinh BDg tiep tan tong lanh su Lao.mp3Xem chi tiếtĐặng Minh Hưng, Tân Tổng Lãnh sự, Lào438-pho-chu-tich-ubnd-tinh-dang-minh-hung-tiep-tan-tong-lanh-su-laTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Trường Đại học Thủ Dầu Một có tân Chủ tịch Hội đồng Trường Trường Đại học Thủ Dầu Một có tân Chủ tịch Hội đồng Trường

TTĐT - ​C​hiều 15-8,​ ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã chủ trì Phiên họp thứ hai Hội đồng Trường Đại học Thủ Dầu Một khóa II, nhiệm kỳ 2023–2028. 

​​Báo cáo tại Phiên họp, TS. Nguyễn Quốc Cường - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một cho biết, thực hiện quy trình kiện toàn Hội đồng Trường và các chức danh chủ chốt theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Hội nghị cán bộ viên chức, người lao động Nhà trường đã bầu kiện toàn đủ 21 thành viên. Theo đó, cơ cấu Hội đồng Trường nhiệm kỳ mới bao gồm: 04 thành viên đương nhiên; 09 thành viên đại diện viên chức – giảng viên, người lao động; 08 thành viên ngoài trường gồm đại diện cơ quan quản lý, đại diện người sử dụng lao động, cựu sinh viên, nhà khoa học, cộng đồng xã hội. Để hoàn thiện các chức danh chủ chốt của Hội đồng Trường, Phiên họp thứ hai tiến hành bầu cử chức danh Chủ tịch Hội đồng Trường nhiệm kỳ mới.

baucthoidongtruong2.jpg

Đại biểu bỏ phiếu bầu Chủ tịch Hội đồng Trường

Được sự thống nhất của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự giới thiệu của UBND tỉnh, Hội đồng Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tiến hành bỏ phiếu bầu chức danh Chủ tịch Hội đồng Trường. Kết quả, TS. Đoàn Ngọc Xuân - Vụ Trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương đã được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thủ Dầu Một nhiệm kỳ 2023-2028. Sau khi hoàn thành việc bầu Chủ tịch Hội đồng Trường, Trường sẽ hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận Hội đồng Trường và Chủ tịch Hội đồng Trường.

baucthoidongtruong4.jpg

TS.Đoàn Ngọc Xuân phát biểu nhận nhiệm vụ

Phát biểu tại Phiên họp, TS. Đoàn Ngọc Xuân khẳng định sẽ cùng với các thành viên của Hội đồng Trường chung trí, chung sức, đồng lòng nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm, triển khai có hiệu quả các hoạt động của Hội đồng Trường. Qua đó, đóng góp định hướng, giải pháp phát triển bền vững các giá trị khoa học giáo dục của Nhà trường.

baucthoidongtruong3.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà phát biểu tại Phiên họp

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Hội đồng Trường nhiệm kỳ mới cần tập trung đoàn kết, phát huy năng lực chuyên môn, kinh nghiệm quản lý xây dựng các kế hoạch, chiến lược hoạt động phù hợp với thực trạng của Nhà trường, phù hợp với thực trạng nền giáo dục đại học Việt Nam. Để tăng cường chức năng của Hội đồng Trường, cần xây dựng kênh thông tin liên hệ đảm bảo thông suốt để các thành viên nắm bắt tình hình thực tế, kịp thời tham mưu đóng góp ý kiến, gợi mở các giải pháp và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của Nhà trường. "Phát huy sức mạnh tổng hợp, Hội đồng Trường cùng với tập thể cán bộ giảng viên, học viên và sinh viên sẽ tạo ra những chuyển biến đột phá mới về quy mô và chất lượng, khẳng định vị thế của một đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao của tỉnh Bình Dương trên hệ thống các trường đại học trong nước, quốc tế" - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Tại các Phiên họp tiếp theo, Hội đồng Trường sẽ tiếp tục triển khai công tác bầu các chức vụ chủ chốt Ban Giám hiệu, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; đồng thời bàn thảo, xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng Trường nhiệm kỳ mới.

baucthoidongtruong1.jpg

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

8/16/2023 9:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtTrường Đại học Thủ Dầu Một, tân Chủ tịch Hội đồng Trường239-truong-dai-hoc-thu-dau-mot-co-tan-chu-tich-hoi-dong-truongTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1
1
HĐND tỉnh Bình Dương khóa X: Dấu ấn nửa nhiệm kỳHĐND tỉnh Bình Dương khóa X: Dấu ấn nửa nhiệm kỳ

TTĐT - ​Sau thành công của Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 06/7/2021, 70 đại biểu HĐND tỉnh Bình Dương khóa X chính thức thực hiện trách nhiệm của mình với cử tri và nhân dân tỉnh nhà. Trải qua nửa nhiệm kỳ, Thường trực HĐND, các Ban HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh đã linh hoạt, sáng tạo, đổi mới, nỗ lực thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, xứng đáng với niềm tin của cử tri.

​​Quyết nghị nhiều nội dung quan trọng

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND tỉnh khóa X đã quyết nghị khối lượng lớn nội dung quan trọng, với 165 nghị quyết được ban hành tại 11 kỳ họp. Các nghị quyết đều mang tính thời sự, cấp bách, linh động, sáng tạo, thực sự đi vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho UBND tỉnh quản lý, điều hành và được nhân dân đồng tình, ủng hộ cao. Nội dung các nghị quyết tập trung đi sâu vào chính sách phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), đề cập đến các vấn đề có tác động, ảnh hưởng lớn đến KTXH và đời sống người dân. 

Trong đó có thể kể đến những nghị quyết quy định chính sách liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại địa phương, như: Nghị quyết về chế độ hỗ trợ đối với Tổ Covid cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương; chính sách hỗ trợ thêm tiền ăn đối với người phải điều trị nhiễm Covid-19 (F0) và cán bộ y tế thường trực 24/24 giờ tại cơ sở điều trị, cách ly y tế do Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương; chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà đối với người lao động đang ở trọ trên địa bàn tỉnh Bình Dương… Các chính sách được ban hành kịp thời đã góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống dịch của tỉnh Bình Dương, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước khôi phục sản xuất kinh doanh, phát triển KTXH. 

hdndgiuanhiemky2.jpg

hdndgiuanhiemky6.jpg

Đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua các nghị quyết tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động chỉ đạo, điều hành phát triển KTXH của tỉnh

Các nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án cải tạo, mở rộng Quốc lộ 13, đầu tư dự án xây dựng đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn Bình Dương; đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh; Nghị quyết về việc đồng thuận đề xuất thực hiện dự án đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành,… được HĐND tỉnh thông qua đã tạo cơ sở cho tỉnh thực hiện được các công trình hạ tầng giao thông quan trọng mang tính kết nối liên Vùng. 

Nghị quyết về việc thông qua Đồ án Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III, nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng (tỷ lệ 1/5.000) Khu công nghiệp Cây Trường,… là cơ sở để Bình Dương xây dựng khu công nghiệp mới theo quy hoạch, mở rộng quỹ đất sạch để đón làn sóng đầu tư mới trong giai đoạn phát triển mới. 

Đặc biệt, các nghị quyết về chính sách đặc thù liên quan đến phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, đến ngành Y tế, Gáo dục, công tác giảm nghèo,…. đã tác động tích cực, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống người dân.

Công tác thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh ngày càng được chú trọng về chất lượng, với 178 nội dung thẩm tra phục vụ kỳ họp và 68 nội dung phục vụ phiên họp Thường trực HĐND tỉnh. Các báo cáo thẩm tra đã đánh giá, phân tích những mặt còn tồn tại, hạn chế, chỉ ra được những nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị cụ thể, thể hiện được chính kiến và có tính phản biện, làm cơ sở để các đại biểu thảo luận, xem xét các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương. 

hdndgiuanhiemky5.jpg

Các Ban HĐND tỉnh chú trọng đẩy mạnh khảo sát thực tế nhằm nắm bắt thông tin phục vụ công tác giám sát

Bên cạnh đó, HĐND, Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh đã thực hiện tốt các hoạt động giám sát thông qua việc giám sát trực tiếp tại kỳ họp, xem xét văn bản, giám sát chuyên đề, tổ chức phiên chất vấn giữa hai kỳ họp, phiên giải trình của Thường trực HĐND tỉnh. Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết, nửa nhiệm kỳ qua, HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND tỉnh đã tổ chức 13 chuyên đề giám sát về các lĩnh vực kinh tế - ngân sách, văn hóa - xã hội, an ninh - trật tự, nguồn nhân lực. Qua đó, các đoàn giám sát có hơn 300 kiến nghị về những giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; thực hiện đầu tư công; quản lý, khai thác các thiết chế văn hóa; về thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; công tác xử lý đơn thư, kiếu nại tố cáo của người dân; giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri. 

Hoạt động giám sát thông qua hình thức chất vấn và trả lời chất vấn cũng đã được tiến hành và tập trung vào những vấn đề được cử tri và dư luận quan tâm. Mặc dù bị ảnh hưởng do dịch bệnh và nhân sự chủ chốt của HĐND tỉnh, song HĐND tỉnh đã tổ chức tốt 02 phiên chất vấn tại kỳ họp với 05 nhóm vấn đề được cử tri và người dân phản ánh nhiều qua các đợt giám sát chuyên đề của các Ban và qua tiếp xúc cử tri. Các ý kiến chất vấn được các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trả lời thỏa đáng, đồng thời chỉ đạo khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế được đại biểu nêu ra, tạo niềm tin cho cử tri.

Trong hoạt động tiếp xúc cử tri, HĐND tỉnh đã tổ chức 10 đợt tiếp xúc cử tri trực tiếp tại 523 điểm với 44.897 cử tri tham dự và 02 đợt tiếp xúc cử tri thông qua hình thức phiếu lấy ý kiến (do dịch bệnh Covid-19), ghi nhận 4.624 ý kiến, phản ánh của cử tri. Thường trực HĐND tỉnh đãchuyển nội dung kiến nghị, phản ánh đến UBND tỉnh và cơ quan có thẩm quyền để giải quyết, trả lời cho cử tri. 

hdndgiuanhiemky9.jpg

Cử tri là công nhân lao động chia sẻ tâm tư, nguyện vọng tại buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề

Dấu ấn của sự đổi mới, trách nhiệm

Nửa nhiệm kỳ qua diễn ra trong bối cảnh nhiều biến động, chưa có tiền lệ, dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh tại Bình Dương không những gây tổn thất nặng nề cả về vật chất và tinh thần đối với nhân dân tỉnh Bình Dương mà còn ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động của HĐND các cấp. Tuy nhiên, HĐND tỉnh đã linh hoạt, sáng tạo, đổi mớitrong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nhờ đó đã đạt nhiều kết quả nổi bật.

Công tác tổ chức kỳ họp được thực hiện theo đúng quy định, vận dụng linh hoạt hình thức Phiếu lấy ý kiến biểu quyết của đại biểu HĐND tỉnh trong thời gian cách ly toàn xã hội để kịp thời ban hành nghị quyết mang tính cấp bách theo yêu cầu thực tiễn của địa phương. Các phiên họp Thường trực HĐND tỉnh được duy trì để xem xét, kịp thời cho ý kiến các nội dung thuộc thẩm quyền, bảo đảm đồng hành cùng UBND tỉnh trong công tác quản lý điều hành, cùng thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KTXH của tỉnh. 

Thực hiện đổi mới công tác giám sát cả về hình thức và nội dung, HĐND tỉnh và các Ban chú trọng đẩy mạnh khảo sát thực tế nhằm nắm bắt thông tin phục vụ công tác giám sát, nội dung giám sát có trọng tâm, trọng điểm và đi vào chiều sâu, bám sát những vấn đề mà xã hội và cử tri quan tâm. Lần đầu tiên trong hoạt động của HĐND tỉnh, Tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị thành phố Thủ Dầu Một có chuyên đề giám sát riêng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương nơi ứng cử. Từ đó góp phần làm phong phú, đa dạng hình thức, nâng cao hơn nữa hiệu quả chất lượng giám sát của cơ quan dân cử.

Bên cạnh duy trì việc tiếp xúc cử tri bằng hình thức truyền thống, Thường trực HĐND tỉnh đã linh động đổi mới, đa dạng hóa hình thức tiếp xúc cử tri. Chương trình "Đối thoại với cử tri" phát sóng trực tiếp trên kênh BTV1 và các nền tảng ứng dụng xã hội của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương là một trong nét mới trong thực hiện chức năng đại diện của HĐND tỉnh. HĐND tỉnh đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương thực hiện 03 buổi phát sóng với các chủ đề "Thiết chế văn hóa - Góc nhìn từ thực tiễn"; "Bình Dương - Vì một tương lai an cư lạc nghiệp" và "Cải cách thủ tục hành chính - Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm".

hdndgiuanhiemky3.jpg

Chương trình "Đối thoại với cử tri" là một trong nét mới trong thực hiện chức năng đại diện của HĐND tỉnh

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chia sẻ, Chương trình đã tạo diễn đàn đối thoại trực tiếp ghi nhận và trao đổi ý kiến giữa cử tri, đại biểu dân cử và các cơ quan quản lý Nhà nước, các địa phương trong tỉnh về các vấn đề có nội dung liên quan đến công tác quản lý Nhà nước của các cơ quan chuyên môn, đơn vị, địa phương. Đây là kênh tiếp xúc cử tri mới trên nền tảng số, tạo sự thuận lợi cho cử tri và người dân trong việc phản ánh ý kiến, kiến nghị của mình. Ngoài ra, HĐND tỉnh cũngđã tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề với công nhân lao động, cán bộ Công đoàn và trẻ em trên địa bàn tỉnh…

hdndgiuanhiemky7.jpg

Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức các kỳ họp 

Trong xu thế chuyển đổi số, HĐND tỉnh đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dân cử như tổ chức các kỳ họp, phiên họp không giấy; sử dụng phần mềm điều hành kỳ họp, biểu quyết điện tử; sử dụng phần mềm theo dõi xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo trên Trang thông tin tổng hợp Đại biểu dân cử tỉnh Bình Dương…

Đặc biệt, Thường trực HĐND tỉnh khóa X đã tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động HĐND tỉnh. Bình Dương là đơn vị đầu tiên trong cả nước tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa Thường trực HĐND tỉnh với các cơ quan dân cử của Quốc hội; Hội nghị là bước tiến mới trong công tác học tập, trao đổi kinh nghiệm, đặc biệt là tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm với các cơ quan Trung ương. Tỉnh cũng đã tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố khu vực miền Đông Nam bộ. 

hdndgiuanhiemky4.jpg

Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm hoạt động của đại biểu dân cử giữa Thường trực HĐND tỉnh với các cơ quan dân cử của Quốc hội

Với tinh thần trách nhiệm của người đại biểu dân cử, HĐND tỉnh còn chú trọng thực hiện tốt các hoạt động xã hội hướng về cử tri và nhân dân, huy động các nguồn lực hỗ trợ cho người dân ở các huyện, thị xã, thành phố chịu ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 gây nên; chăm lo gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn.

hdndgiuanhiemky8.jpg

Đại biểu HĐND tỉnh thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết, HĐND tỉnh sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả vai trò của HĐND, đại biểu HĐND tỉnh trong việc thực hiện chức năng quyết định, chức năng giám sát, chức năng đại diện; thực hiện công tác lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu và phê chuẩn. Nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động, đổi mới nội dung của công tác giám sát, công tác tiếp xúc cử tri và tăng cườngứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh; thực hiện liên thông cơ sở dữ liệu HĐND 3 cấp. Chất lượng thông tin, tuyên truyền về hoạt động HĐND cũng sẽ được chú trọng hơn, đặc biệt là các Nghị quyết được HĐND ban hành nhằm tạo sức lan tỏa, hiệu quả của các nghị quyết.

"Với những thành quả đạt được của HĐND tỉnh trong những năm qua, cùng với những kinh nghiệm quý báu được đúc kết từ hoạt động thực tiễn, HĐND tỉnh sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện thành công trọng trách, nhiệm vụ của người đại biểu trước cử tri và nhân dân tỉnh nhà, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong nhiệm kỳ khóa X (2021-2026), góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025" - Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định.

9/27/2023 10:00 AMĐã ban hànhTin nội chínhBài viếtXem chi tiếtHĐND tỉnh Bình Dương, khóa X, dấu ấn, nửa nhiệm kỳ541-hdnd-tinh-binh-duong-khoa-x-dau-an-nua-nhiem-kTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Phấn đấu đến tháng 3/2026 hoàn thành dự án đường Vành đai 3 Bình Dương: Phấn đấu đến tháng 3/2026 hoàn thành dự án đường Vành đai 3

TTĐT - ​Chiều 12-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc với các nhà thầu thi công các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương, ông Trần Hùng Việt – Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh cho biết, đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương có tổng chiều dài khoảng 26,6 km. Trong đó, nút giao Tân Vạn dài 2,4 km; đoạn Bình Chuẩn - sông Sài Gòn dài 8,9 km; đoạn trùng đường Mỹ Phước - Tân Vạn dài 15,3 km. Dự án được chia thành 02 dự án thành phần: Dự án thành phần 5 (xây lắp) và Dự án thành phần 6 (bồi thường, hỗ trợ và tái định cư).

duantrongdiem1235.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi khảo sát thực tế và trao đổi với các đơn vị thi công dự án đường Vành đai 3

Dự án thành phần 5 (xây lắp) được chia thành 04 gói thầu (XL1, XL2, XL3, XL4). Đến nay gói thầu XL2 thi công đạt khối lượng 15% so với khối lượng hợp đồng; gói thầu XL4 thi công đạt khoảng 20% so với khối lượng hợp đồng. Đối với gói thầu XL3 (đoạn Bình Chuẩn đến sông Sài Gòn), sau khi có kết quả trúng thầu, các đơn vị đã tổ chức động thổ ngày 07/01/2024; hiện các nhà thầu đang phối hợp chính quyền địa phương và các hộ dân tiếp nhận mặt bằng đạt 47,48%. Gói thầu XL1 hiện đang chấm bước tài chính, lựa chọn nhà thầu xây lắp, bảo hiểm, tư vấn giám sát, dự kiến hoàn thành công tác lựa chọn các nhà thầu trong tháng 3/2024.

Về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đến nay đã thu hồi tính theo diện tích xây dựng 113,7/129 hecta (đạt tỷ lệ 88%). Dự án có khoảng 459 trường hợp đủ điều kiện tái định cư, được bố trí tại 09 khu tái định cư có sẵn tại TP.Thủ Dầu Một, TP.Thuận An và TP.Dĩ An. Bên cạnh đó, có tổng số 15 vị trí công trình hạ tầng kỹ thuật phải di dời; các ngành chức năng đang phối hợp với địa phương triển khai phương án di dời.

duantrongdiem1232.jpg

Đại diện các nhà thầu thi công dự án đường Vành đai 3 phát biểu tại buổi làm việc​

Tại buổi làm việc, đại diện các nhà thầu thi công đã trình bày một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án về công tác giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng… Theo đó, kiến nghị tỉnh chỉ đạo UBND TP.Thuận An, TP.Dĩ An và các đơn vị liên quan thực hiện hoàn thành 100% công tác giải phóng mặt bằng và di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật (hệ thống điện, thoát nước…); phối hợp với các địa phương đảm bảo nguồn cát đắp nền đường để phục vụ thi công dự án.

Lãnh đạo tỉnh cũng đã nghe các sở ngành, địa phương báo cáo tình hình triển khai một số công trình giao thông trọng điểm khác: Đường Tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng; đường Vành đai 4…

duantrongdiem1233.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi biểu dương những nỗ lực, cố gắng của các đơn vị nhà thầu thi công và sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân trong quá trình triển khai dự án. Bí thư nhấn mạnh, thời gian tới phải tiếp tục phát huy tinh thần nỗ lực, quyết liệt vượt qua khó khăn đảm bảo đạt và vượt tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh. 

Về nhiệm vụ cụ thể, Bí thư yêu cầu các địa phương tập trung công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân để cuộc sống của người dân tại nơi ở mới bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ. Song song đó di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. 

UBND tỉnh điều hành đảm bảo nguồn vốn (Trung ương và địa phương) thực hiện dự án. Các sở ngành phối hợp với các địa phương có phương án cung cấp đầy đủ, kịp thời vật liệu xây dựng phục vụ thi công.

Trong quá trình triển khai, UBND tỉnh, các sở ngành, địa phương phải tăng cường điều hành, phối hợp, kiểm tra đôn đốc tiến độ thi công. Đề ra các phong trào thi đua, kịp thời khen thưởng các cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong thực hiện, gắn kết quả triển khai với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo chậm nhất tháng 3/2026 phải hoàn thành toàn dự án đường Vành đai 3, trước tiến độ Thủ tướng Chính phủ giao (tháng 6/2026). Bí thư tin tưởng với sự điều hành của UBND tỉnh cùng quyết tâm của các sở ngành, địa phương và các đơn vị thi công, các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh sẽ hoàn thành vượt tiến độ đề ra và đảm bảo chất lượng công trình.

duantrongdiem1234.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh kết luận buổi làm việc

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh yêu cầu các sở ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy. UBND TP.Thuận An, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh phải phối hợp chặt chẽ quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 3. Về​ nguồn vật liệu xây dựng, UBND tỉnh sẽ làm việc với các địa phương để đảm bảo nguồn cát xây dựng; giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu việc nạo vét đường thủy nội địa kết hợp thu hồi khối lượng sản phẩm để làm vật liệu san lấp, tôn tạo mặt bằng cho các công trình. 

Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, tỉnh sẽ khen thưởng động viên, khuyến khích kịp thời các nhà thầu hoàn thành tốt kế hoạch. Đề nghị các nhà thầu tiếp tục ​phát huy kết quả đạt được, phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ quyết tâm hoàn thành vượt tiến độ thi công các công trình trọng điểm. 

3/12/2024 6:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtBình Dương, phấn đấu, hoàn thành, dự án, đường Vành đai 3, tháng 3/2026394-binh-duong-phan-dau-den-thang-3-2026-hoan-thanh-du-an-duong-vanh-dai-3True121000
0.00
121,000
0.00
False
0
2
Bình Dương: Điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án giao thông trọng điểm, phí dịch vụ công trực tuyếnBình Dương: Điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án giao thông trọng điểm, phí dịch vụ công trực tuyến

​TTĐT - Sáng 31-01, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, HĐND tỉnh khóa X tổ chức Kỳ họp thứ 14 (chuyên đề) xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng, cấp thiết liên q​uan đến đầu tư công; mức phí, lệ phí thực hiện dịch vụ công trực tuyến và giá dịch vụ y tế.

​​Tham dự có ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các đại biểu HĐND tỉnh.

Điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án giao thông trọng điểm

Kỳ họp đã xem xét thông qua các Nghị quyết tạo cơ sở pháp lý đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công trọng điểm trên địa bàn tỉnh: Cam kết vốn ngân sách địa phương và điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành (đoạn qua tỉnh Bình Dương) theo phương thức đối tác công tư (PPP); sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 19/5/2023 của HĐND tỉnh về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (PPP).

kyhop14chuyende2.jpg

kyhop14chuyende3.jpg

Đại biểu tham dự kỳ họp

Ông Phạm Trọng Nhân - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành thuộc quy hoạch các tuyến đường bộ cao tốc khu vực phía Nam được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg, nhằm tạo tuyến giao thông trọng điểm, huyết mạch, góp phần kết nối, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam bộ, các tỉnh Tây  Nguyên và tỉnh Bình Dương. Ngày 08/12/2023, HĐND tỉnh Bình Dương đã thông qua Nghị quyết số 49/NQ-HĐND về chủ trương đầu tư dự án này theo phương thức đối tác công tư (PPP). Thời điểm HĐND tỉnh Bình Dương phê duyệt chủ trương đầu tư dự án chưa có ý kiến chính thức của Thủ tướng Chính phủ về số vốn phân bổ cho dự án; nên chủ trương đầu tư dự án chưa thể hiện cụ thể cơ cấu vốn ngân sách Trung ương.

Hiện tại, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 1303/TTg-KTTH ngày 06/12/2023 thông báo số vốn dự kiến hỗ trợ cho dự án là 4.000 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022, số vốn chính thức sẽ được Thủ tướng Chính phủ giao trên cơ sở báo cáo của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương về việc hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án. Thủ tướng yêu cầu các dự án do địa phương là cơ quan chủ quản (bao gồm cả các dự án được phân cấp) có cam kết của HĐND cấp tỉnh về việc bố trí đủ vốn ngân sách địa phương.

Nghị quyết bổ sung cam kết bố trí đủ vốn ngân sách địa phương tham gia dự án và điều chỉnh nội dung cơ cấu nguồn vốn ngân sách tham gia dự án. Cụ thể: Vốn tham gia của Nhà nước 8.530,11 tỷ đồng; dự kiến đảm nhiệm các hạng mục bao gồm toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng, hỗ trợ chi phí xây dựng khoảng 246 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách Trung ương 4.000 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 4.530,11 đồng.

kyhop14chuyende4.jpg

kyhop14chuyende5.jpg

Đại biểu biểu quyết thông qua các Nghị quyết bằng ứng dụng công nghệ thông tin

Dự án đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (giai đoạn 1) đã được HĐND tỉnh thông qua chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP tại Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 19/5/2023, nhằm tạo điều kiện thuận lợi kết nối vùng và nâng cao hiệu quả khai thác các tuyến đường cao tốc, các quốc lộ hướng tâm đã và đang triển khai để phát huy hiệu quả đầu tư, kết nối giao thông giữa Cảng hàng không quốc tế Long Thành với các tỉnh, thành trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tuy nhiên, hiện nay, qua thực tế triển khai thực hiện chủ trương đầu tư phát sinh một số nội dung thay đổi về quy mô giải phóng mặt bằng, về diện tích sử dụng đất... Do đó cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án để đảm bảo cơ sở pháp lý khi triển khai thực hiện.

Qua thẩm tra, bà Trần Thị Minh Hạnh – Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh cho rằng, việc  điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 nhằm phát huy hiệu quả tối đa khả năng lưu thông của tuyến đường Vành đai 4 và làm cơ sở để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng một lần tránh ảnh hưởng đến đời sống người dân trong khu vực dự án.

Theo đó, bổ sung phạm vi giải phóng mặt bằng mố cầu Thủ Biên khoảng 0,6 hecta thuộc dự án thành phần 1 giải phóng mặt bằng. Bổ sung 02 trạm dừng chân (mỗi hướng đi một trạm dừng) vào dự án theo chỉ  đạo của Thủ tướng Chính phủ, do đó thực hiện giải phóng mặt bằng 02 trạm dừng chân khoảng 05 hecta trong dự án thành phần 1.

Điều chỉnh dự kiến nhu cầu sử dụng đất từ khoảng 419,6 hecta giảm thành khoảng 279 hecta, do khảo sát thực tế một số đoạn đã thực hiện đầu tư, một số đã được bồi thường.

Mức thu phí, lệ phí đối với dịch vụ công trực tuyến giảm từ 20% - 50% 

Cũng tại Kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định phí, lệ phí đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Cụ thể, thông qua 05 loại phí, lệ phí đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến: Phí trong lĩnh vực tài nguyên nước bằng 50% mức thu phí đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tiếp; lệ phí cấp giấy phép xây dựng bằng 50% mức thu lệ phí đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tiếp; phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bằng 80% mức thu phí đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tiếp; phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của UBND tỉnh và UBND cấp huyện bằng 80% mức thu phí đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tiếp; lệ phí hộ tịch bằng 50% mức thu phí đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tiếp.

Mức thu phí, lệ phí đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến giảm từ 20% 50% so với mức thu phí, lệ phí thực hiện qua hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tiếp.

dichvucongtructuyen.jpg

Mức thu phí, lệ phí đối với một số dịch vụ công trực tuyến giảm từ 20% - ​50%​

Bà Trần Thị Minh Hạnh - Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh cho rằng, mức giảm này tuy chưa nhiều nhưng phù hợp với mặt bằng chung của các tỉnh, thành lân cận và khả năng ngân sách của tỉnh. Tổng ngân sách giảm 2,6 tỷ đồng/năm cho thực hiện nội dung này. Ban đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục rà soát, báo cáo thêm về các thủ tục hành chính đã thực hiện dịch vụ công trực tuyến và tiếp tục có đề xuất giảm mức phí, lệ phí cho các thủ tục hành chính thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến nhằm tiếp tục khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia dịch vụ công trực tuyến.

Về mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế, ​đây là mức giá tối thiểu theo hạng bệnh viện tương ứng được quy định tại Thông tư số 21/2023/TT-BYT của Bộ Y tế; không cao hơn giá của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và các bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương và bằng với giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế thống nhất trên cả nước. Đồng thời, do mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng lên 1.800.000 đồng/tháng và được tính cấu thành vào giá dịch vụ nên mức giá trong dự thảo nghị quyết tăng so với Nghị quyết số 15/2020/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của HĐND tỉnh.

kyhop14chuyende1.jpg

Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Lộc phát biểu tại Kỳ họp

Phát biểu bế mạc Kỳ họp, ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh, các Nghị quyết được thông qua có ý nghĩa rất quan trọng tạo cơ sở pháp lý để UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả cũng như đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công trọng điểm và khuyến khích người dân tham gia thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Ông đề nghị UBND tỉnh ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn và đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhằm sớm hoàn thành, phát huy hiệu quả các dự án giao thông trọng điểm, kết nối, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà.​

Đồng thời chỉ đạo tuyên truyền rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp và đẩy mạnh việc cung cấp, tăng cường khai thác dịch vụ công trực tuyến, góp phần phát triển Chính quyền số. Tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu và nắm được việc điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh chỉ áp dụng cho người không có Thẻ Bảo hiểm y tế; công khai bảng giá và tổ chức thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật.

Năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025, ông Nguyễn Văn Lộc khẳng định HĐND tỉnh sẽ tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đồng hành cùng UBND tỉnh, các cơ quan trong hệ thống chính trị thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. 

1/31/2024 4:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhBài thời sự, kýXem chi tiếtBình Dương, điều chỉnh, chủ trương, đầu tư, dự án giao thông, trọng điểm, phí dịch vụ công trực tuyến454-binh-duong-dieu-chinh-chu-truong-dau-tu-cac-du-an-giao-thong-trong-diem-phi-dich-vu-cong-truc-tuyeTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
Lãnh đạo tỉnh tiếp Đoàn công tác Báo Granma (Cuba) và Báo Nhân DânLãnh đạo tỉnh tiếp Đoàn công tác Báo Granma (Cuba) và Báo Nhân Dân

TTĐT - Sáng 05-12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã chủ trì tiếp Đoàn công tác Báo Granma (Cuba) và Báo Nhân Dân do bà Arlin Alberty Lofore - Phó Tổng Biên tập Báo Granma làm Trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại tỉnh Bình Dương. 

Cùng tiếp và làm việc với Đoàn có bà Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh .

Chào mừng Đoàn đến thăm và làm việc tại tỉnh Bình Dương, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao bày tỏ vui mừng và mong muốn bà Arlin Alberty Loforte cùng các thành viên trong Đoàn sẽ có nhiều kỷ niệm đẹp về Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng.

granma.jpg

Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tiếp Đoàn công tác Báo Granma (Cuba) và Báo Nhân Dân

Nhắc đến những năm tháng Việt Nam đấu tranh giải phóng dân tộc, ông Nguyễn Hoàng Thao bày tỏ trân trọng đối với sự ủng hộ hết lòng của đất nước Cuba dành cho Việt Nam. 

Ông đánh giá cao vai trò, vị trí của Báo Granma là cơ quan ngôn luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba. Với số lượng phát hành rất lớn khoảng hơn 600.000 bản, Báo Granma có vai trò quan trọng trong việc định hướng cho nhân dân Cuba, thể hiện tiếng nói mạnh mẽ từ tư tưởng chỉ đạo, chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước Cuba.

granma 1.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao xem những số phát hành của Báo Granma (Cuba) có thông tin về Việt Nam

Thông tin khái quát với Đoàn, Phó Bí thư Thường trực ​Tỉnh ủy đã chia sẻ về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, những đặc điểm nổi bật trong thu hút đầu tư, đối ngoại, xây dựng thành phố thông minh và công tác truyền thông báo chí của tỉnh. Các tờ báo và tạp chí hoạt động rất tích cực, sôi nổi trên địa bàn tỉnh giúp người dân tiếp cận thông tin rất đa dạng và phong phú; đời sống tinh thần của người dân ngày càng tốt hơn. 

Ông Nguyễn Hoàng Thao nhấn mạnh, dù hai nước cách xa về mặt địa lý, nhưng có nhiều điểm tương đồng và tình cảm sâu sắc trong suốt nhiều năm qua. Việt Nam luôn trân trọng sự nghiệp cách mạng báo chí của Cuba. Ông chúc Báo Nhân dân và Báo Granma tiếp tục có sự gắn kết trao đổi kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thành tốt sự nghiệp báo chí cách mạng, thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị toàn diện giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Cu Ba. 

granma 2.JPG

Hai nước Việt Nam-Cu Ba luôn dành tình cảm sâu sắc cho nhau trong nhiều năm qua

Bà Arlin Alberty Loforte cảm ơn sự đón tiếp nồng ấm của tỉnh Bình Dương khi lần đầu tiên được đến thăm Việt Nam, trong đó có Bình Dương. Bà rất ấn tượng về sự phát triển của Bình Dương, nhất là sau khi tham quan Trung tâm Hành chính công và Trung tâm giám sát điều hành thông minh tỉnh Bình Dương (IOC).

granma 8.jpg

granma 6.jpg

granma 7.jpg

Đoàn công tác tham quan tại Trung tâm Hành Chính công và IOC tỉnh Bình Dương

Bà cho biết, vừa qua, Báo Nhân Dân và Báo Granma đã ký kết hợp tác giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, qua đó, góp phần quan trọng củng cố, thắt chặt tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam-Cuba.

Trong quá trình chuyển đổi số báo chí ngày nay, hai cơ quan báo chí đã cùng thảo luận giải pháp để thông tin trên báo được nhiều người biết và tác động nhiều hơn đến xã hội. Trước thông tin xấu độc, báo chí có nhiệm vụ thông tin rộng rãi về sự thật đến người dân. ​​

Bà khẳng định, Báo Granma luôn phấn đấu là lá cờ đầu trong sự nghiệp cách mạng báo chí. Qua chuyến thăm, Đoàn đã học tập thêm nhiều kinh nghiệm tác nghiệp của phóng viên báo chí Việt Nam. Những câu chuyện lịch sử hào hùng của Việt Nam sẽ là hành trang quý giá của Đoàn khi trở về Cuba. 

Bà mong muốn sẽ có nhiều cơ hội cùng các tờ báo Đảng của Việt Nam thảo luận về quá trình chuyển đổi số; giải pháp, cách thức nắm bắt được công nghệ trong tác nghiệp báo chí, nhất là phòng, chống thông tin xấu, độc đang tấn công dữ dội như hiện nay. 


Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao tặng quà lưu niệm cho bà Arlin Alberty Lofore - Phó Tổng Biên tập Báo Granma​

granma 4.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao tặng quà lưu niệm cho lãnh đạo Báo Nhân Dân

Chiều cùng ngày, Đoàn đến tham quan Trường Đại học Quốc tế Miền Đông và Bệnh viện Quốc tế Becamex.

granma 5.jpg

Lãnh đạo tỉnh chụp ảnh lưu niệm với Đoàn công tác Báo Granma (Cuba) và Báo Nhân Dân​

Báo Granma là cơ quan ngôn luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, ra đời năm 1965. Tờ báo là phương tiện để lãnh tụ Fidel Castro và Đảng Cộng sản Cuba truyền đạt chủ trương, đường lối của Đảng đến với nhân dân Cuba và thế giới. Các ấn bản của Báo Granma xuất bản hàng ngày (trừ Chủ nhật) và là tờ báo được đọc nhiều nhất ở Cuba. 

Báo có một số ấn bản quốc tế hàng tuần, bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Bồ Đào Nha; đồng thời được phát hành ra nước ngoài. Ngoài Cuba, Báo Granma còn được in ở Argentina, Brazil và Canada. Năm 1996, Báo Granma có trang web, đây là tổ chức truyền thông đầu tiên ở Cuba có trang web.

12/5/2022 8:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtLãnh đạo tỉnh, tiếp, Đoàn công tác, Báo Granma, Cuba, Báo Nhân Dân192-lanh-dao-tinh-tiep-doan-cong-tac-bao-granma-cuba-va-bao-nhan-daTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Tiếp tục xem xét sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập Bình Dương: Tiếp tục xem xét sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập

TTĐT - ​Sáng 13-6, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp nghe Sở Nội vụ báo cáo kết quả sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) giai đoạn 2017-2022; đề xuất nhiệm vụ, giải pháp sắp xếp giai đoạn tiếp theo.

Theo báo cáo, thời điểm năm 2017, toàn tỉnh có 539 ĐVSNCL. Đến ngày 31/5/2023, tổng số ĐVSNCL còn 538 (giảm 01 đơn vị). Trong đó, sự nghiệp giáo dục đào tạo có 388 đơn vị (tăng 08); sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp 13 đơn vị (tăng 01); sự nghiệp y tế 17 đơn vị (giảm 05); sự nghiệp khoa học và công nghệ 03 đơn vị; sự nghiệp văn hóa thể thao và du lịch 17 đơn vị (giảm 03); sự nghiệp thông tin và truyền thông 07 đơn vị (giảm 05); sự nghiệp khác 93 đơn vị (tăng 03).

IMG_2635.JPG

Toàn cảnh cuộc họp

Tính đến tháng 5/2023, Bình Dương chỉ giảm được 0,1% đầu mối ĐVSNCL so với năm 2015 (mục tiêu của Nghị quyết 19-NQ/TW là giảm tối thiểu 10%). Đồng thời, theo dự thảo Đề án đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức lại hệ thống ĐVSNCL do Bộ Nội vụ đang chủ trì soạn thảo, lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương có đề ra mục tiêu đến năm 2025 giảm tối thiểu 10% số lượng ĐVSNCL so với năm 2021 (các đơn vị chưa đạt tỷ lệ giảm đầu mối ĐVSNCL trong giai đoạn 2015-2021 tiếp tục cộng dồn thực hiện đến năm 2025).

IMG_2641.JPG

IMG_2637.JPG

Đại biểu thảo luận tại cuộc họp

Trên cơ sở định hướng tiếp tục tinh gọn đầu mối ĐVSNCL trong giai đoạn tới, Sở Nội vụ đề xuất đối với cấp tỉnh, hợp nhất Trường Trung cấp Kinh tế và Trung cấp Nông lâm và nâng cấp lên thành trường Cao đẳng (vẫn giữ nguyên Trường Trung cấp Mỹ thuật – Văn hóa do yếu tố lịch sử). Hợp nhất Trung tâm hỗ trợ thanh niên công nhân và lao động trẻ với Trung tâm Hoạt động thanh niên. Hợp nhất Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, Trung tâm Thông tin và thống kê khoa học và công nghệ, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng thành 01 đơn vị. Hợp nhất Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em. Hợp nhất Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông, Trung tâm Thông tin điện tử (thuộc Sở Thông tin và Truyền thông) và Trung tâm Công báo (thuộc Văn phòng UBND tỉnh).

Sáp nhập Trung tâm Công nghệ thông tin – Lưu trữ tài nguyên môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh. Sáp nhập Trung tâm Xúc tiến du lịch và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Phát triển công nghiệp.

Giải thể Đội Thanh niên xung phong tỉnh; Trung tâm Dạy nghề và Du lịch hỗ trợ nông dân tỉnh; Quỹ Bảo trì đường bộ; Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản.

Đối với cấp huyện, sáp nhập Trạm Thủy nông vào Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (TP.Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên). Sáp nhập Đài truyền thanh, Thư viện cấp huyện (nếu có) vào Trung tâm Văn hóa – Thể thao thành Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh cấp huyện (đối với 03 địa phương chưa thực hiện TP. Thủ Dầu Một, TP. Thuận An, TP. Dĩ An). Sáp nhập Trung tâm Phát triển quỹ đất vào Ban quản lý dự án cấp huyện ở những địa phương đủ điều kiện.

IMG_2646.JPG

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh kết luận cuộc họp

Sau khi nghe lãnh đạo các sở ngành, địa phương đã góp ý cụ thể đối với các đề xuất của Sở Nội vụ, kết luận cuộc họp, ông Võ Văn Minh nhấn mạnh, việc giảm đầu mối các ĐVSNCL không vì mục tiêu chạy theo thành tích mà phải dựa trên yêu cầu thực tế và phải đảm bảo hiệu quả  nâng cao chất lượng hoạt động; giảm bộ máy tổ chức, tiết kiệm biên chế, kinh phí. Trên cơ sở ý kiến của các ngành, địa phương, Sở Nội vụ tổng hợp tham mưu UBND tỉnh để đưa ra quyết định việc sáp nhập, hợp nhất, giải thể các ĐVSNCL trong cuộc họp tới.

Hai ngành Giáo dục, Y tế phối hợp các địa phương thống nhất định hướng lộ trình đến năm 2025 sáp nhập các ĐVSNCL. ​

6/13/2023 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtBình Dương, xem xét sáp nhập, hợp nhất, giải thể,đơn vị sự nghiệp công lập 975-binh-duong-tiep-tuc-xem-xet-sap-nhap-hop-nhat-giai-the-cac-don-vi-su-nghiep-cong-lapTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.434783
23
1 - 30Next