Tin tức sự kiện
Thứ 4, Ngày 06/12/2023, 21:00
Hội thảo khoa học “Viễn cảnh kinh tế Việt Nam”
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
06/12/2023 | Mai Xuân

TTĐT - Sáng 06-12, tại TP.Thủ Dầu Một, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU) tổ chức Hội thảo khoa học “Viễn cảnh kinh tế Việt Nam”.

Tham dự có ông Nguyễn Tấn Lợi – Chủ tịch Hội đồng EIU; TS. Ngô Minh Đức – Hiệu trưởng Nhà trường; các diễn giả, nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, đại diện các doanh nghiệp, trường đại học trên địa bàn tỉnh.


Ông Nguyễn Tấn Lợi – Chủ tịch Hội đồng EIU phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại Hội thảo, TS.Ngô Minh Đức - Hiệu trưởng Nhà trường cho biết, Hội thảo là một cơ hội rất tốt để các đại biểu đến từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề với những góc nhìn đa chiều cùng ngồi lại và chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm cũng như đưa ra các giải pháp giúp Việt Nam vượt qua nhiều thách thức kinh tế trong bối cảnh nhiều biến động hiện nay, hướng đến mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Là một trong các tỉnh phát triển công nghiệp hàng đầu của Việt Nam và là địa phương đầu tiên sẽ đối mặt thách thức vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Bình Dương nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nơi đây đang nỗ lực phục hồi và ổn định kinh tế sau đại dịch, đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng phát triển xanh, thông minh và bền vững; phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo và khoa học - công nghệ. Trong những năm qua, Bình Dương đã có nhiều chính sách và tập trung nhiều nguồn lực cho Đề án Thành phố thông minh, Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương. Trong đó, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học - công nghệ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh nhà. Trong bối cảnh đó, việc nắm bắt bức tranh kinh tế vĩ mô của đất nước để hiểu rõ thực trạng, cơ hội và thách thức của Việt Nam trong sự chuyển động chung, các trào lưu của thế giới sẽ có ý nghĩa chiến lược quan trọng.

 

TS. Ngô Minh Đức – Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại Hội thảo

Tại Hội thảo, đại biểu đã nghe 02 tham luận từ các chuyên gia về viễn cảnh kinh tế của đất nước trong giai đoạn phát triển mới. Cụ thể, GS.Trần Văn Thọ - Giáo sư danh dự Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản, một chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu và tham gia các vị trí tư vấn của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản trình bày tham luận “Làm sao để Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình?”; PGS. TS Nguyễn Chí Hải - Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh trình bày tham luận “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và cơ hội, động lực mới cho tăng trưởng bền vững”.

GS. Trần Văn Thọ cho rằng, các chính sách để một quốc gia thoát bẫy thu nhập trung bình gồm: Mở rộng, thâm sâu công nghiệp hóa; phá hủy sáng tạo khu vực phi chính thức và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs); cải cách các thị trường nhân tố sản xuất; tăng cường cung cấp lao động kỹ năng cao; tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo. Nếu các nhóm chính sách đề xuất trên đây được thực hiện, Việt Nam sẽ có chuyển biến mạnh mẽ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu trong khu vực công nghiệp, chính thức hóa khu vực phi chính thức, phân bổ vốn và lao động hiệu quả, tăng chất lượng lao động và năng lực đổi mới công nghệ. Kết quả là tích lũy tư bản được đẩy mạnh theo hướng hiệu suất và kích thích đổi mới sáng tạo. Tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động tăng và hiệu quả tăng do chuyển dịch cơ cấu và do cải cách thể chế về thị trường vốn và lao động sẽ làm tăng năng suất toàn xã hội.


GS.Trần Văn Thọ - Giáo sư danh dự Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản trình bày tham luận “Làm sao để Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình?”

Theo GS. Trần Văn Thọ, liên tục tăng năng suất là yếu tố cơ bản để tránh bẫy thu nhập trung bình; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, chuyển nguồn lực từ những khu vực năng suất thấp sang năng suất cao là động lực để tăng năng suất và duy trì sức cạnh tranh quốc tế qua các giai đoạn; trong quá trình đó, tích lũy vốn và tiến bộ kỹ thuật, công nghệ đều quan trọng mặc dù vai trò tương đối của mỗi nhân tố có thể thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển.


PGS. TS Nguyễn Chí Hải - Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trình bày tham luận “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và cơ hội, động lực mới cho tăng trưởng bền vững”

Còn theo PGS. TS Nguyễn Chí Hải, để khơi thông các nguồn lực, kiến tạo và khai thác hiệu quả các “động lực mới” cho tăng trưởng kinh tế thời gian tới, trước mắt là năm 2024, ông khuyến nghị, Việt Nam nên kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững; kết hợp hài hòa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô, trong đó chính sách tài khóa cần phát huy hơn vai trò “dẫn dắt” đối với tăng trưởng kinh tế; giải quyết “nút thắt” trong phát triển thị trường bất động sản là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế năm 2024; đầu tư công, tiêu dùng nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu vẫn là các động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Dịp này, GS. Trần Văn Thọ đã ra mắt cuốn sách “Vì một Việt Nam dân giàu nước mạnh” do ông chủ biên với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và chuyên gia.

 

Ra mắt cuốn sách “Vì một Việt Nam dân giàu nước mạnh”
Lượt người xem:  Views:   1242
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện