Tin tức sự kiện
Thứ 2, Ngày 04/12/2023, 23:00
Việt Nam nỗ lực trở thành tâm điểm mới của kinh tế châu Á
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
04/12/2023 | Đoan Trang

TTĐT - ​Tại các Phiên đối thoại diễn ra vào sáng 04-12 thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Horasis 2023, các chuyên gia đã phân tích xu hướng phát triển kinh tế mới của các quốc g​ia châu Á và Việt Nam là quốc gia đang trỗi dậy mạnh mẽ.​

Phát triển chuỗi cung ứng bền vững trong bối cảnh mới

Tại Phiên đối thoại "Ảnh hưởng châu Á trong gián đoạn cục bộ chuỗi cung ứng toàn cầu", các chuyên gia đánh giá, chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị đứt gãy ở nhiều khâu quan trọng do chịu tác động của đại dịch Covid-19, cạnh tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc, cuộc xung đột Nga - Ukraina, tình trạng biến đổi khí hậu... Điều này khiến chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới, ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam. Các sự kiện cục bộ đôi khi xảy ra và gây ra nhiều gián đoạn, sau đó tất cả các dịch vụ trở nên quá tải. Gần đây, hệ thống tài chính toàn cầu bị mất ổn định sau Covid – 19 và có khả năng phát triển thành suy thoái kinh tế trên toàn thế giới. 

chuoicungung.jpg

Toàn cảnh Phiên đối thoại "Ảnh hưởng châu Á trong gián đoạn cục bộ chuỗi cung ứng toàn cầu"

Theo diễn giả Nobumitsu Akai - Giám đốc Tập đoàn JFR, Nhật Bản, sự gián đoạn chuỗi cung ứng vừa tạo cơ hội và thách thức cho sự phát triển kinh tế. Việc gián đoạn giúp đa dạng hóa nền kinh tế toàn cầu, kinh tế tuần hoàn, tạo ra đa dạng hóa nền cung ứng. Đây cũng chính là "chìa khóa", cơ hội để mỗi quốc gia đa dạng hóa nền kinh tế của mình. Việt Nam có một nền kinh tế tốt. Trong đó, nền kinh tế Việt Nam có sự đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp nhỏ. Ông tin rằng, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục thành công và tận dụng được đà phát triển.

Diễn giả Francis Schortgen - Phó Trưởng khoa, Đại học Utah cơ sở châu Á, Hàn Quốc cho rằng, chuỗi cung ứng hàng hóa và dịch vụ toàn cầu đang đứng trước những thách thức lớn, đặt ra nhu cầu cấp bách cần phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng để có thể tránh được tình trạng dễ bị tổn thương nếu chỉ tập trung vào một quốc gia, một khu vực hoặc một nhà sản xuất đơn lẻ. Sức mạnh đàm phán của các bên sẽ là giải pháp tốt hơn để giảm sự ảnh hưởng kinh tế do gián đoạn chuỗi cung ứng gây ra. Với nền kinh tế tuần hoàn, mỗi quốc gia sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào chủ thể, đồng thời ứng dụng công nghệ Blockchain sẽ tạo gắn kết tốt hơn.

chuoicungung 2.jpg

Đại biểu thảo luận tại Phiên đối thoại

Các chuyên gia cũng cho rằng, đối với Việt Nam, duy trì tính bền vững là ưu tiên hàng đầu trong lộ trình phát triển. Việt Nam cần tổ chức lại chuỗi cung ứng sản xuất công nghiệp, triển khai những hình thức mới, tạo sự bền vững, linh hoạt để phát triển chuỗi cung ứng; thúc đẩy phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa trong nước; sử dụng công nghệ trong toàn bộ chuỗi giá trị nhằm tạo ra sự linh hoạt và minh bạch hơn cho chuỗi cung ứng bền vững; tận dụng lợi ích mà các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại để mở rộng tìm kiếm nguồn cung vật liệu và đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời, tham gia hợp tác vào chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm bảo đảm chuỗi cung ứng bền bỉ, đa dạng hóa, tránh nguy cơ đứt gãy chuỗi giá trị, gián đoạn nguồn cung. 

Dòng vốn đầu tư đang đổ về châu Á

Tại Phiên đối thoại "Đầu tư tác động châu Á", các diễn giả đã thảo luận về vấn đề khi các công ty châu Á dần lớn mạnh và tiếp cận thị trường tài chính để tái cấp vốn, sẽ có cơ hội cho các nhà đầu tư tác động. Theo các diễn giả, cần phải có những chiến lược, giải pháp cho các vấn đề như cách tạo ra giá trị ổn định và bền vững; xem xét sự ảnh hưởng của đầu tư tác động trong việc thay đổi kết cấu kinh tế và xã hội của châu Á và cách truyền cảm hứng cho các nhà đầu tư chuyển từ lý thuyết sang thực hành thúc đẩy cơ hội hành động.

dautuchauA.jpg

Toàn cảnh Phiên đối thoại "Đầu tư tác động châu Á"

Các chuyên gia cũng lý giải, cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ đang điều hướng dòng tiền vào các tài sản ở châu Á. Các nhà đầu tư đang tự tin đặt cược vào Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi ở châu Á. Ngoài ra, nhu cầu cần thiết lập chuỗi cung ứng mới cho thấy đầu tư vào khu vực châu Á có thể sẽ tăng lên, đặc biệt trong lĩnh vực kho vận (logistics). Việc kết nối các nhà đầu tư đang tìm kiếm nguồn thu nhập đáng tin cậy với các dự án cần hỗ trợ tài chính là sứ mệnh của các công ty tín dụng tư nhân, đây chính là một hoạt động sinh lời ở châu Á và có thể trở nên ngày càng phổ biến.

Chia sẻ vấn đề làm sao để các doanh nghiệp Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ông Marko Kasic - Người sáng lập FundLife International, Philippines cho biết, hầu hết các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội tốt. Các doanh nghiệp ở Việt Nam phải hiểu vấn đề của mình và chứng minh sự cần thiết cấp bách của vấn đề đó, đặc biệt, nếu họ đang xem xét về đầu tư tác động. Ông nhấn mạnh, hầu hết các nhà đầu tư đều muốn thấy một số lợi tức rõ ràng từ số vốn họ bỏ ra, nhưng họ cũng muốn thấy các lợi tức từ tác động tích cực đến xã hội. Vì vậy, theo ông các nhà đầu tư cần có một giải pháp tốt và sau đó đưa ra một hoặc nhiều nghiên cứu điển hình mang tính thuyết phục rõ ràng về lý do tại sao họ nên đầu tư vào Việt Nam. Và thực tế, các nhà đầu tư cũng đang quan tâm đến các thị trường mới nổi, đặc biệt là Việt Nam, một thị trường nhiều triển vọng, có rất nhiều cơ hội tăng trưởng, là một đất nước đang phát triển. 

dautuchauA 1.jpg

Các chuyên gia trao đổi các nội dung liên quan đến đầu tư tại châu Á

Cũng theo ông Marko Kasic, để công ty khởi nghiệp tiếp cận các nguồn vốn đầu tư tài trợ, họ cần tiếp cận nguồn vốn đầu tư mạo hiểm, cần đưa ra những đề xuất, kế hoạch hấp dẫn. Vì vậy, giống như bất kỳ doanh nghiệp nào, họ cần có đề xuất và cần đến gặp các tổ chức phù hợp, ví dụ như Ngân hàng Phát triển châu Á hay Quỹ Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). 

Theo ông Tadahiro Kaneko - Phó Giám đốc Phát triển bền vữngTập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui, Nhật Bản, để thực sự mở rộng đầu tư tác động, việc thiết lập một khuôn khổ phù hợp cho các KPI (Chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động) là rất quan trọng và tất cả khuôn khổ để đo lường tác động cần phải được hỗ trợ bởi cơ sở khoa học và đánh giá của bên thứ ba. Vì vậy, các tổ chức tài chính đã và đang cố gắng tiếp tục thiết lập một khuôn khổ tiêu chuẩn và mang tính thuyết phục để đo lường các tác động. Để tạo ra giá trị bền vững, theo ông Tadahiro Kaneko, điều rất quan trọng là phải đưa ra các KPI đáng tin cậy và có thể đo lường được, bên cạnh lợi nhuận bằng tiền mặt. 

Doanh nghiệp gia đình có nhiều lợi thế cạnh tranh

Xoay quanh chủ đề "Doanh nghiệp gia đình: Thúc đẩy tăng trưởng châu Á", các chuyên gia nhận định, khi nhắc đến công ty gia đình, nhiều người nghĩ ngay đến một công ty quy mô nhỏ, nhiều người trong cùng gia đình hay dòng họ điều hành công tyvà ít được người lao động tín nhiệm khi chọn lựa nơi làm việc.Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn trái ngược, công ty gia đình hiện đang có lợi thế cạnh tranh lớn khi điểm tín nhiệm cao hơn 12% so với các doanh nghiệp khác.

doanhnghiepGD.jpg

Phiên thảo luận "Doanh nghiệp gia đình: Thúc đẩy tăng trưởng châu Á"

Theo bà Veronica Shim - Người sáng lập E-Alliance, Singapore, việc đánh giá sự bền vững trước hết được nhìn nhận từ tài sản, sự thịnh vượng của công ty đó. Tài chính vững mạnh và một cơ ngơi chính là nền tảng cho thế hệ tương lai. Theo bà, để công ty gia đình tiếp tục phát triển hơn nữa, thế hệ kế thừa phải thấm nhuần kinh nghiệm kinh doanh, quan hệ đối tác, khách hàng, được đào tạo có tầm nhìn, có trí tuệ để phát triển công ty hơn nữa.

Theo diễn giả Li Zhongtao - Giám đốc điều hành Capsio Technology Co., Trung Quốc, sự tiến bộ của công nghệ diễn ra nhanh chóng ở các mô hình kinh doanh. Doanh nghiệp gia đình luôn có sự chuyển giao quyền lãnh đạo, nguồn lực tài chính, mô hình vận hành cùng với kinh nghiệm, kho tàng kiến thức. Do đó, việc những doanh nghiệp gia đình ứng dụng công nghệ để số hóa, chuyển giao một cách hiệu quả sẽ giúp thế hệ kế cận tiếp nhận và phát triển doanh nghiệp bền vững hơn.

doanhnghiepGD 2.jpg

Nhiều chuyên gia tham gia Phiên thảo luận

Bà Becky Wong - Giám đốc điều hành, Globex Capital Partners, Đặc khu hành chính Hồng Kông đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất tại khu vực châu Á. Doanh nghiệp tư nhân và gia đình đóng vai trò quan trọng trong GDP của Việt Nam.

Theo bà, doanh nghiệp gia đình Việt Nam cần tập trung thực hiện những mục tiêu ngắn hạn; xây dựng bản sắc và giá trị riêng; thu nhập về lợi nhuận nhưng vẫn phải đảm bảo được tính bền vững. Mặt khác, các doanh nghiệp gia đình Việt Nam nên ưu tiên cải thiện năng lực kỹ thuật số và tái tư duy hoạt động kinh doanh, cân nhắc việc thay đổi và điều chỉnh mô hình kinh doanh với ưu tiên hàng đầu là mở rộng sang các thị trường mới trong những năm tới.​

Lượt người xem:  Views:   383
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện