Tin tức sự kiện
Thứ 4, Ngày 02/03/2022, 11:00
TP.Thuận An cần phát triển trục ven sông Sài Gòn để nâng tầm đô thị và sớm di dời các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu, cụm công nghiệp
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
02/03/2022 | Mai Xuân

TTĐT - Đó là chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tại buổi làm việc với Thành ủy Thuận An về định hướng quy hoạch phát triển đô thị ven sông Sài Gòn, rà soát các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố diễn ra vào chiều 01-3 tại hội trường Thành ủy Thuận An.

Tham dự buổi làm việc có ông Phạm Văn Chánh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Mai Hùng Dũng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh.

Tiếp và làm việc với Đoàn lãnh đạo tỉnh có lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Thuận An và các phòng ban.

Phát triển đô thị trục ven sông Sài Gòn theo hướng hỗn hợp cao tầng

Báo cáo với Đoàn công tác, ông Nguyễn Thanh Tâm – Chủ tịch UBND TP.Thuận An cho biết, sông Sài Gòn chảy qua địa bàn TP.Thuận An có chiều dài khoảng 13,6km qua các phường Vĩnh Phú, Lái Thiêu, Bình Nhâm và xã An Sơn. Theo quy hoạch, tuyến đường ven sông Sài Gòn kết nối từ cầu Bà Lụa (TP.Thủ Dầu Một) đến cầu Vĩnh Bình (TP.Hồ Chí Minh) với tổng chiều dài 13,2km. Các dự án đã triển khai dọc sông Sài Gòn gồm: Khu dân cư và tái định cư xã An Sơn; Khu nhà ở cao tầng Eden- Thuận An; công viên ven sông Sài Gòn; công trình giao thông; hệ thống cảng, bến thuỷ nội địa. Hành lang ven sông Sài Gòn từ sông Vĩnh Bình, phường Vĩnh Phú tới cảng An Sơn được quy hoạch là trục cảnh quan quan trọng của thành phố. Tính chất của hành lang này là phát triển hỗn hợp cao tầng đa chức năng như thương mại - dịch vụ, nhà hàng, khách sạn và các tổ hợp nhà ở - dịch vụ chất lượng cao gắn với sông Sài Gòn.

   

Chủ tịch UBND thành phố Thuận An Nguyễn Thanh Tâm báo cáo định hướng quy hoạch phát triển đô thị ven sông Sài Gòn

Qua báo cáo của UBND thành phố Thuận An và đơn vị tư vấn, để Thuận An trở thành trung tâm kinh tế -xã hội lớn phía Nam của tỉnh, đóng vai trò đô thị kết nối hệ thống đô thị khu vực phía Bắc của tỉnh và là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh, thành phố cần quan tâm đến công tác chỉnh trang đô thị; cần giữ được hệ sinh thái du lịch; quan tâm phát triển vườn cây ăn trái Lái Thiêu để xây dựng đặc trưng phát triển du lịch sinh thái, ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh – Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho rằng, đơn vị tư vấn cần nghiên cứu thêm việc kết nối TP.Thuận An với Hồ Chí Minh qua các cửa ngõ chính. Quan tâm nguồn lực để đạt các tiêu chí đô thị loại II trong đó có quy hoạch hệ thống cây xanh, số lượng không gian công cộng, đèn chiếu sáng. Nâng cấp quy mô đường trục ven sông Sài Gòn cho phù hợp với phân cấp cao tầng. Trong quá trình quy hoạch, thành phố cũng cố gắng giữ lại một phần khu vực vườn cây ăn trái.

   

Đại biểu góp ý tại buổi làm việc

Còn ông Nguyễn Khoa Hải - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lại cho rằng, Thuận An cần đẩy mạnh phát triển du lịch ven sông Sài Gòn gắn kết với các địa phương khu vực phía Nam của tỉnh và TP.Hồ Chí Minh. Nghiên cứu quy hoạch xây dựng tuyến phố đi bộ, chợ đêm ven sông Sài Gòn để tạo không gian đô thị hỗn hợp.

Phát biểu chỉ đạo về định hướng quy hoạch phát triển đô thị ven sông Sài Gòn, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Thuận An tiếp thu các ý kiến đóng góp của đại biểu để khai thác tối đa tiềm năng phát triển đô thị ven sông. Đồng thời cần quan tâm đến công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị và nhà ở cho công nhân; sửa chữa các khu nhà ở đã không còn đạt chuẩn. Xây dựng thêm các công trình văn hóa thể thao, các công viên công cộng để phục vụ nhu cầu của người dân thành phố.

Sớm di dời các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu, cụm công nghiệp

Báo cáo về tình hình di dời các doanh nghiệp sản xuất nằm ngoài khu, cụm công nghiệp, ông Nguyễn Thanh Tâm – Chủ tịch UBND thành phố cho biết, hiện tại, thành phố có khoảng 555 doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Đa số các doanh nghiệp này là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có vốn đầu tư ít, diện tích mặt bằng hạn chế, công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức, việc xử lý chất thải chưa được đầu tư thỏa đáng gây tác động xấu đến cộng đồng dân cư và gây khó khăn trong công tác quản lý, kiểm soát và không phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị và công nghiệp tại địa phương. Từ năm 2017, UBND thành phố đã tổ chức kiểm tra đối với 786 doanh nghiệp, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, xử phạt vi phạm hành chính đối với 224 trường hợp. Đến nay, còn 37 trường hợp chưa thực hiện đầy đủ các nội dung của quyết định xử phạt. Bên cạnh đó, UBND thành phố đã thống kê có khoảng 505 doanh nghiệp, cơ sở nằm ngoài khu, cụm công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, chủ yếu gồm các ngành nghề: Sản xuất đồ gỗ, gia công cơ khí, sản xuất các sản phẩm nhựa, gốm sứ, kinh doanh phế liệu… Trong thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp tại các phường An Phú, Bình Chuẩn, Thuận Giao, Bình Hòa đã thực hiện di dời và chuyển đổi công năng sử dụng đất sang phát triển thương mại – dịch vụ, nhà ở thương mại phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt và phù hợp theo định hướng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

UBND thành phố kiến nghị tỉnh sớm ban hành quy định về những nguyên tắc, cơ sở pháp lý, tiêu chí để xem xét cho chủ trương đầu tư, gia hạn thời gian di dời của doanh nghiệp để có cơ sở vận động các doanh nghiệp di dời nhà xưởng nằm ngoài khu, cụm công nghiệp đến các khu, cụm công nghiệp phía Bắc của tỉnh hoặc các địa điểm khác phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành và đảm bảo công tác bảo vệ môi trường.

Theo ông Nguyễn Thanh Toàn – Giám đốc Sở Công Thương, trong tháng 3/2022, Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh xem xét, ban hành các tiêu chí di dời. Thuận An sẽ là địa phương thí điểm việc di dời cơ sở sản xuất nằm ngoài khu, cụm công nghiệp, trong đó vận động các doanh nghiệp, tập đoàn lớn thực hiện di dời để tạo quỹ đất lớn cho Thuận An phát triển thương mại – dịch vụ.

   

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu chỉ đạo buổi làm việc

Bà Nguyễn Ngọc Thúy – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng, đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng chưa thực hiện di dời do còn vướng mắc trong cơ chế, chính sách thì tỉnh cần sớm ban hành cơ chế, chính sách mới để hỗ trợ doanh nghiệp di dời. Đối với những doanh nghiệp đầu tư nằm ngoài khu, cụm công nghiệp đã hết thời gian sử dụng đất thì không gia hạn thời gian sử dụng đất.

Qua ý kiến của các đại biểu, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đề nghị thành phố Thuận An cần xây dựng phương án chuyển đổi công năng các quỹ đất để tạo sự đồng thuận của các doanh nghiệp trong việc di dời các cơ sở sản xuất. Lựa chọn một doanh nghiệp để thí điểm di dời. Sở Công Thương sớm tham mưu các cơ chế, chính sách hỗ trợ di dời để trình UBND tỉnh xem xét ban hành nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp.

Lượt người xem:  Views:   2381
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện