Tin tức sự kiện
Thứ 2, Ngày 18/04/2022, 21:00
Tích cực đấu tranh phòng, chống bạo lực gia đình
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
18/04/2022 | Đoan Trang

TTĐT - ​Chiều 18-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Phạm Trọng Nhân – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội thảo tham vấn chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ).


​Tham dự hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; giảng viên các trường đại học cùng đại diện các chi hội phụ nữ và thanh niên công nhân trên địa bàn tỉnh.

Cần thiết sửa đổi, ban hành Luật Phòng, chống BLGĐ

Luật Phòng, chống BLGĐ được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008.

Sau gần 15 năm thực hiện, Luật đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong phòng, chống BLGĐ, góp phần bảo vệ người bị BLGĐ, xử lý các hành vi BLGĐ, vi phạm pháp luật trong phòng, chống BLGĐ, nâng cao bình đẳng giới trong gia đình.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, BLGĐ vẫn còn là một vấn đề nhức nhối, nan giải ở Việt Nam. Nhiều vụ việc xuất hiện những hành vi BLGĐ có mức độ gây hại nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường và khó xử lý bằng các quy định pháp luật hiện hành.

Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong giai đoạn 2009 - 2021, tổng số vụ BLGĐ đã phát hiện trên cả nước là 324.641 vụ, riêng năm 2021 là 4.967 vụ. Trong khi đó, theo số liệu điều tra công bố năm 2019, có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng, cứ 3 phụ nữ thì có gần 1 người (32%) bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục. Đáng chú ý, có 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ có 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của Công an.

BLGĐ 1.jpg

Toàn cảnh hộ​i thảo 

Nghiên cứu về BLGĐ do Viện Nghiên cứu gia đình và Giới thực hiện năm 2019 chỉ ra rằng, 69% trẻ em cho biết đã từng bị bố mẹ xử phạt bằng hình thức đánh, đấm, đạp, tát… và 31,6% cha mẹ thừa nhận họ đã xử phạt con bằng hình thức bạo lực. Trẻ em cũng là nhóm xã hội có nguy cơ cao bị xâm hại tình dục trong gia đình, theo đó trong số trẻ bị xâm hại tình dục có tới 21,3% bị chính người thân trong gia đình xâm hại. BLGĐ với người cao tuổi diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương.

Vấn nạn BLGĐ có xu hướng trầm trọng hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn đã và đang để lại những hậu quả thương tâm, đau xót cho nhiều gia đình, tạo ra những thiệt hại to lớn cho toàn xã hội.

Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng nêu trên là do các quy định, chính sách trong Luật Phòng, chống BLGĐ hiện hành còn tồn tại nhiều bất cập, không phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội hiện nay. Quá trình thi hành Luật cũng xuất hiện nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề trách nhiệm và công tác phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Từ những lý do nêu trên cho thấy Luật Phòng, chống BLGĐ hiện hành cần được sửa đổi, bổ sung.

Theo đó, Dự thảo Luật Phòng, chống BLGĐ (sửa đổi) gồm 06 chương, 62 điều; tăng 16 điều so với Luật hiện hành. Luật quy định các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống BLGĐ; quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân và các điều kiện bảo đảm thực hiện phòng, chống BLGĐ; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023.

Nâng cao trách nhiệm phòng, chống BLGĐ của toàn xã hội

Tại hội thảo, các ngành, đơn vị đã trình bày và thảo luận các quan điểm đối với chính sách, pháp luật hiện nay cũng như dự thảo Luật phòng, chống BLGĐ (sửa đổi). Đồng thời, hội thảo cũng tiếp thu những ý kiến, chia sẻ của chuyên gia trong ngành đối với vấn đề BLGĐ, nhất là trong bối cảnh, tình hình có nhiều thay đổi như hiện nay.

Đại diện Toà án nhân dân tỉnh nhấn mạnh vai trò của công tác tuyên truyền cho giới trẻ về nhận thức và phòng ngừa BLGĐ là rất quan trọng và cấp bách, đòi hỏi các ngành, các cấp phải cùng có sự phối hợp vào cuộc để mọi tầng lớp trong xã hội nhận thức được và cùng chung sức, đồng lòng phòng, chống BLGĐ. Qua đó, nâng cao việc tiếp cận, hiểu biết pháp luật về bình đẳng giới, phòng, chống BLGĐ cũng như thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân.

Liên quan đến hình thức tuyên truyền, đại diện Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh chia sẻ, cần chú trọng đặc biệt vào phương pháp và cách thức tuyên truyền mang lại hiệu quả thiết thực; tuyên truyền tốt, vận động hay; có đội ngũ cán bộ nhiệt huyết với công tác phòng, chống BLGĐ.

BLGĐ 2.jpg

Đại diện Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tham luận tại hội thảo

Nhiều đại biểu cho rằng, các ngành, đơn vị và địa phương cần nâng cao trách nhiệm, phối hợp tích cực và thật sự quan tâm đến công tác phòng, chống BLGĐ; đặc biệt trong bối cảnh BLGĐ ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp, bạo hành thể xác lẫn tinh thần. Giáo dục bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực phải được thực hiện ngay từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội để định hình nhận thức. Song song đó, cần phối hợp chặt chẽ triển khai các kênh tương tác, hỗ trợ để các nạn nhân là phụ nữ hay trẻ em có thể liên lạc và phản ánh kịp thời.

Đại diện Công an tỉnh đề nghị phải bổ sung quy định về trách nhiệm nhận biết và tố giác hành vi BLGĐ; phải xem tố giác là nghĩa vụ; xử phạt nghiêm trường hợp biết, thấy nhưng bao che, không tố giác dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Do nhận thức về pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế, bao che, không khai báo, sợ bị chê cười. Cộng đồng, đoàn thể thiếu quan tâm, đôi khi coi BLGĐ là chuyện riêng tư, chỉ can thiệp khi hậu quả đã nghiêm trọng.

Đối với góp ý dự thảo Luật Phòng, chống BLGĐ (sửa đổi), các đại biểu nhấn mạnh, dự thảo Luật cần làm rõ nét hơn ba nhóm chính sách trong dự án Luật gồm: Các biện pháp phòng ngừa BLGĐ, tăng cường bảo vệ và hỗ trợ người bị BLGĐ; cơ chế phối hợp và các điều kiện bảo đảm để thực hiện công tác phòng, chống BLGĐ; khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống BLGĐ. Đặc biệt, chú trọng huy động nguồn lực xã hội hóa để phòng, chống BLGĐ, bởi hậu quả về vật chất, tinh thần của BLGĐ là rất lớn.

BLGĐ 3.jpg

BLGĐ 4.jpg

Các đại biểu góp ý dự thảo Luật Phòng, chống BLGĐ

Nhiều đại biểu cho rằng nên nghiên cứu giao quyền cho Công an xã được áp dụng biện pháp nghiệp vụ để bảo vệ người tố giác và nạn nhân bị BLGĐ. Song song đó, làm rõ hơn quy định về bảo vệ nạn nhân bị bạo lực về tinh thần, bạo lực tình dục, trong khi sự giày vò về tinh thần đôi khi còn nặng nề hơn thể chất. Ngoài ra, cần làm rõ đối tượng bạo lực gia đình đối với những người từng sống chung với nhau, từng có quan hệ nuôi dưỡng; đặc biệt, rà soát đối với mẹ kế bạo hành với con riêng của chồng hoặc bố dượng xâm hại, bạo hành với con riêng của vợ.

BLGĐ 5.jpg

Ông Phạm Trọng Nhân – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Trọng Nhân khẳng định, BLGĐ là vấn nạn nhức nhối cho xã hội và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Do đó, việc sửa đổi và ban hành Luật phòng, chống BLGĐ có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là nhiệm vụ then chốt cần tập trung thực hiện. Thông qua hội thảo, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ ghi nhận, tiếp thu những ý kiến đa chiều, mang tính phản biện cao mà các đại biểu đã tham gia; báo cáo Ban Thường vụ Quốc hội.

Lượt người xem:  Views:   418
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện