Tin tức sự kiện
Thứ 5, Ngày 14/07/2022, 23:00
Cần giải pháp căn cơ khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, khống chế dịch sốt xuất huyết
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
14/07/2022 | Phương Chi

TTĐT - ​Chiều 14-7, ông Nguyễn Hồng Chương - Giám đốc Sở Y tế đã trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6 - HĐND tỉnh khóa X về tình hình và giải pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, đảm bảo thuốc và vật tư y tế cho các cơ sở điều trị công lập trên địa bàn tỉnh.

Khống chế dịch sốt xuất huyết

Đại biểu Nguyễn Thanh Quang - Tổ đại biểu TP.Thuận An đặt câu hỏi về giải pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) trước tình hình tại Bình Dương đã có 10 ca tử vong do SXH. 


Đại biểu Nguyễn Thanh Quang - Tổ đại biểu TP.Thuận An đặt câu hỏi đối với Giám đốc Sở Y tế

Giám đốc Sở Y tế cho biết, tình hình dịch bệnh SXH đang có chiều hướng gia tăng trên địa bàn tỉnh, toàn tỉnh ghi nhận 7.282 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 44,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó các địa phương có số ca mắc cao: Tân Uyên 1.402 ca, Dĩ An 1.269 ca, Thuận An 1089 ca, Thủ Dầu Một 989 ca, Bến Cát 911 ca… Đã có 10 trường hợp tử vong do SXH. 

Toàn tỉnh phát hiện 1.295 ổ dịch SXH, đã tiến hành xử lý 1.289 ổ dịch (đạt tỷ lệ 99,5%). Trong 6 tháng đầu năm 2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh thu dung điều trị 2.380 ca mắc SXH (tăng 32,4% so với cả năm 2021), trong đó có 50 trường hợp nặng phải chuyển viện lên tuyến trên và 01 trường hợp tử vong.

Theo Giám đốc Sở Y tế, nguyên nhân khiến số ca SXH tăng cao do tỉnh Bình Dương nói riêng và vùng Đông Nam bộ nói chung đang trong giai đoạn mùa mưa nên véc tơ gây bệnh (muỗi Aedes Agypti) phát triển mạnh. Năm 2022 type virút Den 2 lưu hành chủ yếu tại khu vực miền Nam, đây là type thường gây bệnh cảnh nặng (theo đánh giá của Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh). Bên cạnh đó, người dân còn chủ quan, lơ là, việc khai báo ca bệnh tại cơ sở Y tế chưa được duy trì, thực hiện đầy đủ trong thời gian qua dẫn đến giám sát ca bệnh chưa kịp thời và xử lý ổ dịch chưa đúng thời gian. Các hoạt động can thiệp chưa quyết liệt (tổng vệ sinh môi trường, xử lý ổ dịch...).

Để triển khai thực hiện giải pháp, phương án khống chế dịch bệnh; đồng thời đảm bảo đầy đủ các điều kiện điều trị cho bệnh nhân, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai Chiến dịch diệt lăng quăng, tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết, tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2022. Sở Y tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo kịp thời công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết, đặc biệt là giám sát ca bệnh, xử lý ổ dịch và thu dung điều trị giảm thiểu tử vong.


Ông Nguyễn Hồng Chương - Giám đốc Sở Y tế trả lời chất vấn

Trước mắt, Sở Y tế tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, tập trung vào những nơi có ổ dịch cũ, có nguy cơ bùng phát dịch. Tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân. Chỉ đạo các phòng khám tư nhân, các tuyến điều trị tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, theo dõi chuyển tuyến kịp thời, an toàn. Thường xuyên tập huấn cho cán bộ Y tế về giám sát, điều trị SHX theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tăng cường theo dõi người bệnh SXH đang nằm điều trị nội trú trong các ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần để phát hiện, điều trị kịp thời hoặc chuyển tuyến các ca bệnh SXH có diễn biến nặng. Củng cố và duy trì hoạt động của "nhóm điều trị bệnh SXH" và "đường dây nóng phòng, chống dịch SXH" tại các đơn vị khám, chữa bệnh để thường xuyên tư vấn, trao đổi thông tin về chuyên môn, yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết. Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị y tế và các phương tiện cần thiết để đối phó với dịch bệnh; đảm bảo có dung dịch cao phân tử dùng trong điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh, loại trừ ngay ổ lăng quăng, bọ gậy một cách hiệu quả, đảm bảo tất cả các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức tiêu diệt ngay lăng quăng, bọ gậy theo hướng dẫn của ngành Y tế. Đến thời điểm hiện tại, tỉnh đã triển khai Chiến dịch diệt lăng quăng, truyền thông phòng, chống dịch SXH, tay chân miệng tại tất cả 91 xã, phường, thị trấn.

Về lâu dài, ngành Y tế phối hợp các địa phương áp dụng mô hình hướng dẫn học sinh tiểu học, trung học cơ sở thực hiện dọn dẹp vệ sinh, loại bỏ vật chứa nước có lăng quăng. Nhân rộng việc thả muỗi mang Wolbachia trong cộng đồng. Thực hiện xử phạt hành chính đối với cá nhân, hộ gia đình, xí nghiệp, cơ sở không thực hiện vệ sinh môi trường, dọn dẹp phế thải, loại bỏ vật chứa nước có lăng quăng tại nơi ở, nơi làm việc...

Cần giải pháp căn cơ bảo đảm nhân lực, vật lực y tế

Trước câu hỏi của đại biểu Trần Thành Trọng – Tổ đại biểu TP.Thuận An về giải pháp khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh; ông Nguyễn Hồng Chương cho biết, việc cung ứng thuốc, vật tư y tế phục vụ công tác phòng bệnh, chữa bệnh được thực hiện thông qua đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định 63/2014/NĐ-CP, Thông tư 15/2019/TT-BYT và các văn bản có liên quan.


Đại biểu Trần Thành Trọng – Tổ đại biểu TP.Thuận An chất vấn Giám đốc Sở Y tế

Trong tháng 4/2022, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu cung cấp thuốc generic cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2023. Số mặt hàng thuốc trúng thầu/số mặt hàng mời thầu là 920/1045, tỷ lệ trúng thầu đạt 88%. Như vậy, đến thời điểm hiện tại về cơ bản đã cung ứng đủ thuốc generic phục vụ cho công tác khám bệnh, cấp thuốc cho người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT).

Trong khi đó, công tác mua sắm các gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vị thuốc y học cổ truyền; thuốc biệt dược và tương đương điều trị; trang thiết bị y tế hiện đang vướng một số quy định do các nghị định của Chính phủ (Nghị định số 36/2016/NĐ-CP; Nghị định số 169/2018/NĐ-CP và Nghị định số 03/2020/NĐ-CP) đã hết hiệu lực thi hành. Trong thời gian chờ hướng dẫn của Bộ Y tế, Sở Y tế đã đề xuất UBND tỉnh một số phương án trước mắt nhằm đảm bảo tiến độ thẩm định và phê duyệt các gói thầu. Để có giải pháp căn cơ khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, hạn chế tình trạng sai phạm trong công tác đấu thầu mua sắm, bên cạnh việc tiếp tục kiến nghị Trung ương có cơ chế, chính sách tháo gỡ, khắc phục, UBND tỉnh đã chỉ đạo nghiên cứu thành lập Trung tâm mua sắm tập trung của tỉnh.

Tại phiên chất vấn, đại biểu Hà Thúc Viên – Tổ đại biểu TP.Dĩ An đặt câu hỏi về giải pháp bảo đảm nguồn nhân lực để Bệnh viện 1.500 giường sớm đi vào hoạt động và đạt hiệu quả.


Đại biểu Hà Thúc Viên - Tổ đại biểu TP.Dĩ An chất vấn lãnh đạo Sở Y tế​

Giám đốc Sở Y tế cho rằng, bên cạnh việc đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế để vận hành Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường thì nhân lực y tế có vai trò đặc biệt quan trọng.

Ông Chương chia sẻ, sau thời gian chống dịch, tỷ lệ nhân viên y tế hệ công lập nghỉ việc gia tăng. Số lượng nhân viên y tế nghỉ việc, bỏ việc tại các đơn vị công lập tính đến ngày 15/6/2022 là 166 người (35 bác sĩ, 60 điều dưỡng, nữ hộ sinh; 6 kỹ thuật viên và 65 nhân viên y tế khác), riêng năm 2021 có 162 người nghỉ việc, bỏ việc. Như vậy, tại Bình Dương có hiện tượng nhân viên y tế tại các đơn vị công lập nghỉ việc giống như TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. 

Để bù đắp sự thiếu hụt nhân lực và chuẩn bị nhân sự khi Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường đi vào hoạt động, ngành Y tế đang đăng ký tuyển dụng 786 chỉ tiêu viên chức Y tế năm 2022. Sở Y tế đã đề ra các giải pháp tập trung vào việc thu hút bác sĩ, tăng cường ký hợp đồng đào tạo bác sĩ theo địa chỉ sử dụng, tham mưu chính sách đãi ngộ giữ chân bác sĩ, thực hiện tự chủ chi thường xuyên, cải thiện môi trường làm việc.

Sở cũng tham mưu Đề án đảm bảo nguồn nhân lực ngành Y tế và nguồn nhân lực y tế chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2025, đồng thời đang xây dựng dự thảo Đề án tổng thể phát triển ngành Y tế tỉnh Bình Dương đến năm 2030.

Theo ông Chương, để đảm bảo nhân lực có trình độ chuyên môn cao, cần kết hợp chặt chẽ giữa công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực, quá trình này cần ít nhất là 5 - 10 năm. Sở Y tế sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh xây dựng 04 nhóm chính sách: Điều chỉnh Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 31/7/2019 của HĐND ban hành quy định về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương, trong đó có nhân lực y tế như: cơ chế tuyển dụng theo nhu cầu của đơn vị tự chủ, ký hợp đồng chuyên gia; thu hút, giữ chân bằng các chính sách đãi ngộ, nhà công vụ; đối với các trường hợp đã thu hút nhưng xin nghỉ việc phải đền bù sau đào tạo và đền bù tiền lương đối với đơn vị tự chủ... Ngoài ra còn có chính sách tăng thu nhập cho y tế công lập; chính sách về đào tạo, bồi dưỡng đặc thù cho nhân lực y tế (Đề án 1816, Đề án Bệnh viện vệ tinh, đặt hàng đào tạo chuyên khoa, hợp tác quốc tế và khuyến khích đào tạo nước ngoài những chuyên ngành y tế kỹ thuật cao...); chính sách về môi trường làm việc an toàn (Bảo hiểm nghề nghiệp, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn lao động trong các cơ sở y tế...).

Lượt người xem:  Views:   874
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện