Tin tức sự kiện
Thứ 6, Ngày 22/12/2023, 17:00
Bình Dương: Giữ chân người lao động bằng chính sách “an cư”
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
22/12/2023 | Yến Nhi

TTĐT - ​Với đặc thù của tỉnh công nghiệp, Bình Dương luôn xem người dân, công nhân lao động (CNLĐ) là chủ thể, trung tâm trong định hướng phát triển của tỉnh. Ngày 11/01/2022, Tỉnh ủy Bình Dương đã ban hành Chương trình số 57-CTr/TU về "Tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho CNLĐ". Qua gần 02 năm triển khai, Bình Dương đã cụ thể hóa bằng nhiều chương trình, chính sách thiết thực hướng về CNLĐ, từ đó tạo động lực để người lao động (NLĐ) tích cực thi đua sản xuất góp phần vào sự phát triển của tỉnh.

Giúp CNLĐ an tâm làm việc, gắn bó lâu dài

Bình Dương hiện có gần 1,3 triệu CNLĐ, tỷ lệ CNLĐ/số người trong độ tuổi lao động đạt khoảng 77%. Trong những năm qua, tỉnh đã dành nhiều sự quan tâm, thực hiện kịp thời, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cùng các chính sách của tỉnh liên quan đến công nhân, NLĐ.

Trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ 2020-2025, Bình Dương cùng cả nước trải qua những giai đoạn căng thẳng, khó khăn chống chọi với đại dịch Covid-19. Đỉnh điểm là đợt dịch lần thứ 4, Bình Dương nằm trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong bối cảnh đó, cả hệ thống chính trị vừa căng mình ứng phó dập dịch, vừa linh động kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ an dân. Tỉnh đã chi hơn 5.000 tỷ đồng cho các gói hỗ trợ theo các văn bản của Trung ương và địa phương, qua đó góp phần làm giảm bớt những khó khăn của người dân, đặc biệt là NLĐ ngoại tỉnh trong suốt thời gian giãn cách xã hội không thể có nguồn thu nhập ổn định.

IMG_ông LHtham cnld2204.jpg

IMG_ongnlhthamcn2212.jpg

Ông Nguyễn Lộc Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm hỏi, tặng quà cho công nhân bị tai nạn lao động​, công nhân bị bệnh hiểm nghèo

Sau đại dịch, hàng loạt các hoạt động ý nghĩa, thiết thực để xoa dịu nỗi đau mang tên Covid-19 đã được tỉnh Bình Dương tổ chức để hỗ trợ con công nhân và NLĐ như: Chương trình "Cùng em đi tiếp cuộc đời"; trao Sổ tiết kiệm Công đoàn cho con những công đoàn viên mất do Covid -19; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Sổ tiết kiệm cho trẻ em; Chương trình "Bảo trợ dài hạn" của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh cho trẻ em mồ côi có người thân mất vì Covid-19; Chương trình "Tiếp sức đến trường" hỗ trợ các em học sinh mồ côi, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn; Chương trình Phiên chợ "0 đồng",… Cũng trong 02 năm qua, đã có 753.000 đoàn viên Công đoàn, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 được chăm lo, hỗ trợ từ ngân sách Công đoàn và nguồn vận động xã hội hóa với tổng giá trị hơn 276 tỷ đồng.

Nhiều năm qua, Bình Dương đã triển khai hiệu quả chương trình hỗ trợ cho NLĐ xa quê vui Xuân, đón Tết. Từ các chương trình kết nối đã có hàng trăm ngàn CNLĐ xa quê được hỗ trợ thông qua những mô hình: Chuyến tàu xuân nghĩa tình, chương trình Tết nhân ái, Chợ Tết Công đoàn… Chỉ tính riêng trong dịp Tết Nguyên đán 2023 đã có 46.500 CNLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trợ với tổng số tiền 46,5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh. Riêng tổ chức Công đoàn đã tặng 82.810 suất quà cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn từ nguồn tài chính Công đoàn; hỗ trợ 5.662 vé tàu hỏa, 31 vé máy bay khứ hồi, 2.700 vé xe đưa đoàn viên, NLĐ về quê đón Tết.

IMG_CNLĐ0167.JPG

CNLĐ đặt câu hỏi cho ngành chức năng tại Chương trình tiếp xúc cử tri chuyên đề với CNLĐ và đội ngũ cán bộ Công đoàn trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Ngoài các hoạt động tuyên truyền thông qua tổ chức Công đoàn các cấp, tỉnh đã xây dựng được các kênh tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của CNLĐ, từ đó có những giải pháp kịp thời, tích cực giải quyết các khó khăn, vướng mắc, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNLĐ như: Chương trình tiếp xúc cử tri chuyên đề với CNLĐ và đội ngũ cán bộ Công đoàn trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Chương trình đối thoại với cử tri phát sóng trực tiếp trên kênh BTV1 với chủ đề "Bình Dương - Vì một tương lai an cư lạc nghiệp"; Chương trình lãnh đạo tỉnh đối thoại với đoàn viên Công đoàn ưu tú...

Có tỷ lệ NLĐ ngoài tỉnh chiếm hơn 85%, vì vậy Bình Dương đã sớm quan tâm và thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng nhà ở xã hội nhằm giúp CNLĐ an cư lạc nghiệp, gắn bó lâu dài với tỉnh. Theo GS.TS Nguyễn Quang Thuấn - Trưởng Tiểu ban Kinh tế Hội đồng Lý luận Trung ương, một trong những thành công của tỉnh Bình Dương thời gian qua là chăm lo nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là giải quyết được vấn đề nhà ở cho NLĐ. Bình Dương đã trở thành địa phương đi đầu cả nước về phát triển nhà ở xã hội với nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả. Tỉnh đã xác định đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt ổn định chỗ ở, là nhiệm vụ quan trọng để người lao động yên tâm với công việc, gắn bó lâu dài với địa phương do đặc điểm lao động tại tỉnh Bình Dương đa số là lao động nhập cư.

z4727703900253_6ee4c1a8db25da824267527ead76b78a - Copy.jpg

Bình Dương đã trở thành địa phương đi đầu cả nước về phát triển nhà ở xã hội với nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả. Trong ảnh: Nhà ở xã hội Becamex Định Hòa

Chị Lê Thị Định, làm việc tại công ty TNHH Apparel far Eastern (TP.Thuận An) chia sẻ: "Từ khi mua được nhà ở xã hội, cuộc sống gia đình tôi ổn định hơn, tâm lý cũng thoải mái hơn nên an tâm làm việc. Với CNLĐ thu nhập thấp, việc sở hữu căn nhà là niềm mơ ước, nhờ có chương trình mua nhà ở xã hội của tỉnh đã giúp cho ước mơ của CNLĐ trở thành hiện thực. Mong rằng tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư phát triển nhà ở xã hội, để ngày càng có nhiều CNLĐ được an cư lạc nghiệp".

Từ những thành công về mô hình nhà ở xã hội cho NLĐ giai đoạn đầu, Bình Dương tiếp tục xây dựng "Đề án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030". Đề án đề ra mục tiêu đến năm 2030 đầu tư khoảng 172.879 căn nhà ở xã hội, tổng diện tích đất khoảng 612 hecta, diện tích sàn xây dựng ước đạt khoảng hơn 10 triệu m², đáp ứng cho khoảng trên 678.000 người với tổng mức đầu tư khoảng 92.661 tỷ đồng, cao gấp 2 lần chỉ tiêu được Chính phủ giao. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, NLĐ tại các khu, cụm công nghiệp.

Nâng cao tay nghề và điều kiện lao động

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã dẫn đến sự ra đời của nhiều ngành nghề mới, do đó tác động đến cung cầu lao động và sự dịch chuyển cơ cấu lao động, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao gia tăng. Trong khi đó, hiện nay, xã hội đang thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề cao, trình độ chuyên môn sâu để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập.

Bình Dương hiện có 86 cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 82,5% và tỷ lệ lao động có văn bằng chứng chỉ đạt 32,5%, cao hơn so với yêu cầu của Trung ương. Tuy nhiên, chỉ tiêu về nguồn nhân lực chất lượng cao còn thấp. Từ thực tế đặt ra cho tỉnh nhiều vấn đề trong thu hút phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI xác định "Phát triển nguồn lao động có tay nghề đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu hợp lý, gắn đào tạo với giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân. Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 85%, trong đó có văn bằng chứng chỉ là 35% (tăng trung bình 1%/năm). Hàng năm, giải quyết việc làm tăng thêm khoảng 35.000 lao động".

IMG_cnldctygo2109.jpg

Bình Dương tập trung đào tạo theo hướng nâng cao tay nghề, kỹ năng, tác phong công nghiệp cho công nhân lao động

Để đạt mục tiêu đề ra, phát biểu tại Tọa đàm "Nguồn nhân lực chất lượng cao cho Bình Dương và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành cho biết: " Bình Dương sẽ tiếp tục xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực với nhiều nội dung, giải pháp, phù hợp với từng đối tượng được đào tạo. Đối với công nhân, lực lượng lao động trực tiếp trong các nhà máy, công ty sẽ quan tâm đến việc đào tạo theo hướng nâng cao tay nghề, kỹ năng, tác phong công nghiệp".

Ngoài ra, tỉnh sẽ mở rộng mô hình các cơ sở giáo dục đào tạo, phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở, tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề để tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp đối với toàn xã hội. Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng của thị trường lao động (hướng nghiệp, dịch vụ việc làm, thông tin và dự báo thị trường lao động) và tổ chức cung cấp các dịch vụ công về việc làm có hiệu quả; khảo sát và tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu và cổng thông tin chung về tuyển dụng để phục vụ các doanh nghiệp.

"Tỉnh cũng sẽ nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp bao gồm đào tạo và nghiên cứu phát triển, gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục - đào tạo theo mô hình "ba nhà"; khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết với doanh nghiệp để đào tạo mới, đào tạo lại cho doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp cùng tham gia vào hoạt động đào tạo nghề" – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành cho biết thêm.

Cùng với đó, Bình Dương đặt mục tiêu đầu tư xây dựng các các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh trở thành trường chất lượng cao, đào tạo đa ngành nghề, trong đó có các nghề trọng điểm chuẩn quốc tế, khu vực ASEAN, quốc gia và các ngành, nghề để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; xây dựng chính sách ưu đãi cho người học nghề và giải quyết việc làm sau học nghề để thu hút học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề.

CT BDSai Gon stec 2.jpg

Bình Dương còn đặc biệt quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe, tạo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh cho CNLĐ

Bên cạnh việc chú trọng công tác đào tạo nâng cao tay nghề đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao thu nhập cho NLĐ, Bình Dương còn đặc biệt quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe, tạo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh cho CNLĐ. Bà Nguyễn Kim Loan – Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh cho biết, tỉnh tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình "Chăm sóc sức khỏe NLĐ, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020 - 2030". Đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CNLĐ tại tuyến cơ sở, nâng cao chất lượng hoạt động của các Trạm y tế phường, xã, khu vực; tập trung xây dựng các Trạm y tế lưu động trong các khu, cụm công nghiệp, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa ngành Y tế với các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong việc chăm sóc sức khỏe, khám và điều trị bệnh cho CNLĐ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng và an toàn lao động tại nơi làm việc; nâng cao ý thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động và NLĐ trong việc phòng, chống bệnh tật và bệnh nghề nghiệp cho NLĐ.

Xác định cộng đồng doanh nghiệp và NLĐ là động lực quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển của tỉnh nhà, Bình Dương đã và đang tiếp tục có những chủ trương, chính sách và hành động cụ thể, thiết thực tạo mọi điều kiện tốt nhất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời giúp cho CNLĐ yên tâm lập nghiệp và sinh sống, tiếp nối hành trình xây dựng tỉnh nhà ngày càng phát triển nhanh và bền vững. ​​​

Lượt người xem:  Views:   2416
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện