| Thông tin chung về tình hình kinh tế tỉnh Bình Dương | | Tin | | Thông tin chung về tình hình kinh tế tỉnh Bình Dương | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,76% so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ tăng 5,97%); trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 2,94%; dịch vụ tăng 5,9%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,28%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,62%. Dự kiến GRDP năm 2023 tăng 6,0% so với cùng kỳ (kế hoạch 8 - 8,3%). | 4/3/2024 3:00 PM | No | Đã ban hành | | Công nghiệp tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và giữ vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế. Lũy kế 8 tháng, Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,4% so với cùng kỳ (trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,5%; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 3,1%; khai khoáng giảm 1,9%; sản xuất và phân phối điện giảm 2,9%). Ước đến cuối năm 2023, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trên 6,5% (kế hoạch tăng trên 8,7%/năm). Về hoạt động khu công nghiệp và cụm công nghiệp: trong 6 tháng đầu năm 2023, các nhà đầu tư thứ cấp đã triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng, nhà xưởng với tổng vốn 994 tỷ đồng (bằng 46,5% so với cùng kỳ), các khu công nghiệp đã cho thuê 31 hec ta đất, thu hút đầu tư nước ngoài 382 triệu đô la Mỹ (chiếm 72% cả tỉnh). Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã giải ngân 998 triệu đô la Mỹ, doanh thu đạt 18,7 tỷ đô la Mỹ, xuất khẩu đạt 11,8 tỷ đô la Mỹ (chiếm 78,1% cả tỉnh). Tập trung triển khai thực hiện các thủ tục đất đai, quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp VSIP III giai đoạn 2, các thủ tục đầu tư Khu công nghiệp Cây Trường theo quy định. Thương mại - dịch vụ duy trì mức tăng trưởng khá, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện tốt chức năng cung ứng, tiêu thụ hàng hóa phục vụ quá trình sản xuất, xuất, nhập khẩu. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 8 tháng đầu năm đạt 200.415 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ, đến cuối năm ước tăng 14%/năm (kế hoạch tăng 15%). Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 8 tháng tăng 3,3% so với cùng kỳ, giá vàng tăng 2,5%, giá đô la Mỹ tăng 2,5%. Xuất, nhập khẩu: lũy kế 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt 20 tỷ 418 triệu đô la Mỹ, giảm 15,3% so với cùng kỳ, ước cả năm 2023 đạt 32 tỷ 600 triệu đô la Mỹ. Kim ngạch nhập khẩu đạt 14 tỷ 310 triệu đô la Mỹ, giảm 15,5% so với cùng kỳ, ước cả năm 2023 đạt 23 tỷ 100 triệu đô la Mỹ. Tập trung phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả, quy mô sản xuất hàng hóa nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hiện nay, tỷ lệ che phủ cây lâm nghiệp và cây lâu năm luôn duy trì đạt 57,5%; có 100% số xã, 50% số huyện trên địa bàn tỉnh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, dự kiến đến cuối năm 2023, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 100% dân cư nông thôn sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 109.924 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ; trong đó, vốn Nhà nước 13.713 tỷ đồng, tăng 91,6%; vốn ngoài Nhà nước 53.041 tỷ đồng, tăng 4,4%; vốn đầu tư nước ngoài 43.170 tỷ đồng, tăng 6,1%, ước thực hiện cả năm 2023 đạt 164.300 tỷ đồng. Thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục đạt nhiều kết quả khả quan, trong 8 tháng đầu năm 2023 đã thu hút 01 tỷ 275 triệu đô la Mỹ (đạt 70,8% kế hoạch, bằng 49% so với cùng kỳ), gồm 80 dự án mới (453 triệu đô la Mỹ), 24 dự án điều chỉnh tăng vốn (82 triệu đô la Mỹ), 28 dự án góp vốn (66 triệu đô la Mỹ); có 04 dự án giảm vốn (15 triệu đô la Mỹ). Lũy kế đến 31/8/2023, toàn tỉnh có 4.162 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 40,2 tỷ đô la Mỹ. Ngân sách: ước thu mới ngân sách đạt 4.461 tỷ đồng; lũy kế 8 tháng thu đạt 41.340 tỷ đồng, bằng 93% so với cùng kỳ, đạt 61% dự toán HĐND tỉnh. Trong đó: thu nội địa 31.090 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ, đạt 65% dự toán HĐND tỉnh; thu từ lĩnh vực xuất, nhập khẩu 10.250 tỷ đồng, bằng 73% so với cùng kỳ, đạt 51% dự toán HĐND tỉnh. Chi cân đối ngân sách địa phương ước đạt 1.230 tỷ đồng; lũy kế 8 tháng chi đạt 11.400 tỷ đồng, tăng 19% cùng kỳ, đạt 38% dự toán HĐND tỉnh. | 993-thong-tin-chung-ve-tinh-hinh-kinh-te-tinh-binh-duon | 0 | 0 | 0 | | False | | Định hướng phát triển tỉnh Bình Dương | | Tin | | Định hướng phát triển tỉnh Bình Dương | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | Tỉnh Bình Dương thuộc vùng Đông Nam bộ và được xác định là địa phương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. | 4/3/2024 3:00 PM | No | Đã ban hành | | Quan điểm phát triển: Với vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt, Bình Dương phải trở thành động lực quan trọng, góp phần cùng các địa phương trong vùng xây dựng Đông Nam bộ thành khu vực phát triển năng động, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu, giữ vai trò quan trọng trong liên kết phát triển với các tỉnh, vùng kinh tế khác. Phát triển tỉnh Bình Dương trên cơ sở phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng Đông Nam bộ, các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, chiến lược tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ chất lượng cao. Tập trung xây dựng các vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics gắn với các hành lang giao thông. Huy động tối đa nguồn nội lực cho phát triển, kết hợp hài hòa với ngoại lực để phát triển nhanh, bền vững, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng. Mục tiêu phát triển: Định hướng đến năm 2030, tỉnh Bình Dương cơ bản trở thành một thành phố thông minh và cơ bản đạt các tiêu chí trở thành đô thị loại I, trực thuộc Trung ương, là một trong các đô thị hiện đại, sáng tạo. Cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông kết nối nội vùng, liên vùng, trở thành đầu mối giao thương, hội nhập khu vực và thế giới; đổi mới căn bản mô hình tăng trưởng, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, nhất là phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao theo hướng trở thành các trung tâm tài chính, trung tâm thương mại, trung tâm giáo dục, trung tâm chăm sóc sức khỏe tầm cỡ khu vực và thế giới, các dịch vụ khác. Phát triển công nghiệp thế hệ mới hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp khoa học công nghệ, công nghiệp xanh, công nghiệp tuần hoàn, công nghiệp 4.0 tạo lập một vành đai công nghiệp. Xây dựng Chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế phát triển thuộc nhóm các địa phương đứng đầu cả nước. Đảm bảo tình hình quốc phòng, an ninh chính trị, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, tổ chức bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh toàn diện trên địa bàn tỉnh. Định hướng phân bổ không gian động lực phát triển: Hình thành 03 vùng không gian động lực (Vùng động lực 1: Từ đường Vành đai 3 xuống phía Nam; vùng động lực 2: Từ đường Vành đai 3 đến đường Vành đai 4; vùng động lực 3: Từ đường Vành đai 4 lên phía Bắc) và 02 hành lang sinh thái (Hành lang sinh thái phía Đông dọc sông Đồng Nai; hành lang sinh thái phía Tây dọc sông Sài Gòn) để phát triển bứt phá; tích hợp đầy đủ các nguồn lực phát triển (vị trí địa kinh tế và vị thế, tính trội và duy nhất, hệ thống hạ tầng, năng lực cạnh tranh, tiềm năng liên kết, tạo lực hút và kết nối, huy động tối đa nguồn nội lực kết hợp hài hòa với chuyển hóa hiệu quả nguồn ngoại lực...). Phát triển các không gian động lực trọng điểm này theo các cụm ngành ưu tiên dựa trên cấu trúc: Không gian phát triển mở; không gian phát triển hạn chế; không gian bảo tồn; không gian phát triển hạ tầng kỹ thuật và logistics. Định hướng phát triển kinh tế: Trên cơ sở kế thừa và phát triển thành quả của mô hình kinh tế hiện hữu, đổi mới sáng tạo, tái định vị và lan tỏa phát triển theo hướng sinh thái, hợp tự nhiên dựa trên thành tựu Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số. Chuyển đổi mô hình phát triển sang mô hình kinh tế cân bằng đa chiều giữa công nghiệp - đô thị - dịch vụ theo hướng giá trị gia tăng cao. Định hướng phát triển giao thông: Hoàn thành đầu tư xây dựng các tuyến trọng điểm quốc gia qua địa bàn tỉnh, gồm: Cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành, tuyến Vành đai 3, Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh, đường Hồ Chí Minh; nghiên cứu, đầu tư xây dựng tuyến đường sắt TP.Hồ Chí Minh - Lộc Ninh, TP.Hồ Chí Minh - Cần Thơ; nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt từ Khu công nghiệp Bàu Bàng đến cảng Cái Mép - Thị Vải; nâng cấp kỹ thuật luồng đường thủy nội địa trên sông Sài Gòn, nâng tĩnh không các cầu: Bình Triệu 1, Đồng Nai 1 đạt cấp kỹ thuật luồng tuyến. Đầu tư xây dựng các dự án cửa ngõ kết nối giao thông đường bộ giữa Bình Dương với các tỉnh, thành phố lân cận (TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước), tập trung hoàn thành một số dự án quan trọng như: xây dựng cầu Bạch Đằng 2 qua sông Đồng Nai, đường và cầu nối Bình Dương và Tây Ninh, nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13... Đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của tỉnh: Đầu tư hoàn thành các dự án trên trục Bắc - Nam (đường Tân Vạn - Mỹ Phước - Bàu Bàng, nâng cấp ĐT.741, ĐT.743, ĐT.746, ĐT.747B, các dự án đường ven sông...), các dự án trên trục Đông - Tây (đường Thủ Biên - Đất Cuốc, đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng,...); đầu tư kéo dài tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ ga Suối Tiên đến Thành phố mới Bình Dương; đầu tư xây dựng các cảng trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai (cảng An Tây, cảng Thạnh Phước...). Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông kết nối các trung tâm logistics, các cảng cạn (ICD), các bến, bãi, điểm trung chuyển hàng hóa, gắn với lộ trình phát triển công nghiệp và đô thị. Hoàn thành dự án cải tạo hạ tầng giao thông công cộng (tuyến BRT) tỉnh Bình Dương, nghiên cứu đầu tư các tuyến đường sắt đô thị, tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng vận tải nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, thu hút người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng. | 604-dinh-huong-phat-trien-tinh-binh-duon | 0 | 0 | 0 | | False | | Quan hệ hợp tác với các địa phương nước ngoài | | Tin | | Quan hệ hợp tác với các địa phương nước ngoài | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | Tính
đến nay, tỉnh Bình Dương đã thiết lập mối quan hệ với 13 tỉnh, thành phố trên
thế giới. | 4/3/2024 10:00 AM | No | Đã ban hành | | Thành phố Daejeon (Hàn Quốc) Ngày 17/5/2005, tỉnh Bình Dương và thành phố Daejeon ký kết Bản thỏa thuận về việc phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác đầu tư giữa hai địa phương. Thành phố Daejeon lớn thứ 5 của Hàn Quốc, với diện tích 540 km2, dân số 1,54 triệu người (năm 2012). Daejeon là một trong những trung tâm hành chính của Chính phủ Hàn Quốc với nhiều cơ quan Trung ương được đặt tại đây. Thành phố Daejeon tập trung rất nhiều trường đại học, viện bảo tàng, các công viên khoa học và các viện nghiên cứu lớn của Hàn Quốc như Đại học Quốc gia Chungnam, Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST). Thành phố Daejeon cũng được mệnh danh là "Thung lũng Silicon của châu Á" và thành phố khoa học - công nghệ cao. Daedok Innopolis (khu vực nghiên cứu và phát triển đặc biệt Daedok) được đặt tại thành phố Daejeon, bao gồm viện nghiên cứu nhà nước và 79 viện nghiên cứu tư nhân với hơn 20.000 người. Trên cơ sở của thỏa thuận hợp tác đã được ký kết, hàng năm, lãnh đạo tỉnh Bình Dương và thành phố Daejeon thường xuyên trao đổi qua lại các đoàn đại biểu cấp cao sang thăm và làm việc nhằm thắt chặt mối quan hệ hữu nghị hợp tác cũng như đánh giá quá trình thực hiện những thỏa thuận đã được ký kết giữa hai địa phương; các chương trình trao đổi, giao lưu văn hóa, tìm hiểu phong tục, tập quán giữa các đoàn học sinh, sinh viên của hai địa phương được diễn ra thường niên (từ năm 2004 đến nay, đã có 11 đoàn học sinh, sinh viên của hai địa phương sang giao lưu, trải nghiệm văn hóa tại Bình Dương và thành phố Daejeon). Đây là những hoạt động giao lưu văn hóa, hữu nghị tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên hai bên có cơ hội giao lưu, tìm hiểu văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc, góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai địa phương. Hàng năm, tỉnh Bình Dương đều thường xuyên tổ chức các chuyến thăm, làm việc và tổ chức hội thảo về xúc tiến đầu tư tại thành phố Daejeon cũng như tại Thủ đô Seoul và các địa phương khác của Hàn Quốc. Trên cơ sở mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Bình Dương và thành phố Daejeon, Công an tỉnh Bình Dương và Cảnh sát thành phố Daejeon đã thiết lập mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai đơn vị từ năm 2018 và chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ giữa hai đơn vị vào năm 2019. Tỉnh Chăm-pa-sắc (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) Ngày 13/11/2006, tỉnh Bình Dương và tỉnh Chăm-pa-sắc đã ký kết Biên bản thỏa thuận về việc phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác đầu tư giữa hai địa phương. Tỉnh Chăm-pa-sắc nằm ở vị trí trọng yếu trên điểm giao của hành lang Đông – Tây, giáp biên giới với Thái Lan và Campuchia; có vị trí chiến lược về kinh tế và là đầu mối giao thông từ Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Tỉnh có diện tích 15.410 km 2, dân số khoảng 700.000 người (năm 2015). Kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa vào các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất các loại cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su,… Đây là một trong những vùng sản xuất cà phê quan trọng nhất của Lào cùng với các tỉnh Salavan và Sekong. Pakse là tuyến thương mại và du lịch chính nối với Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác hữu nghị đã được ký kết ngày 13/11/2006 giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Chăm-pa-sắc (Lào), nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai địa phương, tháng 9/2016, tỉnh Bình Dương và tỉnh Chăm-pa-sắc đã tổng kết, đánh giá kết quả hợp tác giữa hai bên giai đoạn năm 2011 – 2015 và tiếp tục ký kết Biên bản Thỏa thuận về hợp tác trong giai đoạn 2016-2020. Và trong tháng 8/2022, Đoàn Bí thư - Tỉnh trưởng tỉnh Chăm-pa-sắc sang thăm và làm việc, ký Biên bản làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về hợp tác giai đoạn 2022-2026. Qua đó, hai địa phương thường xuyên cử các đoàn công tác thăm và làm việc lẫn nhau, thắt chặt mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Thực hiện Thỏa thuận và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai địa phương, trong thời gian qua, các sở, ban, ngành, đơn vị trong tỉnh đã ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương và Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Chăm-pa-sắc (2019-2024); giữa Sở Công Thương tỉnh Bình Dương và Sở Công Thương tỉnh Chăm-pa-sắc (2011); giữa Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Chăm-pa-sắc (2019). Về hợp tác kinh tế: Tỉnh Bình Dương đã tích cực triển khai thực hiện dự án trồng 10.000 hecta cây cao su và các dự án phát triển ngành gốm sứ, vật liệu xây dựng tại tỉnh Chăm-pa-sắc. Thực hiện thỏa thuận giữa hai bên về hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, hàng năm, tỉnh Bình Dương đều tổ chức cấp học bổng toàn phần cho sinh viên tỉnh Chăm-pa-sắc sang theo học đại học tại Bình Dương. Tính đến nay, tỉnh Bình Dương đã cấp 93 học bổng cho sinh viên Lào (52 sinh viên đã đã tốt nghiệp và về nước, 41 sinh viên đang học tại Trường Đại học Thủ Dầu Một). Trong giai đoạn 2022-2026, tỉnh Bình Dương sẽ hỗ trợ đào tạo 20 sinh viên tỉnh Chăm-pa-sắc hàng năm học hệ đại học tại các trường trên địa bàn tỉnh. Song song đó, tỉnh Bình Dương đã hỗ trợ 100 cán bộ hưu trí cấp cao của tỉnh Chăm-pa-sắc sang khám, chữa bệnh và nghỉ dưỡng ngắn hạn miễn phí tại địa phương. Ngoài ra, trong những năm vừa qua, tỉnh Bình Dương cũng đã cử nhiều đoàn bác sĩ, cán bộ y tế và tình nguyện viên sang khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc cho nhân dân thuộc ba huyện Paksé, Bachiêng và Phonthong của tỉnh Chăm-pa-sắc. - Tỉnh Kratie (Vương quốc Campuchia)
Mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Kratie dựa trên việc tiếp nối mối quan hệ truyền thống giữa tỉnh Sông Bé và tỉnh Kratie trước đây.
Tỉnh Kratie tọa lạc ở phía Đông của Campuchia, nằm bên dòng sông Mekong; có diện tích 11.094 km2, dân số khoảng 372.000 người (năm 2019). Trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai bên, trong những năm qua, Bình Dương tích cực triển khai nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa đối ngoại với tỉnh Kratie và các địa phương khác của Campuchia; lãnh đạo các địa phương thường xuyên tổ chức các đoàn sang thăm hỏi, chúc Tết và tham dự các sự kiện lớn của địa phương. Trong những năm qua, Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Bình Dương đã thực sự trở thành cầu nối, góp phần vun đắp mối quan hệ khăng khít, sắt son lâu đời giữa Việt Nam và Campuchia nói chung, Bình Dương và Kratie nói riêng. Tỉnh Bình Dương và tỉnh Kratie đã ký kết 06 thỏa thuận về hợp tác an ninh quốc phòng, bao gồm 01 thỏa thuận của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh ký kết với Tiểu khu Quân sự tỉnh Kratie; 05 thỏa thuận giữa Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Dĩ An, thị xã Bến Cát, thành phố Thuận An và thành phố Tân Uyên và các Chi khu Quân sự trực thuộc tỉnh Kratie. Lãnh đạo các địa phương của Campuchia luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong tỉnh tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng hợp tác đầu tư sang Campuchia. Hiện tại, Công ty TNHH phát triển cao su Phước Hòa đã đầu tư trồng mới cao su tại tỉnh Kratie và tỉnh Kampongthom. Thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) Ngày 21/08/2013, tỉnh Bình Dương và thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) đã ký Bản thỏa thuận về việc tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai địa phương. Thành phố Quảng Châu nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Quảng Đông, giáp với bờ biển phía Nam Trung Quốc. Thành phố có diện tích 7.434,4 km 2, dân số 13,5 triệu người (năm 2015). Ngoài vai trò là trung tâm kinh tế nổi tiếng của Trung Quốc, Quảng Châu còn sở hữu hệ thống giao thông vận tải và cảng biển phát triển. Cùng với Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến, Quảng Châu là một trong những thị trường bất động sản đắt nhất ở Trung Quốc. Quảng Châu nổi tiếng với Hội chợ Hàng Châu hàng năm, hội chợ thương mại lâu đời và lớn nhất ở Trung Quốc. Trong ba năm liên tiếp 2013-2015, tạp chí Forbes xếp hạng Quảng Châu là thành phố thương mại tốt nhất Trung Quốc. Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác hữu nghị đã được ký kết, hai bên đã cử các đoàn đại biểu lãnh đạo chính quyền và doanh nghiệp của hai địa phương sang thăm, làm việc và tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và cơ hội hợp tác đầu tư. Tỉnh Bình Dương sẽ tiếp tục xúc tiến đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác với thành phố Quảng Châu, tăng cường giao lưu trao đổi các đoàn giữa hai bên, đặc biệt là các đoàn doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh công tác mời gọi xúc tiến đầu tư. Vùng Emilia – Romagna (Cộng hòa Ý) Ngày 16/10/2013, tỉnh Bình Dương ký kết "Tuyên bố chung về việc tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị" với chính quyền vùng Emilia-Romagna; ký kết "Bản ghi nhớ về việc tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế thương mại" với Liên đoàn các Phòng Thương mại vùng Emilia-Romagna. Bên cạnh đó, Liên đoàn các Phòng Thương mại vùng Emilia - Romagna đã chính thức khai trương Văn phòng đại diện tại tỉnh Bình Dương vào ngày 11/9/2015. Đây là cầu nối cho việc xúc tiến đầu tư và thương mại của doanh nghiệp Ý nói chung và doanh nghiệp vùng Emilia - Romagna đầu tư vào Bình Dương nói riêng, góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị. Ngày 11/9/2015, lãnh đạo tỉnh Bình Dương chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Tổng công ty Becamex IDC, Unioncamere, Emilia-Romagna; giữa Đại học Unimore và Công ty Bonfiglioli; giữa Đại học Quốc tế Miền Đông và Đại học Unimore. Vùng Emilia-Romagna tọa lạc ở miền Bắc nước Ý, với diện tích 22.446 km 2, dân số khoảng 4,4 triệu người (năm 2010). Emilia-Romagna là một trong những vùng giàu có và phát triển nhất tại Ý, với GDP trên đầu người cao thứ ba toàn quốc. Emilia-Romagna còn là trung tâm văn hóa và du lịch, là nơi đặt Đại học Bologna, trường Đại học cổ nhất thế giới vẫn còn tới nay với những thành phố đậm chất La Mã và thời Phục Hưng như Modena, Parma và Ferrara, là trung tâm sản xuất thực phẩm và xe hơi (nơi đặt trụ sở các hãng xe gồm Ferrari, Lamborghini, Maserati, Pagani, De Tomaso và Ducai…). Tỉnh Bình Dương đã tổ chức nhiều hội thảo xúc tiến đầu tư, giới thiệu môi trường đầu tư của tỉnh, thu hút nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp của Vùng Emilia –Romagna và các địa phương khác của Ý. Bên cạnh đó, Văn phòng Thương mại Emilia-Romagna tại tỉnh Bình Dương cũng là cầu nối tích cực, tổ chức Hội nghị bàn tròn giới thiệu cơ hội hợp tác đầu tư hỗ trợ hợp tác giữa các doanh nghiệp của hai địa phương. Tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản) Ngày 25/12/2014, tỉnh Bình Dương và tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản) đã ký Bản thỏa thuận về việc tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai địa phương. Tỉnh Yamaguchi nằm trên đảo Shikoku, vùng Chugoku, Nhật Bản, có diện tích 6,112.94 km2, dân số 1,4 triệu người (năm 2015). Yamaguchi phát triển mạnh về các ngành công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nặng, công nghiệp đóng tàu, điện tử, nông nghiệp, nuôi trồng, chế biến và đánh bắt thủy hải sản… Thế mạnh về công nghiệp hóa dầu và đóng tàu đã góp phần đưa Yamaguchi lên vị trí thứ 8 trong nền kinh tế Nhật Bản. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh hợp tác giữa các công ty, tập đoàn Nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân và các trường đại học áp dụng thành tựu khoa học công nghệ phát triển kinh tế. Trong những năm qua, hai bên đã tăng cường hữu nghị qua sự trao đổi của các đoàn lãnh đạo cấp cao cũng như tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư thu hút đầu tư vào tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác hữu nghị đã được ký kết ngày 25/12/2014 giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản), nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai địa phương, vào ngày 08/9/2023, tỉnh Bình Dương và tỉnh Yamaguchi đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực điều dưỡng. Bên cạnh đó, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU) đã ký kết 08 Biên bản thỏa thuận hợp tác (MOU) và Thỏa thuận quốc tế với Trường Đại học Yamaguchi, Trường YIC Rehabilitation College, cũng như đang trao đổi, thống nhất việc ký kết MOU với tỉnh Yamaguchi và Trường Đại học Yamaguchi Prefectural nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh, điều dưỡng và các hoạt động trao đổi tham quan khác. Thông qua việc thiết lập quan hệ hợp tác, tỉnh đã thường xuyên trao đổi các đoàn đại biểu cấp cao, các đoàn doanh nghiệp sang thăm, làm việc và trao đổi học tập kinh nghiệm; tổ chức nhiều chương trình xúc tiến mời gọi đầu tư tại tỉnh Yamaguchi và các địa phương khác của Nhật Bản và đã thu hút được nhiều dự án Nhật Bản có giá trị lớn trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, dịch vụ, góp phần vào quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa, xây dựng đô thị Bình Dương hiện đại, văn minh. Một số dự án lớn: Tập đoàn Panasonic, Tập đoàn Toshiba, Tập đoàn điện tử Foster, Tập đoàn Tokyu, Công ty Fujikura, Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam… Thành phố Eindhoven (Vương quốc Hà Lan) Ngày 16/01/2015, tỉnh Bình Dương và thành phố Eindhoven đã ký kết Biên bản ghi nhớ về tăng cường mối quan hệ hữu nghị và mở rộng các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực: Quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng đô thị, phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế và giáo dục. Hai địa phương ưu tiên đẩy mạnh các hoạt động hợp tác về khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại và hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ công nghệ cao, giáo dục - đào tạo, trung tâm nghiên cứu và vườn ươm doanh nghiệp, nâng cao nguồn nhân lực và chuỗi giá trị cung ứng. Chính quyền hai bên cùng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đoàn doanh nghiệp hai địa phương tìm hiểu, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên, đồng thời cùng nỗ lực xây dựng mối quan hệ bền vững góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương. Thành phố Eindhoven là trung tâm của tỉnh Bắc – Brabant, Hà Lan, được mệnh danh là thành phố thông minh và trung tâm công nghệ lớn của châu Âu. Với diện tích 88,84 km2, dân số hiện tại vào khoảng 750.000 người (năm 2010), nơi đây đồng thời là trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm kinh tế, nghiên cứu và giáo dục đại học lớn của Hà Lan. Eindhoven là cái nôi của các tập đoàn lớn trên thế giới như Philips, Daf Trucks, Brabantia…, hơn 1.300 công ty đa quốc gia và 19.200 nhà nghiên cứu, trong đó những sản phẩm mà thành phố Eindhoven có thế mạnh là phụ kiện ô tô, sản xuất chip điện tử, điện tử, quy hoạch phát triển đô thị và công nghệ thông minh. Eindhoven có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong số 5 thành phố lớn nhất của Hà Lan mà không phải là thủ đô Amsterdam hay thành phố cảng Rotterdam. Ngành công nghệ cao đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của Eindhoven và giúp cho địa phương này luôn có mức tăng trưởng cao hơn 4 thành phố lớn khác của Hà Lan. Đề án Thành phố thông minh Bình Dương đã được UBND tỉnh Bình Dương thông qua tại Quyết định số 3206/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 (bao gồm: các thành viên từ chính quyền tỉnh Bình Dương, Tổng công ty Becamex IDC, chính quyền thành phố Eindhoven và Tập đoàn Brainport) đã được thành lập nhằm nghiên cứu tính khả thi của mô hình Ba Nhà (Nhà nước – Nhà trường – Nhà Doanh nghiệp). Trên cơ sở mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai địa phương, Eindhoven đã cử chuyên gia hỗ trợ Bình Dương trong việc xây dựng và triển khai Đề án Thành phố thông minh Bình Dương với chiến lược đột phá Bình Dương 2021. Bình Dương đã từng bước triển khai Đề án Thành phố thông minh Bình Dương và đạt được một số kết quả bước đầu như thành lập vườn ươm, Fablab, Techlab, dự án đèn Led chiếu sáng đô thị hợp tác với Tập đoàn Philips của thành phố Eindhoven,… Với sự hỗ trợ của thành phố Eindhoven, vào tháng 10/2018, Bình Dương là địa phương đầu tiên của Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn Cộng đồng Thông minh thế giới (ICF) và được vinh danh là một trong 21 thành phố, khu vực có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu của thế giới (Smart21) 05 năm liên tiếp từ 2019 đến 2023. Đặc biệt, tỉnh Bình Dương đã được Diễn đàn ICF vinh danh lọt vào TOP 7, là một trong 07 cộng đồng có Chiến lược phát triển thông minh tiêu biểu thế giới trong 03 năm liên tiếp 2021- 2023. Hàng năm, các đoàn đại biểu cấp cao và đại diện của các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương thường xuyên sang thăm, làm việc và kết hợp tổ chức các chương trình hội thảo thu hút đầu tại thành phố Eindhoven và các địa phương khác của Hà Lan cũng như tại các tỉnh/thành phố khác của châu Âu. Tỉnh Đông Flanders (Vương quốc Bỉ) Ngày 14/10/2015, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đông Flanders (Bỉ) ký kết biên bản ghi nhớ thiết lập mối quan hệ hợp tác hữu nghị. Đây là cơ hội tốt để tỉnh Bình Dương tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại, kêu gọi mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ hiện đại và hợp tác trong các lĩnh vực logistics, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu khoa học… từ tỉnh Đông Flanders và các địa phương khác của Vương quốc Bỉ. Tỉnh Đông Flanders có diện tích 2.982 km2, dân số 1,5 triệu người. Đông Flanders là một trong 5 tỉnh, thành phố của Vùng Flamand – Vùng kinh tế trọng điểm của Vương quốc Bỉ và của cả châu Âu với sự tập trung của nhiều trung tâm logistics và các cảng biển lớn của Vương quốc Bỉ. Thành phố Ghent là thủ phủ của tỉnh Đông Flanders, được mệnh danh là "Thung lũng Silicon của châu Âu" với nhiều công ty về công nghệ thông tin và đa phương tiện nổi tiếng. Tỉnh Đông Flanders được coi là "nơi tri thức phát huy tác dụng", có thế mạnh về dịch vụ hậu cần và các hoạt động tri thức. Đó là khu vực hậu cần phát triển cao và khu vực bí quyết công nghệ. Sự kết hợp hai thế mạnh tri thức và hậu cần tạo nên một số vị thế độc đáo của địa phương. Một trong những thế mạnh của tỉnh Đông Flanders là nằm ở khu vực có vị trí địa lý chiến lược kết nối các vùng kinh tế phát triển của châu Âu từ Manchester (Anh) tới Milan (Ý), vùng đóng góp tới 2/3 GDP của Liên minh châu Âu. Hệ thống mạng lưới giao thông vận tải phát triển rộng khắp, kết nối hiệu quả bằng đường bộ, đường sắt và đường thủy. Tỉnh có hai cảng biển: Cảng Ghent và cảng Waasland và một phần cảng Antwerp (cảng biển lớn thứ hai ở châu Âu kết nối giao thương với thế giới). Trên cơ sở hợp tác, hai bên đã tăng cường hữu nghị qua sự trao đổi của các đoàn cấp cao cũng như tổ chức Hội thảo xúc tiến thu hút đầu tư vào tỉnh Bình Dương. Thành Phố Emmen (Vương quốc Hà Lan) Ngày 17/11/2015, tỉnh Bình Dương và thành phố Emmen (Vương quốc Hà Lan) đã ký kết hợp tác giữa hai bên về tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị và mở rộng các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực: Kinh tế, thương mại, dịch vụ, du lịch, xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư. Thành phố Emmen tọa lạc ở phía Đông Bắc Hà Lan, có diện tích 346,25 km2, dân số hơn 107.000 người (năm 2018). Emmen là trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng phía Bắc Hà Lan nổi tiếng với các ngành công nghiệp hóa học, công nghệ cao, sản xuất và vật liệu, logistics, nông nghiệp, khai thác dầu khí... Trường Đại học Stenden tại thành phố Emmen là một trong những trường đại học danh tiếng của Hà Lan. Hiện tại, Trường đã thành lập nhóm nghiên cứu hợp tác phát triển với các nước trên thế giới, trong đó có tỉnh Bình Dương. Hàng năm, các đoàn đại biểu cấp cao và đại diện của các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương cũng thường xuyên sang thăm, làm việc và kết hợp tổ chức các chương trình hội thảo thu hút đầu tại thành phố Emmen và các địa phương khác của Hà Lan cũng như tại các tỉnh, thành phố khác của châu Âu. Tỉnh Oryol (Liên bang Nga) Ngày 07/7/2017, tỉnh Bình Dương đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác với tỉnh Oryol (Liên bang Nga). Tỉnh Oryol thuộc Liên bang Nga có trung tâm hành chính là thành phố Oryol, cách Matxcova khoảng 360 km về phía Tây Nam. Với diện tích là 24.652 km2 và dân số 769.980 người, tỉnh Oryol được chia thành 24 đơn vị hành chính trong đó có 7 thành phố và 14 quận. Ngành công nghiệp chính của tỉnh gồm: Công nghiệp chế biến thực phẩm; công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp nhẹ; công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị cho ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác (chiếm 30% giá trị sản xuất của tỉnh)… Ngoài ra, tỉnh Oryol là địa phương có nhiều công ty quy mô lớn trong ngành chế tạo cơ khí, điện tử, áp dụng khoa học và kỹ thuật công nghệ hiện đại. Trên cơ sở hợp tác, tỉnh Bình Dương cũng đã cử các đoàn đại biểu cấp cao và đại diện của các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương sang thăm, làm việc, xúc tiến thu hút đầu tư vào tỉnh Bình Dương. 11. Quận Gangnam, Seoul (Hàn Quốc) Ngày 06/01/2022, tỉnh Bình Dương và quận Gangnam, Seoul (Hàn Quốc) đã ký kết trực tuyến thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy xúc tiến đầu tư, hoạt động thương mại quốc tế và trao đổi văn hóa, du lịch, đặc biệt là hợp tác trong việc phối hợp tổ chức hội nghị, hội chợ và triển lãm quốc tế cũng như thúc đẩy các hoạt động trao đổi, giới thiệu văn hóa của hai bên. Gangnam là một trong 25 khu của thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Quận Gangnam thuộc vào khu Gangnam, nằm ở phía Đông Nam thành phố, có diện tích 39,5 km², dân số 527.641 người. Đây là một trong những quận giàu có nhất của Seoul. 12. Bang Nebraska (Hoa Kỳ) Ngày 12/7/2023 tỉnh Bình Dương đã ký kết mối quan hệ hợp tác hữu nghị về nhiều mặt với bang Nebraska (Hoa Kỳ). Nebraska là một tiểu bang thuộc vùng Đồng bằng lớn và Trung Tây của Hoa Kỳ. Tiểu bang Nebraska có 93 quận với diện tích hơn 200.000 km² và dân số khoảng 1,9 triệu người. Bang Nebraska là một bang mạnh về nông nghiệp và một số thế mạnh trong lĩnh vực chế tạo, du lịch, vận chuyển hàng hóa, viễn thông, công nghệ thông tin và bảo hiểm. Năm 2021, GDP của Nebraska đạt 123,9 tỷ đô la Mỹ, xếp thứ 35 trong tổng số 50 tiểu bang của Hoa Kỳ. 13. Tỉnh Artemisa (Cuba) Ngày 25/8/2023 tỉnh Bình Dương đã ký kết Bản ghi nhớ về thiết lập quan hệ hợp tác, kết nghĩa với tỉnh Artemisa (Cuba). Tỉnh Artemisa là một trong hai tỉnh mới của Cuba, được thành lập vào ngày 01/8/2010 với việc phân chia tỉnh La Habana. Thủ phủ và thành phố lớn nhất của tỉnh là Artemisa với diện tích 4.004,27 km 2 và dân số 502.392 người. Tỉnh nằm trên đường cao tốc chính và tuyến đường sắt chính giữa Havana và Pinar del Río. Đây cũng là địa bàn Công ty Thái Bình Việt Nam đang đầu tư, hoạt động. Dù mới thành lập nhưng tỉnh Artemisa đã có nhiều đóng góp cho Cuba và có vai trò quan trọng trong hoạt động công nghiệp và nông nghiệp của đất nước. Đây cũng là vựa nông sản chính cung cấp cho thủ đô La Habana. * Các tổ chức quốc tế Với định hướng phát triển phù hợp và bằng những nỗ lực của chính mình, tỉnh Bình Dương đã đạt được một số kết quả rất đáng khích lệ và là địa phương đầu tiên của Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn Cộng đồng Thông minh thế giới (ICF). Liên tục trong 5 năm 2019-2023, Bình Dương đã được ICF vinh danh là một trong 21 thành phố có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu của thế giới – SMART 21. Đặc biệt, tỉnh Bình Dương đã được Diễn đàn ICF vinh danh lọt vào TOP7, là một trong 07 cộng đồng có Chiến lược phát triển thông minh tiêu biểu thế giới trong 03 năm liên tiếp 2021- 2023; đặc biệt, năm 2023, Bình Dương lọt vào TOP 1 ICF. Bình Dương hiện là đối tác đáng tin cậy của 03 tổ chức quốc tế, bao gồm: Diễn đàn Cộng đồng Thông minh thế giới (ICF), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Horasis và Hiệp hội Trung tâm Thương mại thế giới (WTCA). * Các tổ chức hữu nghị: Thời gian qua, với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội chuyên trách về công tác đối ngoại nhân dân, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Bình Dương luôn chú trọng công tác củng cố và mở rộng quan hệ nhân dân với các nước, đặc biệt là đối với các địa phương kết nghĩa, có mối quan hệ truyền thống gắn bó với tỉnh, hiện đã thành lập được 10 Hội hữu nghị thành viên (bao gồm: Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia tỉnh Bình Dương, Hội hữu nghị Việt Nam – Lào tỉnh Bình Dương, Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga tỉnh Bình Dương, Hội hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc tỉnh Bình Dương, Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc tỉnh Bình Dương, Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Bình Dương, Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ tỉnh Bình Dương, Hội hữu nghị Việt Nam - CHLB Đức tỉnh Bình Dương, Hội hữu nghị Việt Nam – Singapore tỉnh Bình Dương, Hội hữu nghị Việt Nam - Hà Lan tỉnh Bình Dương) và 01 Ban vận động thành lập Hội hữu nghị Việt Nam – ASEAN tỉnh Bình Dương, với hơn 2.000 hội viên tham gia sinh hoạt. Liên hiệp và các Hội hữu nghị thành viên luôn chú trọng tăng cường các hoạt động đối ngoại, giáo dục, giao lưu hữu nghị, hợp tác, hỗ trợ từ thiện, với nhiều hình thức nổi bật như: Chương trình "Chung dòng Mê Kông - Sâu nặng nghĩa tình" giao lưu văn hóa các nước Đông Nam Á; chương trình "Ươm mầm hữu nghị" vận động xã hội hóa trao tặng học bổng cho các em học viên Campuchia và Lào đang học tập tại trường Sĩ quan Công binh; chương trình "Học bổng Kocham - Nâng bước ước mơ" trao tặng học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học tốt; các Lễ hội văn hóa Hàn Quốc, Nhật Bản; các chương trình biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa, văn nghệ, các chương trình hòa nhạc Việt Nam và các nước; chương trình "Trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc - Homestay"; chương trình hưởng ứng Ngày Quốc tế Yoga; các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu về Lễ hội Rằm tháng Giêng,... qua đó đã góp phần củng cố, thắt chặt tình đoàn kết giữa nhân dân Bình Dương với nhân dân các nước. Những năm gần đây, vị thế quốc tế của tỉnh Bình Dương được nâng lên rõ rệt, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị và các Hội hữu nghị thành viên đã gắn nhiệm vụ chung của đối ngoại nhân dân do Trung ương định hướng với sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và điều hành của UBND tỉnh, thông qua các hoạt động đối ngoại nhân dân để tích cực giới thiệu, quảng bá về tiềm năng và cơ hội đầu tư của Bình Dương đến nhân dân các nước và các tổ chức quốc tế. Đồng thời, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị cũng phối hợp thực hiện hiệu quả công tác vận động các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, thu hút đa dạng các nguồn lực quốc tế nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian tới, hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị và các Hội hữu nghị thành viên sẽ tiếp tục tập trung tuyên truyền những thành tựu đạt được sau hơn 35 năm đổi mới của đất nước nói chung và 25 năm Bình Dương xây dựng và phát triển nói riêng; tiếp tục vận động thành lập thêm các Hội hữu nghị thành viên mới phù hợp; tăng cường thông tin quan hệ đối ngoại hợp tác hữu nghị giữa Bình Dương với các địa phương của nước ngoài gắn với thông tin, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam cũng như của tỉnh Bình Dương đến với bạn bè quốc tế.
| 714-quan-he-hop-tac-voi-cac-dia-phuong-nuoc-ngoa | 0 | 0 | 0 | | False |
|