Tin chỉ đạo điều hành
Thứ 3, Ngày 07/02/2017, 16:00
Phát triển thương mại điện tử tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
07/02/2017 | Phương Chi

TTĐT - UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 304/KH-UBND về phát triển thương mại điện tử tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020.

Kế hoạch xác định các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) của tỉnh, đưa TMĐT trở thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tạo tiền đề cho mục tiêu phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm tiềm năng và chủ lực của tỉnh.

Các giải pháp cụ thể gồm: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về TMĐT; tổ chức các lớp bồi duỡng đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực về TMĐT; tư vấn, xây dựng kế hoạch về ứng dụng TMĐT; hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn ứng dụng TMĐT; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về TMĐT.

Sở Công Thương là cơ quan đầu mối, chủ trì thực hiện kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với Cục TMĐT và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) và các đơn vị liên quan triển khai nội dung kế hoạch này. Tích cực vận động doanh nghiệp tham gia các nội dung của kế hoạch và hỗ trợ doanh nghiệp một cách hiệu quả nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho tỉnh.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan bố trí ngân sách tỉnh để đảm bảo kinh phí hàng năm thực hiện kế hoạch.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp cân đối, lồng ghép các nguồn lực các chương trình kinh tế - xã hội trong tỉnh với kế hoạch phát triển TMĐT hàng năm. Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn ngân sách đảm bảo kinh phí hàng năm thực hiện kế hoạch.

Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện việc phát triển hạ tầng viễn thông và Internet tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển TMĐT, xây dựng và đẩy mạnh các biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển và chuyển giao công nghệ hỗ trợ TMĐT; phối hợp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động TMĐT.

Cục Thuế, Cục Hải quan, Ngân hàng nhà nước chi nhánh Bình Dương và các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào nội dung kế hoạch này phối hợp triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương mình.

Các cơ quan báo, đài tích cực tuyên truyền về việc phát triển TMĐT.

Các doanh nghiệp phối hợp với các sở, ban, ngành tích cực triển khai thực hiện kế hoạch, ứng dụng TMĐT trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh để mang lại hiệu quả cao nhất.

Mục tiêu cụ thể:

- 100% doanh nghiệp lớn, 65% doanh nghiệp vừa và nhỏ có website riêng để quảng bá thương hiệu sản phẩm và thông tin doanh nghiệp;

- 30% doanh nghiệp giao dịch hàng hóa và thanh toán trực tuyến qua các ứng dụng TMĐT và thiết bị di động;

- 50% doanh nghiệp ứng dụng phần mềm chuyên dụng trong quản lý và sản xuất thương mại dịch vụ;

- 75% thanh toán trực tuyến các dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông;

- 40% doanh nghiệp tham gia các website TMĐT để mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan đến sản xuất thương mại dịch vụ;

- 90% các thủ tục hành chính được thực hiện dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 4;

- 100% lãnh đạo cơ quan nhà nước sử dụng chứng thực chữ ký số;

- Áp dụng phổ biến đến các doanh nghiệp thực hiện giao dịch chứng thực để đảm bảo an toàn, bảo mật trong giao dịch TMĐT.


Lượt người xem:  Views:   1885
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Phân loại

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Loại bài viết

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Tác giả

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Từ khóa

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin chỉ đạo điều hành