Tin chỉ đạo điều hành
 

TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 707/KH-UBND về việc tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020.

 
 

TTĐT - UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 636/UBND-NC triển khai các giải pháp cấp bách về an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC-CNCH) trên địa bàn tỉnh.

 
 

TTĐT - Nhằm phục vụ cho công tác xây dựng Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tỉnh Bình Dương quý I, xây dựng nhiệm vụ quý II năm 2017 đảm bảo chất lượng nội dung và thời gian quy định, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 659/UBND-TH về việc báo cáo công tác quý I, nhiệm vụ quý II năm 2017.

 
 

TTĐT - UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 419/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Thủ Dầu Một giai đoạn 2016-2020.

 
 

TTĐT - UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 496/KH-UBND về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

 
 

TTĐT -  UBND tỉnhđã ban hành Công văn số 601/UBND-KTN về việc tham gia Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2017.

 
 

TTĐT - Để đánh giá khách quan, toàn diện kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) trên các lĩnh vực quản lý của các sở, ban, ngành, địa phương, từ đó có biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả CCHC trong thời gian tiếp theo, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 467/KH-UBND về việc kiểm tra công tác CCHC năm 2017.

 
 

TTĐT - Nhằm đảm bảo tốt quá trình lưu trữ, thuận lợi cho công tác cung cấp thông tin phục vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường (TNMT) và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 431/KH-UBNDvề việc thu thập dữ liệu TNMT năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

 
 

TTĐT - UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 331/QĐ-UBND về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh Bình Dương ban hành đã hết hiệu lực năm 2016.

 
 

TTĐT - Nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời, đầy đủ các quy định pháp luật, chủ động phòng tránh rủi ro pháp lý, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 423/KH-UBND về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Gia hạn thời gian phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao độngGia hạn thời gian phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo gia hạn thời gian ủy quyền cho UBND cấp huyện phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, gia hạn thời gian ủy quyền cho UBND huyện, thị xã, thành phố ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 và Khoản 6 Điều 11 Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Trường hợp không phê duyệt, UBND huyện, thị xã, thành phố trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời hạn gia hạn ủy quyền: Từ ngày 30/8 đến hết ngày 30/9/2022.

UBND các huyện, thị xã, thành phố được gia hạn thời gian ủy quyền phải thực hiện đúng nội dung và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình được ủy quyền; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện nội dung được ủy quyền; trường hợp phát sinh vướng mắc vượt quá thẩm quyền, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Văn bản ​​​​​

9/6/2022 10:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtGia hạn, thời gian, phê duyệt, danh sách, kinh phí, hỗ trợ, tiền, thuê nhà, người lao động105-gia-han-thoi-gian-phe-duyet-danh-sach-va-kinh-phi-ho-tro-tien-thue-nha-cho-nguoi-lao-donThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
235.00
121,000
0.00
121000
0
Điều chỉnh kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025Điều chỉnh kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025

TTĐT - ​UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập, tư thục trong tỉnh năm học 2024-2025.

Theo đó, thống nhất phê duyệt các nội dung điều chỉnh liên quan đến kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT công lập, tư thục trong tỉnh năm học 2024-2025 theo như đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).

Cụ thể, tổng số học sinh đang học lớp 9 THCS năm học 2023-2024 tính đến ngày 30/11/2023 (kể cả công lập và tư thục) là 31.351 học sinh.

Dự kiến được công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2023-2024 là 29.784 học sinh (95% tổng số học sinh lớp 9).

Học sinh thi tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập trong tỉnh được tổ chức vào các ngày 31/5/2024, 01/6/2024. Riêng các thí sinh thi tuyển vào Trường THPT chuyên Hùng Vương phải thi thêm các môn chuyên vào các ngày 02/6/2024 và 03/6/2024.

Các trường THPT tư thục không tổ chức thi tuyển như các trường THPT công lập mà chỉ tổ chức xét tuyển sau khi có kết quả điểm thi tuyển vào các trường THPT công lập trong khoảng thời gian được Sở GDĐT quy định. Các trường THPT tư thục xây dựng kế hoạch và phương thức xét tuyển gửi về Sở GDĐTphê duyệt trước ngày 31/3/2024.

Năm học 2024-2025, dự kiến tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT chuyên Hùng Vương 09 lớp chuyên (315 học sinh). Dự kiến tuyển sinh tối đa 70% số học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2023-2024 vào lớp 10 năm học 2024-2025 (khoảng 20.847 học sinh).

Năm học 2024-2025, Sở GDĐT sử dụng phần mềm thi tuyển sinh lớp 10 để tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi vào các trường THPT công lập bằng hình thức trực tuyến.

Tuyển sinh lớpp 10 trường THPT công lập năm học 2024-2025 theo phương thức thi tuyển.

Học sinh thi tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025 phải dự thi 03 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh. Thí sinh thi tuyển vào Trường THPT chuyên Hùng Vương ngoài việc dự thi 03 môn bắt buộc như trên thì phải dự thi thêm môn chuyên căn cứ vào số môn chuyên mà thí sinh đã đăng ký dự tuyển (mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự thi tối đa 02 môn chuyên).

Hội đồng xét tuyển sinh lớp 10 của Sở GDĐT đề nghị một số trường hợp học sinh đặc biệt được đưa vào danh sách xét tuyển (không qua thi tuyển). Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng xét tuyển, Giám đốc Sở GDĐT sẽ quyết định đối tượng, điều kiện xét trúng tuyển đối với những thí sinh này và công bố kết quả cùng với những thí sinh tham gia thi tuyển trong kỳ tuyến sinh. Thí sinh được đưa vào danh sách xét tuyển căn cứ vào kết quả rèn luyện, học tập 4 năm học, trong đó học lực và hạnh kiểm năm học 2023-2024 (năm học lớp 9) phải đạt từ loại Khá trở lên.

Đối với các trường THPT không chuyên (hệ công lập): Xét trúng tuyển theo Quy chế tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 03/5/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, Sở GDĐT căn cứ vào điểm chuẩn và chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường để xét tuyển vào các trường THPT công lập.

Sở GDĐT chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định hiện hành; hướng dẫn Phòng GDĐT các huyện, thị xã, thành phố, các trường THPT xây dựng kế hoạch tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025 đảm bảo đúng quy chế và thời gian quy định. 

Văn bản 

3/4/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐiều chỉnh, kế hoạch, phương thức, tuyển sinh, lớp 10, THPT, năm học, 2024-2025380-dieu-chinh-ke-hoach-va-phuong-thuc-tuyen-sinh-lop-10-thpt-nam-hoc-2024-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
670.00
121,000
0.00
121000
0
Ủy quyền cho Giám đốc Sở Ngoại vụ cử, cho phép cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đi nước ngoàiỦy quyền cho Giám đốc Sở Ngoại vụ cử, cho phép cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đi nước ngoài

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định về việc ủy quyền cho Giám đốc Sở Ngoại vụ cử, cho phép cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đi nước ngoài. Quyết định này thay thế Quyết định số 3351/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Theo đó, ủy quyền cho bà Hà Thanh - Giám đốc Sở Ngoại vụ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh trong lĩnh vực ngoại vụ.

Nội dung, phạm vi ủy quyền: Ký quyết định cử đi công tác hoặc cho phép đi nước ngoài về việc riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các sở, ban, ngành, đoàn thể; các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức trong hệ thống chính trị của tỉnh từ Trưởng phòng và tương đương trở xuống.

Thời hạn ủy quyền: Kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành (09/01/2024) đến ngày 31/12/2025 hoặc khi có quyết định khác thay thế.

Bà Hà Thanh có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện các nội dung được ủy quyền và không được ủy quyền lại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; báo cáo định kỳ 06 tháng, 01 năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền.

Quyết định 

1/15/2024 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtỦy quyền, Giám đốc, Sở Ngoại vụ, cử, cho phép, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nước ngoài908-uy-quyen-cho-giam-doc-so-ngoai-vu-cu-cho-phep-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-va-nguoi-lao-dong-di-nuoc-ngoaThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
283.00
121,000
0.00
121000
0
Danh mục ao, hồ, đầm, phá không được san lấpDanh mục ao, hồ, đầm, phá không được san lấp

TTĐT - ​​UBND tỉnh phê duyệt danh mục ao, hồ, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo đó, 25 ao, hồ, đầm, phá trên địa bàn tỉnh không được san lấp.

STTTên công trìnhĐịa điểmDung tích (m3)Diện tích (m2)Chức năng của công trình
​​​​I.​ Thành phố Thủ Dầu Một ​ ​ ​ ​
1 Hồ cảnh quan Công viên thành phố mới  Phường Hòa Phú          788.063,0         157.612,6  Tạo cảnh quan và tiếp nhận, điều tiết nước mưa trong khu vực
2 Hồ Tân Vĩnh Hiệp  Phường Phú Tân, phường Tân Vĩnh Hiệp          250.000,0         125.350,0  Tiếp nhận nguồn nước mưa, nước thải đã qua xử lý của khu liên hợp - Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương, giải quyết tiêu thoát nước cho khu vực đô thị
3 Hồ công viên Thủ Dầu Một  Phường Hiệp Thành            26.475,0             8.825,0  Tiếp nhận nước mưa, tạo cảnh quan cho công viên
4 Hồ công viên khu dân cư Hiệp Thành 3  Phường Hiệp Thành            16.731,0             8.365,7  Tiếp nhận nước mưa, tạo cảnh quan cho khu dân cư Hiệp Thành 3
​​​​II​.  Thành phố Dĩ An ​ ​ ​ ​
1 Hồ nước mỏ đá Bình An  Phường Bình An    13.000.000,0         338.600,0  Tiếp nhận nước mưa và tạo cảnh quan cho khu vực
2 Hồ nước mỏ đá Tân Đông Hiệp  Phường Tân Đông Hiệp    68.000.000,0         447.000,0  Tiếp nhận nước mưa và tạo cảnh quan cho khu vực
3 Hồ nước mỏ đá Núi Đá Nhỏ  Phường Bình An    25.000.000,0         273.400,0  Tiếp nhận nước mưa và tạo cảnh quan cho khu vực
​​​​III.  Thành phố Thuận An: Không có ao, hồ, đầm không được san lấp ​ ​ ​ ​
​​​​IV.  Thành phố Tân Uyên ​ ​ ​ ​
1 Ao cá (đất công ích)  Thửa đất 334, tờ bản đồ số 6, khu phố 3, phường Hội Nghĩa          265.000,0             9.700,7  Cho thuê nuôi trồng thủy sản, thu chứa nước mưa chảy tràn khu vực xung quanh
​​​​V.  Thị xã Bến Cát ​ ​ ​ ​
1 Đập 26/3  Khu phố 3, phường Mỹ Phước          434.416,0         108.604,0  Công trình thủy lợi
​​​​VI.  Huyện Phú Giáo ​ ​ ​ ​
1 Nhà máy nước Phước Vĩnh (hồ)  Khu phố 1, thị trấn Phước Vĩnh              5.695,0             3.350,0  Cung cấp nước sạch
2 Đất UBND xã quản lý (ao)  Ấp 1B, xã Phước Hòa            25.358,0           12.679,7  Trữ nước
3 Đất UBND xã quản lý (ao)  Ấp 1B, xã Phước Hòa              3.976,0             1.988,4  Trữ nước
4 Đất UBND huyện quản lý (hồ)  Ấp Suối Con, xã Phước Hòa          200.000,0           80.000,0  Nuôi cá
5Hồ chứa Suối Lùngxã Phước Hòa         250.000,0         108.600,0  
​​​​VII.  Huyện Dầu Tiếng ​ ​ ​ ​
1 Hồ Cần Nôm  Xã Thanh An      7.987.000,0         230.000,0  Điều tiết, cung cấp nước tưới
2 Đập, hồ Thị Tính  Các xã: Long Hòa, An Lập, Định Hiệp, Long Tân          674.000,0         571.100,0  Điều tiết, Cung cấp nước tưới (hiện công trình hư hỏng còn khả năng phục vụ sản xuất)
​​​​VIII.  Huyện Bàu Bàng ​ ​ ​ ​
1 Hồ Từ Vân 1  xã Lai Hưng          309.000,0         290.000,0  Tiêu thoát nước
2 Hồ Từ Vân 2  xã Lai Hưng          241.000,0         102.000,0  Tiêu thoát nước
​​​​​IX.  Huyện Bắc Tân Uyên ​ ​ ​ ​
1 Hồ Dốc Nhàn  Xã Lạc An          760.000,0         270.000,0  Tích nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp
2 Hồ Đá Bàn  Thị trấn Tân Thành, xã Đất Cuốc      6.200.000,0      1.360.000,0  Tích nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp
3 Đập dâng Suối Sâu  Xã Tân Mỹ  -  -  Ngăn nước, chia nước kênh chính cung cấp cho sản xuất nông nghiệp
4 Đập Tràng  Thị trấn Tân Bình          145.250,0           58.100,0  Phục vụ nông nghiệp và giữ mạch nước ngầm
5 Đập Cua Đinh  Thị trấn Tân Bình            86.400,0           36.000,0  Phục vụ nông nghiệp và giữ mạch nước ngầm
6 Đập Bến Xe  Thị trấn Tân Bình            18.000,0           12.000,0  Phục vụ nông nghiệp và giữ mạch nước ngầm
7 Hồ Cua Pari  Thị trấn Tân Bình      1.190.000,0         170.000,0  Phục vụ nông nghiệp và giữ mạch nước ngầm ​​
​Quyết định 
1/31/2024 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtDanh mục, ao, hồ, đầm, phá, san lấp501-danh-muc-ao-ho-dam-pha-khong-duoc-san-laThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
660.00
121,000
0.00
121000
0
Tăng cường giám sát y tế để bất kỳ người dân nào có triệu chứng đều được hỗ trợ kịp thờiTăng cường giám sát y tế để bất kỳ người dân nào có triệu chứng đều được hỗ trợ kịp thời

TTĐT - ​UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp thực hiện Công văn số 5553/VPCP của Văn phòng Chính phủ về một số điểm chú ý trong thực hiện chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, các cơ quan, đơn vị căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, B Y tế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo để chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản theo phương châm "4 tại chỗ", chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, bảo đảm đúng tinh thần có thể cao hơn, sớm hơn nhưng không được thấp hơn, chậm hơn; tăng cường kỷ luật, kỷ cương xử lý nghiêm các vi phạm quy định phòng, chống dịch. 

Tất cả các địa phương phải thực hiện nghiêm túc phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" để phát hiện những người đến, về từ địa phương khác. Xử lý nghiêm người đến, về từ địa phương khác mà không khai báo và khi chính quyền cấp cơ sở không nắm được, không thực hiện các biện pháp quản lý y tế đối với người đến, về từ địa phương khác.

Thực hiện nghiêm giãn cách xã hội; tuyệt đối tránh tình trạng hình thức "chặt ngoài, lỏng trong", phải đảm bảo đúng tinh thần "ai ở đâu ở đó". Đối với những người phải di chuyển để khám, chữa bệnh, thực thi công vụ, sản xuất, lưu thông… theo yêu cầu hoặc được sự cho phép của chính quyền thì cần được quản lý chặt chẽ, tăng cường các biện pháp bảo vệ và xét nghiệm thường xuyên. Đối với các hộ gia đình, cần tăng cường giám sát y tế để bất kỳ người dân nào có triệu chứng đều được hỗ trợ y tế kịp thời. 

Thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội, không để bất kỳ người dân nào thiếu ăn, không có chỗ ở. 

Thực hiện xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí. Nếu cần xét nghiệm tầm soát cộng đồng ở những thời điểm nhất định thì thực hiện lấy mẫu đại diện gia đình, xét nghiệm mẫu gộp; dành nguồn lực xét nghiệm để tăng tần suất đối với khu vực bệnh viện, các đối tượng nguy cơ cao, người cao tuổi, người có bệnh nền; chú ý hướng dẫn người dân tự lấy mẫu để giảm tải cho lực lượng y tế.

Bên cạnh đó, chủ động thực hiện cách ly F0, F1 tại nhà hoặc căn cứ tình hình dịch bệnh ở từng địa bàn và điều kiện cụ thể của từng trường hợp nhằm đảm bảo an toàn, không để lây nhiễm chéo và lây lan ra cộng đồng.

Việc tổ chức các tầng điều trị cần vận dụng linh hoạt phù hợp với tình hình, điều kiện của địa phương. Đặc biệt lưu ý không coi F0 chưa có triệu chứng là người bệnh để có phương án cách ly tại các trung tâm thu dung hoặc tại nhà khi bảo đảm đủ các điều kiện cần thiết và chăm sóc phù hợp về dinh dưỡng, thể chất, tinh thần, nhằm giảm tỷ lệ F0 có triệu chứng. Đối với các bệnh viện cần bảo đảm nhân lực, thuốc, oxy y tế, trang thiết bị theo quy định để đảm bảo số giường điều trị thực chất.

Văn bản ​

8/20/2021 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTăng cường, giám sát, y tế, bất kỳ, người dân, triệu chứng, hỗ trợ, kịp thời738-tang-cuong-giam-sat-y-te-de-bat-ky-nguoi-dan-nao-co-trieu-chung-deu-duoc-ho-tro-kip-thoThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
646.00
121,000
0.00
121000
0
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2024Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2024

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai (PCTT) năm 2024.

Theo đó, Tuần lễ Quốc gia PCTT năm 2024 có chủ đề " Hành động sớm - Chủ động trước thiên tai".

Các hoạt động hưởng ứng tập trung từ ngày 15/5 đến ngày 22/5/2024 trên toàn tỉnh Bình Dương.

Ban Chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của Tuần lễ Quốc gia PCTT năm 2024 và các quy định của pháp luật về PCTT, công tác kiểm tra xử lý vi phạm về PCTT; hướng dẫn nâng cao kiến thức, kỹ năng về các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai cho các nhóm đối tượng trong cộng đồng, các mô hình, bài học kinh nghiệm tại cộng đồng về PCTT; dự báo, cảnh báo thiên tai, chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị và nhu yếu phẩm PCTT tại cơ quan, cộng đồng.

Song song đó, tăng cường kiểm tra, rà soát và thực hiện biện pháp nâng cao an toàn cho hệ thống công trình PCTT; rà soát các kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai, đặc biệt là công tác chuẩn bị ứng phó thiên tai trong mùa mưa, bão năm 2024; kiểm tra, rà soát và có phương án nâng cao an toàn cho hệ thống công trình PCTT trên địa bàn; chuẩn bị tốt các phương án ứng phó thiên tai trong mùa mưa, bão năm 2024 theo phương châm "4 tại chỗ"; tổ chức rà soát và cắm biển cảnh báo tại các khu vực, địa điểm có nguy cơ cao rủi ro thiên tai (khu vực dễ bị ngập lụt, sạt lở đất, khu vực sụt lún, sạt lở bờ sông).

Kế hoạch ​

5/9/2024 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTổ chức, hoạt động, hưởng ứng, Tuần lễ, Quốc gia, thiên tai, năm 202496-to-chuc-cac-hoat-dong-huong-ung-tuan-le-quoc-gia-phong-chong-thien-tai-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
337.00
121,000
0.00
121000
0
Chương trình làm việc tháng 5/2024 của UBND tỉnhChương trình làm việc tháng 5/2024 của UBND tỉnh

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo Chương trình làm việc tháng 5/2024.

Theo đó, trong tuần thứ II (06 – 10/5/2024), UBND tỉnh sẽ thông qua 03 dự thảo Tờ trình và Nghị quyết: Quy định nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng đối với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, mức chi cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh; quy định chính sách trong công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy và hỗ trợ lực lượng chuyên trách trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy thuộc các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy trên địa bàn.

Trong tuần thứ IV (20 - 24/5/2024), UBND tỉnh sẽ thông qua Báo cáo chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 5/2024.

Đồng thời, thông qua 05 dự thảo: Quyết định ban hành Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động vận hành hệ thống giám sát các nguồn thải trên địa bàn tỉnh; Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết về chỉnh trang, phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025 và giai đoạn 2026 – 2030; Quyết định ban hành Quy chế phối hợp lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào Cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh; Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 25/2022/QĐ-UBND ngày 09/9/2022 của UBND tỉnh quy định phân cấp quản lý tổ chức, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức người lao động trên địa bàn tỉnh; Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 37/2022/QĐ-UBND ngày 24/11/2022 của UBND tỉnh ban hành Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Thông báo 

5/2/2024 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChương trình, làm việc, 5/2024, UBND tỉnh120-chuong-trinh-lam-viec-thang-5-2024-cua-ubnd-tinThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
381.00
121,000
0.00
121000
0
Tăng cường công tác phối hợp tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau TếtTăng cường công tác phối hợp tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

​Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung nâng cao trách nhiệm và chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới; phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phối hợp; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia tấn công, trấn áp tội phạm; duy trì chế độ trực lãnh đạo, chỉ huy, trực ban, trực chiến, bảo vệ cơ quan, đơn vị; chủ động rà soát các lĩnh vực, địa bàn theo chức năng, phạm vi quản lý để phòng ngừa tình trạng vi phạm pháp luật.

Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện hiệu quả đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự. Xây dựng kế hoạch bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm; các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến thăm, làm việc tại địa phương và các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, lễ hội... trên địa bàn.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ đạo lực lượng Quân sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an thực hiện nghiêm về phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng.

Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường phối hợp, tăng cường các biện pháp quản lý thị trường; không để xảy ra hiện tượng đầu cơ hàng hóa, tăng giá bất hợp lý, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân trong dịp Tết.

Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, định hướng Đài, Báo và các cơ quan thông tin, truyền thông trên địa bàn tăng cường thời lượng phát sóng, kịp thời đưa tin tuyên truyền về đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan nắm chắc tình hình công nhân lao động dịp cuối năm; tập trung theo dõi, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định về chính sách lao động, Bảo hiểm xã hội; các chế độ, chính sách, lương, thưởng Tết… cho công nhân và người lao động; không để bức xúc, dẫn đến tranh chấp lao động tập thể hoặc đình công, lãn công phức tạp, trái quy định.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên thực hiện tốt công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; tham gia thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại cơ sở đảm bảo chiều sâu, hiệu quả, thiết thực, tạo động lực, khích lệ nhân dân tự giác, tích cực, chủ động tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, giúp đỡ, giáo dục, cảm hóa người vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo và nắm chắc tình hình có liên quan đến các vấn đề dân tộc, tôn giáo, an ninh nông thôn; rà soát các vụ tranh chấp, khiếu kiện, những vấn đề nổi lên trong nhân dân để phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời từ cơ sở, kiên quyết không để xảy ra khiếu kiện vượt cấp, tập trung đông người gây rối an ninh trật tự, hình thành "điểm nóng". ​

Chỉ thị​​

12/30/2023 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết752-tang-cuong-cong-tac-phoi-hop-tan-cong-tran-ap-toi-pham-dam-bao-an-ninh-trat-tu-truoc-trong-va-sau-teThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseThảo Lam
0.00
121,000
0.00
121000
Quy đổi chứng chỉ/chứng nhận ngoại ngữ, tin học trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuy đổi chứng chỉ/chứng nhận ngoại ngữ, tin học trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành văn bản​ về việc quy đổi chứng chỉ/chứng nhận ngoại ngữ, tin học trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo đó, trong khi chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý để tổ chức, triển khai hoạt động của hệ thống khảo thí ngoại ngữ quốc gia, để phục vụ công tác tuyển dụng công chức, viên chức, thăng hạng viên chức, nâng ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn ngạch công chức tỉnh Bình Dương được thuận lợi, đáp ứng các yêu cầu của Bộ, ngành Trung ương; chấp nhận chứng chỉ/chứng nhận ngoại ngữ được quy đổi tương đương như sau:

Tiếng Anh:

Quyết định số 177/QĐ-TCBT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30/01/1993Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 02/12/2008Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (gồm chứng chỉ của các đơn vị theo giới thiệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chứng chỉ EPT của Trường Đại học Thủ Dầu Một)
Trình độ ATrình độ A1Bậc 1
Trình độ BTrình độ A2Bậc 2
Trình độ CTrình độ B1Bậc 3
 Trình độ B2Bậc 4
 Trình độ C1Bậc 5
 Trình độ C2Bậc 6

 

Cấp độ (CEFR)IELTSTOEFLTOEICCambridge ExamBECBULATS
B14.5450 PBT 133   CBT   45   iBT450Preliminary PETBusiness Preliminary40
B25.5500   BPT 173   CBT   61   iBT600First     FCEBusines Vantage60

Một số ngôn ngữ thông dụng khác:

Cấp độ (CEFR)Tiếng NgaTiếng PhápTiếng ĐứcTiếng TrungTiếng Nhật
A1TEU

DELF A1

TCF niveau 1

A1

HSK

cấp độ 1      

-
A2TBU

DELF A2

TCF niveau 2

A2

HSK

cấp độ 2    

JLPT N5
B1TRKI 1 

DELF B1

 TCF niveau 3

B1

ZD

HSK

cấp độ 3      

JLPT N4
B2TRKI 2 

DELF B2

 TCF niveau 4

B2

TestDaF level 4

HSK

cấp độ 4    

JLPT N3
C1TRKI 3

DELF C1

 TCF niveau 5

C1

TestDaF level 5

HSK

cấp độ 5    

JLPT N2
C2TRKI 4  

HSK

cấp độ 6    

JLPT N1

Đối với các chứng chỉ tin học đề nghị quy đổi tương đương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/9/2016 xác định các chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C đã cấp có giá trị sử dụng tương đương với Chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản để tạm thời phục vụ công tác tuyển dụng công chức, viên chức và nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.

Văn bản hướng dẫn quy đổi chứng chỉ/chứng nhận ngoại ngữ, tin học này được áp dụng đến khi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và ban hành văn bản pháp lý để tổ chức, đào tạo và cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn quy định.​

7/17/2018 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtchứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học, chứng nhận ngoại ngữ, chứng nhận tin học, quy đổi609-quy-doi-chung-chi-chung-nhan-ngoai-ngu-tin-hoc-tren-dia-ban-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
535.00
121,000
0.00
121000
64,735,000
Chương trình "Gặp gỡ Hàn Quốc 2024" sẽ diễn ra trong 02 ngày tại tỉnh Bình DươngChương trình "Gặp gỡ Hàn Quốc 2024" sẽ diễn ra trong 02 ngày tại tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phối hợp tổ chức Chương trình "Gặp gỡ Hàn Quốc 2024" tại tỉnh Bình Dương.

​Theo đó, Chương trình "Gặp gỡ Hàn Quốc 2024" diễn ra trong 02 ngày, 16 và 17/5/2024 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương cùng một số địa điểm lân cận, với số lượng khách mời dự kiến khoảng 570 đại biểu từ hai phía Hàn Quốc và Việt Nam.

Các sự kiện chính: Chương trình "Gặp gỡ Hàn Quốc 2024", Lễ khai mạc Triển lãm trưng bày sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam và Hàn Quốc, gặp gỡ giữa Đại sứ Hàn Quốc và lãnh đạo địa phương Việt Nam (G2G), kết nối chính quyền/doanh nghiệp hai nước (G2B, B2B).

Giao Sở Ngoại vụ phối hợp và trao đổi thống nhất với Cục Ngoại vụ - Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc trong công tác chuẩn bị các điều kiện tổ chức Chương trình; phối hợp với Tổng công ty Becamex IDC, Cục Ngoại vụ - Bộ Ngoại giao và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng chương trình chi tiết, chuẩn bị công tác tổ chức; xây dựng và tổng hợp dự toán kinh phí có liên quan (từ ngân sách tỉnh) để tổ chức thực hiện thành công Kế hoạch này;.

Phối hợp với Cục Ngoại vụ - Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc mời lãnh đạo Chính phủ, Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố và các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong và ngoài tỉnh, hiệp hội và doanh nghiệp Hàn Quốc tham dự Chương trình "Gặp gỡ Hàn Quốc năm 2024" vào ngày 17/5/2024.

Đồng thời, phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và các đơn vị liên quan đề xuất, tham mưu, xây dựng chương trình để lãnh đạo tỉnh tiếp, làm việc với các Đoàn.

Kế hoạch ​​

5/10/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChương trình, Gặp gỡ, Hàn Quốc, 2024, diễn ra, 02 ngày, Bình Dương644-chuong-trinh-gap-go-han-quoc-2024-se-dien-ra-trong-02-ngay-tai-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
356.00
121,000
0.00
121000
0
Kế hoạch công tác cải cách hành chính năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bình DươngKế hoạch công tác cải cách hành chính năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 TTĐT - Nhằm triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, ngày 23/03/2012, UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 748/KH-UBND về công tác CCHC năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
 
Mục tiêu của kế hoạch nhằm hướng đến xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; CCHC gắn với chương trình kế hoạch hoạt động năm, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012.
 
Các nhiệm vụ CCHC năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bình Dương gồm: cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải tổ bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cải các hành chính công, hiện đại hoá nền hành chính; cải thiện môi trường đầu tư và vị thế cạnh tranh của tỉnh; tăng cường ứng dựng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước; cải tiến phương thức, lề lối làm việc gắn với chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý điều hành của các cơ quan Nhà nước (xem thêm phần phụ lục của kế hoạch).
 
Giao cho Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện nội dung kế hoạch này; đồng thời hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ CCHC của các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
 
Đề nghị UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức đoàn thể phối hợp với các sở, ngành, huyện, thị để triển khai thực hiện công tác CCHC đạt hiệu quả; tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện CCHC và giám sát thực hiện CCHC.
 
 
 
Hải Sư
4/5/2012 8:57 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1687-Ke-hoach-cong-tac-cai-cach-hanh-chinh-nam-2012-tren-dia-ban-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Từ ngày 01/6/2021, sử dụng hình ảnh thẻ Bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID để khám, chữa bệnhTừ ngày 01/6/2021, sử dụng hình ảnh thẻ Bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID để khám, chữa bệnh

TTĐT - ​UBND tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị triển khai việc sử dụng hình ảnh thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID để khám, chữa bệnh BHYT.

Theo đó, Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc từ ngày 01/6/2021, người bệnh đến khám, chữa bệnh bằng BHYT được sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID thay thế cho việc sử dụng thẻ BHYT giấy.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng đầu đọc để quét mã QR Code hoặc ghi trực tiếp số thẻ BHYT trên ứng dụng VssID. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh và người có thẻ BHYT sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng để đi khám, chữa bệnh. Đồng thời, có giải pháp chống lạm dụng trục lợi quỹ khám, chữa bệnh BHYT; cử nhân viên phối hợp với nhân viên cơ quan BHXH để tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn, hỗ trợ người tham gia BHYT tiếp cận cài đặt và sử dụng VssID.

Các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trong tỉnh thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID của bệnh nhân trong khám chữa bệnh BHYT; tiếp cận các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời báo cáo cơ quan Bảo hiểm xã hội để phối hợp giải quyết.

Báo Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị viễn thông trên địa bàn tỉnh phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Y tế xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền khuyến khích người tham gia BHYT cài đặt ứng dụng VssID và sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID trong khám, chữa bệnh BHYT.

Văn bản ​​

6/10/2021 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTừ ngày 01/6/2021, sử dụng, hình ảnh, thẻ, Bảo hiểm y tế, ứng dụng, VssID, khám, chữa bệnh837-tu-ngay-01-6-2021-su-dung-hinh-anh-the-bao-hiem-y-te-tren-ung-dung-vssid-de-kham-chua-benThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
342.00
121,000
0.00
121000
0
Tham gia tuyên truyền và phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhiTham gia tuyên truyền và phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi

TTĐT - ​Ban Chỉ đạo Đề án ​Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương tham gia tuyên truyền và phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trong năm 2024.

Theo đó, Đề án hướng đến các đối tượng là thanh thiếu nhi có nguy cơ cao, thanh niên công nhân và lao động trẻ, thanh niên sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Đề án được triển khai nhằm mục tiêu phấn đấu đạt 100% xã, phường, thị trấn xây dựng và tổ chức hoạt động hiệu quả công tác phòng, chống ma túy trong khu nhà trọ thông qua việc xây dựng, quản lý, sử dụng hiệu quả lực lượng cộng tác viên tuyên truyền và phòng, chống ma túy tại các Chi đoàn, Chi hội, Câu lạc bộ Thanh niên tại các khu nhà trọ; 100% xã, phường, thị trấn thành lập và tổ chức hoạt động hiệu quả ít nhất 01 "Câu lạc bộ Bạn đồng hành" hỗ trợ, giúp thanh niên có nguy cơ cao, thanh niên sau cai nghiện, đồng thời định kỳ hàng năm giúp đỡ ít nhất cho 01 thanh thiếu niên trong đối tượng này tiến bộ và hòa nhập cộng đồng; xây dựng và vận hành hiệu quả chuyên mục cấp tỉnh "Phòng, chống ma túy trong thanh thiếu nhi" trên các trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội của Đoàn và qua các chương trình truyền hình, phát thanh.

Đồng thời, phấn đấu 100% Đoàn cấp huyện, cấp cơ sở tổ chức hoặc phối hợp tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng (trực tiếp, trực tuyến) về tác hại của tệ nạn ma túy, pháp luật và kỹ năng phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi; 100% Đoàn cấp huyện chỉ đạo xây dựng điểm và nhân rộng ít nhất 01 hình thức, cách làm hiệu quả về công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi trên địa bàn.

Định kỳ, các cấp bộ Đoàn tổ chức các hoạt động "Thắp sáng niềm tin" tại các cơ sở cai nghiện ma túy, các câu lạc bộ Bạn đồng hành, các Chi đoàn, Chi hội, Câu lạc bộ Thanh niên tại các khu nhà trọ, trong đó: Đoàn cấp tỉnh tổ chức 02 hoạt động/năm ở các cơ sở cai nghiện ma túy; Đoàn cấp huyện tổ chức 01 hoạt động/quý và Đoàn cấp xã tổ chức định kỳ "hàng tháng".

Kế hoạch 

5/3/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTham gia, tuyên truyền, ma túy, thanh thiếu nhi154-tham-gia-tuyen-truyen-va-phong-chong-ma-tuy-cho-thanh-thieu-nhThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
437.00
121,000
0.00
121000
0
Quy chế phối hợp tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính trên địa bàn tỉnhQuy chế phối hợp tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh
TTĐT - Ngày 30/11/2011, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung đã ký Quyết định số 52/2011/QĐ - UBND ban hành Quy chế phối hợp tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Theo đó, nội dung phản ánh, kiến nghị gồm: những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước của cán bộ, công chức; phản ánh nội dung các quy định hành chính, gồm: sự không phù hợp của quy định hành chính với thực tế, sự không đồng bộ, không thống nhất của các quy định hành chính, quy định hành chính không hợp pháp, quy định hành chính trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính.
 
Cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị là Văn phòng UBND tỉnh, địa chỉ: Số 01 đường Quang Trung, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương, điện thoại: 0650.3835.029, Email: kiemsoat.tthc@binhduong.gov.vn.
 
Cá nhân, tổ chức trực tiếp đến Văn phòng UBND tỉnh để phản ánh, kiến nghị được Phòng kiểm soát thủ tục hành chính hướng dẫn soạn thảo văn bản phản ánh, kiến nghị. Khi có điện thoại phản ánh, kiến nghị, cán bộ tiếp nhận điện thoại có trách nhiệm ghi chép trung thực và đầy đủ thông tin phản ánh, kiến nghị, cán bộ tiếp nhận điện thoại có trách nhiệm ghi chép trung thực và đầy đủ thông tin phản ánh, kiến nghị.
 
 
Cá nhân, tổ chức có thể gửi phản ánh, kiến nghị qua Cổng thông tin điện tử tỉnh
 
Nếu phản ánh, kiến nghị gửi qua Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh, đơn vị trực tiếp phụ trách Cổng thông tin điện tử khi nhận được phản ánh, kiến nghị có trách nhiệm in nội dung phản ánh, kiến nghị và thông tin về người phản ánh, kiến nghị và chuyển qua Văn phòng UBND tỉnh. Đối với phản ánh, kiến nghị qua thư điện tử tiếp nhận phản ánh, kiến nghị thì Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng UBND tỉnh tiếp nhận phản ánh, kiến nghị. Khi nhận được đơn, thư phản ánh, kiến nghị, Phòng có trách nhiệm in nội dung phản ánh, kiến nghị và thông tin về người phản ánh, kiến nghị.
 
Phản ánh, kiến nghị về hành vi trậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan, đơn vị, của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh chuyển đơn thư phản ánh, kiến nghị đến các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan; đôn đốc, kiểm tra kịp thời báo cáo UBND tỉnh các biện pháp cần thiết để chấn chỉnh. Cơ quan, đơn vị, địa phương được giao chịu trách nhiệm xử lý phản ánh, kiến nghị tổ chức xem xét, xử lý phản ánh, kiến nghị theo đúng quy trình đã được pháp luật quy định, gửi kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị đến Văn phòng UBND tỉnh để trả lời cho cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.
 
Thời gian xử lý, phản ánh kiến nghị tùy thuộc vào tính chất của từng vụ, việc phản ánh, kiến nghị về hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức, viên chức hay phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính; thời gian xử lý phản ánh, kiến nghị chậm nhất là 10 ngày làm việc, trường hợp phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được phản ánh, kiến nghị.
 
Kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính phải được công khai bằng hình thức gửi văn bản thông báo cho cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị; đăng tải trên Trang Tin điện tử tỉnh; niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị và tại cơ quan trực tiếp giải quyết phản ánh, kiến nghị. Thời gian niêm yết, chậm nhất là 02 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý và kéo dài liên tục trong ít nhất 10 ngày.
 
Khen thưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức về quy định hành chính. Xử lý vi phạm cơ quan, đơn vị, công chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị nếu vi phạm hoặc không thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo quy định của pháp luật.
 
Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2011.
 
Mai Xuân
12/12/2011 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết912-Quy-che-phoi-hop-tiep-nhan-xu-ly-phan-anh-kien-nghi-ve-quy-dinh-hanh-chinh-tren-dia-ban-tinhThông tin chỉ đạo, điều hành
Chương trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bình DươngChương trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bình Dương
     TTĐT - Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 24 - NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng Chương trình hành động chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. 
  
Thực trạng và quản lý

Vị trí địa lý Bình Dương nằm ở hạ lưu của những con sông lớn và ở thượng nguồn, nên rất dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu.

Bình Dương có 6 hồ chứa thủy lợi, thủy điện cấp quốc gia đang hoạt động (Hồ thủy lợi Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn, hồ chứa thủy điện Thác Mơ, cần Đom, Srok Phu Miêng và hồ Phước Hòa trên sông Bé, hồ thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai). Diện tích đất đai nhỏ, phần lớn bạc màu (diện tích đất tự nhiên 2.694,4 km2, chiếm 0,83% so với cả nước. Bao gồm 6 nhóm đất chính : phèn, phù sa, xám, đỏ vàng, dốc tụ, xói mòn và sỏi đá).
  
Khoáng sản có trữ lượng không nhiều, chủ yếu là phi kim loại, dùng để làm vật liệu xây dựng thông thường (sét gạch ngói là 492 triệu m3, đá xây dựng là 3,9 tỷ m3, kaolin là 6,5 triệu m3, cát xây dựng là 4,6 triệu m3). Tài nguyên và môi trường chịu áp lực lớn từ phát triển kinh tế - xã hội (năm 2012, GDP tăng 12,5%, cơ cấu kinh tế về công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp có tỷ trọng tương ứng là 62% - 34,2% - 3,8%. Toàn tỉnh có 13.386 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký là 102.771 tỷ đồng, 2.117 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn là 17,327 tỷ USD. Dân số 1,7 triệu người).
 
Thời gian qua, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được quan tâm, Vì vậy, đã có chuyển biến tích cực, đạt kết quả bước đầu quan trọng, nhằm phục vụ cho phát trển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách địa phương (thu ngân sách về tài nguyên và môi trường năm 2009 là 1.889 tỷ, 2010 là 1.472 tỷ, 2011 là 1.495 tỷ, 2012 là 1.489 tỷ. Chiếm tỷ trọng so với tổng thu nội địa tương ứng qua các năm là 19%, 11%, 14%, 10%).
 
 
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung chủ trì Phiên họp UBND tỉnh lần thứ 50 thông qua dự thảo xây dựng Chương trình hành động về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương (Ảnh: Hoàng Phạm)
 
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân và doanh nghiệp đã quan tâm chú trọng đến nhiệm vụ này. Vì vậy, hệ thống các Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch, Đề án, Cơ chế, chính sách pháp luật được cụ thể hóa ban hành đầy đủ và kịp thời theo phân cấp. Tổ chức bộ máy sớm được kiện toàn theo quy định của Trung ương, nguồn lực thực hiện nhiệm vụ phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được tăng cường. Vệc kiểm tra, thanh tra, giám sát được tiến hành thường xuyên, mang lại hiệu quả thiết thực.
 
Về ứng phó với biến đổi khí hậu, đã xây dựng kịch bản và kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, tiếp tục củng cố hoàn thiện các trạm quan trắc nước mặt, nước dưới đất. Xây dựng mới Trung tâm khí tượng thủy văn với trang thiết bị tự động, hiện đại để nâng cao một bước năng lực dự báo, cảnh báo.
 
Đồng thời, ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Xây dựng phương án phòng tránh, ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp vào tỉnh. Triển khai công tác phòng, chống thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ”) thống nhất từ tỉnh đến cơ sở. Xây dựng các tuyến đê, kè ven sông để chống sạt lở, ngập úng, ngăn mặn và triều cường. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng, hạn chế phát thải khí nhà kính bước đầu đã được nghiên cứu và ứng dụng.
 
Về quản lý tài nguyên, vốn đầu tư cho điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên được chú ý nhiều hơn. Việc lập và cập nhật Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất, khoáng sản được thực hiện kịp thời và nâng dần chất lượng.
 
Hoạt động khoáng sản, khai thác nước ngầm, mục đích sử dụng đất đã được chấn chỉnh theo đúng quy hoạch và quy định của pháp luật. Khoáng sản khai thác được cung ứng chủ yếu cho tỉnh. Nhu cầu về nước tăng nhanh nhưng vẫn bảo đảm phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, tưới tiêu và nhiều mục đích khác. Quỹ đất cho phát triển công nghiệp, đô thị, hạ tầng và các mục đích phi nông nghiệp khác được đảm bảo. Duy trì diện tích đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao, bảo vệ đất lúa và giữ lại diện tích rừng hợp lý, tạo mảng xanh cho môi trường. Đến nay, diện tích đất chưa đưa vào sử dụng ở Bình Dương còn 34ha. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt trên 95%.
 
Về bảo vệ môi trường, nhiều Chương trình, Kế hoạch, Đề án, Cơ chế và chính sách về bảo vệ môi trường đã được ban hành. Hoạt động đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường đã đi vào nề nếp. Công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường được đa dạng về hình thức, đổi mới về nội dung.
  
Đội ngũ cán bộ môi trường từ cấp tỉnh cho đến cấp xã được tăng cường, lực lượng cảnh sát môi trường và Quỹ bảo vệ môi trường đã được thành lập. Đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường được chú trọng. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát về bảo vệ môi trường được tiến hành thường xuyên (trong năm 2011 và 2012, đã kiểm tra 2.460 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính 953 trường hợp với số tiền gần 19 tỷ đồng).
 
Đến nay, hệ thống quan trắc tự động đã giám sát được 40% lượng nước thải công nghiệp, 96,2% các khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị giai đoạn I của thành phố Thủ Dầu Một đã đi vào hoạt động, khắc phục triệt để 133/146 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chấm dứt hoạt động hoặc di dời ra khỏi khu dân cư, đô thị theo kế hoạch 16/33 cơ sở gây ô nhiễm môi trường. 60% cơ sở sản xuất - kinh doanh mới thành lập đạt khá về tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Chất thải rắn được thu gom và xử lý đạt 87%, chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt trên 97%. Mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường đã được kiềm chế, các điểm nóng về môi trường đã được kiểm soát, chất lượng nước các kênh, rạch từng bước được cải thiện. Trên 97% dân cư đô thị và 96,2% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh. Quy hoạch một số các khu bảo tồn đa dạng sinh học đang được triển khai thực hiện. Độ che phủ của rừng và cây lâu năm đạt 56,7%.
 
 
Hệ thống nước thải Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II (Ảnh: Mai Xuân)
 
 
Chương trình hành động chủ động ứng phó biến đổi khí hậu
 
Về ứng phó với biến đổi khí hậụ, đến năm 2020, Bình Dương sẽ chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững.
 
Cụ thể, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu của các cơ quan chuyên môn. Hình thành trong mỗi thành viên của xã hội ý thức chủ động phòng, tránh thiên tai, thích ứng với biến đối khí hậu. Giảm dần thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra.
 
Chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, xả lũ, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng đối với vùng ven sông, nhất là các xã, phường ven sông Sài Gòn và sông Đồng Nai của thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, Dĩ An và huyện Tân Uyên.
 
Giảm mức phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP từ 8 - 10% so với năm 2010 theo quy định của Trung ương.
  
     
     
Nhà máy xử  lý nước thải thành phố Thủ Dầu Một (phường Phú Thọ, TP.Thủ Dầu Một) được xây dựng, góp phần bảo vệ môi trường của tỉnh Bình Dương và còn góp phần thực hiện “Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020” (Ảnh: Hoàng Phạm)
   
Về quản lý tài nguyên, cần quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên. Ngăn chặn xu hướng suy giảm tài nguyên nước ngọt. Đến năm 2014, chấm dứt việc khai thác nước dưới đất ở những nơi đã có nước cấp tập trung. Tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, giám sát chặt chẽ việc xả nước thải. Đảm bảo tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là trên 95% ở thành thị và trên 90% ở nông thôn. Nâng cao hiệu quả sử dụng nước tính trên một đơn vị GDP. Bảo đảm cân đối quỹ đất cho phát triển kinh tế - xã hội.
 
Bên cạnh đó, cần giữ và sử dụng linh hoạt 3.150 ha đất chuyên trồng lúa, 153.286 ha đất trồng cây lâu năm và diện tích đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đến năm 2015, hoàn thành 100% việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hạn chế tối đa việc mở rộng thêm diện tích và số lượng đơn vị khai thác khoáng sản. Khai thác hiệu quả và bền vững sinh thái, cảnh quan, tài nguyên sinh vật và tài nguyên rừng, bảo đảm mảng xanh đô thị, tỷ lệ che phủ rừng và cây lâu năm trên địa bàn tỉnh đạt 57%.
 
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới lên trên 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp, giảm tiêu hao năng lượng tính trên một đơn vị GDP.
 
Để quản lý, bảo vệ môi trường, 100% các khu công nghiệp đi vào hoạt động phải có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường. 70% các khu đô thị, khu nhà ở phải xây dựng hệ thống thoát và xử lý nước thải tập trung. Kiểm soát và xử lý được ít nhất 70% tổng lượng nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
 
Không để phát sinh mới và xử lý triệt để 100% các cơ sở cũ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nâng cao chất lượng môi trường không khí và giảm tiếng ồn ở các đô thị, khu vực đông dân cư. 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường buộc phải tự chấm dứt hoạt động hoặc di dời ra khỏi các khu dân cư, đô thị theo quy định. Thu gom, xử lý chất thải rắn đạt 95%, tái chế đạt 65%, chất thải nguy hại, chất thải rắn y tế đạt 100%.
 
Bảo tồn tại chỗ các loài cây ăn trái thuần chủng và đặc thù của tỉnh Bình Dương như: măng cụt, bòn bon, sầu riêng, bưởi... Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển các khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh.
    
Đến năm 2050, Bình Dương sẽ chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên, bảo đảm chất lượng môi trường sống và cân bằng sinh thái. Phấn đấu hoàn thành sớm các chỉ tiêu về môi trường do Trung ương quy định.
  
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của tỉnh.
 
Hoài Hương
8/24/2013 8:13 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1540-Chuong-trinh-chu-dong-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau-tren-dia-ban-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 (gọi tắt là Kế hoạch).

Theo đó, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách nhằm phát huy giá trị của sách, của văn hóa đọc trong cộng đồng; góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy những giá trị đạo đức, truyền thống hiếu học của dân tộc. Khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập.

Đồng thời, tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam trong đời sống xã hội tại Bình Dương; giúp bạn đọc tiếp cận sách với hình thức trực tuyến trên không gian mạng; từng bước giúp các đơn vị xuất bản, phát hành xuất bản phẩm chuyển đổi số trong tình hình mới.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm nay có thông điệp "Sách: Nhận thức-Đổi mới-Sáng tạo"; "Sách cho tôi, cho bạn".

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 trên địa bàn tỉnh Bình Dương được tổ chức trong tháng 3/2023 đến hết tháng 4/2023. Các hoạt động trọng tâm diễn ra từ ngày 15/4/2023 đến ngày 01/5/2023.

Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 sẽ dự kiến diễn ra vào 18 giờ, ngày 20/4/2023 tại Chợ đêm và Phố đi bộ Bạch Đằng (trong khuôn viên dự án Trung tâm thương mại Dịch vụ Bạch Đằng, đường Bạch Đằng, phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Đồng thời, tổ chức trưng bày, triển lãm Tuần lễ Sách từ ngày 20/4/2023 đến ngày 24/4/2023.

Kế hoạch ​​

4/6/2023 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTổ chức, Ngày Sách, Văn hóa, đọc, Việt Nam, lần thứ 2, năm 202315-to-chuc-ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-nam-lan-thu-2-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
429.00
121,000
0.00
121000
0
Bố trí các Trạm y tế lưu động tại các vùng và khu, cụm công nghiệp để người dân, công nhân lao động được tiếp cận y tế mọi lúc, mọi nơiBố trí các Trạm y tế lưu động tại các vùng và khu, cụm công nghiệp để người dân, công nhân lao động được tiếp cận y tế mọi lúc, mọi nơi

TTĐT - ​UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung chỉ đạo của Tỉnh ủy tại Thông báo số 203-TB/TU ngày 06/9/2021 khẩn trương, nghiêm túc thực hiện ngay các nhiệm vụ được giao, đảm bảo kịp thời, hiệu quả và chất lượng.

Theo đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Thông báo kết luận số 200-TB/TU, ngày 03/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đẩy nhanh thực hiện tiêm vắc xin để đảm bảo cho người dân trên địa bàn tỉnh ít nhất được tiêm một mũi theo kế hoạch đề ra. Đồng thời, tổ chức rà soát lại tổng thể số lượng người dân được tiêm, tham mưu UBND tỉnh báo cáo đề nghị Bộ Y tế tiếp tục phân bổ thêm vắc-xin cho tỉnh; phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm việc với lực lượng quân y để tiêm đạt hiệu quả cao.

Kiên trì xét nghiệm để nhanh chóng phát hiện, bóc tách F0 khỏi cộng đồng theo phương án ngày 1,3,5; tập trung hoàn thành việc xét nghiệm trong vòng 03 ngày đối với các địa phương "vùng đỏ" để có cơ sở đánh giá việc thực hiện trạng thái "bình thường mới" trong thời gian tới.

Công an tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tiếp tục tăng cường lực lượng đảm bảo an ninh trật tự cho các cơ sở điều trị.

Ngành Y tế khẩn trương mua các loại thuốc điều trị Covid-19 để đảm bảo có đủ thuốc phục vụ cho công tác điều trị; rà soát các địa phương có nhiều ca tử vong do Covid-19 để hỗ trợ, bố trí thêm nhân lực, giảm tối đa ca tử vong.Đồng thời, đánh giá tổ chức lại các tầng điều trị, nơi nào có đủ điều kiện mở rộng không gian để bệnh nhân được hoạt động thể dục, thể thao.

Bên cạnh đó, tính toán phương án bố trí các Trạm y tế lưu động phù hợp tại các địa phương "vùng đỏ", "vùng xanh", tại các khu, cụm công nghiệp gắn với trang bị đủ về phương tiện, nhân lực, vật tư y tế, bình oxy và các loại thuốc điều trị cần thiết,... đảm bảo người dân, công nhân lao động được tiếp cận y tế mọi lúc, mọi nơi một cách nhanh nhất.

Các đơn vị, địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ, rà soát thật kỹ để đảm bảo việc điều chuyển, tiếp nhận được an toàn, đặc biệt là đối với số F0 của thành phố Thuận An.​

Văn bản ​​

9/7/2021 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBố trí, Trạm y tế, lưu động, vùng, khu, cụm công nghiệp, người dân, công nhân, lao động, tiếp cận, y tế, mọi lúc, mọi nơi406-bo-tri-cac-tram-y-te-luu-dong-tai-cac-vung-va-khu-cum-cong-nghiep-de-nguoi-dan-cong-nhan-lao-dong-duoc-tiep-can-y-te-moi-luc-moi-noThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
481.00
121,000
0.00
121000
0
Triển khai dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (giai đoạn 1) Triển khai dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (giai đoạn 1)

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Theo đó, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh khẩn trương lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần 1 Giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn trình thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định.

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP và các đơn vị liên quan hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án thành phần 2 Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (giai đoạn 1) theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Đồng thời, phê duyệt các dự án thành phần trong tháng 02 và 3/2024; giải phóng mặt bằng, bàn giao tối thiểu 50% trong quý II/2024, 70% mặt bằng trong quý III/2024 và hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2024; triển khai thực hiện dự án, phấn đấu khởi công dự án trong đầ​​u quý III/2024; tập trung thi công cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ quý IV/2026.

Kế hoạch, tiến độ Dự án thành phần 1: Nhà đầu tư đề xuất tổ chức lập hồ sơ thiết kế ranh giải phóng mặt bằng trên phạm vi xây dựng của dự án thành phần 2 và trình Sở Giao thông vận tải thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt.

Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh theo hồ sơ thiết kế cắm cọc (thiết kế ranh) giải phóng mặt bằng được phê duyệt và mốc giải phóng mặt bằng của các dự án thành phần theo từng giai đoạn (tùy thuộc mức độ phức tạp về kỹ thuật của từng đoạn tuyến) để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở giai đoạn chuẩn bị dự án và lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 1 theo quy định.

Trên cơ sở hồ sơ thiết kế cắm cọc (thiết kế ranh) giải phóng mặt bằng được duyệt, các địa phương xác định nhu cầu tái định cư, rà soát quỹ đất, quỹ nhà tái định cư để xác định địa điểm, hình thức tái định cư; lập, trình thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể cho dự án thành phần 1 Dự án Giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn đảm bảo tiến độ tổng thể toàn bộ dự án theo chủ trương được duyệt; phấn đấu đầu quý II/2024 tiến hành chi trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Kế hoạch, tiến độ Dự án thành phần 2: Lập, trình thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và tổ chức mời quan tâm; lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP; khởi công công trình dự kiến ngày 10/7/2024; tổ chức triển khai thi công từ quý III/2024 - quý IV/2026.

Quá trình triển khai thi công tập trung chỉ đạo, đôn đốc nhà thầu, nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công và phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi công đảm bảo cơ bản hoàn thành Dự án trong tháng 11/2026 và đưa vào sử dụng từ tháng 12/2026.

Kế hoạch 

3/13/2024 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTriển khai, dự án, Đầu tư, xây dựng, đường, Vành đai 4, TP. Hồ Chí Minh, cầu Thủ Biên, sông Sài Gòn, giai đoạn 1 135-trien-khai-du-an-dau-tu-xay-dung-duong-vanh-dai-4-doan-cau-thu-bien-song-sai-gon-giai-doan-1Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
699.00
121,000
0.00
121000
0
Báo cáo công tác Quý I, nhiệm vụ Quý II năm 2019Báo cáo công tác Quý I, nhiệm vụ Quý II năm 2019

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành văn bản về việc báo cáo công tác Quý I, nhiệm vụ Quý II năm 2019.

Theo đó, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch Quý I/2019 và xây dựng phương hướng, nhiệm vụ Quý II/2019 của đơn vị. Trong đó, đánh giá kết quả của ngành, địa phương mình trong việc triển khai Kế hoạch số 296/KH-UBND ngày 18/01/2019 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; kết quả thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, đánh giá những việc làm được và chưa làm được, làm rõ nguyên nhân, giải pháp thực hiện nhiệm vụ trong Quý II năm 2019. Song song đó, các đơn vị làm đầu mối phối hợp các ngành liên quan đánh giá và chịu trách nhiệm báo cáo những nhiệm vụ mang tính chất liên sở, ngành.

Các đơn vị gửi báo cáo về UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê chậm nhất vào ngày 15/3/2019; đồng thời gửi file báo cáo về các địa chỉ sau: tonghopvpub@binhduong.gov.vn;binhduong@gso.gov.vn; tonghopskh@binhduong.gov.vn.

Văn bản ​​

2/28/2019 7:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBáo cáo, công tác, Quý I, nhiệm vụ, Quý II466-bao-cao-cong-tac-quy-i-nhiem-vu-quy-ii-nam-201Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
238.00
121,000
0.00
121000
28,798,000
/PublishingImages/2019-03/tin 10- bao cao cong tac quy 1, thuc hien quy 2 nam 2019.mp3
Chương trình làm việc tháng 11/2016 của UBND tỉnhChương trình làm việc tháng 11/2016 của UBND tỉnh

TTĐT - Ngày 27/10/2016, UBND tỉnh ban hành Thông báo số171/TB-UBND về Chương trình làm việc tháng 11/2016 của UBND tỉnh.

Theo đó, Chương trình làm việc tháng 11/2016 của UBND tỉnh sẽ gồm các nội dung sau:


Cuộc họpThời gian thông qua

Đơn vị

chuẩn bị

 Tuần I (01 – 04/11/2016) 

UBND

 

 

Thông qua một số nội dung trình HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm 2016:

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về ban hành chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020;

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về mmức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về quy định mức chi cho các hoạt động văn hoá, thể thao trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về quy định danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020.


Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Lao động , Thương binh và Xã hội

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh

 Tuần II (07 – 11/11/2016) 

UBND

 

 

Thông qua một số nội dung trình HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm 2016:

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về Đề án đề nghị công nhận đô thị thị xã Dĩ An là đô thị loại III;

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về Đề án đề nghị công nhận đô thị thị xã Thuận An là đô thị loại III;

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn 2035;

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về Danh mục các dự án, công trình phải thu hồi đất thực hiện trong năm 2017 các huyện, thị xã, thành phố, trong đó có các dự án sử dụng đất lúa;

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký giao dịch đảm bảo và phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng một số loại phí trong lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; Đề án bảo vệ môi trường chi tiết; phương án cải tại phục hồi môi trường; phương án cải tại phục hồi môi trường bổ sung trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch biên chế hành chính, biên chế sự nghiệp tỉnh Bình Dương năm 2017;

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về quy định tặng thưởng "Huy hiệu tỉnh Bình Dương";

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về bãi bỏ các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đối với các loại phí, lệ phí không có trong danh mục phí, lệ phí của Luật Phí và Lệ phí năm 2015; các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Trung ương ban hành và các loại phí, lệ phí chuyển sang giá dịch vụ do nhà nước định giá;

- Tờ trình và Nghị quyết về quy định nguyên tắc chung đối với việc thu, quản lý và sử dụng các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Trung ương ban hành trong thời gian chờ hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương;

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về mức thu lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

- Báo cáo tình hình và kết quả công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh năm 2016;

- Báo cáo về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2016;

- Báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh năm 2016;

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký cư trú, lệ phí cấp chứng minh nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về Bãi bỏ Nghị quyết số 63/2011/NQ-HĐND8 ngày 09/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phê chuẩn quy định đối tượng đóng góp, mức đóng góp Quỹ quốc phòng – an ninh ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương.


 

Sở Xây dựng

-  nt -


- nt - 


Sở Tài nguyên và Môi trường

- nt -


- nt -


- nt -



- nt -



- nt -


- nt -


- nt -



Sở Nội vụ


- nt-

Sở Tư pháp 




- nt -



- nt -

Thanh tra tỉnh

- nt -

Công an tỉnh


- nt -


Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

 Tuần III (14 – 18/11/2016) 
UBND

Thông qua một số nội dung trình HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm 2016:

- Báo cáo ước thực hiện Kế hoạch đầu tư công năm 2016 và Kế hoạch đầu tư công năm 2017;

- Báo cáo Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2021;

- Dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017;

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch đầu tư công năm 2017;

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020;

- Báo cáo tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015;

- Báo cáo tình hình ước thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước năm 2016; dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách năm 2017;

- Báo cáo về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2016;

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015;

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách năm 2017;

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 và thời kỳ 2017-2020;

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia giữa ngân sách và số bổ sung cân đối ngân sách từng huyện, thị xã, thành phố năm 2017 và thời kỳ ổn định 2017-2020;

- Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.


Sở Kế hoạch và Đầu tư


- nt -

- nt -

- nt -

- nt -

Sở Tài chính

- nt -


- nt -

- nt -

- nt -

- nt -

- nt -


- nt -



- nt-


Tuần IV (21 – 25/11/2016) 

UBND

 

UBND

UBND

UBND

  1. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017;
  2.  Báo cáo kiểm điểm sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh năm 2016;
  3. Chương trình làm việc năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
  4. Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2017.

VP.UBND tỉnh


VP. UBND tỉnh

- nt -

Sở Tài nguyên và Môi trường

10/27/2016 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtchương trình làm việc, thông qua, UBND tỉnh, chế độ, chính sách, mức thu phí, kinh tế-xã hội, báo cáo, tờ trình495-chuong-trinh-lam-viec-thang-11-2016-cua-ubnd-tinThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseMai Xuân
0.00
121,000
0.50
121000
60,500
Thành lập Hệ thống Trung tâm thông tin tác chiến phòng, chống dịch bệnh Covid-19Thành lập Hệ thống Trung tâm thông tin tác chiến phòng, chống dịch bệnh Covid-19

​TTĐT - Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh ban hành Kế hoạch thành lập Hệ thống Trung tâm thông tin tác chiến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bình Dương.

Việc thành lập Hệ thống Trung tâm thông tin tác chiến nhằm tổ chức hoạt động thu thập, quản lý, kết nối, chia sẻ và xử lý thông tin phản ánh của người dân liên quan đến lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe (cấp cứu, chuyển viện, tư vấn sức khỏe,…), hỗ trợ, cứu trợ (lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu,…), đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Trên cơ sở đó, tổ chức rà soát, phân tích và xử lý có hiệu quả các nguồn tin; ra mệnh lệnh chỉ huy thực thi phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Thông qua Tổng đài 1022, thông tin báo chí, mạng xã hội, Hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin yêu cầu của người dân về cấp cứu, chuyển viện; các trường hợp nhiễm, nghi nhiễm, có triệu chứng liên quan như ho, sốt, tiếp xúc người nhiễm, nghi nhiễm; tư vấn chăm sóc sức khỏe đối với các F0, F1;yêu cầu cứu trợ, cung cấp lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội; vấn đề an ninh, trật tự và vi phạm trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và các yêu cầu khác liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Hệ thống các Trung tâm thông tin tác chiến liên thông 03 cấp tỉnh, huyện, xã. Trong đó, Trung tâm thông tin tác chiến tỉnh và các Đội phản ứng nhanh cấp tỉnh trên các lĩnh vực cấp cứu, hỗ trợ y tế; cứu trợ; đảm bảo an ninh trật tự. Trung tâm thông tin tác chiến 09 huyện, thị xã, thành phố và các Đội phản ứng nhanh cấp huyện trên các lĩnh vực cấp cứu, hỗ trợ y tế; cứu trợ; an ninh trật tự. Thành lập tại mỗi UBND cấp xã ít nhất 01 Đội phản ứng nhanh trên các lĩnh vực cấp cứu, hỗ trợ y tế; cứu trợ; đảm bảo an ninh trật tự, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bí thư hoặc Chủ tịch UBND cấp xã để thực thi các nhiệm vụ ứng cứu khẩn cấp theo chỉ đạo của Trung tâm thông tin tác chiến cấp trên và của người dân.

Bên cạnh Tổng đài 1022, mỗi Trung tâm thông tin tác chiến cấp huyện, mỗi Đội phản ứng nhanh cấp xã thiết lập và duy trì một số điện thoại đường dây nóng, phân công người trực 24/7 để tiếp nhận và xử lý ngay các thông tin yêu cầu từ người dân. Các số điện thoại trên phải được công khai rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, đến từng người dân trong vùng phạm vi trách nhiệm của từng Đội phản ứng nhanh, từng UBND cấp huyện để người dân biết, liên hệ.

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế, tổ chức hoạt động của các đơn vị trong Hệ thống thông tin tác chiến toàn tỉnh; đôn đốc, theo dõi, tổng hợp, báo cáo hoạt động của Hệ thống. Thiết lập, đưa vào vận hành trong ngày 06/08/2021.

UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thành lập Trung tâm thông tin tác chiến và đưa vào hoạt động trước ngày 09/08/2021.

Kế hoạch ​​

8/6/2021 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtthành lập, trung tâm, thông tin tác chiến, phòng chống dịch bệnh Covid-19122-thanh-lap-he-thong-trung-tam-thong-tin-tac-chien-phong-chong-dich-benh-covid-1Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhương Chi
0.00
121,000
0.00
121000
Ban hành Đề án hoạt động chăm sóc người cao tuổi tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2025Ban hành Đề án hoạt động chăm sóc người cao tuổi tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2025

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Đề án​ hoạt động chăm​​ sóc người cao tuổi (NCT) tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017  - 2025.

Theo đó, mục tiêu của Đề án nhằm nâng cao nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận và phát động phong trào toàn xã hội tham gia chăm sóc sức khỏe NCT; nâng cao sức khỏe của NCT trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe ban đầu của NCT; đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh của NCT với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp; đáp ứng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe dài hạn của NCT tại gia đình, cộng đồng và trong cơ sở chăm sóc sức khỏe tập trung. Mục tiêu đến năm 2025, 80% NCT có khả năng tự chăm sóc, được cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe, 90% NCT khi bị bệnh được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, 100% NCT không có khả năng tự chăm sóc được chăm sóc sức khỏe bởi gia đình và cộng đồng...

Đối tượng thụ hưởng là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên đang sống và làm việc tại Bình Dương và gia đình có NCT.

Đề án thực hiện trong 02 giai đoạn. Giai đoạn 1, từ năm 2016-2020 (xây dựng kế hoạch kinh phí chi tiết); giai đoạn 2, từ năm 2021-2025.

Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính, các đơn vị thành viên Ban quản lý Đề án thực hiện các hoạt động truyền thông giáo dục thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe NCT; xây dựng, triển khai phong trào xã, phường, thị trấn phù hợp với NCT; nâng cao năng lực cho y tế cơ sở trong thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho NCT và các khoa Lão khoa của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trong hoạt động khám, chữa bệnh cho NCT; xây dựng và duy trì hoạt động của đội ngũ chăm sóc sức khỏe NCT tại gia đình các câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe NCT, câu lạc bộ "NCT giúp NCT", "Liên thế hệ tự giúp nhau"; thực hiện xã hội hóa chăm sóc y tế cho NCT tại các cơ sở chăm sóc tập trung…​

11/15/2017 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtngười cao tuổi599-ban-hanh-de-an-hoat-dong-cham-soc-nguoi-cao-tuoi-tinh-binh-duong-giai-doan-2017-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
420.00
121,000
0.50
121000
50,880,500
Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải

TTĐT - ​HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 52/NQ-HĐND về Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, Kỳ họp thứ 13 thông qua ngày ​08/12/2023 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh:

nq52.png


12/19/2023 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtDanh mục, dịch vụ, sự nghiệp công, sử dụng, ngân sách, nhà nước, lĩnh vực, giao thông, vận tải 663-danh-muc-dich-vu-su-nghiep-cong-su-dung-ngan-sach-nha-nuoc-thuoc-linh-vuc-giao-thong-van-taiThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Bình Dương năm 2020Triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Bình Dương năm 2020

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Bình Dương năm 2020 (gọi tắt là Tháng hành động).

​Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức Lễ phát động Tháng hành động cấp tỉnh; Lễ phát động và chiến dịch truyền thông tại 09 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Hình thức và quy mô tổ chức phải phù hợp với tình hình địa phương và diễn biến của dịch bệnh Covid-19.

Nội dung Lễ phát động và chiến dịch truyền thông gắn với chủ đề và các thông điệp tuyên truyền của Tháng hành động nhằm kêu gọi cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức quan tâm đến ý nghĩa, tầm quan trọng và các mục tiêu cần đạt được của công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trên địa bàn tỉnh.

Hình thức tổ chức: Tổ chức lễ mittinh; biểu diễn nghệ thuật; thắp sáng một số địa điểm bằng ánh đèn màu cam (màu biểu tượng của Tháng hành động); diễu hành tại trụ sở cơ quan, trường học, các trục đường chính, nơi công cộng, khu vực trung tâm và đông dân cư. Đồng thời tổ chức hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, tập huấn, hội thi về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, nâng cao năng lực cho cán bộ nữ nhằm tuyên truyền kiến thức, kỹ năng về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em; giao lưu văn nghệ, thể thao và gặp mặt, biểu dương các mô hình, cá nhân tiêu biểu trong công tác bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới.

Song song đó, tổ chức các hoạt động truyền thông; tập trung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống Đài truyền thanh ở các xã, phường, thị trấn và treo băng rôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích tuyên truyền về chủ đề, các thông điệp và các hoạt động của Tháng hành động nhằm thu hút sự quan tâm, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về  việc thực hiện bình đẳng giới, phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Từ đó, nâng cao nhận thức của phụ nữ và trẻ em về quyền bình đẳng trong gia đình và xã hội.

Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực để triển khai Tháng hành động, tăng cường xã hội hóa các hoạt động truyền thông và hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực, phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tăng cường tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tại các cơ quan, đơn vị, địa phương và xử lý nghiêm khắc các vụ việc vi phạm.

Kế hoạch ​​​

10/22/2020 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTháng hành động, bình đẳng giới, bạo lực848-trien-khai-thang-hanh-dong-vi-binh-dang-gioi-va-phong-chong-bao-luc-tren-co-so-gioi-tinh-binh-duong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
618.00
121,000
0.00
121000
0
Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Giáo đến năm 2040Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Giáo đến năm 2040

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đến năm 2040.

​Theo đó, phạm vi nghiên cứu theo địa giới hành chính huyện Phú Giáo, gồm thị trấn Phước Vĩnh và 10 xã (An Bình, An Linh, An Long, An Thái, Tân Long, Phước Hòa, Phước Sang, Vĩnh Hòa, Tân Hiệp, Tam Lập) với tứ cận tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp huyện Đồng Phú và huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước; phía Nam giáp sông Bé và huyện Bắc Tân Uyên; phía Đông giáp sông Mã Đà và huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai; phía Tây giáp huyện Bàu Bàng.

Quy mô lập quy hoạch: Trên tổng diện tích tự nhiên huyện Phú Giáo 54.443,85 hecta.

Định hướng đến năm 2030 phát triển theo hướng nông nghiệp - công nghiệp - đô thị, dịch vụ.

Định hướng đến 2040 phát triển theo hướng công nghiệp - đô thị, dịch vụ - nông nghiệp.

Quan điểm, mục tiêu quy hoạch: Cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được định hướng trong Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;định hình sự phát triển không gian toàn huyện, bao gồm sự phát triển của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, định hướng sử dụng đất, các đô thị, các khu chức năng. Đây là cơ sở pháp lý để quản lý về hoạt động xây dựng trên toàn huyện, nhằm đảm bảo sự phát triển không gian của vùng đúng với các định hướng đã đề ra trong đồ án; đồng bộ quy hoạch xây dựng với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch kinh tế - xã hội; làm cơ sở để triển khai các đồ án quy hoạch chi tiết, lập các dự án đầu tư và thực hiện đầu tư theo quy hoạch được phê duyệt, trong giai đoạn 2020-2025, 2025-2030 và 2030-2040; 10/10 xã đạt nông thôn mới nâng cao và công nhận huyện nông thôn mới nâng cao vào năm 2025, trong đó có 03 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, bao gồm xã Tân Hiệp, xã Tân Long, xã Vĩnh Hòa.

Dự báo quy mô dân số huyện Phú Giáo đến năm 2030 khoảng 160.000 người, đến năm 2040 khoảng 240.000 người.​

Quyết định ​

4/5/2024 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtQuy hoạch, xây dựng, vùng, huyện Phú Giáo, năm 204099-quy-hoach-xay-dung-vung-huyen-phu-giao-den-nam-204Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
406.00
121,000
0.00
121000
0
Tổ chức kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 Tổ chức kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc tổ chức kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 (27/7/1947- 27/7/2023).

​Theo đó, các cơ quan Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội và các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng về các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với nước, về ý nghĩa ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 và sự hy sinh cao cả của thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; giới thiệu những điển hình thương binh, gia đình liệt sĩ tiêu biểu, vượt khó vươn lên trong cuộc sống và những cá nhân, đơn vị, địa phương đã tham gia thực hiện tốt phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" ở địa phương.

Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng và thực hiện tốt các chính sách đã ban hành. Đồng thời, triển khai thực hiện các chính sách người có công, đảm bảo giải quyết đầy đủ, kịp thời quyền lợi cho đối tượng; tổ chức đoàn đưa người có công tiêu biểu đi tham quan Thủ đô Hà Nội, Viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm lại chiến trường xưa tại Côn Đảo.

Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện tốt phong trào phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống; mở rộng việc vận động đỡ đầu chăm sóc đời sống cho thương binh, gia đình liệt sĩ khó khăn neo đơn; kiểm tra, rà soát những gia đình chính sách thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh để có kế hoạch xem xét, hỗ trợ giúp họ ổn định vươn lên trong cuộc sống. Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công tác chính sách đối với người có công với nước ở các địa phương, nhất là công tác nâng cao đời sống của đối tượng chính sách nhằm giữ vững danh hiệu "Xã, phường làm tốt công tác Thương binh Liệt sĩ và Người có công", đảm bảo 100% xã, phường, thị trấn (cấp xã) đạt danh hiệu này; bình xét thương binh, gia đình liệt sĩ tiêu biểu để đề nghị UBND huyện, thị xã, thành phố quyết định công nhận đạt danh hiệu "Người công dân kiểu mẫu", "Gia đình cách mạng gương mẫu" cũng như biểu dương những đơn vị, cá nhân có nhiều đóng góp cho phong trào "Đền ơn đáp nghĩa"…

Chỉ thị​

6/14/2023 7:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTổ chức, kỷ niệm, 76, năm, Ngày, Thương binh, Liệt sĩ, 27/7 989-to-chuc-ky-niem-76-nam-ngay-thuong-binh-liet-si-27-7Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
490.00
121,000
0.00
121000
0
Thi nâng ngạch công chức, thi thăng hạng viên chức hành chính tỉnh Bình Dương năm 2020Thi nâng ngạch công chức, thi thăng hạng viên chức hành chính tỉnh Bình Dương năm 2020

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức, thi thăng hạng viên chức hành chính tỉnh Bình Dương năm 2020.

Theo đó, người dự thi được đăng ký dự thi nâng ngạch khi được đánh giá, phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đang thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền. Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức, viên chức hành chính cao hơn ngạch công chức, viên chức hành chính hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn. Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ ngạch, văn bằng, chứng chỉ, đề tài, đề án và các yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch công chức đăng ký dự thi. Người dự thi nâng ngạch phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ ngạch dưới liền kề với ngạch đăng ký dự thi tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi.

Nội dung thi gồm có 02 vòng: Vòng 1 thi trắc nghiệm trên giấy về kiến thức chung, ngoại ngữ và tin học; vòng 2 thi môn chuyên môn, nghiệp vụ.

Chỉ tiêu nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức hành chính tỉnh Bình Dương năm 2020 được thực hiện theo chỉ tiêu được Bộ Nội vụ phê duyệt tại Công văn số 6207/BNV-CCVC ngày 26/11/2020.

Sở Nội vụ chịu trách nhiệm chuẩn bị tài liệu hướng dẫn ôn tập đối với thí sinh dự thi.

Thời gian tổ chức kỳ thi: Dự kiến vòng 1 thi trong tháng 01/2020.

Trường Chính trị tỉnh Bình Dương chịu trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về phòng thi và các điều kiện khác phục vụ kỳ thi.

Thời hạn nộp hồ sơ: Các cơ quan, đơn vị có văn bản cử cán bộ, công chức, viên chức dự thi, danh sách, hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức dự thi và các tài liệu chứng minh miễn thi ngoại ngữ, tin học về Sở Nội vụ, đồng thời gửi file danh sách trích ngang dự thi về địa chỉ email: phucnk@binhduong.gov.vn; điện thoại liên hệ: (0274)3828944 đến hết ngày 15/12/2020.

Địa điểm nộp hồ sơ dự thi: Phòng Công chức, viên chức, Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương.

Nội dung ôn tập, thời gian và địa điểm ôn tập, tổ chức thi và các nội dung khác liên quan đến kỳ thi do Sở Nội vụ thông báo cụ thể trên Website Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương (htttp://www.snvbinhduong.gov.vn).​

Kế hoạch ​

12/11/2020 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtngạch, công chức, thăng hạng, viên chức, hành chính 707-thi-nang-ngach-cong-chuc-thi-thang-hang-vien-chuc-hanh-chinh-tinh-binh-duong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
490.00
121,000
2,770.00
121000
0
/PublishingImages/2020-12/Thi nang ngach CCVC.mp3
Kế hoạch triển khai nhiệm vụ công tác THPL về xử lý VPHC năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bình DươngKế hoạch triển khai nhiệm vụ công tác THPL về xử lý VPHC năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
​TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ công tác thi hành pháp luật (THPL) về xử lý vi phạm hành chính (VPHC) năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

​Theo đó, tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra việc THPL về xử lý VPHC theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ tại một số sở, ngành và địa phương đối với các lĩnh vực nổi cộm, gây bức xúc do Trưởng đoàn kiểm tra quyết định sau khi tham khảo ý kiến của các sở, ngành có liên quan. Chủ tịch UBND huyện thành lập đoàn thanh tra liên ngành trên cơ sở đề nghị của Phòng Tư pháp trong trường hợp có kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức, báo chí về việc áp dụng quy định pháp luật về xử lý VPHC gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh và UBND cấp huyện xây dựng, ban hành Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình THPL trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Chủ trì tổ chức tập huấn, hướng dẫn về quản lý công tác xử lý VPHC cho cán bộ pháp chế sở, ngành (hoặc công chức được giao nhiệm vụ làm công tác pháp chế), công chức tư pháp cấp huyện, cấp xã. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử lý VPHC thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Tư pháp (như lĩnh vực công chứng, luật sư, thừa phát lại…); các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh số 09/2014/PL-UBTVQH13 và các văn bản quy định chi tiết về các biện pháp xử lý hành chính.

Các sở, ngành chủ trì tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về xử lý VPHC đối với lĩnh vực do sở, ngành quản lý cho cán bộ phụ trách công tác xử lý VPHC. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử lý VPHC thuộc lĩnh vực quản lý của sở, ngành.  

UBND cấp huyện tổ chức tập huấn về công tác xử lý VPHC trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về xử lý VPHC trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.

Các sở, ngành, UBND cấp huyện, căn cứ vào nhiệm vụ và tình hình thực tế của ngành, đơn vị mình, quyết định tổ chức kiểm tra, thanh tra việc THPL về xử lý VPHC đối với lĩnh vực trong phạm vi thuộc sở, ngành, địa phương quản lý. Tiếp tục rà soát, kiện toàn, bố trí cán bộ có năng lực làm công tác quản lý nhà nước về THPL xử lý VPHC theo Đề án đã được HĐND tỉnh thông qua, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của địa phương. Đồng thời bố trí kinh phí để thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về THPL xử lý VPHC tại đơn vị, địa phương mình trong năm 2016 đạt hiệu quả.

Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ 6 tháng, hàng năm về kết quả thực hiện công tác THPL về xử lý VPHC theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Giao Sở Tư pháp theo dõi, hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch này; làm đầu mối tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai, kết quả thực hiện về UBND tỉnh định kỳ theo quy định.

y quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành và Đoàn thanh tra liên ngành.

Đoàn kiểm tra liên ngành do Lãnh đạo Sở Tư pháp làm Trưởng đoàn, các thành viên là đại diện các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện kiểm tra tình hình THPL về xử lý VPHC tại một số sở, ngành và địa phương do Trưởng đoàn kiểm tra quyết định sau khi tham khảo ý kiến của các sở, ngành có liên quan.

Đoàn thanh tra liên ngành do lãnh đạo Sở Tư pháp làm Trưởng đoàn, các thành viên là đại diện các sở, ban, ngành trên cơ sở đề nghị của Sở Tư pháp trong trường hợp có kiến nghị, phản ánh.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh chỉ đạo Phòng Pháp chế (hoặc cán bộ được giao nhiệm vụ phụ trách công tác pháp chế) phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp hoàn thành đúng tiến độ các nội dung công việc tại Mục II của Kế hoạch này liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành mình.

Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan tổ chức quản lý tình hình THPL về xử lý VPHC tại địa phương mình.

Kinh phí phục vụ công tác tổ chức triển khai THPL xử lý VPHC do ngân sách Nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán ngân sách Nhà nước của các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

1/13/2016 6:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtthi hành pháp luật, vi phạm hành chính1725-Ke-hoach-trien-khai-nhiem-vu-cong-tac-THPL-ve-xu-ly-VPHC-nam-2016-tren-dia-ban-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hànhMai XuânMai Xuân
Bình Dương phấn đấu đến năm 2025 có trên 80.000 doanh nghiệpBình Dương phấn đấu đến năm 2025 có trên 80.000 doanh nghiệp

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch về việc triển khai Nghị quyết (NQ) số 45/NQ-CP ngày 31/3/2023 của Chính Phủ.

Theo đó, mục tiêu Kế hoạch là phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, bền vững, là động lực trong thực hiện thắng lợi NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có trên 80.000 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập. Bình quân mỗi năm có trên 7.500 DN thành lập mới gia nhập thị trường. Qua đó, tăng trưởng cả về quy mô, chất lượng và tỷ trọng đóng góp vào GRDP của tỉnh. Thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng và năng lượng cạnh tranh khu vực tư nhân so với nhóm dẫn đầu ASEAN-4. Trong đó nhiều DN tham gia sâu vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Để đạt được mục tiêu, tỉnh tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho phát triển như: Cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ thông tin để số hóa hồ sơ phục vụ chuyển đổi số, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, môi trường; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và đạo đức đội ngũ công chức, viên chức;…

Đồng thời, hỗ trợ mở rộng khả năng tham gia thị trường của kinh tế tư nhân và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng thông qua các giải pháp, chính sách khai thác hiệu quả thị trường nội địa, phát triển thị trường trong tỉnh; cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, nhu cầu kết nối tiêu thụ giữa DN sản xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu trong và ngoài tỉnh; chống gian lận thương mại, thao túng, chi phối thị trường;…

Đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch gắn với việc hình thành các tuyến đường trọng điểm; hình thành hệ thống cảng thủy, ICD, Logistics đa phương thức. Trong đó, tập trung xây dựng các khu công nghiệp khoa học công nghệ, cụm công nghiệp theo định hướng net zero.

Tạo điều kiện cho DN, nhất là DN vừa và nhỏ tiếp cập vốn tín dụng ngân hàng; đơn giản hóa các thủ tục cấp tín dụng và các thủ tục cung ứng dịch vụ khác.

Hỗ trợ, hướng dẫn các DN, tổ chức, cá  nhân trong hoạt động bảo hộ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đẩy mạnh triển khai các đề án hỗ trợ DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh; mô hình ba nhà gắn với khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo;…

Ngoài ra, tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; thống nhất nhận thức, tư tưởng về phát triển kinh tế tư nhân.​

Kế hoạch​​

11/22/2023 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết191-binh-duong-phan-dau-den-nam-2025-co-tren-80-000-doanh-nghieThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseThảo Lam
0.00
121,000
0.00
121000
Kế hoạch tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024Kế hoạch tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

TTĐT - ​Ban tổ chức các ngày lễ lớn tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Theo đó, Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 được tổ chức theo nghi thức truyền thống của dân tộc trên tinh thần trang trọng, tiết kiệm, thiết thực hướng về cội nguồn tổ tiên; có sức thu hút đông đảo cán bộ, nhân dân và các tổ chức tín ngưỡng tôn giáo ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh về tham dự, thành kính dâng hương tri ân các Vua Hùng có công dựng nước và các bậc tiền nhân có công giữ nước.

Lễ dâng hương diễn ra từ 08 giờ - 09 giờ, ngày Mùng 10 tháng 3 Âm lịch (ngày 18/4/2024) tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương (Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).

Phần Hội sẽ diễn ra từ 09 giờ – 22giờ ngày Mùng 10 tháng 3 Âm lịch (ngày 18/4/2024) tại Công viên Thủ Dầu Một (Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) với các nội dung: Tổ chức thi gói bánh chưng, bánh dày; tổ chức các trò chơi dân gian; chương trình văn nghệ của học sinh, sinh viên, đoàn viên…

Kế hoạch ​

4/5/2024 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKế hoạch, tổ chức, giỗ Tổ, Hùng Vương, năm 2024766-ke-hoach-to-chuc-le-gio-to-hung-vuong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
229.00
121,000
0.00
121000
0
1 - 30Next