Thông tin cần biết
Thứ 5, Ngày 04/04/2024, 11:00
Danh mục di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh trên địa bàn TP. Thủ Dầu Một
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
04/04/2024

Di tích Đình Phú Cường (Bà Lụa)

Đình Phú Cường thuộc phường Phú Thọ (Thủ Dầu Một), có tổng diện tích 7.656,26m2, được xếp hạng  di tích cấp tỉnh năm 2004. Đình xây dựng khoảng nữa Thế kỷ XIX, thờ Thành Hoàng thôn Phú Cường. Đình từng được dư luận đánh giá là một trong những ngôi đình có kiến trúc nổi tiếng đẹp nhất Nam Bộ:  

Đình thần phong cảnh tốt thay 

Trong rạch bà lụa ngoài rày đại giang 

Nền cao cấp bước tợ thang 

Trong gian chánh điện nghiêm trang phụng thờ.

(Trích trong Nam kỳ phong tục diễn ca của Nguyễn Liên Phong – 1990)

Số quyết định: Số 3875/QĐ-UBND. Thời gian: 02/6/200​4

Picture1.png

Toàn cảnh Trường mỹ nghệ bản xứ Thủ Dầu Một

Di tích Trường Kỹ thuật Bình Dương

Trường tọa lạc tại số 210 Bạch Đằng, Phú Cường, Thủ Dầu Một, xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2006. Trường do người pháp kết hợp với những nghệ nhân có kinh nghiệm của đất Thủ thành lập năm 1901, diện tích 4.561,3m2. Với tên gọi ban đầu là Trường mỹ nghệ bản xứ Thủ Dầu Một (ecded’artindigene de thu dau mot). Chuyên đào tạo về thực hành nghề truyền thống. truyền thống của địa phương: mộc, chạm trổ, cẩn gỗ, cẩn xà cừ, đúc đồng, trang trí,.. và đa dạng hóa ngành nghề mỹ thuật, cơ khí, xây dựng, nhiệt điện, điện tử, bưu chính viễn thông… Với bề dày lịch sử, nhà trường đào tạo ra những người thợ tài hoa cho đất Thủ - Bình Dương.

Số quyết định: Số 3135/QĐ-UBND. Thời gian: 07/07/2006

Picture2.jpg

Di tích Lò lu Đại Hưng​

Lò lu Đại Hưng thuộc phường Tương Bình Hiệp (Thủ Dầu Một), xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2006 với tổng diện tích hiện có 10.985m2, do người Việt gốc Hoa tạo dựng vào khoảng đầu Thế kỷ XIX. đồ gốm chủ yếu là lu, hủ, khạp, … làm bằng thủ công truyền thống. Di tích này đã qua nhiều chủ nhân quản lý và sản xuất. Năm 1975, lò lu hoạt động theo mô hình Hợp tác xã sản xuất. Đến năm 1989, lò lu được Uỷ ban nhân dân thị xã Thủ Dầu Một chuyển giao cho thuê và vẫn giữ quy trình sản xuất đồ gốm truyền thống từ xưa đến nay. Lò lu đã để lại một dấu ấn quan trọng trên con đường phát triển của nghề gốm trên đất Thủ – Bình ​Dương.

Số quyết định: 4815/QĐ-UBND​. Thời gian: 30/10/2006

Picture3.jpg

Một góc khu vực phơi sản phẩm Lò lu Đại Hưng​

Di tích Đình Tương Bình Hiệp 

Đình Tương Bình Hiệp tọa lạc tại khu phố 2, phường  Tương Bình Hiệp (Thủ Dầu Một), xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2007, với diện tích hiện là 3.576m2xây dựng cuối Thế kỷ XIX,. Đây là ngôi đìnhduy nhất ở vùng Đông Nam Bộ thờ vị tiến sĩ khai hóa đầu tiên của vùng đất Nam Bộ - Phan Thanh Giản. Ông là một danh sĩ, là đại thần triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ngôi đình với một kiến trúc đình làng Việt đặc trưng với gian thờ, đông lang, tây lang, với sân rộng và hàng cây cao rợp bóng mát, là một trong những ngôi đình giữ được nét kiến trúc gỗ, đặc biệt nội thất bên trong với những hàng cột gỗ quý phủ sơn mài và chạm khắc khá tinh xảo.

Picture4.jpg

Toàn cảnh ngôi đình Tương Bình Hiệp

Di tích Mộ Võ Văn Vân 

Mộ Võ Văn Vân tọa lạc tại khu phố 3, phường Chánh 

Nghĩa (Thủ Dầu Một), xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2008, diện tích 748,8m2. Ông sinh năm 1884 tại (xã An Sơn, Lái Thiêu, Thuận An) mất ngày 28/5/1945. Võ Văn 

Vân với tài năng, đức độ của một lương y, ông đã có công trong việc đưa tên hiệu của một nhà thuốc y học dân tộc nổi tiếng hàng đầu trong một thời gian dài trên cả nước, đặc biệt với hiệu "Thằng nhỏ che dù". Khu mộ là di tích lưu niệm danh nhân gắn liền với tên tuổi của một người thầy thuốc Võ Văn Vân nổi tiếng ở vùng đất Thủ Dầu Một - Bình Dương.

Số quyết định: 3264/QĐ-UBND. Thời gian: 21/10/2008

Picture5.jpg

Khu mộ Võ Văn Vân

Di tích Nhà ông Nguyễn Tri Quan

Công trình tọa lạc tại khu phố 1, p. Tân An (Thủ Dầu Một), xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2004, trên tổng diện tích 3.243m2. Ngôi nhà xây dựng năm Canh Dần (1890), ngôi nhà có lối kiến trúc đặc biệt theo kiểu chữ Khẩu. Nhà do ông Nguyễn Văn Hội tạo dựng (cụ tổ ông Nguyễn Tri Quan) – ông từng giữ chức Thượng Biện tỉnh An Giang và An Sát tỉnh Vĩnh Long. Hiện trong nhà còn giữ sắc phong của vua Tự Đức truy ban tên Thụy năm 1866. Ngoài ra, còn lưu giữ bức chân dung vua Thành Thái được thờ trang trọng ở gian giữa trước bàn thờ tổ tiên. Trải qua thời gian và chiến tranh tàn phá hiện còn lại một nhà Từ đường

Số quyết định: 3875/QĐ-UBND. Thời gian: 02/6/2004

Picture6.jpg

Toàn cảnh ngôi nhà ông Nguyễn Tri Quan

Di tích Đình Tương Hiệp

Đình Tương Hiệp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX, nằm trên đường Bùi Ngọc Thu thuộc địa bàn khu phố 8, phường Hiệp An, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ngôi đình có diện tích 5.759,5m2, được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2023.

Đình Tương Hiệp đã trải qua nhiều thế hệ bảo quản, trông coi nhưng vẫn giữ được nét cổ xưa của đình làng Nam Bộ đồng thời đây cũng là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân nằm trên địa bàn khu phố 8, phường Hiệp An. Theo đúng lệ xưa vào ngày 16 tháng 2 (âm lịch) – Lễ hội Kỳ Yên hàng năm là dịp để bà con bày tỏ tình cảm của mình với thần linh đã phù trợ, giúp sức cho họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống được an bình, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu

Số quyết định: 2068/QĐ-UBND. Thời gian: 15/8/2023

Picture7.jpg

Toàn cảnh Đình Tương Hiệp

Lượt người xem:  Views:   69
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Tác giả

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin cần biết