| Thường trực Tỉnh ủy xem xét Quy hoạch chung TP.Thủ Dầu Một và điều chỉnh Quy hoạch chung TP.Dĩ An | Thường trực Tỉnh ủy xem xét Quy hoạch chung TP.Thủ Dầu Một và điều chỉnh Quy hoạch chung TP.Dĩ An | TTĐT - Sáng
14-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã chủ trì họp
Ban Thường vụ Tỉnh ủy nghe báo cáo Quy hoạch chung TP.Thủ Dầu Một đến năm 2045
và điều chỉnh Quy hoạch chung TP.Dĩ An đến năm 2045. | Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Lộc Hà; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh và các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở, ngành. Đồ án Quy hoạch chung TP.Thủ Dầu Một đến năm 2045 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung TP.Dĩ An đến năm 2045 thuộc quy hoạch chuyên ngành được lập theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị 2009. Nội dung 02 đồ án Quy hoạch phù hợp với nội dung quy hoạch của ngành Xây dựng đã được tích hợp trong Quy hoạch tỉnh Bình Dương như: Hạ tầng giao thông liên kết vùng, giao thông nội vùng, quy hoạch cầu vượt, đường trên cao; chỉnh trang đô thị; cấp thoát nước đô thị; chỉ tiêu về cây xanh; quy hoạch hệ thống y tế, giáo dục; xây dựng thành phố thông minh; di dời, chuyển đổi công năng các khu, cụm công nghiệp; chuyển đổi mô hình sản xuất dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; hình thành khu công nghệ thông tin tập trung, khu công viên khoa học công nghệ, khu thương mại tự do…
Bà Nguyễn Thu Cúc – Chủ tịch UBND TP.Thủ Dầu Một báo cáo tóm tắt Quy hoạch chung TP.Thủ Dầu Một đến năm 2045
Đồ án Quy hoạch chung TP.Thủ Dầu Một đến năm 2045 đã xác định 3 phân vùng không gian đô thị gồm: Đô thị sáng tạo, đô thị lịch sử, đô thị sinh thái với các chỉ tiêu mở như dân số, diện tích đất hỗn hợp và tỷ lệ đất ở, chiều cao xây dựng, mật độ xây dựng, khu vực không gian ngầm và tầng ngầm… Đây cũng là những khung định hướng chung để làm cơ sở triển khai các đồ án quy hoạch cấp dưới. Điều chỉnh Quy hoạch chung TP.Dĩ An đến năm 2045 xác định hạ tầng giao thông liên kết vùng, giao thông nội vùng, quy hoạch cầu vượt, đường trên cao. Quy hoạch chung đề xuất 16 khu vực phát triển đô thị mới, 09 khu vực ưu tiên phát triển đô thị theo hướng chỉnh trang đô thị và 07 khu vực phát triển đô thị theo hướng tái thiết đô thị. Đồ án quy hoạch chung thành phố đã xác định và bố trí đất cây xanh sử dụng công cộng đô thị khoảng 513 hecta. Chuyển đổi Khu công nghiệp Bình Đường sang chức năng đô thị, thương mại, dịch vụ trước năm 2030. Chuyển đổi chức năng một phần hoặc toàn bộ các Khu công nghiệp: Bình An, Tân Đông Hiệp A; một phần các Khu công nghiệp Sóng Thần 1, Sóng Thần 2 và Tân Đông Hiệp A.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu kết luận cuộc họp
Qua ý kiến của các đại biểu, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh, Quy hoạch phải phục vụ sự phát triển bền vững của địa phương; tuân thủ các quy định và phải phù hợp với Quy hoạch tỉnh. Ông đề nghị TP.Thủ Dầu Một, TP.Dĩ An rà soát, xem xét quỹ đất dành cho cây xanh, phát triển y tế, giáo dục và các công trình công cộng phục vụ người dân để bổ sung vào Quy hoạch cho phù hợp. | 3/14/2025 4:00 PM | Đã ban hành | Hoạt động của lãnh đạo tỉnh | Tin | | Xem chi tiết | Tỉnh uỷ, quy hoạch, TP.Thủ Dầu Một, Dĩ An | 38-thuong-truc-tinh-uy-xem-xet-quy-hoach-chung-tp-thu-dau-mot-va-dieu-chinh-quy-hoach-chung-tp-di-a | True | 121000 | 3.00 | 121,000 | 0.00 | 0 | False | 3.25 | 6 | | NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT | NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT | TTĐT - Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một". | Thời khắc lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một sự kiện trọng đại – ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối. Đó không chỉ là chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy khó khăn gian khổ, mà còn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của ý chí độc lập, tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Khát vọng về một Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do là ngọn lửa thiêng hun đúc tinh thần dân tộc suốt hàng nghìn năm lịch sử. Từ khi Vua Hùng dựng nước cho tới hôm nay, trải qua bao cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giữ gìn giang sơn, bờ cõi, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, khát vọng ấy luôn là sức mạnh tinh thần không gì sánh nổi, thôi thúc các tầng lớp nhân dân, muôn người như một, chung sức, đồng lòng, vượt mọi gian nan, thử thách để giành lại nền độc lập vào năm 1945, đánh đuổi thực dân vào năm 1954 và thống nhất đất nước vào năm 1975. Thắng lợi của dân tộc anh hùng Chiến thắng ngày 30 tháng 4 năm 1975 không chỉ có ý nghĩa kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài và khốc liệt nhất trong lịch sử hiện đại Việt Nam, mà còn là mốc son chói lọi trong hành trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đó là chiến thắng của niềm tin, của ước nguyện độc lập, tự do và thống nhất đất nước; chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam; chiến thắng của chân lý "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" và của tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu, bất khuất ngàn đời của nhân dân Việt Nam, của các lực lượng tiến bộ và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Chiến thắng 30/04/1975 là thành quả quyết tâm sắt đá của dân tộc Việt Nam về một đất nước thống nhất, không thể bị chia cắt bởi bất kỳ thế lực nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc – đã khẳng định chân lý bất diệt: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi." Lời của Bác không chỉ là tuyên ngôn thiêng liêng về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, mà còn là ngọn đuốc soi đường, là nguồn cảm hứng, truyền sức mạnh cho mọi thế hệ người Việt Nam trong suốt những năm tháng chiến tranh gian khổ và khốc liệt. Chiến thắng 30/04/1975 là minh chứng sống động cho triết lý của thời đại "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Không chỉ là thắng lợi quân sự, Chiến thắng 30/04/1975 còn là sự kết tinh của trí tuệ, bản lĩnh và khát khao mãnh liệt về một nền hòa bình bền vững, về quyền tự quyết của một dân tộc từng bị đô hộ, chia cắt và áp bức. Như lời của đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn "chiến thắng đó không phải của riêng ai, mà của cả dân tộc Việt Nam". Và như nhà thơ Tố Hữu từng viết "Không nỗi đau nào của riêng ai/ Của chung nhân loại chiến công này". Đại thắng mùa Xuân năm 1975 cũng đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trên trường quốc tế, cổ vũ sâu sắc phong trào giải phóng dân tộc tại nhiều khu vực Á, Phi, Mỹ Latin; khích lệ các dân tộc đứng lên chống lại chủ nghĩa thực dân mới và giành lại quyền tự do, độc lập. Đó là chiến thắng của công lý trước cường quyền, lời khẳng định trước cộng đồng quốc tế rằng: một dân tộc dù nhỏ bé nhưng nếu có chính nghĩa, đoàn kết và ý chí kiên cường, với sự ủng hộ, giúp đỡ trong sáng của bạn bè quốc tế, của các lực lượng tiến bộ và của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới thì chắc chắn sẽ chiến thắng những thế lực mạnh hơn gấp nhiều lần. 
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, biệt động Sài Gòn... từng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025)
Ý chí, tâm nguyện thống nhất đất nước Trong suốt 30 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân và đế quốc (1945–1975), dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với muôn vàn gian khổ, hy sinh, mất mát nhưng chưa bao giờ, ý chí về một nước Việt Nam độc lập, thống nhất bị lay chuyển. Trong lời kêu gọi nhân ngày Quốc khánh 02/09/1955, Bác Hồ khẳng định: "Nước Việt Nam nhất định sẽ thống nhất, vì nước ta là một khối, không ai chia cắt được". Trong thư gửi đồng bào cả nước năm 1956, Bác viết "Thống nhất nước nhà là con đường sống của Nhân dân ta". Khi chiến tranh đang ở giai đoạn cam go, ác liệt nhất, ngày 17/07/1966, Người tuyên bố đanh thép rằng "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song Nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, Nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn". Và đúng như vậy, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, quân dân Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn, từng bước đánh bại các chiến lược chiến tranh hiện đại, với lòng tin sắt đá vào sức mạnh của chính nghĩa và tinh thần độc lập dân tộc. Tuyên ngôn "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một chân lý, một định hướng chiến lược, mà còn là mệnh lệnh từ trái tim của cả dân tộc. Trong khói lửa chiến tranh, câu nói ấy trở thành nguồn sức mạnh to lớn, truyền cảm hứng mạnh mẽ, tạo động lực cho hàng triệu người Việt Nam bước ra mặt trận với ý chí"quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Lời của Bác là lời hiệu triệu thiêng liêng, là biểu tượng của lòng quyết tâm vượt qua mọi đau thương, gian khổ, để giành bằng được độc lập, tự do cho dân tộc, thống nhất cho đất nước và hạnh phúc ấm no cho Nhân dân. Trong suốt hơn 30 năm kháng chiến và kiến quốc, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, biết bao gia đình mất mát người thân, làng mạc, đô thị bị tàn phá, bao thế hệ thanh niên phải tạm gác ước mơ học tập, hoài bão tương lai để lên đường bảo vệ Tổ quốc với lời thề "chưa hết giặc là ta chưa về". Những người mẹ tiễn con, vợ tiễn chồng ra trận mà không hẹn ngày trở lại. Những em nhỏ lớn lên trong mưa bom, bão đạn, học chữ dưới hầm, ăn ngô, khoai, sắn thay cơm. Biết bao bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã ngã xuống trên dải đất hình chữ S của Tổ quốc, những chiến sĩ biệt động thành chiến đấu giữa lòng địch, dân quân du kích ở bưng biền, làng bản, những chiến sĩ giải phóng quân vượt qua Bến Hải, vượt Trường Sơn... tất cả đều mang trong mình một niềm tin mãnh liệt: Dân tộc Việt Nam sẽ giành lại quyền làm chủ đất nước mình, Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Chiến thắng 30/04/1975 là thành quả kết tinh từ lý tưởng và ý chí thép của một dân tộc không bao giờ bị khuất phục, từ máu xương của hàng triệu người con đất Việt, từ tình yêu quê hương, đất nước, từ bản lĩnh, niềm tin chiến thắng và quyết tâm không bao giờ lùi bước. 
Dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với muôn vàn gian khổ, hy sinh, mất mát nhưng chưa bao giờ, ý chí về một nước Việt Nam độc lập, thống nhất bị lay chuyển
Tròn nửa thế kỷ đã đi qua kể từ ngày nước non liền một dải, nhưng những âm hưởng của khúc khải hoàn vẫn ngân nga trong tâm hồn dân tộc Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm sự kiện trọng đại này, chúng ta thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc ta, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế, người đã đặt nền móng tư tưởng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước; tri ân và tưởng nhớ các đồng chí lãnh đạo tiền bối của Đảng, các Anh hùng liệt sỹ, nhân sĩ, trí thức, đồng bào và chiến sỹ trên khắp mọi miền Tổ quốc đã anh dũng chiến đấu, hy sinh cho lý tưởng cao đẹp đó. Các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau mãi mãi ghi nhớ công ơn và sự hy sinh to lớn vì độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân và vì sự trường tồn, phát triển của dân tộc. Chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với bạn bè quốc tế – các lực lượng tiến bộ, các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các tổ chức nhân đạo và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên khắp thế giới – đã đồng hành, giúp đỡ và ủng hộ Việt Nam trong suốt những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong sự nghiệp tái thiết và phát triển đất nước sau chiến tranh. Tình cảm và sự hỗ trợ chí nghĩa, chí tình, vô tư trong sáng đó sẽ mãi mãi được nhân dân Việt Nam trân trọng, yêu quý và khắc ghi trong trái tim mình. Nửa thế kỷ khôi phục, hàn gắn và phát triển Trong hơn một thế kỷ qua, dân tộc Việt Nam đã trải qua những trang sử bi tráng, phải gánh chịu biết bao đau thương, mất mát dưới ách đô hộ, áp bức của thực dân, phong kiến và đặc biệt là hai cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài hơn ba thập kỷ. Chiến tranh không chỉ lấy đi sinh mạng của hàng triệu người, mà còn để lại những di chứng sâu sắc về thể chất, tinh thần, kinh tế xã hội và môi trường, ảnh hưởng đến cả những thế hệ sinh ra khi tiếng súng đã ngưng. Không có vùng đất nào trên quê hương Việt Nam không có đau thương; không có gia đình nào mà không gánh chịu những mất mát, hy sinh và cho đến nay chúng ta vẫn còn phải khắc phục hậu quả chiến tranh và bom mìn, chất độc da cam… Nhưng thời gian, lòng nhân ái, đức vị tha đã giúp dân tộc ta từng bước vượt qua nỗi đau, chữa lành vết thương, gác lại quá khứ, tôn trọng sự khác biệt, hướng tới tương lai. Sau 50 năm đất nước thống nhất, chúng ta đã có đủ bản lĩnh, đủ niềm tin, sự tự hào và đủ bao dung để vượt qua đau thương cùng nhau nhìn về phía trước – để cuộc chiến tranh đã qua không còn là hố ngăn cách giữa những người con cùng một dòng máu Lạc Hồng. Trên hành trình phát triển ấy, chính sách hòa hợp dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước xác định là lựa chọn chiến lược lâu dài, là trụ cột trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chúng ta hiểu rõ những nguyên nhân lịch sử dẫn đến chiến tranh – từ sự can thiệp, chia rẽ bên ngoài cho đến những âm mưu phá hoại tinh thần đoàn kết, gieo rắc thù hận vì mưu đồ chính trị. Nhưng chúng ta cũng hiểu rằng: mọi người Việt Nam, dù ở trong nước hay ngoài nước, dù từng đứng ở phía nào của lịch sử, đều cùng mang một cội nguồn, một ngôn ngữ, một tình yêu dành cho quê hương, đất nước. Những năm qua, trong các chuyến công tác tới hầu khắp các châu lục, tôi đã có nhiều dịp gặp gỡ hàng ngàn đồng bào Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài – từ những trí thức trẻ lập nghiệp tại châu Âu, châu Mỹ, Châu Á, Châu Đại Dương đến những doanh nhân thành đạt, nghệ sĩ nổi tiếng, người lao động bình dị ở các "miền đất mới", kể cả nhiều người thuộc "phía bên kia" trước đây. Mỗi cuộc gặp đều để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc: dù có thể khác biệt về quan điểm chính trị, trải nghiệm lịch sử hay điều kiện sống, họ đều mang trong lòng niềm tự hào dân tộc, đều là "con dân đất Việt" và nỗi nhớ da diết với hai tiếng Quê hương. Tôi từng chứng kiến nhiều cuộc gặp gỡ đầy cảm động giữa các cựu chiến binh Việt Nam và cựu binh Hoa Kỳ – những người từng đứng ở hai bên chiến tuyến, từng cầm súng đối đầu, nay có thể bắt tay, trò chuyện, chia sẻ với nhau bằng sự thấu hiểu chân thành và không còn mặc cảm. Ngày hôm nay, Việt Nam và Hoa Kỳ – từ cựu thù – đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện, cùng hợp tác vì hòa bình, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì an ninh và ổn định khu vực. Vậy thì không có lý do gì để những người Việt Nam – cùng chung huyết thống, cùng một mẹ Âu Cơ, luôn đau đáu về một đất nước thống nhất, phồn vinh – lại còn mang mãi trong lòng nỗi hận thù, chia rẽ và ngăn cách. Hòa hợp dân tộc không có nghĩa là quên lãng lịch sử hay xóa nhòa sự khác biệt, mà là chấp nhận những góc nhìn khác nhau trong tinh thần bao dung và tôn trọng, để cùng hướng tới mục tiêu lớn hơn: xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, hùng mạnh, văn minh, thịnh vượng, để các thế hệ mai sau không bao giờ phải chứng kiến chiến tranh, chia ly và hận thù, mất mát như cha ông từng đối mặt. Chúng ta tin tưởng rằng, mọi người con đất Việt – dù sinh sống ở đâu, dù quá khứ thế nào – đều có thể đồng hành, chung sức, góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng cho dân tộc. Đảng và Nhà nước luôn nhất quán mở rộng vòng tay, trân trọng mọi đóng góp, lắng nghe mọi tiếng nói xây dựng, đoàn kết từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài – những người đang góp phần kết nối Việt Nam với thế giới. Chúng ta không thể viết lại lịch sử, nhưng chúng ta có thể hoạch định lại tương lai. Quá khứ là để ghi nhớ, để tri ân và để rút ra bài học. Tương lai là để cùng nhau xây dựng kiến tạo và phát triển. Đó là lời hứa danh dự của thế hệ hôm nay với những người đã ngã xuống, là tâm nguyện chung của một dân tộc từng trải qua nhiều đau thương nhưng chưa bao giờ khuất phục. Cách đây 50 năm, dân tộc Việt Nam đã viết nên một bản anh hùng ca chói lọi bằng ý chí sắt đá và bản lĩnh kiên cường – đó là bản hòa ca của ý chí, quyết tâm, thống nhất và hòa bình. Nửa thế kỷ sau, chính dân tộc ấy đang tiếp tục viết nên một bản hùng ca mới – bản hòa ca của đổi mới, hội nhập, phát triển và ý chí vươn lên mạnh mẽ trong thế kỷ XXI. Trước đây, không một người Việt Nam chân chính nào muốn đất nước mình bị chia cắt. Ngày nay, chắc chắn không một người Việt Nam chân chính nào lại không mong đất nước mình ngày càng hùng cường, thịnh vượng, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Nhìn về phía trước – kế tục và kiến tạo, đổi mới và phát triển Hơn ai hết, thế hệ hôm nay hiểu rõ rằng độc lập và thống nhất không phải là cái đích cuối cùng, mà là điểm khởi đầu cho một hành trình mới: hành trình xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, giàu mạnh, văn minh, phát triển và trường tồn. Nếu như thế hệ cha anh đã khắc ghi chân lý "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" bằng những hy sinh mất mát, thì thế hệ hôm nay phải biến lý tưởng đó thành động lực phát triển, thành đôi cánh vươn lên trong thời đại mới. Tinh thần thống nhất đất nước – từng là niềm tin và ý chí sắt đá để vượt qua khó khăn, thử thách, mưa bom, bão đạn – nay phải trở thành quyết tâm chính trị, ý chí đổi mới và hành động cụ thể để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Phải làm cho mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, dù làm gì, đều tự hào về đất nước, tin tưởng vào tương lai, và có cơ hội đóng góp vào sự phát triển chung. Trong bối cảnh thế giới biến động nhanh, khó lường, Việt Nam cần phải có bản lĩnh vững vàng, tỉnh táo, không để bị cuốn vào những vòng xoáy địa – chính trị hay rơi vào thế bị động trước các xung đột quốc tế. Mỗi khúc quanh của lịch sử thế giới đều có thể trở thành cơ hội hoặc thách thức lớn cho các quốc gia nhỏ nếu chuẩn bị tốt hoặc không tốt nội lực. Dân tộc Việt Nam hơn ai hết hiểu rất rõ hậu quả tàn khốc của chiến tranh, chúng ta là dân tộc yêu chuộng hòa bình, không bao giờ muốn chiến tranh xảy ra và sẽ làm mọi điều để chiến tranh không xảy ra. Nhưng, nếu "kẻ thù buộc chúng ta ôm cây súng" thì chúng ta sẽ vẫn là người chiến thắng. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần xây dựng một nền kinh tế tự lực, tự cường; một nền quốc phòng- an ninh toàn dân, toàn diện và hiện đại; một hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, một xã hội phát triển, đoàn kết, văn hóa và nhân văn. Muốn như vậy, nhất thiết phải phát huy trí tuệ và sức mạnh của toàn dân tộc, trong đó có cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài – bộ phận không tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân. Trong kỷ nguyên số, kỷ nguyên của kết nối toàn cầu, mỗi người Việt Nam ở khắp năm châu đều có thể góp phần vào công cuộc dựng xây đất nước bằng chính tri thức, sự sáng tạo, lòng yêu nước và trách nhiệm công dân. 
Mọi người con đất Việt – dù sinh sống ở đâu, dù quá khứ thế nào – đều có thể đồng hành, chung sức, góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng cho dân tộc
Kỷ nguyên mới mà chúng ta đang bước tới – với công nghệ trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh và phát triển bền vững – đòi hỏi phải có tư duy mới, mô hình phát triển mới, con người mới. Trước mắt, chúng ta còn nhiều thách thức về thể chế, năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực, an ninh môi trường, dịch bệnh, biến đổi khí hậu và cả những nguy cơ an ninh phi truyền thống. Nhưng lịch sử đã chứng minh: dân tộc Việt Nam chưa từng lùi bước trước gian nan, khó khăn, thách thức. Vấn đề là chúng ta có đủ dũng khí để thay đổi, đủ ý chí để vươn lên, và đủ đoàn kết để biến khó khăn thành động lực phát triển hay không. Thế hệ hôm nay – từ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đến công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, mọi tầng lớp nhân dân đều là con Rồng cháu Tiên – cần ý thức sâu sắc rằng: chúng ta đang thừa hưởng những giá trị di sản vĩ đại từ cha ông, và chúng ta có trách nhiệm làm rạng danh đất nước trong thời đại mới. Mỗi hành động hôm nay phải xứng đáng với máu xương đã đổ xuống, với những hy sinh mất mát mà cả dân tộc đã từng gánh chịu. Chúng ta không thể để đất nước tụt hậu. Chúng ta không thể để dân tộc đánh mất cơ hội. Chúng ta không thể để lặp lại những vòng xoáy của lịch sử. Vì vậy, phải đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết. Chúng ta phải hành động vì tương lai lâu dài chứ không vì thành tích ngắn hạn. Phải kiên định giữ gìn độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định. Đồng thời phải đổi mới mạnh mẽ trong tư duy phát triển, cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và xây dựng Xã hội XHCN hiện đại. Nhìn về phía trước, chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào tin tưởng vào sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam – một dân tộc đã bao lần đánh thắng ngoại xâm và đứng dậy từ chiến tranh, khẳng định mình trước lịch sử và trước thế giới. Với truyền thống nghìn năm dựng nước và giữ nước, với khát vọng vươn lên không ngừng, với thế hệ trẻ tài năng, hoài bão, yêu nước, sáng tạo và đầy bản lĩnh – Việt Nam nhất định sẽ thành công. Thế kỷ XXI là thế kỷ của những dân tộc biết làm chủ vận mệnh của mình. Và dân tộc Việt Nam – với tất cả những bài học từ quá khứ, với tất cả sự đoàn kết hôm nay – nhất định sẽ viết tiếp những chương mới rực rỡ trong hành trình phát triển của mình. Vì một nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc, phồn vinh, văn minh, thịnh vượng, có vị thế và tiếng nói quan trọng trong cộng đồng quốc tế./. Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ | 4/29/2025 11:00 PM | Đã ban hành | Tin nội chính | Tài liệu | | Xem chi tiết | Tổng Bí thư Tô Lâm, 30 tháng 4, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, hoà hợp dân tộc | 397-nuoc-viet-nam-la-mot-dan-toc-viet-nam-la-mo | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 4.5 | 1 | | Nhà máy LEGO tại Bình Dương vận hành thử nghiệm dây chuyền sản xuất | Nhà máy LEGO tại Bình Dương vận hành thử nghiệm dây chuyền sản xuất | TTĐT - Sáng 06-11, Công ty LEGO Manufacturing Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết tiến độ dự án và vận hành thử nghiệm dây chuyền sản xuất Nhà máy LEGO tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III, tỉnh Bình Dương, sau 02 năm xây dựng. | Tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Jesper Hassellund Mikkelsen - Phó Chủ tịch cấp cao khối sản xuất châu Á Tập đoàn LEGO, Tổng Giám đốc Công ty LEGO Manufacturing Việt Nam và lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh. 
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương tặng lẵng hoa của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chúc mừng Công ty LEGO Manufacturing Việt Nam Hưởng ứng chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư của tỉnh Bình Dương, Tập đoàn LEGO đã chọn Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore III, tỉnh Bình Dương để thực hiện dự án. Trải qua hơn 02 năm kể từ ngày được cấp chứng nhận đầu tư (18/3/2022) và tròn 2 năm từ ngày tổ chức Lễ khởi công (03/11/2022), LEGO đưa vào vận hành thử nghiệm Nhà máy sản xuất (giai đoạn 1 và giai đoạn 1A công suất 30.000 tấn sản phẩm/năm). Nhà máy sản xuất đồ chơi của LEGO tại Bình Dương có tổng vốn đầu tư 1 tỷ 318 triệu đô la Mỹ và tổng số lao động dự kiến hơn 3.000 người. Đặc biệt, với diện tích sử dụng đất lên đến 44,79 hecta cho phép Công ty có thể mở rộng quy mô hoạt động và phát triển sản xuất trong tương lai. 


Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi động vận hành thử nghiệm dây chuyền sản xuất Giai đoạn thử nghiệm này là sự khởi đầu của quy trình kiểm tra và chạy thử kéo dài nhiều tháng nhằm đảm bảo khi được cấp giấy phép vận hành trước lễ khánh thành vào đầu năm 2025, nhà máy có thể đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn nghiêm ngặt như tất cả các nhà máy LEGO trên toàn thế giới. Các viên gạch LEGO sản xuất vào thời điểm nhà máy chính thức đi vào hoạt động sẽ có độ chính xác lên đến 1/10 độ dày của sợi tóc. Đến nay tiến độ xây dựng và lắp đặt thiết bị đạt khoảng 90%. Công ty đang đẩy mạnh tuyển dụng và đã tăng gấp đôi số lượng nhân viên trong năm 2024 và sẽ tiếp tục tuyển dụng trong những năm tiếp theo. Chương trình đào tạo nhân lực cũng được triển khai tạo điều kiện cho hàng trăm nhân viên tham gia tiếp xúc với nhiều công đoạn sản xuất khác nhau, bao gồm ép nhựa, đóng gói, tối ưu quy trình... Nhà máy còn hướng đến mục tiêu thân thiện với môi trường, là một trong những cơ sở bền vững nhất của LEGO, với hơn 12.400 tấm pin mặt trời áp mái có công suất 7,34 MWp, đủ cung cấp điện cho khoảng 1.270 hộ gia đình mỗi năm. 
Ông Jesper Hassellund Mikkelsen - Phó Chủ tịch cấp cao khối Sản xuất châu Á, Tập đoàn LEGO, Tổng giám đốc LEGO Manufacturing Việt Nam phát biểu tại buổi lễ Ông Jesper Hassellund Mikkelsen - Phó Chủ tịch cấp cao khối Sản xuất châu Á, Tập đoàn LEGO, Tổng giám đốc LEGO Manufacturing Việt Nam chia sẻ: "Việc thử nghiệm và cân chỉnh các máy ép nhựa và dây chuyền đóng gói tại nhà máy đánh dấu cột mốc quan trọng, cho thấy dự án đang triển khai đúng tiến độ. Điều này có được là nhờ sự hỗ trợ của các Bộ, ban ngành Trung ương và tỉnh Bình Dương cùng sự đồng hành của các đối tác và đội ngũ nhân viên." 
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu tại buổi lễ Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh khẳng định, lãnh đạo tỉnh đánh giá cao và rất trân trọng dự án của LEGO. Đây là minh chứng rõ ràng cho sự ủng hộ của nhà đầu tư đối với các chính sách thu hút đầu tư FDI của tỉnh; là động lực rất lớn để tỉnh Bình Dương đẩy nhanh và mạnh hơn nữa trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính; xây dựng các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh nhằm tạo niềm tin để các nhà đầu tư an tâm sản xuất tại tỉnh Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung. Ông tin tưởng rằng, Nhà máy LEGO tại Bình Dương sẽ luôn hoạt động hiệu quả và cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe nhất về độ chính xác, sự hoàn hảo và tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất tại Bình Dương. Về phía tỉnh Bình Dương, lãnh đạo tỉnh cùng các sở, ngành sẽ luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi và giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của Công ty; đảm bảo cho Nhà máy LEGO hoạt động hiệu quả. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương giới thiệu một số hình ảnh tại sự kiện: 

Lãnh đạo Công ty LEGO Manufacturing Việt Nam giới thiệu với Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi dây chuyền sản xuất của Nhà máy 


Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi khẳng định Bình Dương sẽ tiếp tục hoàn thiện về hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng giao thông, cải cách thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp 

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho rằng dự án của LEGO là minh chứng rõ ràng cho sự ủng hộ của nhà đầu tư đối với các chính sách thu hút FDI của tỉnh Bình Dương 



Các đại biểu tham quan dây chuyền sản xuất tại Nhà máy LEGO Bình Dương 

Nhà máy LEGO đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn nghiêm ngặt như tất cả các nhà máy LEGO trên toàn thế giới 
Với tiến độ xây dựng và lắp đặt thiết bị đạt khoảng 90%, Công ty đang đẩy mạnh tuyển dụng, khẳng định cam kết của Tập đoàn LEGO trong việc phát triển nguồn lực địa phương và tạo nhiều cơ hội việc làm 

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban ngành cam kết luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi và giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả tại Bình Dương | 11/6/2024 4:00 PM | Đã ban hành | Tin kinh tế | Tin | | Xem chi tiết | | 207-nha-may-lego-tai-binh-duong-van-hanh-thu-nghiem-day-chuyen-san-xua | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 2.416667 | 18 | | Bình Dương: Kinh tế - xã hội tăng trưởng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực | Bình Dương: Kinh tế - xã hội tăng trưởng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực | TTĐT - Chiều 30-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Phiên họp thường kỳ tháng 3 năm 2022 thông qua Báo cáo đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội trong quý I/2022. | Tham dự có ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các Ủy viên UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành. Cuộc họp được trực tuyến đến 09 điểm cầu huyện, thị, thành phố. Kinh tế - xã hội đạt kết quả khả quan Trong quý I/2022, UBND tỉnh chỉ đạo triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về đất đai, thủ tục đầu tư, kinh doanh. Phối hợp nghiên cứu, triển khai các dự án giao thông kết nối, liên kết vùng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh và quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội. Sau Tết, các cơ quan, đơn vị chủ động, tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác và xử lý công việc ngay từ ngày làm việc đầu tiên. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục đạt kết quả khả quan, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là thu hút đầu tư, xây dựng thành phố thông minh, các dự án giao thông trọng điểm…
Toàn cảnh cuộc họp
Hoạt động sản xuất công nghiệp, xuất, nhập khẩu vẫn đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp đã chủ động thích ứng trong tình hình mới, tận dụng cơ hội để khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh; nhiều doanh nghiệp đã có nguồn cung nguyên vật liệu sản xuất và nhận được đơn đặt hàng đến quý II/2022, một số doanh nghiệp có đơn đặt hàng đến cuối năm 2022. Cụ thể, Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2021 (quý I/2021 tăng 6,9%). Các khu công nghiệp thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,65 tỷ đô la Mỹ (chiếm 98% cả tỉnh), cho thuê được 125ha đất. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã giải ngân 805 triệu đô la Mỹ; doanh thu đạt 8,3 tỷ đô la Mỹ; xuất khẩu đạt 4,8 tỷ đô la Mỹ (chiếm 83% cả tỉnh). Tỉnh đã tổ chức khởi công Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore III; triển khai thủ tục xây dựng Khu công nghiệp Cây Trường và tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các khu công nghiệp.
Quý I/2022, kinh tế - xã hội của Bình Dương tăng trưởng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 66.290 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ (quý I/2021 tăng 8,7%). Kim ngạch xuất, nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng cao so với cùng kỳ, các thị trường xuất khẩu quan trọng như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông có nhiều khởi sắc. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 9 tỷ đô la Mỹ, tăng 9,8% (quý I/2021 tăng 30,4%). Kim ngạch nhập khẩu ước đạt gần 6 tỷ đô la Mỹ, tăng 0,2% (quý I/2021 tăng 20%); thặng dư thương mại đạt hơn 3 tỷ đô la Mỹ. Nhanh chóng triển khai các dự án, kế hoạch tạo động lực phát triển kinh tế Trong quý II/2022, tỉnh tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về phục hồi và phát triển kinh tế đồng bộ, hiệu quả với Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 giai đoạn 2022 – 2023. Chủ động rà soát, tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến đất đai, xây dựng, thủ tục đầu tư, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến thương mại, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước có năng lực, kinh nghiệm, tiềm lực tài chính với công nghệ tiên tiến, hiện đại đến đầu tư tại tỉnh. Hoàn thiện phương án tạo nguồn thu từ quỹ đất để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. 
Lãnh đạo tỉnh khảo sát dự án mở rộng Quốc lộ 13 và xây dựng hầm chui tại ngã năm Phước Kiến, ngã tư Chợ Đình
Cùng với đó, tỉnh khẩn trương hoàn thiện phương án phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chung đô thị cấp huyện; thực hiện lựa chọn tư vấn, hoàn thiện đề cương Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, kế hoạch phát triển nhà ở; sớm triển khai dự án đầu tư đường Vành đai 3 (sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư), mở rộng Quốc lộ 13, đường Mỹ Phước – Tân Vạn; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu triển khai các bước thực hiện dự án: Đường Vành đai 4, cao tốc Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, cảng An Tây, kéo dài tuyến Metro từ ga Suối Tiên đến phường Bình Thắng - thành phố Dĩ An, tuyến đường sắt Bàu Bàng - Thị Vải - Cái Mép, nâng tĩnh không cầu Bình Triệu 1. Triển khai xây dựng chuẩn nghèo đa chiều tỉnh giai đoạn 2022-2025; nắm bắt, thống kê nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, thực hiện các giải pháp kết nối thông tin thị trường lao động. 
Dự án mở rộng Quốc lộ 13 góp phần giải tỏa áp lực giao thông trên tuyến
Hoàn thiện đề án vận hành, nhân sự để sớm đưa Bệnh viện đa khoa 1.500 giường đi vào hoạt động; kiện toàn tổ chức bộ máy ngành Y tế từ tuyến tỉnh đến tuyến xã. Hoàn thiện đề án đảm bảo nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là y tế cơ sở, y tế dự phòng; nghiên cứu hình thức đầu tư bệnh viện đa khoa tuyến cuối (2.000 giường) tại tỉnh; hoàn thành tiêm mũi 3 cho người trên 18 tuổi, trẻ em từ 5-11 tuổi và quản lý, điều trị người mắc Covid-19 tại nhà. Phiên họp cũng đã thông qua các dự thảo Tờ trình: Đề án thành lập thành phố Tân Uyên trực thuộc tỉnh, Nghị quyết về cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân Kế hoạch đầu tư công năm 2021 sang năm 2022; Nghị quyết về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công 2022; thống nhất thực hiện và cam kết đảm bảo cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương tham gia thực hiện dự án đường Vành đai 3; kế hoạch sử dụng đất năm 2022 các huyện, thi xã, thành phố. Đối với dự thảo Đề án thành lập thành phố Tân Uyên, đến nay thị xã đã đạt 5/5 tiêu chuẩn thành lập thành phố thuộc tỉnh theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về: Quy mô dân số đô thị; diện tích tự nhiên; số đơn vị hành chính trực thuộc; đã được công nhận đô thị loại I, loại II hoặc loại III; cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Thành lập thành phố Tân Uyên là cơ hội để áp dụng những chiến lược phát triển đô thị bền vững, những công nghệ thân thiện, bền vững với môi trường và cộng đồng. Đồng thời tạo động lực mạnh mẽ tăng cường thu hút đầu tư, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển đô thị của toàn tỉnh và nâng cao chất lượng sống của người dân, tạo tiền đề cho việc xây dựng đô thị Tân Uyên đạt chuẩn đô thị loại II vào năm 2025. Tại phiên họp, đại biểu đã tập trung thảo luận về công tác đầu tư công năm 2022, triển khai các biện pháp thích ứng cho học sinh học trực tiếp; tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, tình hình tiêm vắc xin… 
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu chỉ đạo Phiên họp
Phát biểu chỉ đạo Phiên họp, ông Võ Văn Minh đánh giá, tình hình kinh tế - xã hội quý I/2022 tăng trưởng tốt trên tất cả các mặt, bên cạnh đó tỉnh cũng thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch. Thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở ngành, địa phương tập trung quyết liệt trong công tác giải ngân vốn đầu tư công; ưu tiên thi công một số công trình trọng điểm đặt nền móng cho nhiệm kỳ sau. Nhanh chóng hoàn thiện phương án phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chung đô thị cấp huyện về đề cương Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đến nay, đã có 08 huyện, thị, thành phố xây dựng quy hoạch, đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương thực hiện các bước thật chu đáo để trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua. Đồng thời, tiếp tục tập trung cho công tác phòng, chống dịch, chuẩn bị tốt kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ 5-11 tuổi. Cố gắng trong năm nay đưa vào hoạt động Bệnh viện 1.500 giường, củng cố nguồn nhân lực y tế, hệ thống y tế các tuyến. Chú trọng công tác cải cách hành chính; đảm bảo an ninh trật tự... | 3/30/2022 10:00 PM | Đã ban hành | Hoạt động của lãnh đạo tỉnh | Tin | | Xem chi tiết | Bình Dương, Kinh tế - xã hội, tăng trưởng, toàn diện | 160-binh-duong-kinh-te-xa-hoi-tang-truong-toan-dien-tren-tat-ca-cac-linh-vu | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 3.333333 | 3 | | Bình Dương: Đạt và vượt 30 chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2022 | Bình Dương: Đạt và vượt 30 chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2022 | TTĐT - Sáng 16-11, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Phiên họp lần thứ 24 thông qua tình hình kinh tế-xã hội năm 2022. | Tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo HĐND tỉnh, các Ủy viên UBND tỉnh. Cuộc họp được trực tuyến đến 09 huyện, thị xã, thành phố. GRDP ước tăng 8,29% Báo cáo của UBND tỉnh năm 2022 cho thấy, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức khó lường nhưng với tinh thần chủ động quyết liệt, kịp thời của Đảng bộ, chính quyền, cùng nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân nên kinh tế - xã hội của tỉnh đã phục hồi và đạt nhiều kết quả khả quan trên các lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế có sự chuyển biến rõ nét qua từng tháng, từng quý, đời sống người dân, thu nhập người lao động được cải thiện; tình hình kinh tế - xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định. Kết quả đã đạt và vượt 30/34 chỉ tiêu kế hoạch năm 2022. Thương mại và dịch vụ phục hồi nhanh ở tất cả các ngành. Hoạt động dịch vụ, vui chơi giải trí sôi động trở lại; nguồn cung hàng hóa dồi dào tại các siêu thị và chợ truyền thống, đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu mua sắm của người dân; Chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát. 
Toàn cảnh cuộc họp Cụ thể, Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước tăng 8,29% (đạt kế hoạch 8-8,3%); GRDP bình quân đầu người đạt kế hoạch (169,8 triệu đồng); cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm với tỷ trọng tương ứng là 67,63% - 22,23% - 2,69% - 7,45% (đạt kế hoạch). Sản xuất công nghiệp giữ mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo đã cơ bản nối lại được các chuỗi cung ứng; Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 8,9% so với năm trước (đạt kế hoạch tăng 8,9%). Duy trì tỷ lệ hộ sử dụng điện trên toàn tỉnh đạt 99,99% (đạt kế hoạch 99,99%).
Bình Dương triển khai nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp phục hồi sau dịch Covid-19, Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2022 ước tăng 8,9%
Về thương mại - dịch vụ, tỉnh đã thực hiện hiệu quả chương trình bình ổn thị trường, dự trữ hàng hóa, không xảy ra tình trạng khan hiếm, sốt giá; tình hình cung ứng xăng dầu có thời điểm xảy ra hiện tượng thiếu cục bộ nhưng đã được chỉ đạo giải quyết kịp thời. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 269.440 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm trước (đạt kế hoạch tăng 16%). Kim ngạch xuất khẩu đạt 35,7 tỷ đô la Mỹ, tăng 9% so với năm 2021 (kế hoạch tăng 14,5%); kim ngạch nhập khẩu đạt 25,8 tỷ đô la Mỹ, tăng 1% (kế hoạch tăng 17%).
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 154.473 tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2021 (kế hoạch tăng 10%). Dự kiến giải ngân đầu tư công cả năm 2022 đạt trên 95% kế hoạch. Đầu tư trong nước đã thu hút 77.986 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh. Lũy kế, toàn tỉnh có 59.105 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn 608.000 tỷ đồng. Đầu tư nước ngoài đã thu hút 2 tỷ 841 triệu đô la Mỹ. Lũy kế, toàn tỉnh có 4.076 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn 39,67 tỷ đô la Mỹ. Nhiều dự án phát triển kết cấu hạ tầng đã được khởi động và gấp rút thi công như: Khu công nghiệp VSIP III, nhà ở xã hội, cầu Bạch Đằng 2, mở rộng Quốc lộ 13; đồng thời khẩn trương triển khai thủ tục đầu tư các dự án giao thông nội tỉnh, liên vùng. Đề án Thành phố thông minh Bình Dương tiếp tục khẳng định chiến lược, tầm nhìn và tiếp tục được ICF vinh danh TOP 7. Công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số được quan tâm, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được triển khai tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Xác định mục tiêu phát triển cho năm 2023 UBND tỉnh xác định 34 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023 với 11 giải pháp trọng tâm. Trong đó, GRDP tăng 8,5-8,7% so với năm 2022. Trước hết tập trung nguồn lực đẩy mạnh các biện pháp bảo đảm ổn định các cân đối lớn và kiểm soát lạm phát. Đồng thời cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế. Bình Dương xác định công nghiệp tiếp tục là ngành kinh tế chủ lực và giữ vai trò thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế; phấn đấu Chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2023 tăng 8,9% so với cùng kỳ. Phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số. Xây dựng và ban hành danh mục các ngành nghề, dự án kêu gọi thu hút đầu tư. Nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo thị trường. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu Ấn Độ, Nam Mỹ... 
Đại biểu thảo luận tại Phiên họp
Dự báo năm 2023, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục có những khó khăn thách thức, các hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu tiếp tục được Bình Dương ưu tiên thực hiện. Đặc biệt triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ; tổ chức đối thoại, gặp gỡ doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh. Chú trọng đầu tư nâng cấp, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, ưu tiên nguồn lực thích hợp cho các lĩnh vực như giao thông, chỉnh trang đô thị, cấp thoát nước công cộng, giáo dục, y tế. Dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 157.482 tỷ đồng, bằng 31% GRDP của tỉnh năm 2023. Hoàn thành và trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nhiều hoạt động được triển khai đồng bộ trên lĩnh vực an sinh xã hội. Trong đó chú trọng công tác giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm. Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và phòng, chống dịch bệnh. Tăng cường y tế cơ sở, y tế dự phòng; khắc phục tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế. Đẩy nhanh tiến độ đưa vào sử dụng Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường, đầu tư xây dựng bệnh viện tuyến cuối 2.000 giường. Phấn đấu đến cuối năm 2023, tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt trên 92%, có 7,55 bác sĩ/vạn dân và 20,4 giường bệnh/vạn dân... Nhằm đảm bảo thực hiện thành công các chỉ tiêu năm 2023, các sở ngành địa phương phân tích, làm rõ và đề xuất xoay quanh một số nội dung như: Tình hình thu, chi ngân sách năm 2022 và dự toán ngân sách 2023; những thuận lợi thách thức trong năm 2023; tình hình xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp và cung ứng xăng dầu; tiến độ triển khai thủ tục, phương án đầu tư một số dự án giao thông trọng điểm…
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu kết luận Phiên họp
Phát biểu kết luận Phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh thống nhất cao với các nội dung về phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm năm 2023 cũng như các ý kiến thảo luận của sở ngành, địa phương. Đồng thời, yêu cầu trong thời gian còn lại của năm 2022, các đơn vị tập trung hoàn thành những nội dung quan trọng: Thống nhất giá đền bù, thống kê dữ liệu hộ tịch, lấy Tân Uyên làm đơn vị triển khai thí điểm; chuẩn bị công tác giao quân; chuẩn bị nguồn vốn đấu giá đất cho năm 2023. Góp ý cho 15 dự thảo Tờ trình Nghị quyết, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung hoàn thiện văn bản theo ý kiến góp ý của đại biểu để kịp trình HĐND tỉnh trong Kỳ họp thường lệ cuối năm 2022.
Trước tình hình 250.000 lao động mất việc ngắn hạn; Chủ tịch UBND yêu cầu các ngành chức năng nhanh chóng hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và ổn định đời sống cho người lao động. Đồng thời tập trung tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư; đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải tỏa các dự án, chú trọng công tác cải cách hành chính... | 11/16/2022 6:00 PM | Đã ban hành | Hoạt động của lãnh đạo tỉnh | Tin | | Xem chi tiết | Bình Dương, Đạt và vượt 30 chỉ tiêu, kinh tế-xã hội, năm 2022 | 153-binh-duong-dat-va-vuot-30-chi-tieu-kinh-te-xa-hoi-nam-202 | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 2.166667 | 3 | | Hoàn thiện pháp luật để ngăn chặn tình trạng “thổi giá”, “bắt tay ngầm” trong đấu giá đất | Hoàn thiện pháp luật để ngăn chặn tình trạng “thổi giá”, “bắt tay ngầm” trong đấu giá đất | TTĐT - Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 9, chiều 16-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. | Các đại biểu Quốc hội tập trung chất vấn về nhóm vấn đề: Quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị; trách nhiệm và giải pháp ngăn chặn tình trạng lợi dụng việc trả giá trong các phiên đấu giá đất với mức giá vượt xa giá trị của thị trường để đẩy giá đất các khu vực lân cận lên cao nhằm mục đích trục lợi cá nhân; việc thực hiện các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, hứa mua, hứa bán về đất đai thời gian qua và việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực này. Bên cạnh đó, đại biểu cũng quan tâm đến việc kiểm soát hoạt động xả thải của các nhà máy; xử lý chất thải công nghiệp; vấn đề thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19; vấn đề ô nhiễm môi trường của nước thải, rác thải sinh hoạt và giải pháp đầu tư xây dựng nhà máy xử lý tại các địa phương. 
Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương Trả lời chất vấn của đại biểu về giải pháp ngăn chặn tình trạng "bắt tay ngầm" trong đấu giá đất; "thổi" giá đất để trục lợi cá nhân, Bộ trưởng Trần Hồng Hà thừa nhận thực tế không chỉ có hiện tượng thổi giá mà còn có hiện tượng móc ngoặc, dìm giá, làm nhiễu loạn thị trường, gây ra nhiều hệ lụy. Nguyên nhân là do pháp luật liên quan đến đấu giá đất còn thiếu cụ thể như: Trình tự chưa chặt chẽ; chưa quy định điều kiện, năng lực của doanh nghiệp tham gia đấu giá; chế tài đối với người cố tình đẩy giá cao rồi bỏ cọc chưa đủ sức răn đe. Bên cạnh đó, các công cụ pháp luật để ngăn chặn tình trạng quân xanh, quân đỏ, móc ngoặc hoặc đe dọa người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất cũng chưa chặt chẽ, thậm chí có sơ hở. Bộ trưởng cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền các quy định chặt chẽ để ngăn chặn tình trạng này.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời chất vấn Về số doanh nghiệp đã tiến hành huy động vốn thông qua ký kết các loại hợp đồng như hợp đồng hứa mua, hứa bán, hợp đồng góp vốn, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, các hợp đồng hứa mua, hứa bán chính là đang lách Luật Đất đai. Luật Đất đai quy định chỉ đưa sản phẩm bất động sản ra thị trường khi đã có quy hoạch, có hạ tầng hay đầu tư xong nền móng… và dự án đó phải trả xong nghĩa vụ tài chính. Việc này được áp dụng bởi Luật Dân sự bởi vì Bộ luật Dân sự không cấm những giao dịch hợp đồng. Theo Bộ trưởng, vấn đề rủi ro ở đây là sẽ có những nhà đầu tư không thật, làm những "dự án ma" không có quy hoạch, không có phê duyệt, đất chưa chuyển mục đích, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, chưa hoàn thành các nghĩa vụ khác đã muốn đưa ra thị trường để thu hút nguồn vốn. Trong Luật Đất đai không quy định về vấn đề hứa bán, hứa mua và hợp đồng; Luật Dân sự không cấm, do đó để hạn chế rủi ro phải tìm căn cứ để giải quyết. Theo Bộ trưởng, để giải quyết căn cơ vấn đề này phải công khai tất cả quy hoạch. Về vấn đề thổi giá, đầu cơ đất đai, Bộ trưởng thừa nhận "đây là hiện tượng rõ ràng có thật". Theo ông, trong điều kiện dịch bệnh Covid-19, người dân và doanh nghiệp đã gửi tài sản của mình vào đất và khi đất lên giá phi mã ai cũng nghĩ là thành công. Theo Bộ trưởng, trong vấn đề này, Nhà nước phải điều tiết để ngăn chặn vấn đề thổi giá. Không để xảy ra tình trạng đất chưa sử dụng mà đã tham gia đấu giá để giữ đất, găm đất. Không để tình trạng đất không sử dụng, không đầu tư, nhưng để càng lâu vẫn lên giá. Đồng thời phải có chính sách để kiểm soát được các dự án đầu tư. Phải xác định được lộ trình dự án này để đưa vào phục vụ cho phát triển kinh tế. Phải phân biệt các phân khúc về thị trường. Phải lấy nhu cầu của bất động sản nhà ở làm cơ sở để quyết định đầu tư phát triển đô thị chứ không phải mục tiêu thu được tiền trong nhiệm kỳ này, nhiệm kỳ kia. Tức là phải đảm bảo tính toán cân bằng cung - cầu của thị trường về bất động sản. | 3/16/2022 6:00 PM | Đã ban hành | Tin nội chính | Tin | | Xem chi tiết | Hoàn thiện pháp luật, ngăn chặn, thổi giá, bắt tay ngầm, giá đất | 204-hoan-thien-phap-luat-de-ngan-chan-tinh-trang-thoi-gia-bat-tay-ngam-trong-dau-gia-da | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | | | | Khảo sát công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương | Khảo sát công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương | TTĐT - Sáng 08-4, Đoàn lãnh đạo tỉnh
do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi làm Trưởng đoàn đã đi khảo sát công tác bảo vệ
môi trường trên địa bàn tỉnh. | Cùng đi có Chủ tịch HĐND tỉnh
Nguyễn Văn Lộc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng cùng lãnh đạo
các sở, ban ngành, địa phương. Theo báo cáo của Trung tâm
Quan trắc kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường, trên địa bàn tỉnh hiện có 01 trạm
quan trắc tự động về chất lượng không khí xung quanh do Bộ Tài nguyên và Môi
trường đầu tư. Sở Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện dự án đầu tư 01 trạm
quan trắc tự động không khí xung quanh, dự kiến đưa vào vận hành từ năm 2025.
Giai đoạn 2026-2030 sẽ tiếp tục đề xuất đầu tư thêm 06 trạm quan trắc tự động về
không khí nhằm hoàn thiện mạng lưới quan trắc tự động về không khí trên địa bàn
tỉnh. Tính đến năm 2030, tỉnh Bình Dương sẽ có 17 trạm quan trắc tự động không
khí xung quanh, trải đều tại các thành phố, huyện, thị xã.
Kết quả quan trắc chất lượng
nước mặt sông Thị Tính và các suối đổ ra sông Thị Tính năm 2023 và quý I/2024
cho thấy hầu hết các thông số quan trắc đều đạt quy chuẩn cho phép. Ảnh: Nước thải đã qua xử lý của 01 khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Bến Cát xả thải ra sông Thị Tính
Quan trắc nước mặt tự động có
01 trạm quốc gia và 03 trạm của tỉnh. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh tiếp tục đầu tư
thêm 02 trạm nước mặt tự động; giai đoạn 2030 đầu tư thêm 01 trạm quan trắc tự
động. Quan trắc nước dưới đất tự động
có 08 cụm giếng (23 công trình), trong năm 2025 sẽ tiếp tục đầu tư thêm thiết bị
cho 8 cụm giếng (21 công trình) nâng tổng số công trình quan trắc nước dưới đất
tự động theo mạng lưới quy hoạch của tỉnh lên 44 công trình.
Đoàn lãnh đạo tỉnh khảo sát công tác bảo vệ môi trường nguồn nước trên sông Sài Gòn và sông Thị Tính
Đại biểu tham quan hệ thống quan trắc tự động tại Trung tâm Quan trắc kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường hiện
đang giám sát 110 trạm quan trắc nước thải tự động, 09 trạm quan trắc khí thải
tự động và giám sát hơn 350 camera do các doanh nghiệp lắp đặt. Trạm điều hành
trung tâm đang giám sát, quản lý dữ liệu của hơn 340 trạm quan trắc tự động về nước
thải, khí thải, nước mặt, nước dưới đất và thủy văn. Kết quả quan trắc chất lượng
nước mặt sông Thị Tính và các suối đổ ra sông Thị Tính năm 2023 và quý I/2024
cho thấy hầu hết các thông số quan trắc đều đạt quy chuẩn cho phép.
Đoàn lãnh đạo tỉnh làm việc với Trung tâm Quan trắc kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường
Tại buổi làm việc, Trung tâm
Quan trắc đã đề xuất kiến nghị các giải pháp nhằm cải thiện hơn nữa chất lượng
nước sông Thị Tính như: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và sớm đưa vào nhà máy xử
lý nước thải đô thị thị xã Bến Cát đi vào hoạt động; tăng cường kiểm tra, giám
sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Đầu tư lắp đặt thêm
các trạm quan trắc nước mặt tự động trên sông Thị Tính để kịp thời, liên tục
theo dõi diễn biến chất lượng nước trên sông… Qua khảo sát thực tế trên sông Sài Gòn, sông Thị Tính, Trạm bơm nước thô, Nhà máy nước Thủ Dầu Một (phường Chánh Mỹ, TP.Thủ Dầu Một) và làm việc với sở, ngành, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đánh giá cao
công tác giám sát về môi trường trên địa bàn tỉnh. Bí thư đề nghị, Sở Tài nguyên
và Môi trường đánh giá, tham mưu tỉnh các ngành nghề gây ô nhiễm môi trường
không thu hút đầu tư; đầu tư lắp đặt thêm các trạm quan trắc nước mặt tự động
trên sông Thị Tính để phục vụ tốt hơn nữa công tác quản lý chất lượng nước mặt
sông. | 4/8/2024 5:00 PM | Đã ban hành | Hoạt động của lãnh đạo tỉnh | Tin | | Xem chi tiết | khảo sát, bảo vệ môi trường, Bình Dương | 69-khao-sat-cong-tac-bao-ve-moi-truong-tren-dia-ban-tinh-binh-duon | True | 121000 | 6.00 | 121,000 | 1.00 | 0 | False | | | | Ngày 10/4/2020, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn do dịch Covid-19 | Ngày 10/4/2020, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn do dịch Covid-19 | TTĐT - Căn cứ Công điện số 421/CĐ-CP của Văn phòng Chính phủ, sáng ngày 10/4/2020, Chính phủ sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ cho người lao động, bảo đảm an sinh - xã hội; bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19. Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị, cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ. | Hội nghị sẽ thảo luận các nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; nhóm giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; nhóm giải pháp hỗ trợ cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Để tham dự hội nghị, Bình Dương đã chuẩn bị 03 phòng họp trực tuyến tại Trung tâm Hành chính tỉnh, gồm: Phòng họp A, phòng họp B - UBND tỉnh và phòng họp Trung tâm Hành chính công tỉnh (Tầng 1 - Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh). Đồng thời kết nối đến phòng họp trực tuyến của 09 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Mỗi phòng họp không quá 20 đại biểu, đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Tại
Phòng họp A - UBND tỉnh, thành phần tham dự gồm có: Bí thư Tỉnh
ủy; Chủ tịch HĐND tỉnh; Chủ tịch và các Phó Chủ
tịch UBND tỉnh; Giám đốc, Thủ trưởng: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương
binh và Xã hội, Sở Ngoại vụ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Y tế,
Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh,
Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Lãnh đạo Phòng Kinh tế. Tại Phòng họp B- UBND tỉnh, thành phần tham dự gồm có Giám đốc, Thủ trưởng: Sở Giao
thông vận tải, Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền
thông, Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh, Ban Quản lý dự án tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng Tỉnh
ủy, Văn phòng HĐND tỉnh; các Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Lãnh đạo: Phòng Tổng
hợp, Nội chính, Khoa giáo-Văn xã, Ban Quản lý Tòa nhà, Trung tâm Hành chính
công tỉnh. Tại Phòng họp Trung tâm Hành chính công
tỉnh (Tầng 1 - Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh), tham dự gồm có Lãnh đạo: Ngân hàng
Nhà nước tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội, Cục Thuế, Cục Hải quan, Kho bạc Nhà
nước tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Cục Quản lý Xuất
nhập cảnh; phóng viên: Báo Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình
Dương, Cổng Thông tin điện tử tỉnh. Tại
Phòng họp trực tuyến cấp huyện, tham dự gồm có: Bí thư -
Chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện; các phòng, ban cấp huyện (do UBND cấp huyện mời;
mỗi phòng họp không quá 20 đại biểu, đảm bảo khoảng cách an toàn); phóng viên:
Báo, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, đại biểu của
các cơ quan trực thuộc các sở, ngành (nếu có).
| 4/9/2020 3:00 PM | Đã ban hành | Tin kinh tế | Tin | | Xem chi tiết | 10/4/2020, hội nghị trực tuyến, tháo gỡ khó khăn, dịch Covid-19 | 348-ngay-10-4-2020-chinh-phu-to-chuc-hoi-nghi-truc-tuyen-toan-quoc-ban-giai-phap-thao-go-kho-khan-do-dich-covid-1 | True | 121000 | 263.00 | 121,000 | 0.00 | 0 | False | 5 | 2 | | Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về cấp, thoát nước tại Bình Dương | Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về cấp, thoát nước tại Bình Dương | TTĐT - Chiều 26-02, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, ông Bùi Minh Thạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, Quốc hội khóa XV, do ông Tạ Đình Thi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường làm Trưởng đoàn đến khảo sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về cấp, thoát nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương và triển khai lấy ý kiến cho Dự thảo Luật Cấp, thoát nước. | Báo cáo với Đoàn công tác, lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết, công tác quản lý và phát triển cấp, thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Bình Dương đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể, tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch hợp vệ sinh năm 2024 đạt 99,65%; tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom, xử lý trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 38%; 100% các khu công nghiệp đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung và có hệ thống quan trắc nước thải tự động, kết nối dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường. Khu vực đô thị tỉnh có 8 nhà máy cấp nước với tổng công suất 690.000 m3/ngày đêm, đạt 78% so với công suất thiết kế. Quy mô diện tích đất các nhà máy nước hiện tại khoảng 50 hecta. Về hạ tầng cấp nước nông thôn, hiện tỉnh có 31 công trình cho 31 xã, quản lý vận hành bởi Trung tâm Đầu tư, khai thác Thủy lợi và Nước sạch nông thôn (thuộc Chi cục Thủy lợi). Ngoài ra, Công ty cổ phần Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương quản lý 04 công trình cấp nước tập trung nông thôn cấp nước cho 01 xã và 03 phường, thị trấn. Khu vực nông thôn có tỷ lệ cấp nước từ hệ thống cấp nước tập trung đạt 53%.
Đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng báo cáo với Đoàn khảo sát
Đánh giá kết quả sau khảo sát, ông Tạ Đình Thi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường đánh giá cao những kết quả Bình Dương đã đạt được, đặc biệt là kết quả tích cực trong cấp thoát nước. Ông đề nghị Bình Dương sớm hoàn thiện báo cáo trên tinh thần tiếp thu các ý kiến phát biểu của các đại biểu, các đơn vị, sở ngành của tỉnh; đồng thời, yêu cầu Bình Dương nghiên cứu kỹ về đầu tư phát triển hệ thống thoát nước, cấp nước để góp ý dự thảo Luật Cấp, thoát nước. Theo kế hoạch, Dự thảo Luật Cấp, thoát nước sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 trong năm 2025. Do đó, để chính sách, pháp luật về cấp, thoát nước đảm bảo tính đầy đủ, toàn diện, đồng bộ, không mâu thuẫn chồng chéo so với các luật khác, Đoàn khảo sát mong muốn, với kinh nghiệm thực tiễn, cộng với sự nghiên cứu sâu và tích cực tham gia góp ý, Bình Dương sẽ có những đóng góp quan trọng cho dự thảo Luật.
Ông Tạ Đình Thi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội khóa XV phát biểu tại buổi làm việc
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Thạnh yêu cầu đơn vị chuyên môn tiếp thu các ý kiến đóng góp tại buổi làm việc để sớm hoàn thiện báo cáo gửi Đoàn khảo sát. Ông khẳng định, Bình Dương sẽ tích cực triển khai lấy ý kiến để đóng góp thiết thực vào quá trình xây dựng Luật Cấp, thoát nước.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Thạnh phát biểu tại buổi làm việc
| 2/26/2025 11:00 PM | Đã ban hành | Tin kinh tế | Tin | | Xem chi tiết | | 13-uy-ban-khoa-hoc-cong-nghe-va-moi-truong-quoc-hoi-khao-sat-viec-thuc-hien-chinh-sach-phap-luat-ve-cap-thoat-nuoc-tai-binh-duon | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | | | | Bình Dương: Đón đầu làn sóng đầu tư nước ngoài thế hệ mới | Bình Dương: Đón đầu làn sóng đầu tư nước ngoài thế hệ mới | TTĐT - Với hàng loạt các
giải pháp đột phá chiến lược về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chú trọng đầu tư
giao thông kết nối và hạ tầng các khu công nghiệp, thời gian qua, Bình Dương đã
gặt hái được nhiều thành công trong việc thu hút các dự án đầu tư có chất lượng
cao, tiếp tục tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để đón đầu làn sóng đầu tư nước ngoài (FDI) thế hệ mới. |
Đổi mới tư duy và
chiến lược Theo báo cáo của Sở
Tài chính, giai đoạn 2019-2024 đánh dấu một chặng đường phát triển ấn tượng của
Bình Dương trong thu hút FDI, với tổng vốn FDI đạt hơn 14,3 tỷ đô la Mỹ, trong
đó, vốn đăng ký mới chiếm 6,8 tỷ đô la Mỹ (tương đương 47,7% tổng vốn). Nguồn
vốn FDI đã trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển toàn diện và bền
vững của Bình Dương. Để củng cố "thương
hiệu" Bình Dương trong thu hút vốn FDI, tỉnh đã có những chuyển biến đáng
kể trong cơ cấu ngành nghề và nguồn gốc đối tác đầu tư, góp phần định hình một
chiến lược phát triển kinh tế cân bằng và bền vững hơn. Từ năm 2021, tỉnh đã
chuyển hướng mạnh mẽ sang việc ưu tiên thu hút các dự án thuộc lĩnh vực công
nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ và logistics. Những lĩnh vực này không chỉ phù hợp
với xu hướng toàn cầu mà còn giảm sự phụ thuộc vào các ngành công nghiệp thâm
dụng lao động, đồng thời gia tăng giá trị sản xuất và tính cạnh tranh trên thị trường
quốc tế. Sự chuyển dịch này được minh chứng qua việc triển khai các dự án lớn
như: Nhà máy Lego trung hòa carbon đầu tiên tại Việt Nam của Đan Mạch tại Khu
công nghiệp Việt Nam - Singapore III có vốn đầu tư hơn 1 tỷ đô la Mỹ; nhà máy sản
xuất thiết bị công nghệ cao và các dự án logistics phục vụ chuỗi cung ứng toàn
cầu. Trong lĩnh vực công nghệ cao, Bình Dương không chỉ thu hút các
dự án mới mà còn khuyến khích các nhà đầu tư hiện hữu tăng vốn để mở rộng quy
mô sản xuất và cải tiến công nghệ.
Tháng 11/2022, Tập đoàn Lego đã khởi công xây dựng dự án nhà máy với giá trị đầu tư 1,36 tỷ đô la Mỹ tại Khu công nghiệp VSIP III. Sau 02 năm khởi công, Tập đoàn Lego đã vận hành thử nghiệm dây chuyền sản xuất. Ảnh: Lãnh đạo tỉnh Bình Dương và Tập đoàn Lego thực hiện nghi thức vận hành thử nghiệm dây chuyền sản xuất Các quốc gia châu Á
như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc (bao gồm Đài Loan) tiếp tục là những đối
tác chiến lược, duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong các lĩnh vực công nghiệp chế
biến, chế tạo và bất động sản. Đặc biệt, Nhật Bản và Hàn Quốc không chỉ đầu tư
vào sản xuất mà còn mở rộng sang các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D),
góp phần nâng cao năng lực công nghệ cho tỉnh. Trong khi đó, sự tham gia của
các nhà đầu tư từ châu Âu và Bắc Mỹ cũng tăng đáng kể, thể hiện qua các dự án
nổi bật của Đan Mạch, Hà Lan và Hoa Kỳ trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo và
công nghệ cao, mang lại những công nghệ tiên tiến và phương pháp quản lý hiện
đại. 
Nhật
Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc (bao gồm Đài Loan) tiếp tục là những đối
tác chiến lược, duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong các lĩnh vực công
nghiệp chế biến, chế tạo và bất động sản. Ảnh: Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử của doanh nghiệp Nhật Bản tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II Chia sẻ kinh nghiệm
trong thu hút vốn FDI, ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh cho biết:
"Trong thời gian qua, Bình Dương đã triển khai các giải pháp đột phá để
đẩy mạnh thu hút vốn FDI. Tỉnh luôn chủ động cải thiện môi trường đầu
tư, minh bạch hóa chính sách và tăng cường kết nối quốc tế. Năm 2024, Bình
Dương đã thu hút hơn 2 tỷ đô la Mỹ vốn FDI, vượt chỉ tiêu đề ra, vươn lên đứng
thứ hai cả nước chỉ sau TP.Hồ Chí Minh. Đó là kết quả từ chiến lược phát triển
các khu công nghiệp xanh, công nghiệp thế hệ mới, tạo nền tảng thu hút các nhà
đầu tư chất lượng trong lĩnh vực công nghệ cao, kinh tế số và trí tuệ nhân tạo.
Điển hình là dự án Nhà máy Lego của Tập đoàn Lego (Đan Mạch) được kỳ vọng sẽ mở
ra một chương mới trong thu hút vốn FDI của Bình Dương, cũng như mở đầu cho làn
sóng đầu tư xanh hơn, chất lượng hơn của các doanh nghiệp châu Âu vào tỉnh". Thu hút đầu tư bền
vững Năm 2025 là năm đặc biệt của Bình
Dương khi tỉnh quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số; tiếp tục trở
thành điểm đến hàng đầu về thu hút đầu tư, đổi mới sáng tạo, phát triển khoa
học công nghệ và tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn cho doanh nghiệp,
nhà đầu tư. Trong đó, hướng tới thu hút các dự
án đầu tư mang tính chiến lược, đặc biệt tập trung vào các ngành công nghiệp
xanh, công nghiệp hỗ trợ và năng lượng tái tạo. Tín
hiệu lạc quan khởi động cho một năm mới với kỳ vọng đạt nhiều kết quả tốt đẹp
đó là ngày 01/02/2025,
UBND tỉnh đã trao chứng nhận đầu tư cho 07 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 1
tỷ đô la Mỹ. Nổi bật như Công
ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) với dự án đầu tư hạ tầng VSIP III; dự án khu đô thị
mới của Công ty TNHH Phát triển nhà ở VSIP Bình Dương; dự án Nhà máy sản xuất
Timotion Việt Nam và dự án Công
ty TNHH Axman (Việt Nam) tại VSIP III...
Ngoài ra, với kết quả sản xuất kinh
doanh thuận lợi trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Bình
Dương đã điều chỉnh tăng vốn đầu tư như: Dự án Công ty TNHH
Cheng Loong Bình Dương Paper tại Khu công nghiệp Protrade mở rộng thêm 50 triệu đô la Mỹ; dự án Công
ty TNHH Deneast Việt Nam tại VSIP IIA tăng thêm 40,2 triệu đô la Mỹ; dự án Công ty TNHH
Dongil Rubber Belt Việt Nam tại Khu công nghiệp Bàu Bàng đầu tư thêm 15 triệu đô la Mỹ.
Bình Dương trao giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án FDI. Ảnh: Lãnh đạo Chính phủ cùng các Bộ, ngành, tỉnh Bình Dương chụp hình lưu niệm với các nhà đầu tư Ông Gu
Jung Pin – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Cheng Loong Bình Dương Paper cho biết:
"Phát triển bền vững là chiến lược, mục đích hoạt động của Công ty. Chúng
tôi bắt đầu từ việc tái chế giấy phế làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm
giấy, bao bì tái chế, các nguyên liệu được thay thế tạo ra trong quá trình sản
xuất bao gồm xả thải trong quá trình sản xuất giấy và khí biogas của nước thải
đều được lò hơi của nhà máy thu hồi và sau đó đưa vào quá trình sản xuất. Đồng
thời xây dựng hệ thống nước thải và khí thải hoàn chỉnh và tiên tiến để đảm bảo
không gây ô nhiễm môi trường. Do đó, nhà máy của Công ty là một ngành đảm bảo
kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường". Để
tiếp tục là điểm đến của nhà đầu tư trong và ngoài nước, Bình Dương đang nỗ lực
triển khai các dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng, quy hoạch các khu, cụm
công nghiệp, thiết kế lại không gian phát triển, thu hút đầu tư chất lượng cao;
đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn phù hợp với
những mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh. Cụ thể, tỉnh đã quy hoạch khoảng
16.000 hecta đất công nghiệp mới để hình thành vành đai công nghiệp thế hệ mới
dọc theo đường Vành đai 4, Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đường
Hồ Chí Minh (đoạn qua tỉnh Bình Phước - Bình Dương - Tây Ninh - Long An), do
đó, sẽ có
gần 200 km cao tốc qua Bình Dương, kết nối sân bay, cảng biển… từ đó tạo ra động
lực và không gian phát triển mới cho địa phương. Quy hoạch các hành lang kinh tế,
công nghiệp, đô thị, dịch vụ, gắn kết với các hành lang giao thông kết nối liên
vùng như Vành đai 3, Vành đai 4 của TP.Hồ Chí Minh và các tuyến đường quốc lộ.
Các khu công nghiệp sẽ phát triển theo mô hình gắn kết với các vành đai giao
thông để thuận tiện cho vận tải và kết nối liên vùng, tạo động lực phát triển
kinh tế không chỉ cho Bình Dương mà còn cho toàn vùng Đông Nam bộ. Hệ thống khu
công nghiệp sẽ được bố trí dọc theo các vành đai và hành lang giao thông chính,
đặc biệt là khu vực dọc Vành đai 4 và các tuyến đường cao tốc kết nối với cảng
biển và sân bay quốc tế giúp tăng cường khả năng kết nối giao thông và
logistics.
Lãnh đạo Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghi thức khởi công đường Cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành Cùng
với việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, Bình Dương tiếp tục cải cách thủ tục
hành chính, đơn giản hóa và số hóa quy trình cấp phép đầu tư, đăng ký doanh
nghiệp… giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp trong thực hiện
các thủ tục hành chính. Phát
biểu tại Hội nghị gặp mặt các Hiệp hội ngành hàng, Hội Doanh nhân và các Hiệp
hội đầu tư nước ngoài đầu năm 2025 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho
biết, trong giai đoạn hiện nay, Bình Dương đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi
số để xây dựng Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, xây dựng hệ sinh thái mới
để thúc đẩy phát triển. Chính sách kêu gọi đầu tư của Bình Dương đã có sự
chuyển hướng sang thu hút đầu tư có chọn lọc các doanh nghiệp có công nghệ và
giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, ưu tiên kinh tế số, kinh tế
xanh nhằm tạo nên sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và tăng trưởng xanh, góp phần xây dựng
thành phố thông minh Bình Dương vươn tầm quốc tế. Bình Dương đang trở thành
điểm đến sản xuất của nhiều dự án chất lượng. Định hướng chiến lược phát triển
công nghiệp công nghệ thông tin, Bình Dương đang hình thành Khu công nghệ thông
tin tập trung và trung tâm dữ liệu, nhằm thu hút đầu tư vào các sản phẩm điện
tử, công nghiệp vi mạch bán dẫn, IoT, trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng; góp
phần hình thành một vùng động lực công nghệ cao kết nối với các tỉnh Đồng Nai
và Bà Rịa - Vũng Tàu. "Với
cam kết mạnh mẽ trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng dịch
vụ công và luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, Bình Dương sẽ tiếp tục
là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước" – Chủ tịch
UBND tỉnh Võ Văn Minh khẳng định.
Bình
Dương hiện có 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư. Trong đó, Đài Loan (Trung Quốc) dẫn đầu với
896 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 6,6 tỷ đô la Mỹ, chiếm 20% về số dự án và 16% về
số vốn. Nhật Bản đứng thứ hai với 357 dự án, tổng vốn đăng ký 5,99 tỷ đô la Mỹ,
chiếm 8% về số dự án và 14% về số vốn. Singapore xếp thứ ba với 320 dự án, tổng
vốn đầu tư đạt 5,92 tỷ đô la Mỹ, chiếm 7% về số dự án và 14% về số vốn.Lũy kế đến nay, Bình Dương đứng thứ hai cả nước
về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (sau TP.Hồ Chí Minh) với 4.399 dự án được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn
42,4 tỷ đô la Mỹ, chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư nước ngoài của cả nước.
| 3/13/2025 5:00 PM | Đã ban hành | Tin kinh tế | Bài viết | | Xem chi tiết | Bình Dương, đầu tư nước ngoài, thế hệ mới | 265-binh-duong-don-dau-lan-song-dau-tu-nuoc-ngoai-the-he-mo | True | 121000 | 4.00 | 121,000 | 0.00 | 0 | False | 1.115385 | 13 | | Bình Dương: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức | Bình Dương: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức | TTĐT - Chiều 18-11, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh tổ chức Phiên họp lần thứ 5 thông qua Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2021; phương hướng, nhiệm vụ năm 2022. Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Phiên họp. | Tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND, các Ủy viên UBND tỉnh và một số ban ngành, đoàn thể. Phiên họp được trực tuyến đến 09 điểm cầu huyện, thị xã, thành phố. Hoàn thành một số chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra Theo báo cáo của UBND tỉnh, năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nhất là đầu quý III dịch bệnh bùng phát với tốc độ lây lan nhanh đã tác động đến tất cả các ngành, lĩnh vực, đời sống của người dân. UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, quán triệt, triển khai các giải pháp phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh chưa có tiền lệ để thực hiện mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân; đồng thời tạo điều kiện duy trì và sớm phục hồi sản xuất kinh doanh. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn có những điểm sáng trên một số lĩnh vực. Trong bối cảnh vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế, tỉnh đã đạt và vượt 22/32 chỉ tiêu kế hoạch năm 2021. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước tăng 2,79% so với năm 2020. Tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông - lâm nghiệp - thủy sản và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm trong cơ cấu kinh tế tương ứng ước đạt 68,12% - 21,42% - 3,1% - 7,36%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 153,6 triệu đồng/năm. 
Toàn cảnh Phiên họp Sản xuất công nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt được mức tăng trưởng khá so với các tỉnh, thành lân cận. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 4,5% so với năm 2020. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 3,4%; kim ngạch xuất khẩu ước tăng 13,5%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 24 tỷ 690 triệu đô la Mỹ, tăng 14,7% so với năm 2020. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước giảm 4,3%; ước tổng thu ngân sách năm 2021 đạt 61.200 tỷ đồng, trong đó thu nội địa ước đạt 42.700 tỷ đồng, thu từ lĩnh vực xuất, nhập khẩu ước đạt 18.500 tỷ đồng; tổng chi cân đối ngân sách địa phương ước đạt 32.201 tỷ đồng. Bình Dương tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư bằng nhiều phương thức, cách làm phù hợp; thành lập Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho nhà đầu tư và doanh nghiệp. Đến ngày 15/11/2021, tỉnh đã thu hút 72.456 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước (tăng 8,3% so với năm 2020); lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 53.147 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tổng vốn đăng ký 515.000 tỷ đồng. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 2 tỷ 069 triệu đô la Mỹ (vượt 14,9% kế hoạch năm); lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 4.011 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 37 tỷ đô la Mỹ. Song song đó, an sinh, phúc lợi xã hội và các lĩnh vực xã hội khác được đảm bảo, đời sống người dân được ổn định. Giải quyết việc làm cho 17.697 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 80,5%. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều dưới 1%. Diện tích nhà ở bình quân đầu người ước đạt 30,3m2/người. Tổng kết năm học 2020 - 2021, chất lượng dạy và học ở các cấp tăng hơn so với năm học trước; tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia ước đạt 79,08%. Các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao,... có nhiều tiến bộ, chất lượng được nâng cao; công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng được chú trọng; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đặc biệt, trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, Bình Dương thực hiện phương châm lấy xã, phường, thị trấn là "pháo đài", người dân là "chiến sĩ", là trung tâm, là chủ thể phòng, chống dịch; kịp thời đưa dịch vụ y tế, an sinh xã hội đến gần dân và sát dân nhất. Triển khai các phương án, kế hoạch và kịch bản phòng, chống dịch với nhiều cấp độ; huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch, triển khai tiêm vắc xin toàn dân tiến tới miễn dịch cộng đồng, tiếp nhận ủng hộ với tổng số tiền trên 642 tỷ đồng; có 60 Đoàn với 3.406 y, bác sĩ, tình nguyện viên chi viện cho tỉnh phục vụ phòng chống dịch. Đến nay, dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, số ca mắc mới, số lượt thu dung điều trị giảm mạnh và số ca xuất viện tăng, các địa phương thực hiện công bố cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và bắt đầu tái khởi động các hoạt kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới từ 01/10/2021. Năm 2022 phấn đấu GRDP tăng 8-8,3% Đạt được nhiều kết quả khả quan, song kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương năm 2021 cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Tăng trưởng kinh tế và phát triển các ngành, lĩnh vực, nhất là khu vực công nghiệp, dịch vụ gặp rất nhiều rào cản, khó khăn, đạt mức tăng trưởng thấp hơn so với năm 2020, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Doanh nghiệp thiếu nguyên liệu, tăng chi phí, giảm đơn hàng nên phải thu hẹp quy mô hoặc tạm thời ngừng hoạt động. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc chờ giải thể tăng và ở mức khá cao. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giảm, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp so với kế hoạch; công tác lập các quy hoạch, bồi thường, giải phóng mặt bằng còn chậm tiến độ, chưa được khắc phục hiệu quả. Người lao động mất làm việc, di chuyển tự phát về quê gây mất cân đối cung cầu trong ngắn hạn khi các hoạt động kinh tế - xã hội bước vào giai đoạn phục hồi. Hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng cũng như năng lực điều trị bộc lộ hạn chế, nhân lực y tế phải chịu nhiều áp lực, thách thức trong điều trị các ca nhiễm; một bộ phận người dân còn chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch. Dự báo tình hình thế giới và khu vực, dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, những cơ hội và thuận lợi đan xen với những khó khăn, thách thức, UBND tỉnh xác định nhiệm vụ cụ thể để đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; điều hành thu – chi ngân sách nhà nước; cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, tham gia hiệu quả vào cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và phát triển đô thị… Phấn đấu năm 2022, GRDP tăng 8-8,3% so với năm 2021. 
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu kết luận Phiên họp Kết luận Phiên họp, ông Võ Văn Minh đánh giá cao những kết quả mà tỉnh đã đạt được trong năm 2021, tỉnh đã vượt qua khó khăn lớn nhất và đã kiểm soát được dịch bệnh, kinh tế sau đại dịch đang được phục hồi nhanh. Về định hướng thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành và địa phương chú trọng hơn nữa đến công tác phòng, chống dịch, không lơ là chủ quan. Nâng cao năng lực y tế cơ sở trong công tác quản lý và điều trị F0. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ đầu tư công và vốn đầu tư toàn xã hội. Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, các dự án đầu tư công, đặc biệt là các công trình giao thông trọng điểm; giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh rà soát các thủ tục hành chính về đầu tư công để tham mưu cắt giảm một số thủ tục; tìm các giải pháp để đón người lao động quay trở lại tỉnh làm việc. Về mở lại trường học, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thực hiện một cách an toàn, đảm bảo học sinh đi học trở lại khi đã được tiêm vắc xin. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh nghiên cứu phương án để mở lại hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, đặc biệt là các trường mầm non, các cơ sở trông, giữ trẻ để tạo điều kiện cho công nhân lao động gửi con. Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh đến việc đẩy mạnh cải cách hành chính ở các ngành, địa phương, tiếp tục nâng số thủ tục hành chính công mức độ 3 và 4. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chú trọng quy hoạch quỹ đất cho xây dựng các hạng mục, công trình công ích. Đẩy mạnh chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, thực hiện di dời các dự án công nghiệp về phía Bắc của tỉnh để đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại ở khu vực phía Nam. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ngành và địa phương chủ động tham mưu các phương án, giải pháp để triển khai thực hiện, góp phần hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra. Phiên họp cũng đã xem xét
thông qua các Tờ trình và dự thảo Nghị quyết về: Kế hoạch vốn đầu tư công năm
2022; Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi và và phân bổ ngân
sách địa phương năm 2022; Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa
phương năm 2022 và giai đoạn 2022 – 2025; Quy định phân cấp quản lý tài sản
công thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Dương; Phê duyệt biên chế công chức
trong các cơ quan của HĐND, UBND tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố, số lượng
người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và Hội có tính chất đặc thù
tỉnh Bình Dương năm 2022; Quy định chế độ hỗ trợ đối với lực lượng cơ động xử
lý sự cố giao thông và lực lượng 113 bán chuyên trách trên địa bàn tỉnh Bình
Dương; Quy định số lượng và chế độ hỗ trợ đối với Công an viên bán chuyên trách
trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí
đăng ký cư trú trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
| 11/18/2021 11:00 PM | Đã ban hành | Hoạt động của lãnh đạo tỉnh | Tin | | Xem chi tiết | Bình Dương, Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, trong bối cảnh khó khăn, thách thức | 320-binh-duong-kinh-te-tiep-tuc-tang-truong-trong-boi-canh-nhieu-kho-khan-thach-thu | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | | | | Bình Dương tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản | Bình Dương tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản | TTĐT - Ngày 08/9/2023 tại Trung
tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương sẽ diễn ra Chương trình “Gặp gỡ Nhật
Bản 2023” với nhiều hoạt động ý nghĩa. | Đây là sự kiện nhằm thiết thực kỷ niệm 50 năm Ngày
thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản; là dịp để tỉnh Bình
Dương và các địa phương, đối tác Nhật Bản cùng đánh giá kết quả hợp tác trong
thời gian qua, phương hướng hợp tác trong thời gian tới. Đồng thời đẩy mạnh các
hoạt động ngoại giao kinh tế, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
cũng như quảng bá rộng rãi hình ảnh tỉnh Bình Dương và góp phần tăng cường mối
quan hệ giữa tỉnh Bình Dương với các địa phương, đối tác Nhật Bản, qua đó đóng
góp vào việc thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và
Nhật Bản.
Chương trình bắn pháo hoa tầm thấp kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ diễn ra vào lúc 20h45 tại khu vực Thành phố mới Bình Dương
Các hoạt động chính kỷ niệm gồm: Chương trình “Gặp gỡ Nhật Bản
2023” sẽ gặp gỡ các
doanh nghiệp và đối tác Nhật Bản, trao giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp
Nhật Bản, ký kết hợp tác giữa tỉnh Bình Dương và các đối tác Nhật Bản, công bố
dự án SORA Gardens III; Chương trình "Phụ nữ Bình Dương với văn hóa Nhật
Bản"; Hội nghị kết nối cung – cầu hàng hóa và Hội chợ Công Thương vùng
Đông Nam bộ diễn ra từ ngày 05-10/9/2023. Ngoài ra còn có các sự kiện bên lề
như: Tiệc kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản; Lễ hội tại AEON MALL Thuận An Bình Dương với
chủ đề “Nâng tầm hợp tác, hướng tới tương lai” dự kiến từ ngày 08-10/9/2023; Chương trình trao đổi
thanh niên Việt Nam – Nhật Bản dự kiến từ ngày 04-14/9/2023. Đặc biệt,
vào lúc 20h45 sẽ diễn ra chương trình bắn pháo hoa tầm thấp chào mừng kỷ niệm. | 8/27/2023 5:00 PM | Đã ban hành | Thông tin đối ngoại | Tin | | Xem chi tiết | Bình Dương, thiết lập, quan hệ ngoại giao, Nhật Bản, Việt Nam | 976-binh-duong-to-chuc-nhieu-hoat-dong-y-nghia-ky-niem-50-nam-ngay-thiet-lap-quan-he-ngoai-giao-giua-viet-nam-va-nhat-ba | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 2.5 | 2 | | Năm học 2024-2025: Kỷ cương, trách nhiệm, đổi mới không ngừng, nâng cao chất lượng | Năm học 2024-2025: Kỷ cương, trách nhiệm, đổi mới không ngừng, nâng cao chất lượng | TTĐT - Sáng 19-8, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023 – 2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024 – 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. | Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành trên cả nước.
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Hà Nội
Đại biểu tham dự tại điểm cầu Hà Nội
Tham dự tại điểm cầu Bình Dương có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo UBND, Phòng Giáo dục của các huyện, thành phố.
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Bình Dương
Năm học 2023 - 2024, với chủ đề "Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo", ngành Giáo dục cả nước đã khắc phục khó khăn, cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra. Công tác phổ cập giáo dục Mầm non, giáo dục Tiểu học, giáo dục THCS và xoá mù chữ tiếp tục được các địa phương quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường, nhất là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em khuyết tật. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường đạt 72,6%, tăng 2,2% so với năm học trước. Tỷ lệ huy động học sinh đi học đúng độ tuổi cấp Tiểu học đạt 99,7%; tỷ lệ huy động học sinh hoàn thành Chương trình giáo dục Tiểu học và THCS đạt 98,17%. Cả nước có 63/63 tỉnh, thành phố duy trì và đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học, giáo dục THCS mức độ 1, đạt tỷ lệ 100%. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới đã được triển khai đồng bộ với đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục cho các lớp từ lớp 1 đến lớp 11 trên phạm vi cả nước. Việc thực hiện "Một chương trình, nhiều sách giáo khoa" đã phát huy được ưu điểm nổi bật giúp thay đổi từ gốc việc chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được khẳng định. Kết quả thi chọn học sinh giỏi Quốc gia, Cuộc thi khoa học, kỹ thuật học sinh trung học năm học 2023 - 2024 cấp Quốc gia, quốc tế và các Kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực tiếp tục đạt kết quả cao. Tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Tổng số thí sinh dự thi là 1.071.393, đạt tỷ lệ 98,96% so với tổng số thí sinh đăng ký dự thi. Riêng Bình Dương có 15.273 thí sinh thí sinh đăng ký dự thi. Công tác tuyển sinh năm 2024 cơ bản được duy trì ổn định. Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và trong hoạt động dạy và học. Với chủ đề năm học 2024 - 2025 "Kỷ cương, trách nhiệm, đổi mới không ngừng, nâng cao chất lượng", để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, ngành đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về giáo dục; đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng; nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên… Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương và ghi nhận những kết quả mà ngành Giáo dục đã đóng góp vào thành tựu phát triển chung của cả nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị
Với những khó khăn và hạn chế của ngành, cùng với những thách thức của quá trình toàn cầu, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Thủ tướng đề nghị ngành Giáo dục cần phải có giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao; đổi mới thường xuyên để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đặc biệt, cần chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho năm học mới 2024-2025; tổ chức lễ khai giảng vào ngày 5/9, tạo không khí vui tươi, phấn khởi; tập trung nâng cao chất lượng giáo viên đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đồng thời tiếp tục rà soát bổ sung kịp thời thể chế, cơ chế chính sách về giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phát huy vai trò, tập trung xây dựng Luật Nhà giáo và các chiến lược phát triển giáo dục... Các địa phương bảo đảm quỹ đất cho giáo dục phù hợp với thực tiễn, nhất là trong bối cảnh dịch chuyển dân số. | 8/19/2024 8:00 PM | Đã ban hành | Tin văn hóa - xã hội | Tin | | Xem chi tiết | | 924-nam-hoc-2024-2025-ky-cuong-trach-nhiem-doi-moi-khong-ngung-nang-cao-chat-luon | False | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 0 | 1 | | Tín dụng chính sách là “trụ cột” trong công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội | Tín dụng chính sách là “trụ cột” trong công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội | TTĐT - Sáng 08-8, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. | Tham dự có ông Hoàng Minh Tế - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Việt Nam; ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh; lãnh đạo NHCSXH tỉnh và các huyện, thành phố. Quy mô và chất lượng tín dụng CSXH nâng lên Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, công tác lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng CSXH đã được cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương chú trọng thực hiện; quy mô tổ chức của NHCSXH cấp tỉnh và cấp huyện từng bước được ổn định, hoạt động của tín dụng CSXH không ngừng được nâng lên. Cơ cấu tăng trưởng nguồn vốn có sự chuyển dịch từ nguồn vốn Trung ương sang nguồn vốn địa phương đã thể hiện sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai các chương trình tín dụng CSXH. Ông Võ Văn Đức - Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết, tổng nguồn vốn tín dụng đến 30/6/2024 đạt 4.733 tỷ đồng, tăng 3.679 tỷ đồng (tăng gần 3,5 lần) so với thời điểm 31/12/2014. Trong đó, tỉnh đã cân đối ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH trên địa bàn để cùng với nguồn vốn Trung ương thực hiện các chương trình tín dụng chính sách đạt 1.987 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 42% tổng nguồn vốn và tăng gần 30 lần so với thời điểm 31/12/2024. Doanh số cho vay 11.880 tỷ đồng, với 277.472 lượt hộ nghèo và các đối tượng CSXH khác vay vốn. 
Giải ngân vốn tín dụng CSXH tại huyện Bàu Bàng Cùng với việc tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng CSXH cũng không ngừng được củng cố, năm sau tốt hơn năm trước; nguồn vốn Trung ương chuyển về và ngân sách địa phương ủy thác để thực hiện các chương trình tín dụng CSXH được quản lý chặt chẽ và không bị thất thoát. Phương thức cho vay đặc thù của NHCSXH là ủy thác một số nội dung công việc qua các tổ chức chính trị-xã hội, người vay tham gia vào các Tổ tiết kiệm vay vốn tại khu phố, ấp, sinh hoạt Tổ định kỳ hàng quý. Bà Võ Thị Bạch Yến - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cho biết, nguồn vốn do Hội Liên hiệp Phụ nữ nhận ủy thác ngày càng mở rộng, với 09 đơn vị cấp huyện, 91 Hội cấp xã và 718 Tổ tiết kiệm vay vốn. 
Bà Võ Thị Bạch Yến - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh chia sẻ những kết quả đạt được trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40
Nếu như năm 2024, tổng dư nợ ủy thác cho vay qua Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh hơn 441 tỷ đồng với hơn 30.113 hộ vay vốn thì đến tháng 4/2024, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, tổng số dư nợ ủy thác được nâng lên hơn 1.952 tỷ đồng với 45.384 thành viên vay (tăng 4,42 lần so với năm 2014), chiếm 42% tổng dư nợ toàn tỉnh. "Trợ lực" cho công tác giảm nghèo Chỉ thị số 40-CT/TW đã đánh dấu sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng đối với tín dụng CSXH, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng đối với công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là đã tập trung được các nguồn lực để thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo và các đối tượng chính sách với phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau". Theo báo cáo, từ hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực giúp 27.497 hộ thoát nghèo; thu hút, tạo việc làm cho 227.166 lao động; 9.844 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để trang trải chi phí học tập; xây dựng, sửa chữa 158.324 công trình nước sạch, vệ sinh; xây dựng mới, mua 778 căn nhà ở xã hội; 237 lượt người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 124.103 người lao động... Ông Trịnh Đức Tài - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, Bình Dương đã triển khai nhiều chính sách nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Hoạt động cho vay vốn tín dụng CSXH được lồng ghép với việc chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, nhân rộng mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình, giúp nhau vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo của tỉnh giảm chỉ còn 5.995 hộ, chiếm tỷ lệ 1,37% và hộ cận nghèo còn 1.739 hộ, chiếm tỷ lệ 0,43%. 
Ông Trịnh Đức Tài - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chia sẻ những kết quả đạt được trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 Tín dụng CSXH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là công cụ hữu ích cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, cải thiện thu nhập cho nhân dân. Ông Đỗ Minh Hiếu - Phó Bí thư Đảng ủy xã An Lập, huyện Dầu Tiếng cho biết, trong 10 năm qua, Đảng ủy, UBND xã An Lập đã nỗ lực, quyết liệt trong triển khai các chương trình tín dụng chính sách. Qua đó đã góp phần giúp hơn 116 hộ nghèo và 492 hộ cận nghèo vay vốn; góp phần trang trải chi phí học tập cho 64 học sinh, sinh viên đi học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp; 749 hộ dân ổn định sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi cùng với các nguồn lực và chính sách khác đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 2,6% năm 2014 xuống còn 0,46% năm 2023, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 2,8% năm 2014 xuống còn 0,33% năm 2023. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 81 triệu đồng. Cơ sở hạ tầng từng bước được xây dựng, đời sống dân sinh được nâng cao, có 07 ấp trên địa bàn xã đã về đích nông thôn mới, toàn xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới. Vốn tín dụng CSXH với lãi suất thấp chính là "lực đẩy" để các hộ gia đình phát triển sản xuất, làm kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Bà Nguyễn Thị Hằng (ấp Đồng Sen, xã An Bình, huyện Phú Giáo) chia sẻ, thông qua Hội Cựu chiến binh giới thiệu, gia đình bà được vay vốn tín dụng CSXH với số tiền 100 triệu đồng từ chương trình Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Có vốn trong tay, bà và gia đình bắt đầu trồng dưa lưới. Đến nay, vườn dưa lưới đã cho thu hoạch được 3 vụ, mỗi vụ thu hoạch được từ 4 đến 4,5 tấn dưa lưới. Sau khi trừ đi các khoản chi phí gia đình bà còn được lãi trên 100 triệu đồng/năm.
Vốn tín dụng CSXH với lãi suất thấp chính là "lực đẩy" để các hộ gia đình phát triển sản xuất, làm kinh tế, vươn lên thoát nghèo
Trong thời gian dịch Covid-19, nhiều trường học ngoài công lập phải đóng cửa để thực hiện giãn cách xã hội, ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu để duy trì hoạt động, nguy cơ phải đóng cửa, giải thể. Bà Phan Thị Ngọc Bích - chủ Trường mầm non Quả Táo Xanh - một trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn khu phố 4, phường Chánh Phú Hòa, TP.Bến Cát cho biết, sau dịch Covid 19, bà được vay vốn tín dụng CSXH với số tiền 100 triệu gói vay ưu đãi để các trường mầm non, tiểu học ngoài công lập sửa chữa cơ sở vật chất; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch Covid-19; mua sắm thiết bị nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để phục hồi, duy trì hoạt động. Thời hạn vay 36 tháng với lãi suất 3,3% mà không phải thế chấp tài sản. "Nhờ có vốn vay của NHCSXH đã giúp tôi giải quyết vấn đề khó khăn đưa Trường trở lại hoạt động sau dịch Covid-19. Khuôn viên của Trường được sửa chữa, cải tạo khang trang, sạch đẹp, tạo môi trường thuận lợi cho các bé được chăm sóc; dạy dỗ, vui chơi, giúp các bé phát triển toàn diện" - bà Bích chia sẻ. Tiếp tục phát huy hiệu quả vốn tín dụng CSXH Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Hoàng Minh Tế - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam khẳng định, Chỉ thị số 40-CT/TW đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, ý Đảng hợp lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Với những kết quả đạt được, tín dụng CSXH được đánh giá là "điểm sáng", "trụ cột" trong hệ thống chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. 
Ông Hoàng Minh Tế - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam phát biểu tại hội nghị
Ông đánh giá cao kết quả đạt được của Bình Dương trong triển khai hoạt động tín dụng CSXH. Đồng thời đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bình Dương tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt cho NHCSXH tỉnh; bố trí đủ, kịp thời nguồn lực tài chính cho tín dụng CSXH theo hướng tích hợp trong quyết định đầu tư công, các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2030; thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 34-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới. Tiếp tục phát huy vai trò của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp. Để triển khai thực hiện tốt hơn nữa Chỉ thị số 40-CT/TW, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của tín dụng CSXH, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Tiếp tục ưu tiên cân đối ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cùng với nguồn vốn Trung ương thực hiện các chương trình tín dụng CSXH. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tiếp tục thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động tín dụng CSXH. Các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong quản lý, nâng cao hiệu quả tín dụng CSXH; xây dựng, lồng ghép mô hình, chương trình, dự án với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng CSXH. 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà phát biểu tại hội nghị
Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà kiến nghị Ban Bí thư tiếp tục chỉ đạo các cấp ủy Đảng cụ thể hóa tinh thần của Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể từng vùng, địa phương. Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành xem xét, nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới các chính sách, quy định liên quan đến đối tượng, định mức cho vay, thời gian vay, điều kiện kinh tế - xã hội từng vùng, miền... để phân bổ nguồn lực phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả của chương trình tín dụng CSXH. Dịp này, UBND tỉnh, NHCSXH Việt Nam đã khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW. 




Khen thưởng các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW
| 8/8/2024 8:00 PM | Đã ban hành | Tin văn hóa - xã hội | Bài thời sự, ký | | Xem chi tiết | Tín dụng chính sách xã hội, công tác giảm nghèo, Bình Dương, tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư | 491-tin-dung-chinh-sach-la-tru-cot-trong-cong-tac-giam-ngheo-dam-bao-an-sinh-xa-ho | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 5 | 1 | | Bộ Quốc phòng thăm, tặng quà các đoàn Quân đội Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia diễu binh, diễu hành | Bộ Quốc phòng thăm, tặng quà các đoàn Quân đội Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia diễu binh, diễu hành | TTĐT - Sáng 29-4, Bộ Quốc phòng tổ chức thăm, tặng quà các đoàn Quân đội 3 nước Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). | Tham dự có Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cùng lãnh đạo Bộ; ông Nguyễn Lộc Hà – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh. 
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Nguyễn Lộc Hà – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao quà cho các đoàn Quân đội 3 nước
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng và tỉnh Bình Dương đã gặp gỡ, thăm hỏi, động viên và tặng quà cho các đoàn Quân đội 3 nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Lãnh đạo Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là sự kiện đặc biệt quan trọng, không chỉ với nhân dân Việt Nam mà còn mang ý nghĩa đối với bạn bè quốc tế đã đồng hành, ủng hộ Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc. Sự tham gia của lực lượng Quân đội 3 nước Trung Quốc, Lào, Campuchia góp phần quan trọng vào thành công chung của Lễ kỷ niệm, qua đó thể hiện tình hữu nghị truyền thống, đoàn kết, gắn bó đặc biệt giữa Việt Nam với các nước láng giềng có biên giới liền kề. 
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ đoàn Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc 
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cùng lãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ đoàn Quân đội nhân dân Lào 
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cùng lãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ đoàn Quân đội Hoàng gia Campuchia Cảm ơn tình cảm từ phía Việt Nam, đại diện các đoàn đã bày tỏ vinh dự và vui mừng được Bộ Quốc phòng Việt Nam mời cử lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm trọng đại này. Các đoàn cũng đánh giá cao Ban tổ chức đã có sự chuẩn bị chu đáo, đón tiếp trọng thị, bảo đảm đầy đủ phương tiện đi lại, nơi ăn ở, địa điểm luyện tập; đặc biệt ấn tượng với lòng hiếu khách của nhân dân Việt Nam; khẳng định sẽ nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Các đại biểu chụp hình lưu niệm cùng các đoàn Quân đội 3 nước
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bộ Quốc phòng đã mời Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, Quân đội nhân dân Lào và Quân đội Hoàng gia Campuchia cử khối quân nhân tham gia diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm. Các đoàn Quân đội 3 nước được bố trí nơi ăn ở tại tỉnh Bình Dương, đồng thời tổ chức luyện tập và tham gia sơ duyệt, tổng duyệt với các khối của Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam và các khối quần chúng tại đường Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. | 4/29/2025 11:00 AM | Đã ban hành | Tin nội chính | Tin | | Xem chi tiết | diễu binh, diễu hành, 50 năm, A50, Bộ Quốc phòng, quân đội Trung Quốc, quân đội Lào, quân đội Campuchia | 158-bo-quoc-phong-tham-tang-qua-cac-doan-quan-doi-trung-quoc-lao-campuchia-tham-gia-dieu-binh-dieu-han | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 5 | 1 | | Năm học 2022-2023: Ngành Giáo dục và Đào tạo Bình Dương đạt nhiều kết quả nổi bật | Năm học 2022-2023: Ngành Giáo dục và Đào tạo Bình Dương đạt nhiều kết quả nổi bật | TTĐT - Sáng 16-8, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2023 – 2024. | Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở ngành.

Lãnh đạo tỉnh tham dự Hội nghị tổng kết năm học 2022 - 2023 Năm học 2022 – 2023, ngành GD&ĐT tỉnh tập trung phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non (GDMN), phổ thông; đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả của giáo dục thường xuyên; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bảo đảm an toàn trường học, công tác giáo dục thể chất cho học sinh. Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến trường đạt 91,77%. Trong đó, tỷ lệ huy động trẻ trong các cơ sở GDMN ngoài công lập đạt 70,40% (vượt 10,40% so với kế hoạch). 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1. 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học. Học sinh được khen thưởng đạt tỷ lệ 37,11%. Bên cạnh đó, ngành chú trọng nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GD&ĐT, gắn với đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy và học. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quản lý Nhà nước về Giáo dục; việc thực hiện các quy định của Nhà nước, của ngành trong quá trình hoạt động tại cơ sở. Với những nỗ lực phấn đấu của toàn ngành, năm học vừa qua, ngành GD&ĐT Bình Dương xếp vị trí thứ 2 cả nước về điểm bình quân Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; dẫn đầu cả nước về tỷ lệ học sinh nhập học các trường đại học năm 2022. Bình Dương đạt được 31 giải trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia, gồm: 01 giải Nhất, 03 giải Nhì, 08 giải Ba, 19 giải Khuyến khích.  Ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà đánh giá cao những nỗ lực, sáng kiến của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh ngành GD&ĐT tỉnh. Để phát huy những thành tích của năm học qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, toàn ngành tiếp tục quan tâm, ưu tiên phát triển toàn diện lĩnh vực GD&ĐT, hướng tới xây dựng xã hội học tập để đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và đội ngũ giáo viên; nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng, thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên; triển khai và nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả như: Hội đồng Chuyên môn - Nghiệp vụ cốt cán các cấp học; trường học thông minh, hạnh phúc;… Đặc biệt, tăng cường chuyển đổi số trong ngành để đưa chất lượng giáo dục của tỉnh phát triển bứt phá trong thời gian tới.
 Lãnh đạo tỉnh tặng lẵng hoa chúc mừng và trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể Sở GD&ĐT tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và công tác khuyến học, khuyến tài năm học 2022 -2023 Tại hội nghị, 12 học sinh đạt giải cao trong Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia đã nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; 17 tập thể, 80 cá nhân nhận Bằng khen của UBND tỉnh tặng vì những thành tích xuất sắc trong năm học 2022-2023.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT trao bằng khen của UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực thể dục - thể thao Dịp này, Quỹ khuyến học khuyến tài tỉnh đã tuyên dương 16 tập thể, 24 cá nhân có nhiều nỗ lực trong công tác xây dựng xã hội học tập.
Lãnh đạo tỉnh trao Bằng khen của UBND tỉnh và biểu trưng tuyên dương của Hội Khuyến học tỉnh cho thủ khoa các kỳ thi của tỉnh
| 8/16/2023 8:00 PM | Đã ban hành | Tin văn hóa - xã hội | Tin | | Xem chi tiết | | 0-nam-hoc-2022-2023-nganh-giao-duc-va-dao-tao-binh-duong-dat-nhieu-ket-qua-noi-ba | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | | | | Công bố quyết định về tổ chức bộ máy và nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XVI | Công bố quyết định về tổ chức bộ máy và nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XVI | TTĐT - Chiều
15-3, tại TP.Thủ Dầu Một đã diễn ra Hội nghị công bố các quyết định về tổ chức bộ máy và
công tác nhân sự của Chi cục Hải quan khu vực XVI (tên gọi mới sau khi sáp nhập
Cục Hải quan Bình Dương, Cục Hải quan Bình Phước và Cục Hải quan Tây Ninh). | Tham
dự hội nghị có ông Phạm Hùng Thái - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tây Ninh;
ông Trần Văn Mi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước; ông Nguyễn Văn Thọ - Cục
trưởng Cục Hải quan. Tại
hội nghị, đại diện Cục Hải quan đã công bố Quyết định số 966/QĐ-BTC ngày 05/3/2025
của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của
Chi cục Hải quan khu vực thuộc Cục Hải quan và công bố quyết định của Cục Hải
quan về bộ máy tổ chức của Chi cục Hải quan khu vực XVI gồm: Văn phòng, phòng,
đội và Hải quan cửa khẩu/ngoài cửa khẩu.
Cục trưởng Cục Hải
quan Nguyễn Văn Thọ trao quyết định điều động, bổ nhiệm có thời hạn 05 Phó Chi cục trưởng Chi cục
Hải quan khu vực XVI Sau
sắp xếp, Cục Hải quan có 20 Chi cục trực thuộc trong cả nước. Trong đó, Chi cục
Hải quan khu vực XVI có trụ sở tại Bình Dương, địa bàn quản lý 03 tỉnh: Bình
Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Chi cục Hải quan khu vực XVI có 08 Văn phòng,
phòng, đội và 16 Hải quan cửa khẩu/ngoài cửa khẩu. Ông Nguyễn Trần Hiệu - Cục
trưởng Cục Hải quan Bình Dương giữ chức Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực
XVI. Hội
nghị cũng công bố quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan về việc điều động, bổ
nhiệm có thời hạn đối với 05 Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực XVI từ ngày 15/3/2025 gồm:
ông Nguyễn Thanh Bình (Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương), ông Tống Quốc
Thịnh (Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương), ông Võ Thành Ngoạn (Phó Cục trưởng
Cục Hải quan Tây Ninh), ông Phan Văn Dũng (Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bình Phước)
và ông Nguyễn Văn Ngàn (Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bình Phước).
Cục trưởng Cục Hải
quan Nguyễn Văn Thọ trao quyết định điều động, bổ nhiệm có thời hạn 05 Phó Chi cục trưởng Chi cục
Hải quan khu vực XVI Đồng
thời công bố các quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan về việc điều động và bổ
nhiệm Trưởng phòng, Đội trưởng và tương đương thuộc Chi cục Hải quan khu vực
XVI đối với 23 công chức kể từ ngày 15/3/2025.
Cục trưởng Cục Hải
quan Nguyễn Văn Thọ tặng lẵng hoa chúc mừng ra mắt Chi cục Hải quan khu vực XVI Phát
biểu tại hội nghị, Cục trưởng Cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ chúc mừng các đồng
chí được điều động, bổ nhiệm. Ông nhấn mạnh, Chi cục Hải quan khu vực XVI hoạt
động theo mô hình mới với quy mô, địa bàn rất lớn gồm khu công nghiệp và nhiều
cửa khẩu quốc tế đường bộ với tuyến biên giới dài, do đó, đề nghị Chi cục nhanh
chóng ổn định bộ máy và hoạt
động thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp. Rà soát lại các thủ tục hành chính,
đặc biệt thủ tục liên quan đến kiểm tra chuyên ngành để có những kiến nghị sửa
đổi, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động thương mại, thu hút đầu tư
vào khu vực. Đồng thời, sắp xếp bộ máy, nhân sự phù hợp để thực hiện tốt nhiệm
vụ, tránh xáo trộn; duy trì kỷ luật, kỷ cương trong ngành, tăng
cường sự đoàn kết, chia sẻ những khó khăn chung để hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao. Tập trung triển khai công tác thu ngân sách, đấu tranh chống
buôn lậu, gian lận thương mại; phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao
trong năm 2025.
Cục trưởng Cục Hải
quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị Tiếp
thu ý kiến chỉ đạo của Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực
XVI Nguyễn Trần Hiệu cho biết, ngay trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình
mới (tính đến 12 giờ ngày 15/3), đã có hơn 2.000 tờ khai được thực hiện thông
quan thông thoáng, thuận lợi. Trong thời gian tới, Chi cục Hải quan khu vực XVI
sẽ tập trung xây dựng các kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm về thu ngân sách, chống
gian lận thương mại, cải cách, hiện đại hóa Hải quan… để
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. | 3/15/2025 5:00 PM | Đã ban hành | Tin nội chính | Tin | | Xem chi tiết | tổ chức bộ máy, nhân sự, Chi cục Hải quan, khu vực XVI | 333-cong-bo-quyet-dinh-ve-to-chuc-bo-may-va-nhan-su-chi-cuc-hai-quan-khu-vuc-xv | True | 121000 | 4.00 | 121,000 | 0.00 | 0 | False | 2 | 3 | | Điểm chuẩn xét tuyển sớm Trường Đại học Thủ Dầu Một năm 2024 | Điểm chuẩn xét tuyển sớm Trường Đại học Thủ Dầu Một năm 2024 | TTĐT - Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm chuẩn trúng tuyển của 36 ngành theo các phương thức xét tuyển sớm, gồm: Xét học bạ, xét tuyển học sinh giỏi một trong ba năm học phổ thông, xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh năm 2024. | Đối với phương thức xét học bạ, điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất là ngành Truyền thông đa phương tiện với 26.6 điểm. Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là Âm nhạc với 18 điểm. Các ngành còn lại có điểm chuẩn dao động từ 19 điểm đến 26.5 điểm. Điểm chuẩn trúng tuyển công bố là điểm không nhân hệ số và chưa tính điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng. Nếu có điểm ưu tiên khu vực hoặc đối tượng, thí sinh sẽ cộng điểm ưu tiên vào tổng điểm xét tuyển. Nếu điểm sau cộng bằng hoặc cao hơn điểm chuẩn thì thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển. Nhà trường sẽ thông báo kết quả trúng tuyển qua tin nhắn SMS mà thí sinh đã đăng ký hoặc thí sinh có thể chủ động tra cứu kết quả trên website trường. Trước ngày 10/7/2024, Trường sẽ đưa danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) để thí sinh tra cứu và chủ động lựa chọn thứ tự nguyện vọng đăng ký. Chi tiết điểm trúng tuyển theo các phương thức xét tuyển sớm như sau:
STT | Ngành | Mã ngành | Tổng chỉ tiêu | Điểm chuẩn trúng tuyển của các phương thức tuyển sinh | | | | | Xét học bạ (chung cho tất cả các tổ hợp) | Xét tuyển thí sinh đạt học sinh giỏi 1 trong 3 năm | Xét kết quả thi Đánh giá năng lực | 1 | Du lịch | 7810101 | 80 | 22 | 8.2 | 650 | 2 | Thiết kế đồ họa | 7210403 | 120 | 24.3 | 8.4 | 650 | 3 | Truyền thông đa phương tiện | 7320104 | 120 | 26.6 | 8.7 | 750 | 4 | Âm nhạc | 7210405 | 25 | 18 | 8.0 | 550 | 5 | Luật | 7380101 | 290 | 25 | 8.2 | 700 | 6 | Quản lý Nhà nước | 7310205 | 190 | 22 | 8.0 | 560 | 7 | Quan hệ quốc tế | 7310206 | 80 | 22 | 8.0 | 600 | 8 | Quản lý Tài nguyên và Môi trường | 7850101 | 70 | 20 | 8.0 | 600 | 9 | Quản lý đất đai | 7850103 | 70 | 20 | 8.0 | 600 | 10 | Kỹ thuật Môi trường | 7520320 | 30 | 19 | 8.0 | 570 | 11 | Kỹ thuật Xây dựng | 7580201 | 80 | 19 | 8.0 | 570 | 12 | Kiến trúc | 7580101 | 70 | 20 | 8.0 | 570 | 13 | Quản trị Kinh doanh | 7340101 | 230 | 24.5 | 8.5 | 700 | 14 | Marketing | 7340115 | 70 | 26.5 | 8.9 | 800 | 15 | Kế toán | 7340301 | 174 | 25 | 8.3 | 700 | 16 | Kiểm toán | 7340302 | 50 | 24 | 8.3 | 750 | 17 | Thương mại điện tử | 7340122 | 60 | 25 | 8.5 | 770 | 18 | Tài chính - Ngân hàng | 7340201 | 230 | 24.5 | 8.5 | 750 | 19 | Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng | 7510605 | 200 | 25.6 | 8.7 | 800 | 20 | Quản lý công nghiệp | 7510601 | 90 | 22 | 8.0 | 570 | 21 | Ngôn ngữ Anh | 7220201 | 290 | 25 | 8.5 | 750 | 22 | Ngôn ngữ Trung Quốc | 7220204 | 129 | 25 | 8.8 | 700 | 23 | Ngôn ngữ Hàn Quốc | 7220210 | 58 | 25 | 8.5 | 700 | 24 | Công tác Xã hội | 7760101 | 50 | 21 | 8.0 | 560 | 25 | Tâm lý học | 7310401 | 70 | 22 | 8.0 | 670 | 26 | Toán học | 7460101 | 60 | 22 | 8.0 | 700 | 27 | Giáo dục học | 7140101 | 120 | 23 | 8.5 | 600 | 28 | Công nghệ Thông tin | 7480201 | 274 | 24 | 8.1 | 750 | 29 | Kỹ thuật Phần mềm | 7480103 | 70 | 21 | 8.0 | 700 | 30 | Kỹ thuật Điện | 7520201 | 100 | 21 | 8.0 | 600 | 31 | Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa | 7520216 | 90 | 20 | 8.0 | 620 | 32 | Kỹ thuật Cơ điện tử | 7520114 | 50 | 20 | 8.0 | 650 | 33 | Công nghệ kỹ thuật ô tô | 7510205 | 190 | 23.5 | 8.0 | 630 | 34 | Hóa học | 7440112 | 50 | 19 | 8.0 | 570 | 35 | Công nghệ thực phẩm | 7540101 | 100 | 19 | 8.0 | 570 | 36 | Công nghệ Sinh học | 7420201 | 50 | 19 | 8.0 | 570 |
Mọi thông tin liên hệ: Trung tâm Tuyển sinh - Trường Đại học Thủ Dầu Một. Địa chỉ: Số 06, đường Trần Văn Ơn, phường Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương Website: http://tuyensinh.tdmu.edu.vn; Email: tuyensinh@tdmu.edu.vn Điện thoại: 0274.3835.677 - 0274.3844.340 - 0274.3844.341 Fanpage: www.facebook.com/dhtdm2009 - Hotline: 19009171. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh đã được trường
thông báo trúng tuyển sớm phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ
thống của Bộ GD&ĐT để được xét tuyển và công nhận trúng tuyển. Cụ thể, từ
ngày 18/7/2024 đến 17 giờ ngày
30/7/2024, thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp trên hệ thống (Đăng nhập tại:
https://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn) để thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện
vọng xét tuyển không giới hạn số lần. Đối với thí sinh tự do (thí sinh đã tốt
nghiệp THPT từ 2023 trở về trước), nếu chưa có tài khoản thì cần phải đăng ký để
được cấp tài khoản sử dụng cho việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển và nhập học,
thời gian đăng ký cấp tài khoản từ ngày 01/7/2024 đến ngày 20/7/2024 theo hướng
dẫn của Sở GD&ĐT nơi thí sinh đang ở. Theo lộ trình tuyển sinh năm nay, trước ngày 19/8/2024,
trường Đại học Thủ Dầu Một sẽ thông báo trúng tuyển chính thức bằng tin nhắn
SMS tới số điện thoại của thí sinh. Thí sinh sẽ nhận giấy báo trúng tuyển trực
tiếp tại trường khi đến làm thủ tục nhập học từ ngày 23/8/2024 đến trước 17 giờ
ngày 27/8/2024.
| 7/5/2024 10:00 AM | Đã ban hành | Tin văn hóa - xã hội | Tin | | Xem chi tiết | Điểm chuẩn, xét tuyển sớm, năm 2024, Trường Đại học Thủ Dầu Một | 979-diem-chuan-xet-tuyen-som-truong-dai-hoc-thu-dau-mot-nam-202 | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 2.109377 | 64 | | Bình Dương dự kiến có 36 đơn vị hành chính cấp xã | Bình Dương dự kiến có 36 đơn vị hành chính cấp xã | TTĐT - Chiều 14-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị quán triệt, thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ XI Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Kế hoạch lấy ý kiến về Đề án kết thúc hoạt động cấp huyện, sáp nhập cấp xã. | Ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban ngành, huyện, thành phố. Hội nghị được kết nối đến 110 điểm cầu với 12.000 đại biểu tham dự. 
Toàn cảnh hội nghị tại Tỉnh ủy Bình Dương 
Hội nghị được kết nối đến 110 điểm cầu với 12.000 đại biểu tham dự
Tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã triển khai quán triệt, thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ XI Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố). Kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 01/7/2025 sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành. Đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng ủy Chính phủ. Trong đó hợp nhất tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.Hồ Chí Minh, lấy tên là TP.Hồ Chí Minh, Trung tâm hành chính đặt tại TP.Hồ Chí Minh. Đồng ý sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay. 
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi quán triệt kết quả Hội nghị lần thứ XI Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII Trung ương đồng ý chủ trương lập tổ chức Đảng ở địa phương tương ứng với hệ thống hành chính cấp tỉnh, cấp xã; kết thúc hoạt động của các Đảng bộ cấp huyện. Việc lập tổ chức Đảng ở địa phương thực hiện theo đúng Điều lệ Đảng, quy định của Trung ương. Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp, tinh gọn, hợp nhất cơ quan MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp xã nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng ủy MTTQ Việt Nam, các đoàn thể Trung ương; chủ trương kết thúc hoạt động của công đoàn viên chức, công đoàn lực lượng vũ trang, giảm mức đóng góp công đoàn phí của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Ban Chấp hành Trung ương thống nhất chủ trương sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước liên quan đến các quy định về chính quyền địa phương phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; các quy định về MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội. Với định hướng tại Hội nghị lần thứ XI Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Bình Dương đã khẩn trương, nghiêm túc, tích cực xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính. Tại hội nghị, bà Nguyễn Minh Thủy - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã quán triệt nội dung cốt lõi của Đề án kết thúc hoạt động cấp huyện, sắp xếp, sáp nhập các xã gắn với mô hình tổ chức Đảng ở địa phương và sắp xếp cơ quan thanh tra, sắp xếp cơ quan MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các Hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp xã. 
Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Minh Thủy quán triệt nội dung cốt lõi của Đề án kết thúc hoạt động cấp huyện và sắp xếp, sáp nhập các xã Theo đó, tổng số đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh hiện nay là 91 đơn vị hành chính. Trên cơ sở tỷ lệ giảm theo định hướng của Trung ương, tiêu chí về diện tích và dân số, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cân nhắc đảm bảo tính tổng thể, cho sự phát triển của các địa phương tiếp tục ổn định, cơ bản tán thành sau sắp xếp dự kiến còn lại 36 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 24 phường, 12 xã), đạt tỷ lệ 39,6% (giảm 55 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 60,4%). Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất xác định 10 đơn vị hành chính cấp xã là địa bàn trọng điểm của tỉnh và các địa phương cấp huyện hiện nay để tạo không gian dư địa phát triển, nâng tầm đô thị trong tương lai. Cũng tại hội nghị, ông Bùi Thanh Nhân - Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã thông qua Kế hoạch tổ chức Hội nghị thảo luận, lấy ý kiến góp ý đối với Phương án kết thúc hoạt động cấp huyện, sắp xếp tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, dự kiến tổ chức lấy ý kiến bằng các hình thức: Tổ chức hội nghị lấy ý kiến, qua phiếu khảo sát... Hoàn thành việc lấy ý kiến trước ngày 23/4/2025. 
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bùi Thanh Nhân thông qua Kế hoạch tổ chức Hội nghị thảo luận, lấy ý kiến góp ý đối với Phương án kết thúc hoạt động cấp huyện, sắp xếp tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã
Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh, việc xây dựng phương án 36 xã, phường trên cơ sở gắn với quy hoạch các tuyến giao thông và hạ tầng của tỉnh. Bí thư yêu cầu tiếp tục hoàn chỉnh đề án về mục đích, yêu cầu, căn cứ pháp lý, tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cử tri và nhân dân. Đồng thời ban hành văn bản hướng dẫn về việc sắp xếp, bố trí cán bộ công chức cấp xã. Tổ chức lấy ý kiến về địa giới hành chính, tên gọi… Sau khi lấy ý kiến, HĐND tỉnh phải họp trước ngày 25/4/2025 để hoàn chỉnh Đề án trình Trung ương. Dự kiến tên gọi,
trụ sở các xã, phường sau sáp nhập, hợp nhất: (1) Hợp nhất phường
Bình An, phường Bình Thắng và phường Đông Hòa, lấy tên là phường Đông Hòa, trụ
sở đặt tại phường Đông Hòa. (2) Hợp nhất phường
Dĩ An, phường An Bình và các khu phố: Chiêu Liêu, Chiêu Liêu A, Đông Chiêu, Đông
Chiêu A, Tân Long của phường Tân Đông Hiệp lấy tên là phường Dĩ An trụ sở đặt tại
UBND thành phố Dĩ An (đây là phường trọng điểm của địa bàn Dĩ An). (3) Hợp nhất phường
Tân Bình, các khu phố: Đông Thành, Đông An, Tân An, Đông Tác của Phường Tân
Đông Hiệp và các khu phố: Ba Đình, Tân Ba, Mỹ Hiệp, Tân Mỹ của phường Thái Hòa,
thành phố Tân Uyên lấy tên là phường Tân Đông Hiệp, trụ sở đặt tại phường Tân
Bình. (4) Hợp nhất xã
An Sơn, phường Hưng Định và phường An Thạnh, lấy tên là phường Thuận An, trụ sở
đặt tại phường Hưng Định. (5) Hợp nhất phường
Thuận Giao và các khu phố: Bình Quới A, Bình Quới B, Bình Phú thuộc phường Bình
Chuẩn, lấy tên là phường Thuận Giao, trụ sở đặt tại phường Bình Chuẩn. (6) Hợp nhất phường
Bình Hòa và các khu phố: Trung, Đông, Phú Hội của phường Vĩnh
Phú, lấy tên là phường Bình Hòa, trụ sở đặt tại phường Bình Hòa. (7) Hợp nhất phường
Lái Thiêu, phường Bình Nhâm và các khu phố: Hòa Long, Tây của phường Vĩnh Phú, lấy tên là phường
Lái Thiêu, trụ sở đặt tại UBND thành phố Thuận An (đây là phường trọng điểm của
địa bàn Thuận An). (8) Hợp nhất phường
An Phú và các khu phố: Bình Phước A, Bình Phước B phường thuộc phường Bình Chuẩn,
lấy tên là phường An Phú, trụ sở đặt tại phường An Phú. (9) Hợp nhất phường
Hòa Phú, phường Phú Mỹ, phường Phú Tân và phường Phú Chánh, thành phố Tân Uyên,
lấy tên là phường Bình Dương, trụ sở đặt tại phường Hòa Phú (đây là phường trọng
điểm của Bình Dương). (10) Hợp nhất phường
Định Hòa, phường Chánh Mỹ (trừ các khu phố: Chánh lộc 1, Chánh lộc 2, Chánh Lộc
7), phường Hiệp Thành (các khu phố: 5, 6) và phường Tương Bình Hiệp, lấy tên là
phường Chánh Hiệp, trụ sở đặt tại phường Tương Bình Hiệp. (11) Hợp nhất phường
Phú Cường, phường Phú Thọ, phường Chánh Nghĩa, các khu phố: 1, 2, 3, 4 của phường
Hiệp Thành và các khu phố: Chánh Lộc 1, Chánh Lộc 2, Chánh Lộc 7 của phường
Chánh Mỹ lấy tên là phường Thủ Dầu Một, trụ sở đặt tại UBND thành phố Thủ Dầu Một
(đây là phường trọng điểm của Bình Dương). (12) Hợp nhất phường
Phú Lợi, phường Phú Hòa và các khu phố: 7, 8 của phường Hiệp Thành, lấy tên là
phường Phú Lợi, trụ sở đặt tại phường Phú Hòa. (13) Hợp nhất phường
Vĩnh Tân và thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên, lấy tên là phường Vĩnh Tân,
trụ sở đặt tại phường Vĩnh Tân. (14) Hợp nhất phường
Hội Nghĩa và xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, lấy tên là phường Bình Mỹ, trụ sở
đặt tại phường Bình Mỹ. (15) Hợp nhất xã
Bạch Đằng, phường Uyên Hưng, xã Tân Lập, các ấp: 2, 3, Xóm Đèn, Vườn Vũ, Bưng
Lương của xã Tân Mỹ và các ấp của xã Đất Cuốc, lấy tên là phường Tân Uyên, trụ
sở đặt tại UBND thành phố Tân Uyên (đây là phường trọng điểm của Tân Uyên). (16) Hợp nhất phường
Khánh Bình và phường Tân Hiệp, lấy tên là phường Tân Hiệp, trụ sở đặt tại phường
Tân Hiệp. (17) Hợp nhất phường
Thạnh Phước, xã Thạnh Hội, các khu phố: Phước Thái, Phước Hải, An Thành, Vĩnh
Phước của phường Thái Hòa, phường Tân Phước Khánh và phường Tân Vĩnh Hiệp, lấy
tên là phường Tân Khánh, trụ sở đặt tại phường Thái Hòa. (18) Hợp nhất phường
Tân An, phường Hiệp An và xã Phú An, lấy tên là phường Phú An, trụ sở đặt tại
phường Hiệp An. (19) Hợp nhất phường
An Tây, xã Thanh Tuyền (trừ ấp Đường Long) và ấp Kiến An, ấp Hố Cạn, xã An Lập,
huyện Dầu Tiếng, lấy tên là phường Tây Nam, trụ sở đặt tại phường An Tây. (20) Hợp nhất phường
An Điền, khu phố 1 phường Mỹ Phước và xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, lấy tên
là phường Long Nguyên, trụ sở đặt tại phường An Điền. (21) Hợp nhất phường
Mỹ Phước (trừ khu phố 1), xã Lai Hưng và xã Tân Hưng huyện Bàu Bàng lấy tên là
phường Bến Cát, trụ sở đặt tại UBND thành phố Bến Cát (đây là phường trọng điểm
của Bến Cát). (22) Hợp nhất phường
Chánh Phú Hòa và xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, lấy tên là phường Chánh Phú Hòa,
trụ sở đặt tại phường Chánh Phú Hòa. (23) Phường Thới
Hòa giữ nguyên hiện trạng hiện nay. (24) Hợp nhất phường
Hòa Lợi và phường Tân Định, lấy tên là phường Tân Định, trụ sở đặt tại phường
Hòa Lợi. (25) Hợp nhất xã
Đất Cuốc, xã Tân Định và thị trấn Tân Thành, lấy tên là xã Bắc Tân Uyên, trụ sở
đặt tại UBND huyện Bắc Tân Uyên (đây là xã trọng điểm của Bắc Tân Uyên) (26) Hợp nhất xã
Tân Mỹ (các ấp: 1, Giáp Lạc), xã Thường Tân, xã Lạc An và xã Hiếu Liêm, lấy tên
là xã Thường Tân, trụ sở đặt tại xã Thường Tân. (27) Hợp nhất xã
An Linh, xã An Long và xã Tân Long lấy tên là xã Phú Giáo, trụ sở đặt tại xã An
Long. (28) Hợp nhất xã
An Thái, xã Phước Sang và xã Tân Hiệp lấy tên là xã Phước Thành, trụ sở đặt tại
xã Phước Sang. (29) Hợp nhất xã
Vĩnh Hòa, xã phước Hòa và các ấp: Cây Khô, Đuôi Chuột của xã Tam Lập lấy tên là
xã Phước Hòa, trụ sở đặt tại xã Vĩnh Hòa. (30) Hợp nhất xã
An Bình, thị trấn Phước Vĩnh và các ấp: Gia Biện, Đồng Tâm của xã Tam Lập, lấy
tên là xã Phước Vĩnh, trụ sở đặt tại UBND huyện Phú Giáo (đây là xã trọng điểm
của Phú Giáo). (31) Hợp nhất xã
Trừ Văn Thố, xã Cây Trường II và khu phố Bàu Lòng của thị trấn Lai Uyên, lấy
tên là xã Trừ Văn Thố, trụ sở đặt tại xã Trừ Văn Thố. (32) Thị trấn
Lai Uyên (trừ Khu phố Bàu Lòng), lấy tên là xã Bàu Bàng, trụ sở đặt tại UBND huyện
Bàu Bàng (đây là xã trọng điểm của Bàu Bàng). (33) Hợp nhất xã
Minh Tân (trừ ấp Tân Định), xã Minh Hòa và xã Minh Thạnh (trừ các ấp: Căm Xe, Cần
Đôn) lấy tên là xã Minh Thạnh, trụ sở đặt tại xã Minh Hòa. (34) Hợp nhất xã
Long Tân, xã Long Hòa, ấp Tân Định của xã Minh Tân và các ấp: Căm Xe, Cần Đôn của
xã Minh Thạnh, lấy tên là xã Long Hòa, trụ sở đặt tại xã Long Hòa. (35) Hợp nhất xã
Định An, xã Định Thành, thị trấn Dầu Tiếng và các ấp: Định Lộc, Hiệp Thọ, Hiệp
Lộc, Hiệp Phước của xã Định Hiệp lấy tên là xã Dầu Tiếng, trụ sở đặt tại UBND huyện
Dầu Tiếng (đây là xã trọng điểm của Dầu Tiếng) (36) Hợp nhất xã
Thanh An, các ấp: Định Phước, Đồng Trai, Định Thọ, Dáng Hương của xã Định Hiệp,
ấp Đường Long của xã Thanh Tuyền và xã An lập (trừ ấp Hố Cạn, ấp Kiến An) lấy
tên là xã Thanh An, trụ sở đặt tại xã Thanh An. | 4/14/2025 4:00 PM | Đã ban hành | Tin nội chính; Sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp | Tin | | Xem chi tiết | Bình Dương, đơn vị hành chính cấp xã, sắp xếp đơn vị hành chính | 259-binh-duong-du-kien-co-36-don-vi-hanh-chinh-cap-x | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 2.517545 | 57 | | Bình Dương: Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam | Bình Dương: Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam | TTĐT - Nhân dịp hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III, năm 2024, Cổng Thông tin điện tử tỉnh đã có cuộc trao đổi với ông Lê Tuấn Anh (ảnh) – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Bình Dương về ý nghĩa, tầm quan trọng và các hoạt động tổ chức kỷ niệm Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III, năm 2024 trên địa bàn tỉnh. | Cổng TTĐT: Xin ông vui lòng cho biết ý nghĩa của việc ra đời Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam? Ông Lê Tuấn Anh: Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách luôn đóng vai trò quan trọng. Thông qua sách, tri thức, tình cảm của con người được bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Nhằm khuyến khích, phát động phong trào đọc sách trên phạm vi toàn quốc, ngày 04/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1862/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. 
Ông Lê Tuấn Anh – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Bình Dương Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam có ý nghĩa văn hóa sâu sắc bởi đây là thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt tác phẩm đầu tiên nổi tiếng mang tên "Đường Kách mệnh" vào năm 1927. Tác phẩm này đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam những năm 20 của thế kỷ XX, trở thành ngọn đuốc sáng dẫn đường cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, mở ra một trang sử mới cho đất nước. Tác phẩm "Đường Kách mệnh" có giá trị lớn không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn được bạn bè quốc tế nồng nhiệt đón nhận. Bên cạnh đó, tháng 4 còn là thời điểm diễn ra Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23/4) nhằm tôn vinh văn hóa đọc, khuyến khích mọi người dân trên thế giới khám phá niềm đam mê đọc sách. Việc chọn Ngày Sách Việt Nam vào ngày 21/4 cũng chính là hưởng ứng Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23/4), đồng thời thể hiện sự hội nhập của văn hóa đọc Việt Nam với văn hóa nhân loại. Việc ra đời Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam nhằm khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong mỗi gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập. Bên cạnh đó, tôn vinh người đọc cùng những người tham gia sáng tác, xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Đồng thời, đây cũng là dịp đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam. Cổng TTĐT: Thưa ông, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam được tổ chức tại Bình Dương mang lại hiệu quả gì trong thời gian qua? Ông Lê Tuấn Anh: Qua 03 năm triển khai thực hiện, Bình Dương đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam khá thành công, nhận được sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng và sự phối hợp đầy trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương cùng các doanh nghiệp liên quan. 
Ngày Sách và Văn hóc đọc Việt Nam năm 2023 được tổ chức tại Bình Dương đã thu hút hàng ngàn người đến tham quan, mua sách Các hoạt động tổ chức hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam thường bắt đầu từ tháng 3 đến hết tháng 4 hàng năm. Năm nay, trọng tâm được tổ chức từ ngày 15/4 đến ngày 01/5/2024 với các thông điệp: "Sách hay cần bạn đọc", "Sách quý tặng bạn", "Tặng sách hay – Mua sách thật", "Sách hay: Mắt đọc – Tai nghe". Thông qua các chuỗi hoạt động như: họp mặt, giao lưu tác giả, tọa đàm về sách; tổ chức các gian hàng triển lãm, trưng bày sách hay, sách đẹp, giới thiệu sách, bán sách giá ưu đãi; vẽ tranh theo sách, kể chuyện theo sách, cảm nhận về tác phẩm; thu gom sách, ủng hộ sách, hỗ trợ cho các trường học vùng khó khăn; hướng dẫn kỹ năng chọn, đọc sách phù hợp theo đối tượng bạn đọc; chuyển tải sách đến với người dân vùng nông thôn… cho thấy Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam thực sự trở thành nét đẹp văn hóa mang lại những giá trị đích thực và hiệu quả hết sức to lớn. Không chỉ tôn vinh sách, giá trị của tri thức, khẳng định vị thế quan trọng của sách trong xã hội, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam và các hoạt động liên quan đến sách còn thúc đẩy niềm yêu thích đọc sách trong toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ; phát huy sự đóng góp, hỗ trợ sách của các đơn vị; biểu dương và nhân rộng các điển hình có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa đọc trên địa bàn tỉnh. Có thể nói, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam là hoạt động văn hóa rất thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng, của người dân về ý nghĩa của việc đọc sách đối với phát triển tư duy, nhưng trên hết là hoàn thiện nhân cách con người. Cổng TTĐT: Xin ông cho biết Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 trên địa bàn tỉnh được tổ chức như thế nào? Cũng như những năm trước đây, năm 2024, với vai trò chủ trì tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã xây dựng dự thảo Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III trên cơ sở góp ý của các cơ quan, đơn vị có liên quan ngay từ đầu năm. Theo đó, bên cạnh công tác tuyên truyền cổ động trực quan, các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền Quyết định số 1862/QĐ-TTg ngày 04/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội, tôn vinh giá trị của sách, giới thiệu các cá nhân điển hình tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, lưu giữ và quảng bá những cuốn sách hay nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa của việc đọc sách đối với phát triển văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh trước, trong và sau Ngày Sách Việt Nam (21/4). Đồng thời, tuyên truyền tạo sự kết nối để Hội sách online chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III diễn ra từ ngày 17/4/2024 đến hết ngày 31/5/2024, tại sàn Book365.vn của Bộ Thông tin và Truyền thông với địa chỉ truy cập https://book365.vn thành công tốt đẹp. Bên cạnh đó, các công ty phát hành sách trên địa bàn tỉnh treo băng rôn hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Ngoài ra, các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trên địa bàn tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế đã triển khai hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III rất tích cực và phù hợp. Đặc biệt, tối ngày 25/4/2024, tại Công viên Nguyễn Du (TP.Thủ Dầu Một) sẽ diễn ra Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III, năm 2024 với nhiều hoạt động ý nghĩa như Triển lãm sách hay, bán sách với giá ưu đãi… phục vụ văn hóa đọc sách của người dân trên địa bàn tỉnh. Trân trọng cảm ơn ông! | 4/25/2024 11:00 AM | Đã ban hành | Tin văn hóa - xã hội | Bài phỏng vấn | | Xem chi tiết | | 919-binh-duong-nhieu-hoat-dong-y-nghia-nhan-ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-na | False | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | | | | Bình Dương: Chuẩn bị chu đáo, trang trọng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước | Bình Dương: Chuẩn bị chu đáo, trang trọng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước | TTĐT - Chiều 21-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp nghe báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. | Tham dự có lãnh đạo các sở, ban ngành, địa phương trong tỉnh. Tại cuộc họp, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Theo đó, các hoạt động kỷ niệm được tổ chức thành chuỗi các sự kiện chính trị, văn hóa, hoạt động đền ơn, đáp nghĩa có ý nghĩa thiết thực hướng về đối tượng chính sách, người có công; tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ và các hoạt động phục vụ vui chơi, giải trí cho các tầng lớp nhân dân. 
Toàn cảnh cuộc họp
Chuỗi các hoạt động kỷ niệm gồm: Viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh vào lúc 06 giờ ngày 25/4/2025. Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào lúc 08 giờ, ngày 25/4/2025, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, dự kiến khoảng 1.000 khách mời, bao gồm các nội dung: Chương trình nghệ thuật chào mừng; trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam; tuyên dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu đóng góp nổi bật vào sự phát triển của tỉnh Bình Dương giai đoạn (1975-2025). 


Đại biểu thảo luận tại cuộc họp Bên cạnh đó còn có các hoạt động chào mừng: Chương trình nghệ thuật đặc biệt từ 19 giờ – 21 giờ, ngày 25/4/2025 tại sân khấu Công viên Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương; bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một từ 21 giờ – 21 giờ 15 phút, ngày 25/4/2025 tại khu vực Trung tâm Hành chính tỉnh. Tổ chức trưng bày, triển lãm chuyên đề kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 50 năm nền văn học, nghệ thuật tỉnh Bình Dương sau ngày đất nước thống nhất. Đồng thời tổ chức Tọa đàm gặp mặt nhân chứng lịch sử, nhà nghiên cứu; Hội thi tuyên truyền, giới thiệu sách tỉnh Bình Dương năm 2025, chủ đề: "50 năm đất nước nở hoa"; Diễn đàn Tuổi trẻ Bình Dương học tập và làm theo Bác: "Lập thân kiến quốc, chinh phục thời đại số"; Cuộc thi tìm hiểu Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tìm hiểu Nghị quyết đại hội Đảng các cấp; Hội thi các nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng; các hoạt động Tổng kết 50 năm nền Văn học Nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025); Giải việt dã gây quỹ ủng hộ kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Bình Dương....  Phó Chủ tich UBND tỉnh Bùi Minh Trí kết luận cuộc họp
Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Trí đánh giá cao công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ông nhấn mạnh, việc tổ chức phải được chuẩn bị một cách nghiêm túc, chu đáo và toàn diện, yêu cầu các đơn vị rà soát kỹ lưỡng toàn bộ các công việc liên quan như: Thư mời, khen thưởng; đón tiếp khách mời; danh sách các tập thể, cá nhân được tuyên dương; đảm bảo tình hình an ninh trật tự trước trong và sau lễ; có Kế hoạch đảm bảo giao thông thông thoáng, an toàn đối đối với chương trình bắn pháo hoa. Các hoạt động chào mừng đa dạng, phong phú và gần gũi, thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với thế hệ đi trước và góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. | 4/21/2025 7:00 PM | Đã ban hành | Tin văn hóa - xã hội | Tin | | Xem chi tiết | Bình Dương, chuẩn bị chu đáo, trang trọng, Lễ kỷ niệm 50 năm, Ngày giải phóng miền Nam | 483-binh-duong-chuan-bi-chu-dao-trang-trong-le-ky-niem-50-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-thong-nhat-dat-nuo | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | | | | Các tổ chức phi Chính phủ viện trợ 262 triệu đô la Mỹ cho Việt Nam | Các tổ chức phi Chính phủ viện trợ 262 triệu đô la Mỹ cho Việt Nam | TTĐT - Chiều 09-3, tại Hà Nội, Ủy ban công tác về các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN) tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến công tác PCPNN năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020. Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN Bùi Thanh Sơn chủ trì hội nghị. | Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự hội nghị có ông Trần Hữu Phước – Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ, ông Nguyễn Huỳnh Đình – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh. 
Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương Theo báo cáo, Việt Nam hiện có 504 tổ chức phi Chính phủ đang hoạt động. Trong năm 2019, các tổ chức này đã viện trợ 262 triệu đô la Mỹ trải đều trên hầu hết các lĩnh vực như y tế, giáo dục, môi trường, phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế. Theo đánh giá chung, các tổ chức PCPNN tiếp tục cam kết đồng hành cùng Việt Nam, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quan hệ đối ngoại nhân dân. Đa số các tổ chức PCPNN tuân thủ các quy định liên quan cũng như phối hợp tốt với các cơ quan của Việt Nam trong quá trình triển khai dự án; viện trợ từ Đại sứ quán, doanh nghiệp nước ngoài tiếp tục chiếm tỷ trọng đáng kể; công tác quản lý tiếp tục được đảm bảo và công tác vận động viện trợ được tăng cường. Tại các Bộ, ngành, địa phương, công tác PCPNN đã được quan tâm hơn, công tác phối hợp được cải thiện. Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã chủ động triển khai nhiều hoạt động vận động viện trợ hiệu quả. Năm 2020, Ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công tác chia sẻ, cập nhật thông tin, nâng cao năng lực cho các cơ quan đầu mối về công tác PCPNN tại các địa phương, Bộ, ngành; tiếp tục đa dạng hoá nguồn viện trợ, đối tượng và phương thức vận động viện trợ. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động PCPNN, thường xuyên trao đổi thông tin và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ở địa phương cũng như giữa các cơ quan Trung ương với địa phương trong quản lý, giám sát hoạt động và viện trợ PCPNN để có các biện pháp xử kịp thời, khéo léo và hiệu quả, bảo đảm các yêu cầu về an ninh - chính trị và đối ngoại. Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN Bùi Thanh Sơn cho rằng, năm 2019, công tác PCPNN đã đạt được 5 kết quả quan trọng: Duy trì ổn định số lượng viện trợ của các tổ chức tổ chức PCPNN; viện trợ tiếp tục tập trung đúng vào trọng tâm, đúng nhu cầu địa phương; công tác triển khai về tổng thể đã đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; ban hành 01 chương trình dài hạn công tác phối hợp, vận động chương trình PCPNN, hiệu quả hợp tác giữa các cơ quan Trung ương và địa phương. Đồng thời Thứ trưởng yêu cầu thời gian tới cần khắc phục một số hạn chế như: Công tác quản lý chưa chặt chẽ, nhiều dự án nhỏ, dàn trải và kéo dài; công tác chia sẻ thông tin báo cáo chưa tốt. Thứ trưởng cũng cho rằng, thời gian tới, công tác vận động các tổ chức viện trợ sẽ gặp khó khăn do ảnh hưởng tình hình thế giới; cần tập trung cảnh giác trước những thế lực lợi dụng công tác viện trợ để chống phá Nhà nước; các địa phương chú trọng tham mưu nghiên cứu các dự án, chính sách đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm; chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp do đó các địa phương cần nghiên cứu và căn cứ vào các chiến lược phát triển kinh tế để xây dựng các chương trình dự án; tăng cường kiểm tra giám sát công tác PCPNN… | 3/9/2020 6:00 PM | Đã ban hành | Thông tin đối ngoại | Tin | /CMSImageNew/2020-03/tin 3- to chuc PCPNN.mp3 | Xem chi tiết | tổ chức phi Chính phủ, viện trợ 262 triệu đô, cho Việt Nam | 411-cac-to-chuc-phi-chinh-phu-vien-tro-262-trieu-do-la-my-cho-viet-na | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 0.5 | 1 | | Khánh thành Nhà máy LEGO tại Bình Dương | Khánh thành Nhà máy LEGO tại Bình Dương | TTĐT - Chiều 09-4, Công ty LEGO Manufacturing Việt Nam tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy LEGO tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III (VSIP III). | Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng lãnh đạo các Bộ, ban ngành Trung ương. Về phía tỉnh Bình Dương, tham dự có Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi; Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Trí cùng lãnh đạo các sở, ban ngành, địa phương. 
Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính tham dự Lễ khánh thành Nhà máy LEGO

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tham dự Lễ khánh thành Nhà máy LEGO
Nhà máy sản xuất đồ chơi của LEGO tại Bình Dương động thổ xây dựng vào tháng 11/2022 tại Khu công nghiệp VSIP III, với tổng vốn đầu tư 1,36 tỷ đô la Mỹ. Đây là nhà máy thứ sáu trên toàn cầu và thứ hai tại châu Á của Tập đoàn LEGO, đóng vai trò then chốt trong việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng dài hạn của Tập đoàn bằng cách đến gần hơn với trẻ em và người hâm mộ LEGO tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dự kiến công suất giai đoạn đầu khoảng 30.000 tấn sản phẩm/năm. Đặc biệt, với diện tích sử dụng đất lên đến 44,79 hecta cho phép Công ty có thể mở rộng quy mô hoạt động và phát triển sản xuất trong tương lai. 
Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính trao lẵng hoa của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng khánh thành Nhà máy LEGO

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính tặng lẵng hoa chúc mừng khánh thành Nhà máy LEGO
Nhà máy tại Bình Dương cũng là cơ sở sản xuất bền vững nhất của Tập đoàn LEGO tính đến thời điểm hiện tại. Ông Niels B. Christiansen - Tổng Giám đốc Điều hành của Tập đoàn LEGO chia sẻ: "Phát triển bền vững là mục tiêu trọng tâm xuyên suốt trong từng hoạt động của Nhà máy LEGO Việt Nam. Nhà máy sẽ được vận hành bằng năng lượng tái tạo. LEGO ký kết thỏa thuận với VSIP để xây dựng một trung tâm năng lượng sử dụng giải pháp lưu trữ năng lượng bằng pin (BESS), nhằm tận dụng nguồn năng lượng từ các tấm pin mặt trời trên mái trung tâm. Kết hợp với hệ thống pin năng lượng mặt trời, 78% nhu cầu năng lượng hàng năm của Nhà máy sẽ được đáp ứng từ nguồn năng lượng tái tạo trong 5 năm đầu tiên hoạt động. Trung tâm năng lượng dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong nửa cuối năm 2026." Nhà máy LEGO tại Bình Dương là cơ sở đầu tiên của Tập đoàn LEGO sở hữu các tòa nhà đạt chứng nhận LEED Bạch Kim và hoàn toàn sử dụng túi đóng gói bằng giấy. Nhà máy cũng xây dựng một đội ngũ nhân sự chất lượng cao tại khu vực, với kế hoạch tuyển dụng 4.000 lao động trong những năm tới. Bên cạnh đó, LEGO cũng sẽ hợp tác với chính quyền địa phương, tổ chức cộng đồng, từ thiện để mang đến nhiều cơ hội học tập, vui chơi đến trẻ em Việt Nam. 
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng lẵng hoa của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương chúc mừng khánh thành Nhà máy LEGO Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh nhấn mạnh, với chiến lược phát triển thông minh và bền vững, cùng với việc đầu tư và phương án sản xuất kinh doanh rất bài bản, khoa học và tiên tiến của Tập đoàn LEGO, tin tưởng rằng hoạt động sản xuất của Nhà máy LEGO tại VSIP III sẽ diễn ra thuận lợi, hiệu quả và không ngừng phát triển. Chính quyền tỉnh Bình Dương cam kết luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất để hoạt động sản xuất của Nhà máy và mục tiêu kinh doanh của Tập đoàn LEGO tại Việt Nam đạt được kết quả tốt nhất. Qua đó, không chỉ khẳng định vững chắc thương hiệu LEGO trên phạm vi toàn cầu, mà còn góp phần củng cố, tăng cường và làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược vốn rất tốt đẹp giữa Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam và Đan Mạch, đặc biệt là trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển xanh và chuyển đổi số. 
Các đại biểu thực hiện nghi thức khánh thành Nhà máy LEGO 
LEGO và VSIP ký kết thỏa thuận xây dựng trung tâm năng lượng Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính cho rằng, Lễ khánh thành Nhà máy LEGO là khoảnh khắc tuyệt vời không chỉ của tỉnh Bình Dương mà còn của cả Việt Nam nói chung. Ông hoan nghênh cam kết về tính bền vững và trách nhiệm xã hội, vì cộng đồng của dự án LEGO tại Bình Dương. Chính phủ Việt Nam kiên định mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đi đôi với bảo vệ môi trường, ưu tiên các ngành kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Và LEGO là hình mẫu lý tưởng cho định hướng phát triển này. Sự có mặt của Nhà máy LEGO cũng là minh chứng cho sự hấp dẫn của tỉnh Bình Dương trong thu hút đầu tư các tập đoàn kinh tế lớn. Nhà máy LEGO sẽ là động lực mới thúc đẩy sự chuyển đổi kinh tế từ các ngành công nghiệp truyền thống sang công nghiệp công nghệ cao, xanh, sạch, kiến tạo hệ sinh thái kinh tế bền vững. Ở tầm quốc gia, Nhà máy LEGO sẽ góp phần đa dạng hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế toàn cầu. Chính phủ cam kết tiếp tục cải cách thể chế, đầu tư hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo môi trường pháp lý ổn định, luôn đồng hành cùng sự phát triển bền vững, lâu dài của doanh nghiệp. Hướng về tương lai, Phó Thủ tướng Chính phủ tin tưởng Nhà máy LEGO Việt Nam không chỉ là trung tâm sản xuất hàng đầu khu vực mà còn là nơi khơi nguồn đổi mới sáng tạo. Chúc Tập đoàn LEGO ngày càng phát triển mạnh mẽ, quan hệ Việt Nam – Đan Mạch ngày càng bền chặt. 
Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính nghe ông Niels B. Christiansen - Tổng Giám đốc Điều hành của Tập đoàn LEGO giới thiệu dây chuyền sản xuất tại Nhà máy LEGO
Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính và lãnh đạo tỉnh Bình Dương chụp hình lưu niệm với lãnh đạo Tập đoàn LEGO Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương giới thiệu một số hình ảnh về Nhà máy LEGO: 


Nhà máy LEGO là cơ sở sản xuất bền vững nhất của Tập đoàn LEGO tính đến thời điểm hiện tại, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn nghiêm ngặt


Nhà máy có kế hoạch tuyển dụng 4.000 lao động


Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, các viên gạch LEGO sẽ có độ chính xác lên đến 1/10 độ dày của sợi tóc

Nhà máy LEGO tại Bình Dương là cơ sở đầu tiên của Tập đoàn sở hữu các tòa nhà đạt chứng nhận LEED Bạch Kim

78% nhu cầu năng lượng hàng năm của Nhà máy sẽ được đáp ứng từ nguồn năng lượng tái tạo trong 5 năm đầu tiên hoạt động




Tham quan trải nghiệm và chụp hình cùng các mô hình LEGO 




Các mô hình LEGO mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam | 4/9/2025 8:00 PM | Đã ban hành | Tin kinh tế; Hoạt động doanh nghiệp | Phóng sự | | Xem chi tiết | | 193-khanh-thanh-nha-may-lego-tai-binh-duon | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 2.357143 | 7 | | Ngày 06/3 khởi tranh Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương - Cup BIWASE năm 2024 | Ngày 06/3 khởi tranh Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương - Cup BIWASE năm 2024 | TTĐT - Sáng 01-3, tại TP.Thủ Dầu Một, Ban Tổ chức Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương lần thứ XIV năm 2024 – Cúp BIWASE đã tổ chức Họp báo thông tin về Giải. | Tham dự có ông Cao Văn Chóng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Nguyễn Thanh Quang – Phó Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương; ông Ngô Văn Lui – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần – Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương, Trưởng Ban Tổ chức Giải cùng các nhà báo, phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí trong cả nước. 
Toàn cảnh buổi họp báo
Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương lần thứ XIV, năm 2024 - Cúp BIWASE diễn ra từ ngày 06-15/3/2024. Giải đấu năm nay xác lập kỷ lục mới về số đội tham dự với 11 đội trong nước và 09 đội quốc tế. Trong đó, 11 đội trong nước gồm: Xổ số kiến thiết Đồng Tháp, Quân khu 7, Thanh Hóa, Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, Gạo Hạt Ngọc Trời, Tuyển Vĩnh Long – Đội 620 Châu Thới, Tuyển TP.Hồ Chí Minh – Vinama, Tuyển BIWASE Bình Dương, Gạch – Phân bón Con Voi BIWASE, nước uống Ion Gold BIWASE. Đặc biệt có sự tham dự của 09 đội quốc tế: Tuyển Philipines, tuyển Kazakhstan, tuyển Malaysia, Crowncycling (Iran), tuyển Thái Lan, Dạia High School (Đài Loan, Trung Quốc), tuyển Đài Loan (Trung Quốc), Gerbera (Nhật Bản) và Singapore. Trong lần thứ 14 liên tiếp được tổ chức, Giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương năm 2024 – Cúp BIWASE sẽ có sự tham gia của nhiều vận động viên mạnh đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Kazakhstan, Malaysia, Singapore, Iran... Với các vận động viên trong nước, các đội mạnh đến từ An Giang, Đồng Tháp, TP.Hồ Chí Minh và đặc biệt là chủ nhà Bình Dương đều đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để hướng đến những thành tích cao nhất tại Giải. Điều này sẽ giúp cho Giải đấu tiếp tục giữ được vị thế của mình là một trong những giải đấu hàng đầu khu vực cả về số lượng chặng đua cũng như lực lượng vận động viên tham dự. 
Công bố cúp vô địch của Giải đấu 
Công bố những chiếc áo danh giá của Giải đấu 
Linh vật của Giải là những chú rồng Về lộ trình, Giải sẽ có tổng cự ly thi đấu 1.157km với 10 chặng đua. Xuất phát từ Bình Dương đi qua các tỉnh: Bình Phước, Đồng Nai, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và trở về lại Bình Dương ở chặng cuối. Trên lộ trình thi đấu, các tay đua phải chinh phục 06 ngọn đèo: Đèo Chuối, đèo Bảo Lộc, đèo Prenn thuộc tỉnh Lâm Đồng và đèo Vĩnh Hy 1, Vĩnh Hy 2, Vĩnh Hy 3 thuộc tỉnh Ninh Thuận. 
Nhà báo Dư Hải đặt câu hỏi tại buổi Họp báo  Ông Cao Văn Chóng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại buổi Họp báo
Giải đua Xe đạp quốc tế Bình Dương được tổ chức hàng năm là cuộc đua mở màn của xe đạp nữ chuyên nghiệp. Giải đấu năm 2024 cũng là dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, quảng bá hình ảnh Bình Dương 27 năm xây dựng và phát triển. Các chặng đua sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh BTV1, BTV2 và livestream trên Fanpage BTV Thể thao, BIWASE Cup, Liên đoàn Mô tô Xe đạp thể thao Việt Nam và kênh Youtube BTV Thể thao. 
Ban Tổ chức Giải chụp ảnh cùng cúp vô địch và linh vật Giải
Các chặng đua Giải
xe đạp nữ quốc tế Bình Dương lần thứ XIV năm 2024 – Cúp BIWASE Ngày 06/3/2024:
Chặng 1 cự ly 92km, lộ trình Thành phố mới Bình Dương – Thuận An – Tân Uyên – Bến
Cát – Thủ Dầu Một – Thành phố mới Bình Dương. Ngày 07/3/2024:
Chặng 2 cự ly 160km, lộ trình TP.Thủ Dầu một – Bến Cát – Bình Long (Bình Phước)
– TP.Thủ Dầu Một. Ngày 08/3/2024:
Chặng 3 cự ly 120km, lộ trình Đồng Nai – Bảo Lộc (Lâm Đồng), đèo Bảo Lộc 9,5km. Ngày 09/3/2024:
Chặng 4 cự ly 110km, lộ trình Bảo Lộc – Đà Lạt, đèo Mimosa 10,5km. Ngày 10/3/2024:
Chặng 5 cự ly 50km vòng quanh hồ Xuân Hương, TP.Đà Lạt. Ngày 11/3/2024: Chặng
6 cự ly 130km từ TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) đi TP.Phan Rang (Ninh Thuận) Ngày 12/3/2024:
Chặng 7 cự ly 135km từ TP.Phan Rang (Ninh Thuận) – Phan Thiết (Bình Thuận). Ngày 13/3/2024:
Chặng 8 cự ly 116km từ TP.Phan Thiết (Bình Thuận) – TP.Lagi (Bình Thuận). Ngày 14/3/2024:
Chặng 9 cự ly 115km từ Lagi (Bình Thuận) – TP.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu). Ngày 15/3/2024:
Chặng 10 cự ly 120km từ TP.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) – TP.Thủ Dầu Một
(tỉnh Bình Dương).
| 3/1/2024 4:00 PM | Đã ban hành | Tin văn hóa - xã hội | Tin | | Xem chi tiết | Giải xe đạp nữ quốc tế, BIWASE Cup, năm 2024 | 375-ngay-06-3-khoi-tranh-giai-xe-dap-nu-quoc-te-binh-duong-cup-biwase-nam-202 | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 2.642857 | 7 | | Bình Dương: Địa điểm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực căn cước và định danh điện tử từ ngày 04/3/2025 | Bình Dương: Địa điểm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực căn cước và định danh điện tử từ ngày 04/3/2025 | TTĐT - Công an tỉnh Bình Dương thông báo địa điểm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính về lĩnh vực căn cước và định danh điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ ngày 04/3/2025. | Cụ thể: STT | Địa bàn | Đơn vị thực hiện | Địa điểm tiếp nhận hồ sơ | 1 | Toàn tỉnh | Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội | Trụ sở Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Số 26, đường D8, KDC Chánh Nghĩa, phường Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) | 2 | Thủ Dầu Một | Công an phường Phú Cường | Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Thủ Dầu Một (Số 1, đường Quang Trung, phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) | 3 | Thuận An | Công an phường Lái Thiêu | Trụ sở Công an TP. Thuận An (Đường Nguyễn Văn Tiết, khu phố Đông Nhì, phường Lái Thiêu, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương) | 4 | Dĩ An | Công an phường Dĩ An | Trụ sở Công an TP. Dĩ An (Đường số 4, khu Trung tâm hành chính, phường Dĩ An, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương) | 5 | Tân Uyên | Công an phường Uyên Hưng | Trụ sở Công an TP. Tân Uyên (Khu phố 7, phường Uyên Hưng, TP. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) | 6 | Bến Cát | Công an phường Mỹ Phước | Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Bến Cát (Đường 30/4, Khu phố 2, phường Mỹ Phước, TP. Bến Cát, tỉnh Bình Dương) | 7 | Dầu Tiếng | Công an thị trấn Dầu Tiếng | Trụ sở Công an huyện Dầu Tiếng (Số 56 Hùng Vương, thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương) | 8 | Phú Giáo | Công an thị trấn Phước Vĩnh | Trung tâm Phục vụ hành chính công huyện Phú Giáo (Khu phố 2, Thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) | 9 | Bắc Tân Uyên | Công an xã Đất Cuốc | Trụ sở Công an huyện Bắc Tân Uyên (Đường ĐH 411, ấp Suối Sâu, xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) | 10 | Bàu Bàng | Công an thị trấn Lai Uyên | Trụ sở Công an huyện Bàu Bàng (Đường N8, khu phố Bàu Bàng, thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) |
| 3/3/2025 4:00 PM | Đã ban hành | Tin nội chính | Tin | | Xem chi tiết | Địa điểm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, căn cước,định danh điện tử, 04/3/2025 | 573-binh-duong-dia-diem-tiep-nhan-giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-can-cuoc-va-dinh-danh-dien-tu-tu-ngay-04-3-202 | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 2.078948 | 19 | | Công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Dương năm 2020 | Công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Dương năm 2020 | TTĐT - Sáng 29-12, tại TP.Thủ Dầu Một, Cục Thống kê tỉnh Bình Dương tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Dương năm 2020. | Tham dự có đại diện các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh. Tại buổi họp báo, ông Ngô Văn Mít – Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh đã thông tin về tình hình kinh tế-xã hội năm 2020 của tỉnh Bình Dương. Theo đó, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới. Tại Bình Dương, mặc dù dịch bệnh Covid-19 không xảy ra trong cộng đồng nhưng đã ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh tế, xã hội; sản xuất kinh doanh có thời điểm bị ngưng trệ, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ sụt giảm, người lao động tạm ngừng việc làm, đời sống của một bộ phận người dân gặp khó khăn. 
Toàn cảnh buổi họp
báo
Dưới sự chỉ đạo, điều hành sáng tạo, linh hoạt, kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng với sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhất là sự đồng tình, hưởng ứng, ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân, tỉnh Bình Dương đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch, bảo đảm sức khỏe người dân, vừa bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2020. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 6,91% so với năm 2019. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,02%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,3%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 8,5%. Xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh từ sau quý II/2020, đã xuất khẩu được hàng hóa vào nhiều thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, một số nước châu Âu, Trung Quốc; cán cân thương mại xuất siêu 6 tỷ đô la Mỹ. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 11,6%. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1 tỷ đô la Mỹ. Tổng thu ngân sách nhà nước bằng 98% cùng kỳ năm 2019, trong đó thu nội địa bằng 99%, thu từ lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu bằng 96%. Tạo việc làm mới cho 45.300 lao động. Tình hình tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí, xảy ra 1.351 vụ, giảm 20,1% so với cùng kỳ; làm chết 275 người, giảm 7,4% so với cùng kỳ; bị thương 1.367 người, giảm 21,4% so với cùng kỳ. 
Đại diện cơ quan thông tấn, báo chí đặt câu hỏi
Tại buổi họp báo, đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh đã góp ý Cục Thống kê tỉnh cần cập nhật thông tin thống kê lên Trang thông tin của Cục kịp thời nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các cơ quan thông tấn, báo chí khai thác thông tin. | 12/29/2020 6:00 PM | Đã ban hành | Tin kinh tế | Tin | | Xem chi tiết | Công bố, số liệu, thống kê, kinh tế xã hội | 459-cong-bo-so-lieu-thong-ke-kinh-te-xa-hoi-cua-tinh-binh-duong-nam-202 | False | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | | | | Bình Dương: Tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân chung của cả nước | Bình Dương: Tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân chung của cả nước | TTĐT - Sáng 08-12, tại Kỳ họp thứ 17 - HĐND tỉnh khóa IX, ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tỉnh Bình Dương năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021. Với nỗ lực và quyết tâm cao của các sở, ngành, địa phương, sự phấn đấu của các doanh nghiệp và tầng lớp nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển tích cực, đạt được kết quả đáng khích lệ. | GRDP tăng 6,91% Ngay từ đầu năm 2020, tình hình chung của cả nước và của tỉnh phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, đặc biệt là tình hình dịch bệnh Covid-19 và thiên tai đã tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân. Trong bối cảnh đó, UBND tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy và Nghị quyết của HĐND tỉnh, tập trung thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu kép: vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Theo báo cáo, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 6,91% (kế hoạch tăng 8,6 - 8,8%) so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tăng thấp so với kế hoạch đề ra nhưng là mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Các lĩnh vực đều có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, với tỷ trọng tương ứng là 66,94% - 21,98% - 3,15% - 7,93%. Trong tình hình các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng trên thế giới bị đứt gãy, xáo trộn, sản xuất và thương mại toàn cầu gặp khó khăn nghiêm trọng, UBND tỉnh đã triển khai thực hiện quyết liệt các nội dung chỉ đạo của Trung ương, đồng thời, chỉ đạo, điều hành sâu sát và tích cực thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Chỉ số phát triển công nghiệp của tỉnh năm 2020 ước tăng 8,02% (năm 2019 tăng 9,86%, kế hoạch năm 2020 tăng 9,6%). Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn lớn do ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng đã nhanh chóng được khôi phục, đạt mức tăng trưởng khá nhờ công tác phòng, chống dịch bệnh thành công. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 252.889 tỷ đồng, tăng 12,3%. Với các biện pháp điều hành tích cực của tỉnh, thị trường hàng hóa phong phú, ổn định, các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân luôn được đảm bảo. Giá cả hầu hết các nhóm hàng cơ bản ổn định, ước chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm tăng 3,21%. Tình hình xuất, nhập khẩu từ đầu năm gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng nhanh chóng được khôi phục và đạt mức tăng trưởng tích cực, thặng dư thương mại tiếp tục được duy trì. 
Ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tỉnh Bình Dương năm 2020 tại Kỳ họp thứ 17 Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được các địa phương thực hiện tích cực, hạ tầng nông thôn được đầu tư mạnh mẽ, đời sống người dân vùng nông thôn được cải thiện; tỉnh đã hoàn thiện hồ sơ trình công nhận 03 huyện: Phú Giáo, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, đồng thời triển khai các chính sách miễn, giảm, giãn các chính sách thu thuế hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn nhưng tình hình thu ngân sách năm 2020 vẫn đạt kết quả tương đối khả quan. Kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 59.700 tỷ đồng, đạt 96% dự toán HĐND tỉnh, tăng 1% so với cùng kỳ. Tổng chi cân đối ngân sách địa phương ước đạt 26.063 tỷ đồng, đạt 98% dự toán HĐND tỉnh. Trong năm, tỉnh đã thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế cho 3.096 đối tượng, với tổng số tiền là 2.184 tỷ đồng; cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, đi công tác, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên còn lại của năm 2020 theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính (dự kiến giảm chi 241 tỷ đồng). Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 133.568 tỷ đồng, tăng 11,6%. Đến ngày 15/11/2020, giá trị giải ngân vốn đầu tư công đạt 5.131 tỷ đồng, đạt 34,4% kế hoạch điều chỉnh năm 2020 và đạt 47,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Thu hút đầu tư trong nước được 70.051 tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ năm 2019); lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 48.456 doanh nghiệp đang ký kinh doanh, tổng vốn đăng ký 434.708 tỷ đồng. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 01 tỷ 845 triệu đô la Mỹ (vượt 31,8% kế hoạch năm). Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 3.928 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 35,4 tỷ đô la Mỹ. Huy động 616 tỷ đồng thực hiện an sinh xã hội Trong năm 2020, lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục được UBND tỉnh quan tâm nhiều hơn, các chỉ tiêu văn hóa - xã hội theo Nghị quyết của HĐND tỉnh hầu hết đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Tỉnh đã huy động 616 tỷ đồng từ nhiều nguồn lực thực hiện chu đáo công tác an sinh, phúc lợi xã hội, các chế độ, chính sách cho người có công, đối tượng xã hội, người nghèo và công nhân lao động. Đặc biệt, để giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tỉnh đã chi gần 85 tỷ đồng hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định của Chính phủ; kịp thời hướng dẫn các doanh nghiệp, người sử dụng lao động giải quyết, hỗ trợ cho lao động mất việc và vay vốn để trả lương người lao động phải ngừng việc giúp ổn định cuộc sống. Hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động đáp ứng cơ bản nhu cầu của thị trường lao động. So với cùng kỳ năm 2019 đã tạo việc làm tăng thêm cho 45.300 người (đạt 100,7% kế hoạch). Các chính sách đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo được thực hiện đồng bộ ở các địa phương; các tiêu chí xác định hộ nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều của tỉnh được cụ thể hóa phù hợp với tình hình thực tế và phản ánh được thực trạng, mức sống của người dân. Mặc dù trong năm, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài nhưng chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh tiếp tục đạt được nhiều thành tích nổi bật. Kết quả học sinh giỏi quốc gia năm 2020 của tỉnh được nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng với 34 giải (tăng 05 giải so với năm 2019); tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2020 đạt 99,7%. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác y tế dự phòng tiếp tục được quan tâm, nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid-19. Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 82%. Công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước được thực hiện kịp thời đúng chủ trương góp phần định hướng dư luận xã hội, phản bác, xử lý thông tin sai sự thật, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh tiếp tục được đẩy mạnh; phát huy hiệu quả Hệ thống đường dây nóng 1022, gần 6.462 phản ánh được giải quyết thỏa đáng và xử lý thành công. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng khá Những kết quả đạt được trong năm 2020 là rất đáng phấn khởi, không những góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2015-2020, mà còn đặt nền móng cho phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh trong nhiệm kỳ 2020-2025. Đây là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực chung của toàn Đảng bộ, của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. 
Kết quả đạt được trong năm 2020 đặt nền móng cho phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh trong nhiệm kỳ 2020-2025
Phát huy kết quả đạt được, năm 2021, UBND tỉnh xác định 33 chỉ tiêu chủ yếu trong phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, phấn đấu Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 8,5 đến 8,7% so với năm 2020. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9,2% so với năm 2020. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 16%, kim ngạch xuất khẩu tăng 12% so với năm 2020. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 58.700 tỷ đồng; tổng chi cân đối ngân sách địa phương 22.530 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chú trọng phát huy hiệu quả các nguồn vốn trong nước, đồng thời thu hút có chọn lọc các nguồn lực đầu tư từ nước ngoài, nhất là dòng chuyển dịch vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; quan tâm chỉ đạo, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 150 ngàn tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2020, chiếm 34,7% GRDP năm 2021. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trên 1,8 tỷ đô la Mỹ. | 12/8/2020 5:00 PM | Đã ban hành | Tin kinh tế | Tin | /CMSImageNew/2020-12/ktxh2020.mp3 | Xem chi tiết | kinh tế xã hội, năm 2020, Bình Dương, tăng trưởng | 531-binh-duong-tang-truong-kinh-te-cao-hon-binh-quan-chung-cua-ca-nuo | True | 121000 | 8,523.00 | 121,000 | 0.00 | 0 | False | 1.25 | 4 | | Nỗ lực đảm bảo tiến độ dự án Vành đai 3 | Nỗ lực đảm bảo tiến độ dự án Vành đai 3 | TTĐT - Chiều 02-02, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương. | Tham dự có ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân Vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban ngành, địa phương. Tại cuộc họp, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh đã báo cáo tiến độ, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án. Đây là công trình trọng điểm quốc gia, do đó các sở, ngành đã đề xuất các giải pháp khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, rút ngắn quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi và các bước thực hiện dự án thành phần 5 (lựa chọn nhà thầu, đơn vị tư vấn, thiết kế kỹ thuật - dự toán, lựa chọn nhà thầu thi công, tư vấn, bảo hiểm; phân chia gói thầu…) nhằm nỗ lực đảm bảo tiến độ dự án theo chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy. Dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh có tổng chiều dài 76,34km đi qua địa phận TP.Hồ Chí Minh và 03 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Quy mô giai đoạn hoàn chỉnh 08 làn xe cao tốc, cấp đường ô tô cao tốc 100km/h, đường song hành hai bên (đường đô thị 02-03 làn xe) cấp đường ô tô đô thị 60km/h. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 75.378 tỷ đồng. Vành đai 3 đoạn đi qua tỉnh Bình Dương dài khoảng 26,6km gồm dự án thành phần 5: Xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương (bao gồm nút giao Tân Vạn và cầu Bình Gởi) và dự án thành phần 6: Bồi thường, hỗ trợ tái định cư đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương. Tổng mức đầu tư khoảng 19.280 tỷ đồng, trong đó dự án xây lắp 5.752 tỷ đồng và dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư 13.528 tỷ đồng. Tổng diện tích thu hồi đất khoảng 85,86ha với khoảng 1.600 hộ dân, tổ chức bị ảnh hưởng. Dự án dự kiến cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026. Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Mai Hùng Dũng yêu cầu các sở, ban ngành nỗ lực, tăng tốc đẩy nhanh các bước thực hiện dự án, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo chắc chắn, phù hợp với các quy định pháp luật. Thời gian thực hiện dự án đang rất gấp, các sở ngành, địa phương cần phối hợp thật tốt trong thực hiện kế hoạch đấu thầu, hoàn thành các mốc thời gian đề ra trong kế hoạch; công tác giải toả đền bù phải gắn liền với tái định cư; nhanh chóng trình phê duyệt phương án giá đất và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. | 2/2/2023 11:00 PM | Đã ban hành | Tin kinh tế | Tin | | Xem chi tiết | nỗ lực, đảm bảo, tiến độ, dự án, Vành đai 3 | 667-no-luc-dam-bao-tien-do-du-an-vanh-dai- | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 3 | 4 | | Tuyển dụng viên chức ngành Y tế tỉnh Bình Dương năm 2023 | Tuyển dụng viên chức ngành Y tế tỉnh Bình Dương năm 2023 | TTĐT - Sở Y tế thông báo nhu cầu tuyển dụng viên chức ngành Y tế tỉnh Bình Dương năm 2023. | Theo đó, nhu cầu tuyển dụng: Bệnh viện Đa khoa tỉnh 179 chỉ tiêu; Bệnh viện Y học cổ truyền 16 chỉ tiêu; Bệnh viện Phục hồi chức năng 23 chỉ tiêu; Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh 34 chỉ tiêu; Trung tâm Pháp y 02 chỉ tiêu; Trung tâm Kiểm nghiệm 01 chỉ tiêu; Trung tâm Giám định y khoa 01 chỉ tiêu; Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản 04 chỉ tiêu; Trung tâm Y tế TP. Thủ Dầu Một 29 chỉ tiêu; Trung tâm Y tế TP.Thuận An 57 chỉ tiêu; Trung tâm Y tế TP. Dĩ An 56 chỉ tiêu; Trung tâm Y tế TP. Tân Uyên 41 chỉ tiêu; Trung tâm Y tế TX. Bến Cát 65 chỉ tiêu; Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo 11 chỉ tiêu; Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng 32 chỉ tiêu; Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng 14 chỉ tiêu; Trung tâm Y tế huyện Bắc Tân Uyên 70 chỉ tiêu. Đối tượng dự thi là người có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam; từ đủ 18 tuổi trở lên; có đơn đăng ký dự tuyển; lý lịch rõ ràng; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm; đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ; đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật. Việc xét tuyển viên chức được thực hiện theo 02 vòng: Vòng 1 kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển đăng ký tại phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Nếu đáp ứng đủ, người dự tuyển được thông báo triệu tập tham dự Vòng 2. Vòng 2 thi môn nghiệp vụ chuyên ngành với hình thức thi phỏng vấn. Nội dung thi là kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Điểm phỏng vấn được tính dựa trên thang điểm 100. Thời gian phỏng vấn của một thí sinh tối đa 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị). Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn. Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện: Kết quả điểm thi phỏng vấn tại Vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên; có số điểm Vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (theo quy định, nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm phỏng vấn cộng với điểm ưu tiên bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có kết quả điểm phỏng vấn Vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì Hội đồng tuyển dụng báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh quyết định người trúng tuyển. Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau. Thí sinh dự tuyển lưu ý khi nộp hồ sơ phải đọc kỹ bảng tổng hợp nhu cầu (kèm thông báo) để chọn đúng vị trí việc làm của cơ quan đăng ký tuyển dụng, đảm bảo nhu cầu dự tuyển phù hợp với ngành nghề, trình độ và các yêu cầu khác của vị trí việc làm cần tuyển. Trường hợp chưa rõ phải trao đổi với Sở Y tế trước khi mua và nộp hồ sơ. Mỗi ứng viên chỉ được nộp 01 bộ hồ sơ (theo quy định) đăng ký dự tuyển vào một vị trí việc làm cần tuyển dụng, trường hợp thí sinh nộp hồ sơ vào nhiều vị trí khác nhau Hội đồng tuyển dụng sẽ hủy bỏ điều kiện dự thi của thí sinh đó. Thông báo tuyển dụng được niêm yết công khai tại Bộ phận Một cửa của Trung Tâm Hành chính công, tháp A, Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, và đăng tải tại các website của UBND tỉnh http://www.binhduong.gov.vn, website Sở Nội vụ http://www.snvbinhduong.gov.vn. và website Sở Y tế https://soyte.binhduong.gov.vn. Địa điểm thông báo, phát hành và tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển: Tại ô số 06, bộ phận một cửa của Sở Y tế Trung Tâm Hành chính công, tháp B, Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương. Thời gian phát hành và tiếp nhận hồ sơ: từ ngày 12/9/2023 đến hết ngày 11/10/2023 (trong ngày, vào giờ hành chính). Buổi sáng từ 08 giờ 30 phút đến 10 giờ 30 phút . Buổi chiều từ 14 giờ đến 16 giờ. Danh sách thí sinh đủ điều kiện tham gia Vòng 2, thời gian, địa điểm tổ chức phỏng vấn Hội đồng xét tuyển dụng sẽ thông báo cụ thể trên website Sở Y tế https://soyte.binhduong.gov.vn. Mức thu phí dự tuyển viên chức là 400.000 đồng/hồ sơ. Mọi phản ánh, thắc mắc liên hệ trực tiếp về Văn phòng Sở Y tế qua số điện thoại: 0274.3825377 để được hướng dẫn. Thông báo | 9/20/2023 11:00 AM | Đã ban hành | Tin văn hóa - xã hội | Tin | | Xem chi tiết | | 145-tuyen-dung-vien-chuc-nganh-y-te-tinh-binh-duong-nam-202 | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 2.25 | 8 | | Bình Dương: Giúp doanh nghiệp nhận diện rủi ro, ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại | Bình Dương: Giúp doanh nghiệp nhận diện rủi ro, ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại | TTĐT - Sáng 21-4, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương Bình Dương tổ chức Hội thảo Hướng dẫn khai thác thông tin, dữ liệu Hệ thống cảnh báo sớm trong phòng vệ thương mại cho các doanh nghiệp gỗ, thép và dệt may tỉnh Bình Dương. | Tham dự có bà Trần Đỗ Quyên – Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương; bà Phan Khánh Duyên – Phó Giám đốc Sở Công Thương cùng lãnh đạo các sở, ban ngành và các doanh nghiệp gỗ, thép và dệt may trên địa bàn tỉnh. 
Bà Trần Đỗ Quyên – Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương phát biểu tại Hội thảo
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hoạt động xuất khẩu của tỉnh Bình Dương ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong các ngành gỗ, thép và dệt may - những ngành đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu và tạo việc làm cho hàng vạn lao động địa phương. Tuy nhiên, cùng với cơ hội, các doanh nghiệp cũng đang đối diện với không ít thách thức, trong đó có nguy cơ bị điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại từ phía nước ngoài. 
Bà Phan Khánh Duyên – Phó Giám đốc Sở Công Thương phát biểu tại Hội thảo
Trước tình hình đó, việc tăng cường năng lực cảnh báo sớm, chủ động ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại là hết sức cấp thiết. Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại – được Chính phủ phê duyệt triển khai theo Quyết định số 316/QĐ-TTg là một công cụ hỗ trợ hữu hiệu giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực tự bảo vệ mình trên thị trường quốc tế. 
Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương chia sẻ tại Hội thảo
Tại Hội thảo, các doanh nghiệp được nghe các chuyên gia đến từ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương chia sẻ về những biện pháp phòng vệ thương mại hiện nay thế giới đang áp dụng, thực tiễn điều tra các vụ việc phòng vệ thương mại với sản phẩm gỗ, thép và sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Từ đó hướng dẫn doanh nghiệp khai thác thông tin, dữ liệu của Hệ thống cảnh báo sớm để hạn chế rủi ro về phòng vệ thương mại. Đây là những thông tin, dữ liệu cần thiết để giúp các doanh nghiệp ngành thép, gỗ và dệt may tại tỉnh Bình Dương chủ động nhận diện rủi ro, sớm có các biện pháp ứng phó kịp thời, phù hợp. 

Các đại biểu tham dự Hội thảo | 4/22/2025 3:00 PM | Đã ban hành | Tin kinh tế | Tin | | Xem chi tiết | | 78-binh-duong-giup-doanh-nghiep-nhan-dien-rui-ro-ung-pho-voi-cac-vu-viec-phong-ve-thuong-ma | False | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | | |
|