Tin tức sự kiện
Chủ Nhật, Ngày 14/04/2024, 23:00
Các quốc gia châu Á tăng cường hợp tác đa phương hướng đến tương lai bền vững
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
14/04/2024 | Phương Chi - Yến Nhi

TTĐT - ​Tiếp tục ch​ương trình Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024, chiều 14-4, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương đã diễn ra các Phiên đối thoại với chủ đề "Lưu thông mậu dịch quốc tế ở châu Á" và "Tích hợp chuỗi cung ứng để phát triển".

​​Các nước ASEAN tăng cường vị thế thương mại

Phiên đối thoại với chủ đề "Lưu thông mậu dịch quốc tế ở châu Á" dưới sự điều hành của ông Brian Wong - Giám đốc Chiến lược, Quỹ Hồng Kông-ASEAN, Hồng Kông, Trung Quốc. Tham dự có các chuyên gia: Ông Akira Tsuchiya - Chủ tịch, Viện Toàn cầu (TGI), Nhật Bản; ông Urs Unkauf - Giám đốc điều hành, BWA Global Economic Network, Đức và ông Ran Zhang - Trợ lý Giáo sư, Đại học Durham, Vương quốc Anh.

IMG_horaisTQ8232.jpg

Toàn cảnh Phiên đối thoại chủ đề "Lưu thông mậu dịch quốc tế ở châu Á" 

Theo các chuyên gia, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được ký kết năm 2022 giữa 10 nước Đông Nam Á, cùng 05 đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Hiệp định RCEP tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới và được kỳ vọng xóa bỏ tới 90% thuế quan trong vòng 20 năm giữa các thành viên.

Hiệp định giúp các nước ASEAN tăng cường vị thế thương mại và thúc đẩy quá trình phục hồi sau đại dịch Covid-19. ASEAN, trong đó có Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển kinh tế mạnh mẽ và có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 2 châu Á (sau Trung Quốc).  

Đánh giá về vai trò của nền kinh tế của Trung Quốc và các nước ASEAN, ông Urs Unkauf - Giám đốc điều hành, BWA Global Economic Network, Đức nhận định,Trung Quốc có sự phát triển mạnh mẽ và có tầm ảnh hưởng trên thế giới và khu vực; đặc biệt quốc gia này đã có sự chuẩn bị và đón đầu phát triển vượt bậc về thương mại điện tử và hiện nay Trung Quốc  gần như có thể bán các giải pháp thương mại điện tử cho các nước. Trung Quốc vẫn tiếp tục là đối tác thương mại quan trọng của châu Âu và Đức. Song song đó, một số quốc gia Đông Nam Á cũng có nền kinh tế trỗi dậy phát triển mạnh mẽ và đầy tiềm năng, trong đó có Việt Nam. 

IMG_horasisTQ8235.jpg

Ông Urs Unkauf - Giám đốc điều hành, BWA Global Economic Network, Đức chia sẻ tại Phiên đối thoại

Theo ông Urs Unkauf, các quốc gia ASEAN có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, có những thế mạnh và những vấn đề khó khăn thách thức riêng. Các nước ASEAN cũng nhận thức rõ được nhiệm vụ quan trọng hiện nay là tăng cường hợp tác khu vực để thúc đẩy và thu hút hơn nữa các hoạt động đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư Đức và châu Âu chưa tận dụng hết thị trường ASEAN. Trong khi đó các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã nắm bắt tiếp cận rất nhanh cơ hội tại thị trường Việt Nam và ASEAN. Theo ông "cánh cửa đầu tư đang mở ra", các nhà đầu tư châu Âu nên tận dụng. 

Riêng đối với Việt Nam, ông cho rằng, Việt Nam đã có sự phát triển cực kỳ ấn tượng trong 30 năm qua với những nỗ lực của Chính phủ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế tư nhân, xây dựng các chính sách tạo cơ chế thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, môi trường thu hút đầu tư thông thoáng, không ngừng mở rộng thị trường và vươn ra châu Á và thế giới.

Chiến tranh thương mại, xung đột chính trị làm ảnh hưởng, đứt gãy chuỗi cung ứng, để đối phó với vấn đề này các chuyên gia cho rằng mỗi quốc gia cần có sự chuẩn bị và tâm thế tốt nhất để giảm rủi ro, đa dạng bạn hàng và chuỗi cung ứng, đẩy mạnh hợp tác đa phương thay vì song phương.

IMG_8233.JPG

Ông Akira Tsuchiya (bìa phải) - Chủ tịch, Viện Toàn cầu (TGI), Nhật Bản thảo luận tại Phiên đối thoại 

Theo ông Akira Tsuchiya - Chủ tịch, Viện Toàn cầu (TGI), Nhật Bản, căng thẳng xung đột chính trị, chiến tranh thương mại có ảnh hưởng đến thế giới, các quốc gia sẽ có những hành động giải pháp để bảo vệ lợi ích của mình, cần phân tích cả những lợi thế, cơ hội và thách thức, khi bước vào mối quan hệ hợp tác, việc có quan hệ giao thương rộng khắp và cởi mở thay vì co cụm vào một thị trường sẽ giúp các nước tránh được các rủi ro và vững vàng trước những tác động của tình hình thế giới. Đối với các nước ASEAN có thể cùng chia sẻ liên kết, hỗ trợ nhau cùng nhau phát triển.

Ngoài ra, tại Phiên đối thoại, các chuyên gia cũng đã đã tập trung thảo luận về việc gia tăng xuất khẩu thương mại từ Trung Quốc mang lại lợi ích như thế nào cho sự phát triển mạnh mẽ hơn của nước này trong lĩnh vực công nghệ cao; sự gia tăng chung trong thương mại châu Á có làm giảm tác động của xung đột kinh tế.

Tích hợp chuỗi cung ứng để phát triển

Dưới sự điều hành của bà Bùi Phương Dung - Thành viên Hội đồng Women in Tech, Việt Nam, Phiên đối thoại chủ đề "Tích hợp chuỗi cung ứng để phát triển" có sự tham gia của các diễn giả là lãnh đạo một số doanh nghiệp đến từ Trung Quốc. 

doithoaichuoicungung1.jpg

Toàn cảnh Phiên đối thoại chủ đề "Tích hợp chuỗi cung ứng để phát triển"

Thảo luận tại Phiên đối thoại cho thấy, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn nghiêm trọng do chịu tác động của đại dịch Covid-19 và các xung đột địa chính trị trên thế giới. Chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới, ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam như hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, chi phí hậu cần, vận chuyển tăng… Điều này đặt ra nhu cầu cấp bách cần phải tích hợp chuỗi cung ứng để tránh được tình trạng nền kinh tế dễ bị tổn thương, đồng thời duy trì tính bền vững.

doithoaichuoicungung3.jpg

Bà Bùi Phương Dung - Thành viên Hội đồng Women in Tech, Việt Nam điều hành Phiên đối thoại

Ông Mu Guorong - Chủ tịch Huijie Supply Chain Technology Co., Trung Quốc cho rằng, để nâng cao vai trò trong chuỗi cung ứng toàn cầu mới, Việt Nam cần tổ chức lại chuỗi cung ứng sản xuất công nghiệp, triển khai những hình thức mới, tạo sự bền vững, linh hoạt để phát triển chuỗi cung ứng. Song song đó, cần tiếp tục phát triển các chuỗi cung ứng hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu trên thị trường nội địa, đẩy mạnh liên kết chuỗi, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ, liên kết trong toàn chuỗi cung ứng, gắn với các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc hàng hóa đáp ứng quy định, tiêu chuẩn quốc tế. 

Trước những ý kiến về việc làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam để thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, phát triển chuỗi cung ứng bền vững với các đối tác đáng tin cậy, ông Mu Guorong - Chủ tịch Huijie Supply Chain Technology Co., Trung Quốc  cho rằng, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về đối tác, dự lường rủi ro khi tìm kiếm khách hàng, phát triển mô hình quản lý hoàn thiện. Quan trọng nhất cần nắm rõ các vấn đề về luật, giao thông, thời gian vận chuyển, giảm thiểu chi phí. 

doithoaichuoicungung4.jpg

Ông Mu Guorong (bìa phải) - Chủ tịch Huijie Supply Chain Technology Co., Trung Quốc chia sẻ tại Phiên đối thoại

Đối với chuỗi cung ứng thực phẩm và nông nghiệp - thế mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt đối với thị trường Trung Quốc, ông Mu Guorong cho rằng cần nắm chắc thông tin về các đối tác, phương thức vận chuyển, thị trường để phát triển cung ứng. Đặc biệt doanh nghiệp cần khảo sát kỹ thị trường, định hướng thị trường, khẩu vị vùng miền vì thị trường Trung Quốc rất rộng lớn.

Thảo luận tại Phiên đối thoại, các diễn giả cũng cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề phát triển logistics với Trung Quốc. Trong đó, cần xây dựng tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc. Bình Dương cũng cần có những tuyến đường sắt nội ô từ các khu công nghiệp để tiết giảm chi phí phí vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng hệ thống cảng, cửa khẩu gắn với vấn đề an ninh, an toàn. Cần ứng dụng công nghệ vào việc xử lý hàng hóa xuất, nhập khẩu gắn với vấn đề an ninh mạng, bảo mật. 

doithoaichuoicungung2.jpg

Ông Jiang Yu - CEO, Foretech, Trung Quốc chia sẻ tại Phiên đối thoại​​

Trong khi đó, ông Jiang Yu - CEO Foretech, Trung Quốc cho rằng, để duy trì khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng công nghệ mới để cải thiện và biến đổi chuỗi cung ứng trở nên bền vững hơn. Phương án chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sẽ là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần xây dựng đội ngũ nhân sự được đào tạo kỹ thuật đủ để vận hành các quy trình công nghệ.

Lượt người xem:  Views:   175
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện