Tin tức sự kiện
Thứ 5, Ngày 16/11/2023, 17:00
Năm 2024, Bình Dương cần phải đột phá và tăng tốc mạnh mẽ hơn nữa
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
16/11/2023 | Mai Xuân

TTĐT - Đó là phát biểu chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 30, khóa XI (mở rộng) diễn ra vào sáng 16-11, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương.

Tham dự có ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ban Xây dựng Đảng Trung ương tại phía Nam; các Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh.

Kinh tế tiếp tục phục hồi

Báo cáo tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho biết, năm 2023, tình hình thế giới và trong nước tiếp tục đối mặt với khó khăn, thách thức nhiều hơn so với dự báo, các đối tác thương mại quan trọng của nước ta tăng trưởng chậm lại, thương mại và đầu tư toàn cầu sụt giảm, giá lương thực ở mức cao, xăng dầu thường xuyên biến động… đã tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế, đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng.

 

Toàn cảnh hội nghị

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo tập trung, quyết liệt, khoa học của Tỉnh ủy, mà trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy, sự điều hành của UBND tỉnh, sự nỗ lực, cố gắng, đoàn kết, phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để giải quyết các điểm nghẽn, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục và đào tạo, an sinh xã hội… góp phần đưa kinh tế - xã hội phục hồi, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2023, phương hướng nhiệm vụ năm 2024

Ước đến cuối năm 2023, trong 20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội và phát triển Đảng theo Nghị quyết của Tỉnh ủy, có 17/20 chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt kế hoạch năm, 03/20 chỉ tiêu không đạt kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước tăng 6% (năm 2022 tăng 8,01%); GRDP bình quân đầu người ước đạt 177,1 triệu đồng; cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm với tỷ trọng tương ứng 66,17% - 23,83% - 2,62% - 7,38 (kế hoạch: 67,0% - 23,09% - 2,49% - 7,42%); Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước chỉ tăng 6,5% so với năm trước (kế hoạch tăng trên 8,7%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 305.119 tỷ đồng, tăng 14% so với năm trước; duy trì thặng dư xuất khẩu ước đạt 31,8 tỷ đô la Mỹ, giảm 7,3% so với năm 2022; kim ngạch nhập khẩu đạt 23,1 tỷ đô la Mỹ, giảm 7%. Ước thu ngân sách 73.257 tỷ đồng, đạt dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 10% so với năm 2022; tỷ lệ  giải ngân vốn đầu tư công đạt 102,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Thu hút 75.767 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trong nước (giảm 2,8% so với cùng kỳ) và 1 tỷ 348 triệu đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài (bằng cùng kỳ), đạt kế hoạch năm. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 164.300 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2022.

 

Ông Phạm Trọng Nhân – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư giải trình về kết quả đầu tư công trên địa bàn tỉnh

Giải trình về giải ngân vốn đầu tư công, ông Phạm Trọng Nhân – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đến ngày 13/11/2023, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 12.517 tỷ đồng, đạt 57,4% kế hoạch. Đây là mức giải ngân cao nhất trong nhiều năm trở lại đây (cùng kỳ 2022 đạt 44,4% kế hoạch) và là lần đầu tiên giải ngân hết số vốn được Thủ tướng Chính phủ giao chỉ trong hơn 10 tháng thực hiện (sớm hơn 3 tháng so với kế hoạch), ước giải ngân cả năm đạt trên 95% kế hoạch tỉnh giao và bằng 170% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

 

Ông Phạm Văn Tuyên – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội báo cáo tình hình lao động trên địa bàn tỉnh

Về tình hình lao động, ông Phạm Văn Tuyên – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, theo thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã có gần 127.700 lao động bị ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập do doanh nghiệp gặp khó khăn. Trong đó, tập trung chủ yếu vào một số ngành nghề như: Chế biến gỗ (chiếm 18%), dệt may (chiếm 16%), da giày (chiếm 16%), còn lại là các ngành nghề khác… Nhóm lao động bị ảnh hưởng làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 64%, doanh nghiệp có vốn trong nước 36%… Qua công tác nắm tình hình doanh nghiệp và lao động trên địa bàn tỉnh cho thấy, từ quý III/2023, một số các doanh nghiệp đã khôi phục đơn hàng cũ và có các đơn hàng mới vì vậy có nhu cầu cần tuyển dụng thêm nhiều lao động mới, với khoảng 8.000 – 10.000 lao động…

Xây dựng chính sách hỗ trợ di dời các doanh nghiệp

Báo cáo tình hình xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp di dời vào các khu, cụm công nghiệp (CCN) phía Bắc, ông Nguyễn Thanh Toàn – Giám đốc Sở Công Thương cho biết, với vai trò là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Đề án di dời, Sở Công Thương đang xây dựng dự thảo Quyết định ban hành tiêu chí xác định các doanh nghiệp nằm ngoài khu, CCN ở địa bàn phía Nam chuyển đổi công năng, di dời vào các khu, CCN phía Bắc của tỉnh. Cụ thể, các tiêu chí dự kiến gồm: Tiêu chí về đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy, môi trường, đất đai, quy hoạch, xây dựng, ngành nghề sản xuất,… Các tiêu chí này đang được hoàn thiện theo chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án, dự kiến sẽ thông qua Ban Chỉ đạo Đề án trong tháng 12/2023 và trình UBND tỉnh ban hành Quyết định vào tháng 4/2024.

 

Ông Nguyễn Thanh Toàn – Giám đốc Sở Công Thương báo cáo tình hình xây dựng chính sách hỗ trợ di dời các doanh nghiệp

Theo ông Toàn, khi các tiêu chí được ban hành, sẽ xác định được số lượng doanh nghiệp thuộc diện di dời, số lượng doanh nghiệp thuộc diện phải chuyển đổi công năng và số lượng doanh nghiệp không di dời, chuyển đổi công năng, số lượng người lao động bị ảnh hưởng cần được hỗ trợ; sẽ dự trù được kinh phí ngân sách phải chi cho việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cũng như đánh giá tác động của chính sách di dời đối với doanh nghiệp, đời sống sinh hoạt của người lao động…

Sở Công Thương đã xây dựng dự thảo 04 nhóm chính sách hỗ trợ di dời. Nhóm 1 (hỗ trợ tiền thuê đất, nhà xưởng tại địa điểm mới), đối với doanh nghiệp di dời sẽ được thực hiện thông qua việc lựa chọn chủ đầu tư và các chính sách ưu đãi giá thuê đất đối với khu, CCN để bố trí di dời doanh nghiệp. Nhóm 2 (chính sách thể chế, pháp luật), chính sách ưu đãi đối với chủ đầu tư các CCN; áp dụng chính sách ưu đãi trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; chính sách hỗ trợ về khuyến công; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp; ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản uất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; lãi suất vốn vay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, CCN; sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại CCN; lập quy hoạch chi tiết CCN; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng CCN; tổ chức lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo; hỗ trợ người lao động trong thời gian ngừng sản xuất và chính sách chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động phải nghỉ việc do di dời; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng do di dời doanh nghiệp; chính sách nhà ở xã hội đối với công nhân tại địa điểm mới; xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nhà để ở. Nhóm 3 (xây dựng chính sách mới), doanh nghiệp di dời được hỗ trợ lãi suất vốn vay sau đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước; hỗ trợ phí, lệ phí thực hiện các thủ tục hành chính (các doanh nghiệp di dời được miễn phí, lệ phí thực hiện các thủ tục hành chính như đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép đầu tư, Giấy phép ây dựng…); chính sách nhà ở xã hội; chính sách đặc thù hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng do di dời doanh nghiệp. Nhóm 4, chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng mặt bằng, nhà xưởng, đất đai.

Theo ông Toàn, ngoài các chính sách trên, chính sách về đất đai được được xem là chính sách đột phá nhằm hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện Đề án di dời đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra.

Để phục vụ cho chuyển đổi công năng các khu, cụm công nghiệp (CCN) phía Nam, di dời các cơ sở sản xuất xen kẽ trong khu dân cư và phục vụ quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh, phát triển một số CCN chuyên ngành gỗ, cơ khí, gốm sứ, dệt may, da giày, chế biến nông sản nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ… phục vụ phát triển bền vững và gìn giữ các ngành nghề truyền thống của tỉnh, Sở Công Thương đã dự kiến: 02 CCN zero Các bon ở Tam Lập 2 – Tam Lập 5, huyện Phú Giáo; 09 CCN ngành gỗ (Thanh An 1, Thanh An 2, An Lập 2, Định Hiệp 2, Định Hiệp 3, Dầu Tiếng; An Bình 3, An Bình 4, An Bình 6, Tân Long 1, Phú Giáo); 02 CCN hỗ trợ ngành gỗ (CCN An 3 - Dầu Tiếng; An Bình 5 - Phú Giáo); 02 CCN gốm sứ phục vụ di dời (Bố Lá 3, Bố Lá 4 - Phú Giáo); 02 CCN hỗ trợ ngành dệt may, giày da, túi xách (Tân Định 2 và Tân Định 3- Bắc Tân Uyên); 02 CCN chế biến nông sản, sản phẩm nông nghiệp (Long Tân - Dầu Tiếng; An Bình 2 - Phú Giáo); 25 CCN đa ngành phục vụ di dời, thân thiện môi trường.

Tập trung mọi nguồn lực cho phát triển

Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh nhấn mạnh, thời gian tới, tình hình quốc tế và khu vực vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp khó lường... Các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị tiếp tục nắm chắc tình hình, linh hoạt, đổi mới, sáng tạo, chủ động, kịp thời thích ứng, hành động tích cực, hiệu quả hơn; tiếp tục tháo gỡ các điểm nghẽn về chính sách, khơi thông các nguồn lực, xử lý hiệu quả các vướng mắc; nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện các chính sách mới và thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc gắn với kết nối với doanh nghiệp trong nước để thúc đẩy tăng trưởng; thu ngân sách đạt kế hoạch đề ra, tiết kiệm tối đa các khoản chi; tích cực chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công gắn với đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình giao thông trọng điểm kết nối vùng; cải tạo, chỉnh trang đô thị cũ và phát triển đô thị mới theo đúng quy hoạch tích hợp của tỉnh, tạo bộ mặt đô thị khang trang, sạch đẹp, là nơi nghĩa tình và đáng sống. Song song đó, quan tâm phát triển toàn diện lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế ngang tầm với phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; củng cố, hoàn thiện bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để bị động, bất ngờ; làm tốt công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận trong xã hội; tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số, cải cách, rà soát thủ tục hành chính và xây dựng thành phố thông minh...

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu kết luận hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đánh giá cao những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 của tỉnh, đây là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đóng góp của người dân và doanh nghiệp. Bí thư cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong năm 2024 để kinh tế tiếp tục phát triển hơn nữa. Bí thư nhấn mạnh, năm 2024, dự báo tình hình còn hết sức khó khăn, quan điểm của Tỉnh ủy phải đột phá và tăng tốc mạnh mẽ hơn, trong đó cần lưu ý tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý thông minh để phục vụ sự đột phá và phát triển.

Phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt từ 9 - 10%; thu ngân sách đạt 71.600 tỷ đồng; bố trí 22.000 tỷ đồng ngân sách cho đầu tư phát triển, chuyển đổi số, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực, khuyến học, khuyến tài. Tập trung thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác đầu tư công, bố trí đủ vốn để thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và thi công xây lắp cho các công trình trọng điểm, đảm bảo đúng quy định, hiệu quả, chất lượng và tiến độ đề ra. Bố trí 1.000 tỷ đồng kết hợp với các huyện thị, thành phố chủ động ưu tiên ngân sách và xã hội hóa để đầu tư các dự án chỉnh trang đô thị, hạ tầng giao thông, công viên, cây xanh, nơi vui chơi giải trí, thể dục thể thao cho người dân. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Khẩn trương phát triển tổ hợp công nghiệp - khoa học công nghệ tại huyện Bàu Bàng và đầu tư CCN khoảng 1.500 hecta để thực hiện thí điểm di dời một số doanh nghiệp từ các địa phương phía Nam lên các khu, CCN phía Bắc; hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số, chuyển đổi công nghệ 4.0; duy trì phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp thông minh, sản xuất hàng hóa theo hướng hiện đại, hiệu quả cao. Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, triển khai hiệu quả Đề án nhà ở xã hội giai đoạn 2023 - 2030. Triển khai Khu công nghệ thông tin, thí điểm mô hình mạng Private 5G phục vụ ứng dụng trong nhà máy thông minh, phát triển công nghiệp 4.0 và xây dựng chính sách thu hút các nhà đầu tư công nghệ cao, công nghệ chíp bán dẫn, vi mạch điện tử và thu hút, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Tập trung đầu tư cho các trường học đạt tiêu chí học 2 buổi/ngày để nâng cao chất lượng giáo dục, hướng đến xây dựng trường học thông minh, trường học hạnh phúc. Huy động tốt nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, y tế theo chiều sâu, nâng cao trình độ, tay nghề của đội ngũ giáo viên, y, bác sĩ, trang bị và cải tạo hệ thống trường học, cơ sở khám, chữa bệnh công lập hiện hữu hiện đại, đạt chuẩn theo quy định. Thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số, xây dựng Chính quyền điện tử và thành phố thông minh; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; phát triển khoa học công nghệ, phát huy giá trị được tổ chức ICF vinh danh để tiếp tục triển khai các công việc cụ thể xây dựng thành phố thông minh, phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Tổ chức cho nhân dân đón Tết Nguyên đán năm 2024 vui tươi, an toàn và tiết kiệm…

Tại hội nghị, Tỉnh ủy đã trao Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y ông Nguyễn Chí Trung - Tỉnh ủy viên, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng thời lấy phiếu tín nhiệm đối với 13 đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy. 


Lãnh đạo tỉnh trao Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y ông Nguyễn Chí Trung tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương nhiệm kỳ 2020 - 2025

Lượt người xem:  Views:   6741
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện