Tin tức sự kiện
Thứ 6, Ngày 24/03/2023, 18:00
Bình Dương xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực và cơ sở vật chất nâng cao chất lượng giáo dục
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
24/03/2023 | Thảo Lam

TTĐT - ​​Nhằm hoàn thiện Đề án "Củng cố, tăng cường, phát triển nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của ngành Giáo dục tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030", sáng 24-3, ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp nghe ý kiến góp ý từ các sở ngành, địa phương trong tỉnh.

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, hiện tỷ lệ giáo viên trên một lớp của các cấp học trên địa bàn tỉnh chưa bảo đảm được quy định của Bộ GDĐT. Căn cứ Luật Giáo dục số 43/2019/QH14, năm học 2021-2022, tỷ lệ giáo viên và viên chức quản lý đạt chuẩn trình độ chuyên môn đào tạo giảm. Cụ thể, tỷ lệ chưa đạt chuẩn ở các cấp học là: Mầm non: 40,46%; tiểu học: 17,61%; THCS: 14,82%. Về cơ sở vật chất, cấp tiểu học chưa đạt chuẩn quy định (0,85 phòng, lớp); các cấp học còn lại, tỷ lệ phòng học, lớp tạm ổn. Tuy nhiên, đa số các trường xây dựng theo thiết kế cũ, diện tích không bảo đảm để bố trí thêm bàn ghế theo quy cách mới (2 chỗ ngồi trên một bàn) khi số học sinh trên một lớp vượt quá quy định. Đặc biệt ở các địa phương phát triển công nghiệp, nhiều trường có số lớp vượt chuẩn quy định. Bên cạnh đó, số lượng phòng học bộ môn, phòng phục vụ học tập của nhiều cơ sở giáo dục chất lượng còn thiếu so với quy định. Giai đoạn 2021-2025, ngành GDĐT triển khai chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới với yêu cầu dạy học 2 buổi trên ngày đối với cấp tiểu học và khuyến khích dạy 2 buổi trên ngày đối với cấp THCS, THPT. Để đáp ứng yêu cầu này, ngành GDĐT cần có giải pháp tổ chức dạy học tích cực, thích hợp (dạy học trực tuyến). Do đó, căn cứ nhiệm vụ giáo dục của từng cấp học, mục tiêu xây dựng Đề án nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, phát triển hệ thống trường lớp các cấp học; đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; phổ cập giáo dục - xóa mù chữ; xã hội hóa giáo dục.

 

Bà Nguyễn Thị Thanh Phượng - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ​thành phố Thủ Dầu Một phát biểu ý kiến tại cuộc họp


Ông Phạm Văn Bảy - Phó Chủ tịch UBND thành phố Dĩ An phát biểu ý kiến tại cuộc họp

Cuộc họp nhận được rất nhiều ý kiến của các sở, ngành, địa phương. Các đại biểu đánh giá cao sự cần thiết thực hiện Đề án nhằm thúc đẩy ngành Giáo dục phát triển, đảm bảo quyền được đến trường của trẻ em. Tuy nhiên, để đảm bảo Đề án được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị bởi thực tế hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc liên quan đến chính sách xã hội hóa giáo dục, thiếu hụt quỹ đất xây dựng trường, một số quy định Trung ương chưa thể áp dụng với điều kiện của tỉnh.

 

Ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận cuộc họp

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà cơ bản thống nhất nội dung phát triển về nguồn nhân lực mà Đề án xây dựng. Đối với nội dung phát triển cơ sở vật chất, ông Nguyễn Lộc Hà đề nghị Sở GDĐT chủ động làm việc với các địa phương, rà soát lại số liệu trường lớp dự kiến cần đầu tư theo quy mô dân số, làm cơ sở quan trọng để các ngành Tài Nguyên và Môi trường, Tài chính và Xây dựng thực hiện các bước tiếp theo về dự toán ngân sách và trình UBND tỉnh xem xét trong thời gian tới.

Lượt người xem:  Views:   492
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện