Tin tức sự kiện
Thứ 5, Ngày 06/10/2022, 17:00
Bình Dương: Góp ý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
06/10/2022 | Phương Chi

TTĐT - ​Sáng 06-10, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị.

Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) gồm 06 chương, 56 điều, tăng 10 điều so với Luật hiện hành. Dự thảo Luật có phạm vi điều chỉnh rộng, nhiều điểm mới sát với tình hình thực tế hiện nay theo hướng tăng cường các biện pháp bảo vệ các quyền con người theo Hiến pháp năm 2013, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các thiết chế Nhà nước, xã hội cũng như vai trò của gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Góp ý vào dự thảo Luật, đa số các đại biểu cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình là cần thiết trong điều kiện hiện nay. Theo các đại biểu, cần quy định rõ ràng các chương trình giáo dục thay đổi hành vi tâm lý xã hội cho người gây bạo lực theo hướng phải được thực hiện như một phần bắt buộc trong quá trình xử lý tội danh này; không sử dụng hòa giải gia đình như là một giải pháp chủ chốt của Luật phòng, chống bạo lực gia đình; cần có các quy định cụ thể hơn về tiêu chuẩn hòa giải viên thuộc Tổ hòa giải ở cơ sở về hòa giải bạo lực gia đình, cũng như quy định rõ phạm vi vụ việc bạo lực cần áp dụng nguyên tắc hòa giải…

Đồng thời, xem xét lại một số quy định khó áp dụng, triển khai trong thực tế; nghiên cứu, rà soát lại các quy định pháp luật có liên quan về công tác hòa giải, nhất là Luật Hòa giải ở cơ sở để tránh chồng chéo, trùng lặp giữa các quy định của pháp luật, dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng. Sửa đổi các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ người bị bạo lực gia đình theo hướng xác định rõ biện pháp ngăn chặn phù hợp với hành vi bạo lực gia đình, giới hạn phạm vi thực hiện biện pháp này trong dự thảo Luật để đảm bảo tính thống nhất với Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi bổ sung năm 2020.


Đại biểu góp ý các dự thảo Luật

Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm 06 chương, 79 điều quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở; quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Dự thảo Luật đã bổ sung nhiều điểm mới như: Quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trong đó, bổ sung quy định về ủy quyền thực hiện dân chủ ở cơ sở; quyền khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền thụ hưởng thành quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nghĩa vụ kịp thời phản ánh, kiến nghị, báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; quy định phạm vi thực hiện dân chủ đối với từng loại hình cơ sở; hình thức chế tài xử lý vi phạm đối với từng nhóm chủ thể và hành vi vi phạm...

Các đại biểu cơ bản đồng tình với kết cấu, bố cục nội dung các chương, điều trong dự thảo Luật. Một số đại biểu cũng cho ý kiến về việc bổ sung và đa dạng hóa hình thức công khai thông tin; ý thức của cộng đồng dân cư, thôn, tổ dân phố; trách nhiệm giải trình của cơ quan cấp xã trong quá trình ban hành quy định hành chính bất lợi cho công dân và liên quan tới lợi ích của cộng đồng; bổ sung quy định về những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được bàn bạc, quyết định trong cơ quan, đơn vị; rà soát lại quy định về việc ban hành nghị quyết của cộng đồng dân cư; quyền thụ hưởng của nhân dân như được yêu cầu cung cấp thông tin về chế độ, chính sách liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, nhất là vấn đề về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của Trung ương và địa phương…


Bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh kết luận hội nghị

Kết luận hội nghị, bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân cảm ơn và đánh giá cao ý kiến đóng góp của các đại biểu vào dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đồng thời, mong muốn các đại biểu tiếp tục góp ý các dự thảo Luật, đây là căn cứ để Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp thu, nghiên cứu, tham gia góp ý hoàn thiện các dự thảo Luật.

Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở sẽ được Quốc hội khóa XV xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 4 sắp tới.

Lượt người xem:  Views:   589
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện