Tin tức sự kiện
Thứ 2, Ngày 26/09/2022, 23:00
Số hoá chuỗi cung ứng
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
26/09/2022 | Yến Nhi - Đoan Trang

TTĐT - ​Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra yêu cầu số hóa trong hoạt động của doanh nghiệp để nâng cao giá trị sản xuất. Các phiên đối thoại tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Ấn Độ Horasis 2022 diễn ra chiều 26-9 đã tập trung thảo luận những nội dung liên quan đến công nghiệp 4.0, việc nuôi dưỡng các doanh nghiệp số hóa có giá trị gia tăng cao và quản lý chuỗi cung ứng.

Công nghiệp 4.0: Định hình tương lai của ngành sản xuất

Trong Phiên đối thoại với chủ đề "Công nghiệp 4.0: Định hình tương lai của ngành sản xuất", ông Yatindra R Sharma - Giám đốc Quản lý, KHS India, Ấn Độ cho rằng Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều tiện ích, con người có thể hoạt động kết nối cùng nhau bất chấp khoảng cách địa lý xa xôi sau đại dịch Covid-19, cùng một thời gian, con người có thể giải quyết nhiều công việc khác nhau, ở nhiều địa điểm khác nhau. Đối với doanh nghiệp, chuyển đổi số góp phần nâng cao trình độ, năng lực sản xuất và cạnh tranh để phát triển phù hợp với xu thế, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Chính phủ đóng vai trò đồng hành cùng, dẫn dắt hỗ trợ doanh nghiệp lên tầm cao mới, kiến thiết nguồn nhân lực công nghệ thông qua các chính sách đào tạo, tập huấn…

Vấn đề được tập trung thảo luận là cả Ấn Độ và Việt Nam có lực lượng trong độ tuổi lao động dồi dào, Cuộc mạng công nghiệp 4.0 xuất hiện những ngành nghề ít thâm dụng lao động và điều này tạo nên mối lo ngại về tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ. Theo ông Yatindra R Sharma, Cuộc cách mạng công nghiệp chỉ mang ý nghĩa tái cấu trúc lại ngành nghề, không làm cho con người thất nghiệp, mà càng tạo ra nhiều công việc. Sẽ có nhiều ngành nghề, dịch vụ mới xuất hiện, vấn đề là phải đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng với xu thế mới…

IMG_8952.JPG

Các chuyên gia thảo luận tại Phiên đối thoại

Đã từng có cơ hội làm việc với rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông Shailendra Goswami - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành, Tập đoàn Pushkaraj, Ấn Độ nhận định, công nghệ ngày càng phát triển sẽ ảnh  hưởng đến mọi mặt đời sống. Trong dịch Covid-19 vừa qua, các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng nhiều nhất, thậm chí nhiều công ty phải tạm dừng hoạt động hoặc kinh doanh cầm chừng, thua lỗ trong điều kiện rất khó khăn; một số doanh nghiệp không sản xuất được các mặt hàng không thiết yếu do sự đứt gãy chuỗi cung ứng và giảm cầu thị trường. Từ bài học thực tiễn này, ông cho rằng các doanh nghiệp phải nhận diện lại chính sách, chiến lược sản xuất kinh doanh, phương thức hoạt động của mình để có khả năng thích ứng với những biến đổi. Đặc biệt, các doanh nghiệp phải chú ý các giải pháp công nghệ, vấn đề chuyển đổi số để thích nghi với tiến trình sản xuất mới phù hợp với xu hướng sản xuất chung của thế giới.

Để cạnh tranh và tồn tại trong điều kiện hi​ện nay, ông Arvind Uppal - Chủ tịch Whirlpool India, Ấn Độ dành lời khuyên cho các doanh nghiệp khi bắt đầu sản xuất cần có tư duy về chuyển đổi số, áp dụng công nghệ trong sản xuất nâng cao sức cạnh tranh để tạo chỗ đứng trên thị trường. Theo ông, con người, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của quốc gia. Nền kinh tế năng động đòi hỏi phải có những người tiên phong với những ý tưởng, sáng kiến đột phá tạo ra những giá trị mới; kiến tạo hệ sinh thái mới hiệu quả, thay đổi ngành sản xuất. Ông lấy ví dụ về nền kinh tế Ấn Độ có bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ những bước đi đúng đắn với sự hậu thuẫn của Chính phủ trong đào tạo nhân lực và áp dụng công nghệ, khơi nguồn sáng tạo trong lực lượng trẻ.

Doanh nghiệp tự chủ công nghệ

Tại Phiên đối thoại xoay quanh chủ đề " Nuôi dưỡng các doanh nghiệp số hóa có giá trị gia tăng cao", các đại biểu cho rằng, cái gốc của nền kinh tế tự chủ là thay đổi các chính sách giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, tự chủ công nghệ và số hoá được chuỗi cung ứng. Đa dạng hóa chuỗi cung ứng chính là chìa khóa để xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, trong khi đó, tương lai của chuỗi cung ứng là số hóa và tự vận hành.

Bối cảnh thế giới đã và đang đặt ra vấn đề đa dạng các chuỗi cung ứng, đặc biệt sau xung đột Nga–Ukraina cũng như các cuộc chiến tranh thương mại làm đứt gãy chuỗi cung ứng, tác động tới giá cả các nguyên vật liệu chính. Bối cảnh này dẫn tới việc đứt gãy chuỗi cung ứng khiến Việt Nam khó tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thực chất việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số khi tham gia vào chuỗi cung ứng mang lại nhiều lợi ích hiệu quả so với chi phí đặt ra, bởi quá trình này thực hiện các phương thức dựa trên dữ liệu, giúp doanh nghiệp có lựa chọn khôn ngoan và cắt giảm chi phí.

sohoadn.jpg

Phiên đối thoại "Nuôi dưỡng các doanh nghiệp số hóa có giá trị gia tăng cao"

Có thể nói, tương lai của chuỗi cung ứng là số hóa và tự vận hành. Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy một số xu hướng đã có từ trước diễn ra nhanh hơn, trong đó dễ nhận thấy nhất là xu hướng tự động hóa, robot hóa và chuyển đổi số. Xu hướng này hứa hẹn những lợi ích vô cùng lớn đối với các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày - những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Tại Ấn Độ, Chính phủ đã thông qua Chương trình "Digital India" nhằm biến quốc gia Nam Á trở thành một xã hội số. Chương trình này xác định kết nối băng thông rộng, khả năng tiếp cận toàn cầu bằng kết nối di động, Chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ điện tử và sản xuất thiết bị điện tử… là những lĩnh vực quan trọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng.

Theo Bảng xếp hạng Chỉ số toàn cầu về Hệ thống khởi nghiệp kỹ thuật số vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố, Việt Nam xếp thứ 63 trong số 113 quốc gia về môi trường kỹ thuật số và hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

sohoadn 1.jpg

Đại biểu thảo luận sau Phiên đối thoại

Thông qua kết quả trên, các chuyên gia và nhà khoa học nhận định, có hai nhiệm vụ then chốt Việt Nam phải thực hiện đó là đổi mới công nghệ, tiến tới tự chủ về công nghệ. Thực tiễn hiện nay Việt Nam dù đạt được nhiều thành tựu về đổi mới sáng tạo nhưng tự chủ về công nghệ còn hạn chế; hệ thống doanh nghiệp tham gia vào đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số chưa đủ mạnh mẽ. Việt Nam cần thêm các cơ chế, chính chính sách hỗ trợ hiệu quả để doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng, tạo ra các sản phẩm từ đổi mới công nghệ nhiều hơn, có giá trị gia tăng cao hơn. Với các nền tảng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật số, số hóa mà Việt Nam đang xây dựng, phải đảm bảo tính toàn diện, tạo ra cơ hội cho tất cả doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới đó, giúp chuyển đổi số và số hóa hiệu quả hơn.

Quản lý chuỗi cung ứng là ưu tiên hàng đầu

Phiên đối thoại với chủ đề "Quản lý chuỗi cung ứng hiện là ưu tiên hàng đầu" do ông Siddharth Poddar - Biên tập viên quản lý, Unravel, Singapore chủ trì, các chuyên gia khẳng định chuỗi cung ứng đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của kinh doanh hiện đại, đang phát triển và mở rộng trong vài thập kỷ trước Covid-19. Trong bối cảnh, cạnh tranh thị trường ngày càng khốc liệt, chuỗi cung ứng có vai trò quan trọng đối với các các doanh nghiệp. Có thể khẳng định, chuỗi cung ứng là một trong các yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp so với đối thủ cùng ngành, cùng lĩnh vực.

Các chuyên gia tập trung phân tích lãm rõ các nội dung: Tăng cường quản lý chuỗi cung ứng, tái sản xuất; hiệu quả thực sự của việc sử dụng chuỗi cung ứng toàn cầu thay vì chuỗi cung ứng địa phương đã có; nhìn nhận luận điểm của các doanh nghiệp đa quốc gia của Ấn Độ và Việt Nam đối với vấn đề chuỗi cung ứng.

IMG_8992.JPG

Toàn cảnh Phiên đối thoại

Các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp của Ấn Độ và Việt Nam cần nhìn nhận chuyển đổi số, giảm chi phí quản lý, tư duy chăm sóc khách hàng hướng đến mục tiêu cung ứng hàng hóa được tốt hơn, để phát triển bền vững và hiệu quả hơn. Câu hỏi quan trọng dành cho doanh nghiệp Việt Nam lúc này là làm thế nào để họ có thể chuẩn bị tốt hơn cho chuỗi cung ứng trước những khủng hoảng trong tương lai. Chuỗi cung ứng trong tương lai sẽ không chỉ xoay quanh hiệu suất và quản lý chi phí mà sẽ dựa trên mức độ an toàn và khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng đó. Do đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có kế hoạch thay đổi chiến lược chuỗi cung ứng một cách toàn diện hơn. Để có sự chuẩn bị tốt, tránh sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng, các chuyên gia đưa ra các lời khuyên cho doanh nghiệp. Trước hết, doanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng, rà soát xây dựng dịch vụ hậu cần, theo nguyên tắc mỗi công ty cần dự trữ 10% nguồn nguyên liệu sản xuất để đối phó với những vấn đề cấp thiết phát sinh nhằm đảm bảo dây chuyền sản xuất. Đồng thời dự báo và lập kế hoạch chuỗi cung ứng kịp thời. Đẩy mạnh việc liên kết giữa các đơn vị có từng thế mạnh riêng, phối hợp nhịp nhàng giữa nhà sản xuất - nhà phân phối - nhà bán lẻ; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả.

Các chuyên gia cũng chỉ ra yếu tố về nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng, tác động của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến nguồn lao động và khả năng di chuyển của họ đến một số địa điểm. Các trường hợp liên quan đến kỹ năng chuyên môn sẽ khó giải quyết, các công ty cần xem xét chiến lược sử dụng nguồn lao động.

​ 

Lượt người xem:  Views:   603
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện