Tin tức sự kiện
Thứ 6, Ngày 12/08/2022, 16:00
Năm học 2022-2023: Dạy và học an toàn, chất lượng, thích ứng với tình hình thiên tai, dịch bệnh
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
12/08/2022 | Yến Nhi

TTĐT - ​Sáng 12-8, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2021-2022; triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành.

Hoàn thành mục tiêu kép

Năm học 2021 - 2022 là năm học đầu tiên ngành GDĐT triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; đồng thời tiếp tục thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về GDĐT.

Đây là năm học thứ hai ngành triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động của ngành.

Lần đầu tiên khai giảng năm học phải tổ chức theo hình thức trực tuyến. Kế hoạch năm học bị gián đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi. Toàn ngành tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng GDĐT; hoàn thành mục tiêu kép: vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng GDĐT.

Về phương hướng, nhiệm vụ năm học mới, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn khẳng định, ngành tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục. Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực GDĐT theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm vai trò kiến tạo để phát triển giáo dục.

bcaac56e3134f46aad25.jpg

Năm học 2022-2023, toàn ngành GDĐT tiếp tục thực hiện tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng; chủ động, linh hoạt để thích ứng với tình hình thiên tai, dịch bệnh

Năm học 2022-2023, toàn ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng; chủ động, linh hoạt để thích ứng với tình hình thiên tai, dịch bệnh, vừa bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, vừa củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt, lãnh đạo Bộ GDĐT nhấn mạnh nhiệm vụ bổ sung biên chế giáo viên cho các địa phương trong năm học 2022 - 2023 và những năm tiếp theo, trong đó ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho các môn học mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non (MN), tiểu học (TH), trung học cơ sở (THCS) theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ; quan tâm bố trí đủ giáo viên dạy học các môn Ngoại ngữ và môn Tin học để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học một cách toàn diện, thực chất, hiệu quả, đi vào chiều sâu gắn với trách nhiệm giải trình trong hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản; rà soát, sửa đổi, bổ sung thể chế, chính sách về thực hiện tự chủ đại học, trong đó, tập trung tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện tự chủ về tổ chức, quản trị và tài chính.

 Tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong GDĐT; chú trọng đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến và Bộ phận một cửa, một cửa liên thông…

Bình Dương kiến nghị cơ chế đặc thù cho địa phương

Báo cáo tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Nhật Hằng – Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Bình Dương cho biết, năm học 2021-2022, ngành GDĐT đã nỗ lực khắc phục khó khăn do đại dịch Covid-19, chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch linh hoạt, phù hợp với tình hình tại địa phương để hoàn thành nhiệm vụ năm học và đạt được một số kết quả nổi bật. Tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt 99,74%, trong đó: Tỷ lệ tốt nghiệp khối THPT đạt 99,98%, điểm trung bình chung các môn thi là 7,021 điểm, xếp hạng 03/63 tỉnh, thành phố; điểm trung bình của 7/9 môn thi được xếp hạng trong top 10 trên cả nước.

Với đặc thù tỉnh phát triển công nghiệp có đông dân nhập cư, ngành GDĐT tỉnh Bình Dương cũng gặp những hạn chế khó khăn, nhất là tình trạng học sinh tăng cơ học hàng năm, thiếu giáo viên. Năm học 2021-2022, tỉnh đã triển khai thực hiện hợp đồng ngắn hạn giáo viên và nhân viên nhằm khắc phục tình trạng thiếu biên chế, đáp ứng kịp thời công tác giảng dạy ở các cấp học. Tuy nhiên, cấp học mầm non, tiểu học vẫn còn thiếu nhiều giáo viên so với định mức giáo viên theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục mầm non ngoài công lập gặp nhiều khó khăn do đội ngũ giáo viên không ổn định, cơ sở vật chất chưa bảo đảm.

IMG_9754 - Copy.JPG

Bà Nguyễn Thị Nhật Hằng – Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Bình Dương phát biểu tại hội nghị

Viên chức giáo viên mới được tuyển dụng có hệ số lương 2,34, tổng tiền lương hàng tháng thấp hơn lương tối thiểu vùng rất nhiều và thấp hơn lương của nhân viên, người lao động mới hợp đồng (vì họ được hợp đồng theo mức lương tối thiểu vùng). Đó cũng là nguyên nhân giáo viên nghỉ việc nhiều (từ tháng 01/2021 đến tháng 4/2022, toàn ngành có 527 giáo viên nghỉ việc).

Tỷ lệ học sinh từ địa phương khác đến tỉnh Bình Dương học tập tăng hàng năm và không theo quy luật. Việc dân số tăng nhanh hàng năm dẫn đến gia tăng áp lực về mọi mặt đối với địa phương, trong đó có việc đáp ứng nhu cầu học tập cho con của công nhân lao động. Cơ sở vật chất trường học dù được xây mới và bổ sung hàng năm nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng theo quy định chuẩn số học sinh/lớp, số lớp/trường của Bộ GDĐT.

Do đó, tỉnh kiến nghị Bộ GDĐT có quy định, ban hành các cơ chế đặc thù cho những địa phương phát triển nhanh về công nghiệp; Bộ Nội vụ xem xét, giao thêm biên chế cho ngành GDĐT tỉnh Bình Dương theo định mức, bảo đảm thực hiện chủ trương "có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp" theo Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/7/2020 của Chính phủ.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị toàn ngành Giáo dục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, thực chất việc đổi mới toàn diện giáo dục trên tất cả các mặt công tác. Cùng với đó tập trung rà soát, chủ động đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển sự nghiệp giáo dục phù hợp với từng địa phương, từng vùng, miền.

Bộ GDĐT chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, bổ sung các quy định về việc huy động nguồn đóng góp cho trường học. Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong toàn ngành, nâng cao hiệu quả quản lý, quản trị nhà trường trên nền tảng công nghệ thông tin; tăng cường nguồn học liệu điện tử… Đồng thời phối hợp với các địa phương thực hiện tốt việc phân bổ, tuyển dụng biên chế mới được bổ sung…​

Lượt người xem:  Views:   1112
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện