Tin tức sự kiện
Thứ 5, Ngày 11/08/2022, 18:00
Khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
11/08/2022 | Yến Nhi

TTĐT - Sáng 11-8, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp có chủ đề "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững". ​​

Cùng dự và điều hành hội nghị có các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Lê Văn Thành; đại diện lãnh đạo các ban, Bộ, ngành, địa phương cùng nhiều doanh nghiệp trên cả nước.

Hội nghị được trực tuyến đến 63 tỉnh, thành trong cả nước. Tại điểm cầu Bình Dương tham dự có ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Hội nghị nhằm đánh giá thực chất, khách quan các tác động của tình hình kinh tế thế giới đến Việt Nam, thực trạng, khó khăn, thách thức cộng đồng doanh nghiệp đang đối mặt, kết quả đạt được và chưa đạt được trong triển khai chính sách, giải pháp của Chính phủ thời gian qua.

Trên cơ sở nhận diện thời cơ, thách thức, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mong muốn lắng nghe các chia sẻ, đề xuất, sáng kiến của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội để cùng tháo gỡ khó khăn, khắc phục những điểm nghẽn trong triển khai chính sách; đồng thời, hiến kế bổ sung các giải pháp trên tinh thần "lợi ích thì hài hòa, rủi ro thì chia sẻ"; góp phần phát triển kinh tế-xã hội nói chung, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển doanh nghiệp đúng hướng, lành mạnh, bền vững.

IMG_7618.JPG

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Báo cáo tại hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội được ban hành tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 là một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng. Chương trình được thực hiện chủ yếu trong 2 năm 2022-2023 với gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng, trong đó các hỗ trợ liên quan đến chính sách tài khóa chiếm 83% tổng gói hỗ trợ, chính sách tiền tệ chiếm 14% và các hỗ trợ khác chiếm 3%. Đây là chương trình cần thiết trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng thấp và gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tạo ra động lực cho phục hồi và kích thích tăng trưởng kinh tế.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn và phục hồi sau Covid-19, trong khuôn khổ Chương trình phục hồi kinh tế, các Bộ, ngành đã nỗ lực trình Chính phủ ban hành các văn bản để hướng dẫn triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp liên quan đến hỗ trợ lãi suất các khoản vay, gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện.

Tính đến hết tháng 7/2022, tổng số tiền thuế, phí, lệ phí được giảm, gia hạn để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh ước khoảng 89.200 tỷ đồng.
Tính đến ngày 22/7/2022, gói hỗ trợ người lao động theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đã giải ngân khoảng 196,7 tỷ đồng hỗ trợ cho gần 340.000 người lao động đang làm việc trong 3.300 đơn vị sử dụng lao động; hỗ trợ 5,1 tỷ đồng cho gần 5.000 người lao động quay trở lại làm việc tại khoảng 600 doanh nghiệp. Thị trường lao động dần phục hồi tích cực, trong 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 51,4 triệu người, cao hơn 0,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước; lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 50,3 triệu người, tăng 417.000 người so cùng kỳ năm trước.

img8594-16601991604051714865140.jpg

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận hội nghị

Kết luận hội nghị, Thủ tướng nêu rõ các nhiệm vụ cụ thể trong ngắn hạn các Bộ ngành, địa phương cần tập trung triển khai. Theo đó khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, rào cản về pháp lý tồn tại từ lâu chưa được giải quyết, còn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; tiếp tục hỗ trợ nhằm giảm thuế, phí đối với xăng dầu, các nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh; nghiên cứu phát triển vùng nguyên liệu thay thế nguyên liệu nhập khẩu; triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt là thần tốc hơn nữa trong tiêm chủng vắc xin theo mục tiêu đã đề ra.

Bên cạnh đó, tăng cường kết nối cung - cầu lao động, đào tạo, đào tạo lại cho người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cải cách thể chế, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh triển khai thủ tục trực tuyến, tránh giao tiếp trực tiếp giữa người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, không gây khó khăn mà tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.

Về các nhiệm vụ, giải pháp trong dài hạn, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thực chất thủ tục hành chính; đẩy mạnh công tác xây dựng chiến lược ngành, quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi và niềm tin cho doanh nghiệp xây dựng định hướng đầu tư sản xuất kinh doanh dài hạn và bền vững. Thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp. Tăng cường hiệu quả triển khai các chính sách và nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập quốc tế, nắm bắt và đón đầu các xu hướng kinh doanh mới, xu hướng thị trường mới.​​

Lượt người xem:  Views:   576
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện