Tin tức sự kiện
Thứ 2, Ngày 08/08/2022, 15:00
Đội ngũ trí thức đóng góp quan trọng cho sự phát triển của tỉnh
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
08/08/2022 | Phương Chi

TTĐT - ​Sáng 08-8, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương,​ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Tọa đàm khoa học tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 06/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương (khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

​​Tham dự có PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng - Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II; bà Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng lãnh đạo các sở, ban ngành.

Nhiều chính sách trọng dụng, đãi ngộ trí thức

Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành và thường xuyên hoàn thiện các chính sách trọng dụng, đãi ngộ trí thức như: Chương trình đào tạo, thu hút, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đề án tuyển chọn, đào tạo cán bộ nguồn từ học sinh, sinh viên xuất sắc; chính sách thu hút đối với người có học hàm, học vị về công tác tại trường Đại học Thủ Dầu Một; chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đào tạo nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ giải quyết vấn đề nhà ở cho gia đình cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trẻ gắn với chính sách sử dụng trí thức trẻ, chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về Bình Dương công tác; các chính sách ưu đãi cho ngành giáo dục, đào tạo, y tế; chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh, chế độ ưu đãi CBCCVC làm công nghệ thông tin, viễn thông của tỉnh... Sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương trong thời gian qua có sự đóng góp rất quan trọng của đội ngũ trí thức trên tất cả các lĩnh vực.


Ông Nguyễn Văn Minh - Giám đốc Sở Nội vụ nêu một số kết quả thực hiện đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC

Ông Nguyễn Văn Minh - Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, các chính sách đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCCVC tỉnh, đáp ứng một phần nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong quản lý hành chính, y tế, giáo dục. Từ năm 2008-2021, có trên 90.000 lượt CBCCVC của tỉnh được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước, trong đó có 774 CBCCVC đào tạo sau đại học ở trong nước (55 tiến sĩ, 478 thạc sĩ, 32 chuyên khoa cấp II và 209 chuyên khoa cấp I) và 51 CBCCVC đào tạo sau đại học ở nước ngoài (39 tiến sĩ và 12 thạc sĩ).

Cùng với đó, hệ thống cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh ngày càng được mở rộng, chất lượng ngày càng được nâng lên, góp phần quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, thu hút trí thức có trình độ cao đến làm việc tại tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 08 trường đại học, 07 trường cao đẳng, 10 trường trung cấp, 13 trung tâm giáo dục nghề nghiệp (GDNN), 06 trung tâm GDNN - giáo dục thường xuyên cấp huyện, 54 cơ sở khác có đăng ký hoạt động GDNN (trong đó có 21 cơ sở công lập và 69 cơ sở ngoài công lập).


Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nguyễn Việt Long phát biểu tại buổi Tọa đàm

Triển khai Đề án Thành phố thông minh, Bình Dương đẩy mạnh triển khai mô hình hợp tác Ba Nhà (Triple Helix): Nhà nước - Nhà doanh nghiệp - Nhà trường, Viện, để huy động hiệu quả nguồn lực xã hội. Ông Nguyễn Việt Long - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, Bình Dương chú trọng mở rộng, nâng cao vai trò viện trường - trung tâm của tri thức - trong thời kỳ phát triển mới vươn đến kinh tế tri thức, kinh tế số và từng bước vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Tiêu chí lực lượng lao động trí thức, hoạt động đào tạo và nghiên cứu được tỉnh quan tâm triển khai với việc đẩy mạnh tập trung vào thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, là chìa khóa quyết định để thu hút đầu tư công nghệ cao cũng như xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Tỉnh không bó hẹp tư duy về thu hút người tài, theo đó không chỉ tập trung thu hút người vào làm việc trong chính quyền, nhà nước, mà còn trong các doanh nghiệp, viện-trường…

Việc thu hút các nhà khoa học tham gia nghiên cứu khoa học đã giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn trong cuộc sống, sản xuất kinh doanh của tỉnh. Nhiều đề tài đã thu hút doanh nghiệp tham gia vào quá trình nghiên cứu như: Đề tài nghiên cứu du lịch nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Phú Giáo đã gắn kết các chuyên gia đầu ngành của Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh trong phát triển mô hình kinh tế mới dựa trên nông nghiệp công nghệ cao, thông qua đề tài đã thu hút Công ty Cổ phần Vinamit, U&I… tham gia đồng hành; hoặc dự án Xây dựng mô hình sản xuất tinh dầu từ phụ phẩm cam sành và bưởi da xanh đã gắn kết các nhà khoa học trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh với các hợp tác xã tại huyện Bắc Tân Uyên...

Cần cơ chế đặc thù

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh cũng còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Bà Nguyễn Thị Nhật Hằng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bình Dương có số học sinh tăng cơ học hàng năm rất lớn nhưng biên chế giáo dục không tăng dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng, nhất là các địa phương phát triển công nghiệp đông người lao động như Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một… Một lớp mầm non trung bình phải có 2,5 giáo viên, tuy nhiên một số trường chỉ có 1 giáo viên/lớp. Trong khi đó, chính sách tiền lương không đủ giữ chân giáo viên gắn bó với ngành.


Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nhật Hằng nêu lên một số khó khăn của ngành Giáo dục

Bên cạnh đó, đội ngũ trí thức của tỉnh phát triển chưa toàn diện, cơ cấu chưa thật sự hợp lý, thiếu chuyên gia giỏi, đầu ngành ở một số lĩnh vực mũi nhọn như: Công nghệ cao, điện tử, tin học, tài chính, y tế, môi trường… Công tác quy hoạch, đánh giá, bố trí sắp xếp và sử dụng cán bộ chưa có bước đột phá, chậm ban hành cơ chế để phát hiện, sử dụng người có đức, có tài nhất là trí thức trẻ, có trình độ chuyên môn cao. Các đề tài nghiên cứu khoa học, đề án mang tính ứng dụng thực tiễn phục vụ sản xuất chưa nhiều.

Do đó, tỉnh Bình Dương kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương rà soát, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi, bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm của trí thức; có chính sách ưu đãi về chế độ tiền lương, điều kiện làm việc, sinh hoạt đối với trí thức, nhất là trí thức làm việc ở vùng khó khăn, vùng phát triển nhanh về công nghiệp, đô thị, có áp lực cao về giáo dục, y tế… Đặc biệt, Trung ương cần có cơ chế đặc thù cho những địa phương có kinh tế tốc độ tăng trưởng nhanh, quy mô lớn được vận dụng một phần nguồn kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng thu hút người lao động thường trú ngoài địa phương nhằm tạo ra lực lượng lao động tri thức ngày càng dồi dào, phong phú nhất là các ngành đặc thù như y tế, giáo dục.

Đồng thời xây dựng một số khu đô thị khoa học công nghệ, trường đại học trọng điểm để thúc đẩy các hoạt động lao động sáng tạo của trí thức trong và ngoài nước. Có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và các địa phương định kỳ tổ chức gặp gỡ, đối thoại và lắng nghe ý kiến của đại diện trí thức.


PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II phát biểu tại buổi Tọa đàm

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, Bình Dương là tỉnh công nghiệp phát triển nhanh, thu hút đầu tư tăng mạnh, nhất là các dự án đầu tư có vốn nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi để thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao từ các địa phương khác, kể cả từ nước ngoài đến làm việc, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Ông ghi nhận ý kiến phát biểu của các sở ngành cũng như các đề xuất, kiến nghị của tỉnh tại buổi Tọa đàm. Đoàn sẽ tổng hợp các vấn đề từ thực tiễn của Bình Dương và các tỉnh, thành khác để trình Trung ương xây dựng chủ trương, chính sách liên quan đến xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới.

Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở thời điểm 01/4/2019, tổng dân số của tỉnh Bình Dương là 2.426.561 người, trong đó có 452.735 người có trình độ chuyên môn kỹ thuật có bằng cấp chứng chỉ, tăng 3,2 lần (tương ứng 311.128 người) so năm 2009. Tính đến tháng 6/2022, tổng số lao động trên địa bàn tỉnh là 1.948.853 người (tăng 1.354.512 người so năm 2008), trong đó lực lượng lao động đang làm việc tại các đơn vị trên địa bàn tỉnh là 1.671.419 người, chiếm tỷ lệ 85,76%. Tổng số CBCCVC toàn tỉnh là 28.095 người, trong số người có trình độ học từ cao đẳng trở lên là 25.619 người, chiếm tỷ lệ 91,18%.

Lượt người xem:  Views:   1055
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện